Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm
Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm.
Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì?
Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề.
Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra.
Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác.
Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là:
- Cánh tay, cẳng, bắp chân.
- Trong lòng bàn chân, tay.
- Trên các ngón và mu bàn chân, tay…
Mẩn đỏ ngứa ở chân, hoặc tay xảy ra ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người trưởng thành. Nó thường xuất hiện bất chợt, là những cảnh báo sớm nhất của các bệnh ngoài da. Nhưng nếu liên quan đến tạng phủ thì bất thường trong cơ thể đã xảy đến một thời gian trước khi da nổi mẩn đỏ.
Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân là do bệnh lý gì?
Mẩn ngứa ở chân và tay cùng với các biểu hiện kèm theo có thể là biểu hiện của một số bệnh lý. Trong đó, hai nhóm bệnh chính gây nên hiện tượng này là da liễu và các bệnh ở gan, thận…
1. Mề đay
Mề đay gây mẩn ngứa ở chân và tay chủ yếu do người bệnh thường hay đi giày dép chật. Việc bảo vệ da bằng giày dép, gang tay… gây bít hơi, ma sát. Nếu dùng liên tục quá lâu, bề mặt da dễ nổi mẩn đỏ do chân và tay bị các bủi bẩn, tế bào chết cùng vi khuẩn xâm lấn.
Ngoài ra, khi bạn làm việc ở các môi trường rậm rạp hoặc lấy phấn hoa, mủ cao su.. sẽ dễ bị các dị nguyên dính vào tay, chân hoặc côn trùng cắn. Đó cũng chính là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tình trạng nổi mề đay ở tay, chân.
2. Viêm da tiếp xúc
Bệnh lý viêm da tiếp xúc cũng phổ biến ở nhiều người và dễ gây mẩn ngứa ở tay, chân. Bởi vì:
- Da chân, tay của bạn thường hay tiếp xúc với nước rửa bát, bột giặt. Đây chính là nguồn chất dị nguyên có hại cho da tay bậc nhất, rất dễ gây viêm, ngứa dữ dội.
- Khi chăm sóc da bằng mỹ phẩm, nước hoa có chất kích ứng, da ở chân, tay thường có biểu hiện nổi mẩn ngứa đầu tiên.
- Phấn hoa, mạt bụi, mủ thực vật… dễ rơi vào các nếp nhăn, kẽn ngón ở chân, tay.
- Đây cũng là những vùng da hở hay bị côn trùng cắn gây mẩn ngứa.
- Một số trường hợp dùng thuốc chống viêm, kháng sinh gây dị ứng cũng làm tay, chân mẩn đỏ và ngứa.
3. Nấm da chân
Mẩn đỏ ngứa ở chân do bị nấm xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ nhỏ. Bệnh này do các loại nấm hại sống ký sinh trên da gây nên. Trong đó các vị trí như kẽ chân, lòng bàn chân và mu là những nơi dễ bị nhất.
Mắc bệnh nấm, bé bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân biểu hiện rõ nhất hi đi giày dép chật, hoặc đeo lâu khiến chân ẩm, đầy mồ hôi.
4. Viêm nang lông
Viêm nang lông hay viêm lỗ chân lông do vi khuẩn hoặc nấm tấn công vào nang lông. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều vùng da, bao gồm cả ở chân và tay.
Bệnh thường hay biểu hiện rõ nét vào những ngày trời nóng ẩm. Hoặc do bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn dạng hạt nhỏ.
5. Bị chàm tổ đỉa
Cũng là một bệnh viêm da mãn tính, chàm tổ đỉa ở chân, tay gây nổi mẩn đỏ và ngứa khá khó chịu. Bệnh này tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng cũng chi phối nhiều hoạt động thường ngày.
Hoạt động mạnh vào mùa hè, chàm tổ đỉa thường biểu hiện ra bên ngoài khi:
- Trời nắng nóng quá độ làm da chân, tay chảy nhiều mồ hôi.
- Khi bạn có sẵn mầm bệnh nấm ở chân.
- Khi cơ thể đang bị dị ứng với một số yếu tố như thời tiết, thức ăn…
6. Bị ghẻ lở
Nổi mẩn đỏ ngứa ở bàn chân chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng ghẻ lở. Đây là bệnh so nhiễm trùng da chân gây nên.
Khi một loại ký sinh trùng tên là Sarcoptes Scabiei sinh sôi và đẻ trứng ở lớp thượng bì sẽ khiến da nổi mẩn đỏ và ngứa.
Những người bị ghẻ lở thường do các yếu tố sau tác động:
- Bàn chân, tay tiếp xúc với những nơi ẩm thấp, bùn lầy, có nhiều vi khuẩn trong nhiều giờ.
