Nổi hạch ở tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hạch (hay còn là hạch bạch huyết) tồn tại ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó có tai. Nổi hạch ở tai là một biểu hiện báo hiệu cảnh báo những tác nhân gây hại cho cơ thể. Do đó, khi có hạch xuất hiện, người bệnh cần hết sức lưu ý và tìm biện pháp điều trị.
Vì sao bị nổi hạch ở tai
Hạch ở tai (tức là vị trí đằng sau vành tai) có nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, nó xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý, có thể là bình thường, nhưng cũng có thể là nguy hiểm.
Hạch ở tai do nhiễm trùng
Khi vùng da ở mặt, cổ bị nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn có thể dẫn đến biểu hiện là nổi hạch sau tai. Ngoài ra, một số loại nhiễm trùng khác cũng dẫn đến hiện tượng này như:
- Bệnh HIV
- Bệnh thủy đậu
- Bệnh sởi
- Cảm cúm, viêm họng
- Bệnh răng miệng
Hạch ở tai do u mỡ
Ngoài ra, nguyên nhân bị nổi hạch ở tai còn có thể là do u mỡ phát triển trên cơ thể. Khi đó, ở bên dưới lớp da xuất hiện các hạch, kích thước lớn dần theo thời gian. Chúng ta có thể cảm nhận rõ được các hạch này. Tuy nhiên, hạch do u mỡ không quá nguy hiểm.
Hạch sau tai do mụn trứng cá
Mụn trứng cá cũng là một trong những nguyên nhân nổi hạch ở tai. Trên da xuất hiện, tích tụ nhiều tế bào chết khiến các nang lông bị tắc nghẽn. Khi đó, mụn trứng cá sẽ nổi lên, to dần, sưng và cứng. Chúng ta có thể cảm nhận rõ nhất khi sờ vào nó.
Nổi hạch do viêm tai giữa
Theo các bác sĩ chuyên khoa, nổi hạch ở tai cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân viêm tai giữa. Đây là một dạng nhiễm trùng. Nó khiến chất lỏng bị tích tụ trong tai gây sưng, đau, nổi hạch.
Ung thư gây nổi hạch ở tai
Bệnh ung thư ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên, nếu sau tai có dấu hiệu nổi hạch, bạn cũng cần hết sức cẩn thận vì rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư vùng đầu, cổ, da, hạch bạch huyết, tuyến giáp.
Nguyên nhân do các bệnh lý khác
Ngoài ra, nổi hạch ở tai cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý sau:
- Phụ nữ bị áp xe vú
- Người đó mắc bệnh viêm xương chũm
- Bị viêm hạch bạch huyết
- Bị u nang bã nhờn
Triệu chứng khi nổi hạch ở tai
Triệu chứng nhận biết rõ nhất khi có hạch sau tai đó là hạch nổi lên, sưng, đau, sờ vào cảm nhận rõ rệt. Tuy nhiên, ở mỗi bệnh lý khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau. Điển hình như hạch do ung thư sẽ có dấu hiệu như:
- Hạch nổi sau tai to dần về kích thước, hạch có tính lưu động cao.
- Sau đó, nó bám dính ở vùng sau tai.
- Khi sờ vào, bạn sẽ thấy cứng cứng, ấn vào thấy đau.
- Ngoài ra, nó còn có một số biểu hiện khác như: Khàn tiếng, đau họng, khó nuốt, khó thở.
Ngoài ra, hạch lành tính và hạch ác tính sẽ có những biểu hiện khác nhau. Thông qua những biện pháp chẩn đoán như chụp CT, cộng hưởng từ, X-quang, siêu âm, sinh thiết bác sĩ sẽ có những kết luận khác nhau.
Dấu hiệu hạch lành tính
Khi bị hạch lành tính, người bệnh sẽ thấy được các triệu chứng như sau:
- Kích thước hạch nhỏ (chỉ vài milimet), không tăng lên về mặt kích thước.
- Có khả năng di động, nhưng ít khi bám vào các tổ chức xung quanh.
- Hạch không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.
- Hạch lặn dần sau khoảng 3 – 4 tuần.
Dấu hiệu hạch ác tính
Khi hạch ở giai đoạn ác tính sẽ có cảm nhận rõ rệt hơn. Lúc đó, biểu hiện cụ thể sẽ là:
- Kích thước của hạch sẽ to dần theo thời gian.
- Hạch nổi lên, xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.
- Khả năng di động kém hơn, thường ở một chỗ và bám dính.
- Mức độ nguy hiểm lớn hơn.
- Hạch kéo dài ít nhất 1 tháng và chỉ lặn đi nếu được điều trị.
Điều trị hạch ở tai như thế nào?
Có nhiều cách điều trị hạch ở tai khác nhau. Nếu là hạch lành thì có thể dùng phương pháp Đông y, mẹo dân gian. Tuy nhiên, nếu là mắc bệnh lý nghiêm trọng bạn cần áp dụng điều trị bằng Tây y.
Điều trị nổi hạch ở tai bằng mẹo dân gian
Có nhiều mẹo dân gian để loại bỏ những hạch nổi sau tai. Tuy nhiên, những cách làm sau đây chỉ nên áp dụng cho những trường hợp hạch lành tính.
Dùng tinh dầu
Người bệnh có thể dùng tinh dầu tràm pha với tinh dầu dừa (hoặc tinh dầu o-liu). Sau đó, lấy tăm bông, thấm vào hỗn hợp này, thoa lên chỗ bị sưng do hạch. Mỗi ngày bạn thấm 2 lần, và áp dụng trong khoảng 7 – 10 ngày.
