Nội dung chính trong bài [ Hiện ]
- I. Ung thư tuyến giáp là gì?
- 1. Sự nguy hiểm của ung thư tuyến giáp
- 2. Phân loại ung thư tuyến giáp
- II. Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp
- III. Dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp
- 1. Triệu chứng sớm
- 2. Triệu chứng muộn
- 3. Những biểu hiện ung thư tuyến giáp thường gặp phân theo từng loại ung thư tuyến giáp
- IV. Chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp
- V. Các giai đoạn bệnh ung thư tuyến giáp và tiên lượng sống, cách điều trị
- 1. Tiên lượng sống bệnh ung thư tuyến giáp
- 2. Các giai đoạn bệnh ung thư tuyến giáp
- 3. Cách điều trị bệnh ung thư tuyến giáp
- VI. Phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát và mắc mới ung thư
Ung thư tuyến giáp là loại ung thư thường gặp ở tuyến nội tiết, chủ yếu ở tuyến giáp. Tỉ lệ người mắc bệnh này chỉ chiếm 1% trong số các bệnh ung thư. Đa số bệnh nhân có tiên lượng tốt nếu được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực.
I. Ung thư tuyến giáp là gì?
Ở Việt Nam, ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 13 trong các loại ung thư. Ung thư tuyến giáp thường đáp ứng tốt với điều trị và nhiều bệnh nhân được chữa khỏi.
1. Sự nguy hiểm của ung thư tuyến giáp
Hầu hết những bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn đấu có biểu hiện là khối u nhưng không đau. Càng về sau với sự phát triển của bệnh, bệnh nhân sẽ bắt đầu thấy đau hơn, triệu chứng đau đớn tiến triển theo sự phát triển của tế bào và giai đoạn bệnh.
Khối u phát triển dần có thể chèn ép vào khí quản, thực quản hoặc dây thần kinh họng sẽ gây ra các triệu chứng khó thở, nuốt khó, khàn tiếng… Nếu bỏ lỡ việc điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Sự nguy hiểm của ung thư tuyến giáp.
2. Phân loại ung thư tuyến giáp
Ung thư dạng nhú: Loại ung thư phát triển từ các tế bào sản xuất các hóc-môn tuyến giáp chứa i-ốt. Tế bào ung thư phát triển chậm và tạo ra nhiều cấu trúc nhỏ hẹp hình nấm trong khối u. Các bác sĩ thường điều trị thành công các khối u này thậm chí ngay cả khi các tế bào u đã lan sang các hạch bạch huyết lân cận. Ung thư dạng nhú chiếm khoảng 80% toàn bộ dạng ung thư tuyến giáp.
Ung thư dạng nang: Ung thư dạng nang cũng phát triển từ các tế bào tạo hoóc-môn chứa iốt. Những khối u này có một lớp mô mỏng bao quanh được gọi là vỏ. Nhiều u dạng nang có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh có thể khó kiểm soát được nếu khối u xâm lấn vào mạch máu hoặc tăng trưởng xuyên qua vỏ sang các cấu trúc vùng cổ lân cận. Khoảng 17% ung thư tuyến giáp là ung thư dạng nang.
Ung thư dạng tủy: Khác với hai loại trên, dạng tủy ảnh hưởng tới các tế bào tuyến giáp sản xuất hóc-môn nhưng không chứa i-ốt. Dù cho các khối u phát triển chậm, nhưng nó khó kiểm soát hơn so với dạng nang và dạng nhú. Chỉ có khoảng 5% loại ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến giáp có khối u dạng tủy.
Các khối u không biệt hóa: Đây là loại tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả các loại khối u tuyến giáp. Các tế bào ung thư bất thường lan rất nhanh sang các bộ phận khác của cơ thể. Dạng ung thư tuyến giáp có khối u không biệt hóa chiếm khoảng 15% trong tổng số ung thư tuyến giáp và thường xuất hiện ở những người trên 60 tuổi.
II. Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp
Khoa học chưa xác định rõ nguyên nhân đích xác gây bệnh ung thư tuyến giáp nhưng chắc chắn rằng ung thư tuyến giáp không lây lan từ người này sang người khác.
Có một số yếu tố có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao. Các yếu tố làm tăng khả năng phát sinh ung thư tuyến giáp bao gồm:
Tiền sử gia đình: Ung thư tuyến giáp dạng tủy có thể bị gây ra do biến đổi hoặc tổn hại gen gọi là RET. Hầu hết những người bị gen RET đều tiến triển đến bệnh ung thư tuyến gáp. Gen RET có thể truyền từ bố mẹ sang con.
Tiền sử gia đình là nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.
Tuổi tác: Theo thống kê, số bệnh nhân mắc bệnh ung thư tuyến giáp hầu hết đều trên 40 tuổi. Đối với trường hợp ung thư tuyến giáp biệt hóa, độ tuổi trung bình mắc phải là 65 tuổi.
Thiết i-ốt: Tuyến giáp cần i-ốt để sản xuất hóc-môn vì thế thiếu i-ốt sẽ gây ảnh hưởng đến vai trò của tuyến giáp đến cơ thể mà nảy sinh nhiều bệnh mà ung thư tuyến giáp là một trong số đó.
Phóng xạ: Những người bị nhiễm phóng xạ từ bị chiếu tia xạ quá mức có thể gây biến đổi gen vùng tuyến giáp, dần dần chuyển biến thành ung thư tuyến giáp.
Tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp: Những người từng mắc một số bệnh lý về tuyến giáp như bướu cổ, baazado có nguy cơ mắc các bệnh lý về tuyến giáp cao hơn những người khỏe mạnh mặc dù họ đã được điều trị dứt điểm.
Hệ miễn dịch bị rối loạn: Hệ miễn dịch có tác dụng sản xuất ra các kháng thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn, virut gây hại từ môi trường sống. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn chức năng này bị suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn có hại tấn công vào cơ thể trong đó có tuyến giáp. Việc suy giảm hệ miễn dịch không chỉ là nguyên nhân bệnh ung thư tuyến giáp mà còn gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác
III. Dấu hiệu bệnh ung thư tuyến giáp
Ở giai đoạn đầu, ung thư tuyến giáp khó phát hiện bởi không có dấu hiệu phân biệt rõ rệt và thường bị lầm tưởng với những bệnh lý tuyến giáp thông thường như có u ở cổ, khản giọng, ho kéo dài, nuốt khó..
1. Triệu chứng sớm
Xuất hiện khối u: Bệnh nhân tự phát hiện ra khối u ở cổ, u to dần, di động khi nuốt, mật độ chắc và gồ ghề.
Xuất hiện hạch cổ: một số trường hợp chưa phát hiện được u qua khám lâm sàng mà đã xuất hiện hạch cổ to.
Hạch cổ là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư tuyến giáp.
2. Triệu chứng muộn
Khối u phát triển lớn và lấn ra xung quanh, tuy nhiên khám lâm sàng vẫn chưa chắn giám định rõ ràng kết quả mà phải dùng các biện pháp cận lâm sàng khác. Bề mặt khối u gồ ghề, có chỗ chứng chỗ mềm.
Có thể là khàn tiếng kéo dài, khó nuốt, nuốt nghẹn kèm đau khi nuốt.
Có cảm giác đau tức tại vùng cổ do lúc này u chèn ép và kích thích đám rối thần kinh cổ.
Xuất hiện hạch to vùng cổ, đôi khi kèm đau cũng là dấu hiệu ung thư tuyến giáp giai đoạn muộn.