- Không vệ sinh chân, tay sạch sẽ mỗi ngày, đặc biệt sau khi nhiễm bẩn.
- Những người mắc bệnh bạch cầu, bị nhiễm HIV hoặc ung thư hạch…
7. Bị vảy nến
Ở tay và chân thường có hai dạng chính là vảy nến ở kẽ ngón và vảy nến móng tay, chân. Bệnh này xuất hiện do tế bào lympho T nhầm lẫn trong nhận biết tế bào ngoại lai. Nó làm cho chu trình của tế bào ngắn lại, tăng tỉ lệ tế bào mới và đẩy nhanh thời gian thay thế. Do đó các tế bào chết không được đào thải kịp mà tạo mảng ùn ứ như vảy nến.
8.Viêm da cơ địa
Đây cũng là một bệnh viêm da cơ địa hay xuất hiện ở chân tay và bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Bệnh hình thành do di truyền hoặc người bệnh có tiền sử bị hen phế quản, dị ứng… Ngoài ra việc tiếp xúc với các dị nguyên cũng khiến tay chân mẩn đỏ ngứa vì bệnh này.
9. Lupus ban đỏ
Luspus ban đỏ có thể gây ngứa hoặc không nhưng vẫn thuộc nhóm bệnh này. Nó hình thành khi hệ miễn dịch suy giảm và không phân biệt được các dị nguyên và các kháng nguyên.
Khi bệnh này kéo dài, các cơ quan nội tạng như tâm, can, tỳ và hệ xương sẽ dễ bị tổn thương.
10. Bệnh ở gan
Tình trạng nóng gan, suy giảm chức năng làm cơ thể có quá nhiều độc tố không kịp đảo thải. Nó làm tích tụ ở da gây hiện các mụn nhọt trên cơ thể, gồm cả ở chân và tay. Những người có tiền sử bị bệnh gan hoặc thường xuyên sống ở nơi nóng bức dễ bị bệnh này.
Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay thường đi kèm những biểu hiện gì?
Mẩn ngứa lan rộng ở chân và tay là tình trạng chung dễ thấy ở nhiều bệnh. Mỗi bệnh xuất hiện thường có các dấu hiệu riêng điển hình. Bạn có thể phân biệt các căn nguyên gây mẩn đỏ ngứa ở bắp chân, ngón tay bởi các triệu chứng kèm theo. Cụ thể:
Nổi mề đay:
- Vùng da ở chân và tay có các nốt sần nhỏ màu hồng hoặc đỏ, nó có thể tự hết sau đó.
- Bạn cả
m thấy như bị châm chích nhẹ quanh đó. - Tại các nốt sần mẩn đỏ luôn gây ngứa ngáy, kích thích bạn gãi.
- Bên cạnh đó là cảm giác đau, rát giống như bị ma sát.
Viêm da tiếp xúc:
- Vùng da tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh có vết hồng đỏ.
- Có mụn nước li ti mọc lên gây cảm giác hơi ngứa.
- Sau đó số lượng mụn ngày càng nhiều, chúng vỡ ra và gây ngứa nhiều hơn.
Nấm chân:
- Lòng, mu và cả ở các ngón chân thường có mảng da hồng đỏ.
- Chúng đóng vảy và nổi mụn nước li ti.
- Nấm da chân khiến bạn ngứa, đau rát.
- Nhiều trường hợp bị nứt da gây chảy máu ở chân.
Viêm nang lông:
- Da ở chân và tay nổi mẩn đỏ và sần ở lỗ chân lông.
- Người bệnh cảm thấy hơi ngứa, bít chân lông.
- Có hiện tượng sưng viêm, tạo dịch mủ hoặc không.
- Lông chân, tay mọc ngược hoặc quăn lại.
Chàm tổ đỉa:
- Các nốt đỏ gây ngứa dữ dội hình thành theo đám ở lòng bàn chân, tay.
- Sau đó chúng chuyển thành mụn nước nằm sâu dưới lớp da khiến da bàn chân tay cứng lên.
- Những mụn nước này thường có kích thước khoảng 1 – 2mm.
- Cảm giác ngứa ngáy ở sâu bên trong khiến bạn vô cùng khó chịu.
- Một vài tuần sau đó, chúng tự vỡ làm lòng bàn tay chân tổn thương.
- Từ các mụn nước chảy ra lớp dịch, tạo vảy màu vàng.
Ghẻ lở:
- Người bệnh thường bị ngứa và nổi mẩn đỏ ở chân tay rất dữ dội về đêm.