Loại bỏ hạch sau tai bằng mật ong, giấm táo và tỏi
Mật ong cũng là một trong những cách giảm hạch rất tốt. Theo đó, bạn chỉ cần kết hợp mật ong với giấm táo, tỏi xay nhuyễn với nhau. Để vào lọ thủy tinh, đậy kín, cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Mỗi ngày bạn lấy 1 thìa hỗn hợp ăn trước bữa sáng. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ giảm hạch sau tai.
Giảm hạch bằng trà cúc dại echinacea
Rất nhiều người nói rằng, hoa cúc dại echinacea có tác dụng tốt trong việc giảm sưng đau. Cho nên, khi bị hạch sau tai bạn có thể áp dụng bài thuốc từ trà hoa cúc.
Theo đó, mỗi ngày bạn hãy hãm một ấm trà hoa cúc và uống. Thực hiện liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ có tác dụng.
Điều trị hạch sau tai bằng Tây y
Thông thường, khi bị hạch sau tai bác sĩ sẽ làm một số các xét nghiệm để tìm ra các nhiễm trùng khác. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có thuốc uống điều trị khác nhau. Tuy nhiên, các thuốc thường được sử dụng như:
Thuốc kháng sinh
Bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh. Sử dụng thuốc này hạch sẽ thuyên giảm từ từ rồi dần dần biến mất.
Thuốc giảm đau
Thuốc tân dược giảm đau gồm có nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như:
- Thuốc Ibuprofen: Dùng 600 – 800mg/ngày (cho người lớn) và 200 – 400mg/ngày (cho trẻ em).
- Thuốc Aspirin: Dùng 300 – 650mg/ngày.
- Thuốc Naproxen: Dùng 500 – 1000mg/ngày/2 lần (với người lớn) và 10 – 15mg/ngày/2 lần (với trẻ em).
- Thuốc Acetaminophen: Dùng 1000mg/ngày/3 lần (với người lớn) và 50 – 100mg/ngày/5 lần (với trẻ em).
Đối với việc dùng thuốc Tây, người bệnh cần chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, với những người bị hạch do bệnh lý nghiêm trọng bác sĩ sẽ cần kết hợp những phác đồ điều trị nghiêm ngặt để có hiệu quả tốt nhất.
Chữa nổi hạch ở tai bằng Đông y
Đông y chữa bệnh luôn là một trong những phương pháp được nhiều người lựa chọn vì nó an toàn, lành tính, hiệu quả. Đối với hạch nổi sau tai cũng có thể áp dụng một số bài thuốc từ Đông y.
Bài thuốc 1
- Chuẩn bị: Phượng vĩ thảo (90gr)
- Thực hiện: Bạn lấy phượng vĩ thảo rửa sạch, cho vào ấm, đổ nước vào rồi đặt lên bếp. Bật bếp lên, đun sôi trong khoảng 15 – 20 phút. Bạn uống nước phượng vĩ thảo hàng ngày, liên tục trong 8 ngày.
Bài thuốc 2
- Chuẩn bị: Cỏ táu đèn tươi (50gr); vỏ bí đao (15gr).
- Thực hiện: Bạn cho hai nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm, sắc nước uống. Bạn chỉ dùng một thang mỗi ngày. Uống liên tục bài thuốc này trong khoảng 10 ngày.
Bài thuốc 3
- Chuẩn bị: Cây xà môi tươi (100gr)
- Thực hiện: Bạn cho cây xà vôi tươi vào ấm sắc uống. Mỗi ngày dùng một thang.
Lưu ý khi bị hạch ở tai và biện pháp phòng tránh
Khi bị hạch ở tai (hoặc hạch ở cổ, nách,…) việc đầu tiên người bệnh cần làm là bình tĩnh, không hoảng loạn. Sau đó, từ từ tìm cách để có thể loại bỏ chúng. Ngoài ra, để việc điều trị mang đến hiệu quả cao nhất, đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát, bạn cần:
- Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, giảm căng thẳng mệt mỏi.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, điều độ, đủ chất dinh dưỡng để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh được những nguy cơ gây bệnh.
- Không tự ý mua thuốc bên ngoài về uống vì nếu kê không đúng đơn có thể khiến cơ thể kháng thuốc, nhờn thuốc.
- Khi có đơn của bác sĩ, cần dùng theo đúng chỉ định. Tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều lượng hoặc tự ý bỏ thuốc.
- Nếu nổi hạch ở tai là do ung thư gây ra, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được làm xét nghiệm, hóa trị, phẫu thuật….
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để đảm bảo sớm phát hiện bệnh và có biện pháp ngăn ngừa tốt nhất.
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa nổi hạch ở tai. Có thể nói, hạch sau tai là một trong những biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt là ung thư. Cho nên, khi có hạch sau tai, dù chưa biết là lành tính hay mãn tính, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tìm nguyên nhân và có cách chữa bệnh phù hợp.
Xem thêm: 4 mẹo thần thánh giúp mẹ không bị rách âm hộ khi sinh
Tin mới nhất
- Mua bán sỉ lẻ bột bạch chỉ giá 250.000 vnđ/1kg Uy tín nhất
- Đau dạ dày nên làm gì để giảm nhanh và trị bệnh hiệu quả
- Điều trị xuất tinh sớm bằng thuốc nam với các dược liệu rẻ tiền
- Cắt bỏ lá lách
- Rối loạn cương dương: Biểu hiện và cách điều trị
- 9 cách sử dụng bếp từ an toàn, hiệu quả và bền đẹp
- Uống nước gì để tăng cường sinh lý cải thiện năng lực phòng the
- Tê ngón tay út: Nguyên nhân và cách điều trị
- Các loại thực phẩm chức năng bổ thận – Giá bán và lưu ý
- 8 lợi ích khi bạn luyện tập thể lực