- Quan sát trên bề mặt da có những vết khác màu ngoằn ngoèo, là hang làm tổ và đẻ trứng của vi trùng.
- Trên da có nhiều mụn nước hoặc u nhỏ, có thể đóng vảy và dày lên do chứa hàng ngàn trứng và ấu trùng nhỏ.
- Khi chạm vào các mụn dày này, nó rất dễ bị vỡ vụn.
Vảy nến:
- Vùng da bị bệnh có các tổn thương làm nổi mẩn đỏ ngứa ở chân, tay và nhiều nơi khác.
- Tại vùng da tổn thương dần hình thành những lớp vảy trắng chồng chất lên nhau và bong tróc dần.
- Da bị khô, viêm hoặc nổi mụn mủ dễ vỡ gây nhiễm trùng.
Viêm da cơ địa:
- Chân tay người bệnh có mẩn đỏ kèm theo các mụn nước gây ngứa nhẹ.
- Người bệnh có thể làm vỡ mụn khi gãi, đặc biệt về đêm, nó tạo ra những tổn thương sâu.
- Tại vùng da tổn thương có dịch chảy ra, sau đó khô lại.
- Da bị khô, sần rồi bong vảy và nứt gây chảy máu ở kẽ chân, móng tay…
Lupus ban đỏ:
- Ngoài dấu hiệu nổi mẩn đỏ ở chân ra, người bệnh còn có biểu hiện:
- Ngứa hoặc không ngứa.
- Xương khớp bị đau nhức, có thể bị tê liệt tạm thời ở các ngón chân, tay.
- Có biểu hiện sốt trong một thời gian.
Bệnh ở gan:
- Ngoài các mụn nhọt gây mẩn ngứa do tích tụ độc tố, bệnh ở gan còn khiến bạn:
- Luôn bị chi phối bởi cảm giác nóng bức, khó chịu trong người.
- Gan bàn chân, bàn tay nhiều lúc cảm giác như bị lửa đốt.
- Dễ chảy nước mắt nóng.
Có thể thấy chân tay rất dễ nổi mẩn đỏ vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Do đó, đi kèm với biểu hiện này là rất nhiều triệu chứng khác. Bạn cần xác định được đúng bệnh từ sớm bằng cách căn cứ vào nhiều dấu hiệu.
Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay có nguy hiểm, khi nào cần gặp bác sĩ?
Như
đã nói ở trên, nổi mẩn đỏ ở chân, tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm hoặc không. Tuy nhiên, không phải chỉ khi nghi ngờ mắc bệnh nguy hại đến tính mạng mới cần đi khám bác sĩ.
Nhiều trường hợp nổi mẩn đỏ do bệnh da liễu mãn tính rất cần được khám và điều trị từ sớm. Bởi lẽ bệnh này tuy không làm hại trực tiếp đến tính mạng của bạn nhưng lại tái đi tái lại nhiều.
Việc thường xuyên bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay không chỉ khiến bạn khó chịu. Đây là những bộ phận thường xuyên cầm nắm, tiếp xúc với những thứ khác trong đời sống. Nếu bị viêm da ở tay, chân, mọi sinh hoạt của bạn sẽ trở nên khó khăn. Bạn dễ bị nhiễm trùng, gây biến chứng nguy hiểm nếu không bảo vệ cẩn thận.
Trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa ở cánh tay, bàn chân do suy giảm chức năng gan, thận… còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Đây thực sự là bệnh nguy hiểm vì nó có thể đe dọa nhiều đến sức khỏe của bạn.
Cho nên, khi bị nổi mẩn đỏ ngứa ở tay hoặc chân mà chưa biết nguyên nhân, bạn nên đi khám ngay, tránh các rủi ro đáng tiếc.
Cách điều trị khi bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay
Để hết bị ngứa ngáy, khó chịu ở chân, tay cùng các biểu hiện khác của bệnh, bạn cần chủ động đi khám và trị bệnh theo liệu trình bác sĩ kê. Trong một số trường hợp nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay có thể dùng các thuốc không kê toa. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành.
Mẹo dân gian trị mẩn đỏ ngứa tay chân tại nhà
Bị mẩn ngứa ở chân và tay, ngay từ khi mới phát hiện, bạn có thể chữa mẹo tại nhà rất đơn giản. Dân gian xưa đã bày cách giúp hết ngứa, nổi mẩn ở chân và tay bằng lá cây quanh nhà như:
1. Ngâm nước lá ngải
Ngâm chân và tay với nước ngải cứu sẽ giúp loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Đồng thời nó loại bỏ các vi khuẩn, diệt trùng dưới da gây viêm nhiễm hiệu quả, Ngoài ra lá ngải còn khắc phục chức năng xương khớp và làm giảm hôi chân.
Cách làm:
- Bạn dùng một nắm lá ngải cứu, tốt nhất là loại ngải tím.
- Đem ngâm rửa thật kỹ với nước muối để đảm bảo dược liệu sạch.
- Sau đó để ráo nước, lấy 1 phần 3 đem phơi khô.
- Cho tất cả vào nồi đun sôi với 1 lít nước trong 15 phút để tinh chất lá ngải thôi ra.
- Đổ nước ra chậu cho nguội bớt rồi ngâm chân, tay khoảng 30 phút.
- Tiến hành đều đặn 4 lần/ tuần trước khi đi ngủ, sau đó rửa lại và lau khô.
2. Uống trà
- Một số loại trà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và trị viêm nên uống khi chân tay mẩn ngứa.
- Bạn chỉ cần pha khoảng 10g trà khô với nước nóng, tráng bỏ lượt nước đầu.
- Từ lượt nước thứ 2 bạn uống ấm trong ngày thay nước lọc.
- Nước trà hoa thường khó uống do có mùi nặng, bạn nên kết hợp với mật ong hoặc táo đỏ.
- Nếu uống trà xanh, bạn không nên dùng quá nhiều mà chỉ uống 2 – 3 chén hàng sáng. Trường hợp uống buổi tối, nên dừng sử dụng trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng.
3. Đắp nha đam
Bị mẩn ngứa ở chân và tay do nhiễm khuẩn, dính lông chó, mèo, phấn hoa… nếu đắp gel nha đam sẽ làm dịu nhanh cơn ngứa. Quan trọng hơn, nha đam cung cấp thành phần diệt khuẩn, chống viêm và giúp da tổn thương được phục hồi nhanh.
- Bạn chỉ cần lấy lá nha đam, lọc bỏ vỏ, cắt nhỏ phần thịt.
- Rửa sạch chân và tay rồi lau khô trước, chú ý vệ sinh kỹ phần kẽ móng, ngón chân tay.
- Đắp gel nha đam lên để trong vài phút rồi đi rửa.
- Mẹo chữa này nên tiến hành mỗi tối trước khi ngủ, sau khi đắp thuốc bạn không nên làm gì ngay.
Ngoài ra bạn có thể dùng nhiều loại lá thuốc có tác dụng tương tự để tắm, ngâm, bôi hoặc uống. Nếu không lấy được lá thuốc mà chân tay ngứa dữ dội, bạn chỉ cần chườm nóng hoặc lạnh tại chỗ. Nhiệt độ chênh lệch sẽ làm dịu nhanh cơn ngứa và thu hẹp mao mạch lại.
Các mẹo dân gian trị dị ứng, viêm nang lông… làm mẩn đỏ ngứa ở chân và tay thường hiệu quả với những người bệnh nhẹ. Nếu bị nặng hoặc dùng nhiều ngày không hiệu quả, bạn nên chọn các bài thuốc Đông y hoặc tân dược.
Điều trị bằng Tây y trị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay
Dùng thuốc Tây có tác dụng giảm nhanh nhất các triệu chứng trị mẩn đỏ ở tay và chân. Tùy từng trường hợp, bạn nên uống hoặc bôi thuốc vào móng tay, kẽ chân bị vảy nến, á sừng…
- Tây y có các nhóm thuốc ngăn cơ thể giải phóng histamin như Promethazin, Cetirizine…
- Để trị nổi mẩn đỏ ngứa nghiêm trọng ở tay và chân, một số thuốc chứa corticoid đư
ợc cho là rất hữu hiệu. - Ngoài ra bạn nên dùng kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn, vi trùng gây sưng viêm…
- Đối với kem bôi, hiện nay trên thị trường thuốc tân dược có rất nhiều loại có tác dụng dưỡng da, trị ngứa, nổi mẩn, nứt nẻ. Bạn nên cân nhắc lựa chọn để dùng sản phẩm phù hợp nhất.
Lưu ý rằng việc sử dụng thuốc Tây có thể gây teo da, làm mỏng da ngón tay, chân. Đặc biệt với phụ nữ có thai hoặc đang cho bé bú, trẻ sơ sinh… cần cẩn trọng với tác dụng phụ.
Các bài thuốc Đông y
Đông y trị mẩn đỏ ngứa da nói chung đều nhằm chú trọng cải thiện 5 vấn đề sau:
- Chống dị ứng gây phản ứng mẩn ngứa trên da.
- Cải thiện chức năng thận, làm lợi tiểu.
- Cải thiện chức năng gan, làm tiêu độc.
- Trừ tà xâm nhập.
Với nguyên tắc này, thuốc Đông y tác dụng vào trong giúp cơ thể cải thiện những căn nguyên từ gan, thận… từ đó làm hết mẩn đỏ ngứa da ở mọi vị trí, trong đó có chân và tay.
Bài thuốc 1
- Bạn cần chuẩn bị địa phu tử, hoa cúc cùng các dược liệu như tiêu tân lang, mề gà, bạch phục linh, mẫu đơn đỏ và tiêu sơn trà. Mỗi loại này cần khoảng 10g/thang.
- Lại thêm hoa kim ngân 12g và dã hoa tiêu 15g cùng 6g chỉ xác.
- Sao vàng chỉ xác rồi trộn với các dược liệu, cho vào ấm.
- Thêm 1,5 lít nước, đun nhỏ lửa để lấy phần nước cô lại, khoảng 3 bát con.
- Chia làm 3 bữa uống sau ăn khi nước thuốc ấm.
- Dùng liên tục nhiều ngày, mỗi ngày 1 thang để hết ngứa, nổi mẩn ở tay, chân.
Bài thuốc 2
Bạn cũng chuẩn bị một số dược liệu có công dụng trị viêm, thanh lọc độc tố như:
- Cây diếp dại và hoa kim ngân mỗi loại 15g.
- Kết hợp với trần bì, trôm lay, tử du phác, và hoắc hương mỗi loại 6g.
- Lại thêm hoạt thạch cùng các thảo dược như hoàng cầm, mẫu đơn đỏ và linh bì, bội lan, mỗi loại 10g.
- Rửa sạch các vị thuốc, để riêng hoắc hương và bội lan ra, rồi cho vào ấm.
- Thêm 2 lít nước để đun nhỏ lửa, khi nước sôi thì để nhiệt thấp. Đun khoảng 20 phút thì cho hoắc hương và bội lan ra vào. Tiếp tục đun cho nước cạn còn 3 bát con thì ngừng.
- Chắt nước ra lấy 1 bát uống sau ăn khi còn ấm.
- 2 bát còn lại cũng uống sau các bữa ăn trong ngày sau khi đun ấm.
- Dùng đều đặn mỗi ngày 1 thang để hết bị mẩn đỏ ngứa ở chân tay.
Các công thức chữa mẩn ngứa bằng thuốc Đông y rất lành tính và đã được kiểm nghiệm nhiều lần, đồng thời gia giảm liều lượng. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà thầy thuốc có thể thay đổi một vài vị, số lượng để đem lại hiệu quả cao nhất.
Các cách phòng ngừa nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay
Nổi mẩn đỏ ngứa ở tay và chân thường tái đi tái lại nhiều lần. Nếu được chăm sóc, bảo vệ làn da và sức khỏe thì số lần tái phát sẽ ít đi. Vì vậy, bạn nên chú ý trong các sinh hoạt hàng ngày như:
- Vệ sinh tay, chân sạch sẽ mỗi ngày, ngay sau khi tiếp xúc với những bụi bẩn,, dị nguyên.
- Không ngâm tay, chân vào nước nóng quá lâu hoặc nhiệt độ cao gây bỏng rát.
- Khi bị nổi mẩn đỏ ngứa, không kỳ, gãi làm chảy máu, vỡ mụn, xước da để hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
- Ưu tiên dùng các kem dưỡng từ thiên nhiên, ít gây kích ứng da, bôi đều đặn hàng ngày.
- Ăn nhiều trái cây, rau và các nguồn cấp vitamin, nước hoặc khoáng chất thiết yếu.
- Tránh để tình trạng thiếu nước làm da chân, tay bị khô, kích ứng, nổi mẩn ngứa.
- Đi giày, dép rộng, thoáng và tránh đeo quá lâu.
Trên đây là những bệnh lý và triệu chứng, cách trị liên quan đến tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở chân, tay. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin quan
trọng giúp bạn nhận biết và phòng ngừa hiệu quả.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Tin mới nhất
- Lợi Ích Từ Lô Hội (Aloe Vera)
- Suy thận độ 2 và những điều cần lưu ý khi điều trị
- 6 loại rau củ ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
- Viêm tai ngoài
- Xét nghiệm tiểu đường: Khi nào bạn cần thực hiện?
- Video về nấm lim xanh thiên nhiên
- Cảm lạnh và cúm
- Khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm
- Tinh hoàn là gì? Cấu tạo, chức năng, kích thước của tinh hoàn
- Mất ngủ sau sinh: Những điều cần biết và cách chữa trị