3. Những biểu hiện ung thư tuyến giáp thường gặp phân theo từng loại ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp thể nhú: Người mắc ung thư tuyến giáp thể nhú thường có khối u phình to ở cổ. U không gây đau và to lên theo thời gian, có kèm theo khản giọng. Ung thư tuyến giáp thể nhú có các biểu hiện dễ bị chẩn đoán nhầm thành khối u lành tính. Đa phần bệnh nhân mắc ung thư tuyến giáp thể này có tuyến giáp không thay đổi, một số ít bệnh nhân xuất hiện tình trạng cường giáp.
Ung thư tuyến giáp thể nang: Xuất hiện khối u ở tuyến giáp. Khối u phát triển nhanh, ranh giới không rõ, bề mặt không nhẵn. Người bệnh cũng bị khàn giọng do u xâm lấn vào các mô phía sau tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp thể tủy: Biểu hiện của ung thư tuyến giáp thể tủy là xuất hiện khối u cứng, không gây đau, kèm theo xuất hiện hạch bạch huyết sưng to.
Ung thư tuyến giáp không biệt hóa: Đa phần bệnh nhân xuất hiện khối u ở cổ, trước đó không hề bị sưng to tuyến giáp. Khối u phát triển nhanh và cứng.
IV. Chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp
Các phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến giáp đang được áp dụng bao gồm xạ hình tuyến giáp, siêu âm, chụp cắt lớp, các xét nghiệm sinh hóa.
Xạ hình tuyến giáp
Xạ hình tuyến giáp là xét nghiệm cơ bản trong việc chẩn đoán căn bệnh ung thư tuyến giáp. Xét nghiệm thực hiện bằng cho bệnh nhân uống dung dịch chứa i-ốt phóng xạ. Chất này khi đi vào cơ thể sẽ tập trung về tuyến giáp và thể hiện được hình ảnh của tuyến.
Nếu dung dịch trên tập trung tại nhân mà không có ở phần còn lại của tuyến giáp thì đó là nhân nóng, nguy cơ ác tính thấp. Nhưng ngược lại, thấy giảm hoặc không có phóng xạ tại nhân thì đó là nhân lạnh, nguy cơ ác tính cao.
Mặt hạn chế của xạ hình tuyến giáp là có thể bị nhầm lẫn nếu khối u nhỏ (bé hơn 1cm).
Người bệnh chụp xạ hình ung thư tuyến giáp.
Xét nghiệm tế bào
Xét nghiệm tế bào được thực hiện ở trên khối u tuyến giáp ở hạch cổ. Thông thường, kết quả của xét nghiệm này khá chính xác và mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Siêu âm và chụp cắt lớp
Siêu âm và chụp cắt lớp cho phép phân biệt những thương tổn thể rắn với lỏng. Xét nghiệm này có thể làm rõ thương tổn có kích thước nhỏ (3 – 4mm) trong trường hợp di căn có tính chất chỉ điểm
Xét nghiệm sinh hóa
Định lượng nồng độ Calcitonin: Đây là xét nghiệm được chỉ định chẩn đoán ung thư tuyến giáp, nhất là ung thư biểu mô dạng tủy, đo chất này trong máu có thể biết được tình trạng còn sót lại hay tái phát.
V. Các giai đoạn bệnh ung thư tuyến giáp và tiên lượng sống, cách điều trị
1. Tiên lượng sống bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là một có tiên lượng rất tốt, gần như là tốt nhất trong các loại bệnh ung thư đến nay dã phát hiện. Ung thư tuyến giáp có độ lành tính của các khối u cao, ít chuyển biến sang các khối u ác tính và ở những giai đoạn đầy cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân lên tới 100%.
Ngoài ra, tỷ lệ sống sau khi mác bệnh ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào từng dạng của bệnh. Từ những ca mắc bệnh ung thư tuyến giáp, người ta tổng hợp được tỷ lệ sống sau 5 năm cụ thể cho từng dạng bệnh như sau:
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho ung thư tuyến giáp dạng nhú:
- Giai đoạn I: gần 100%
- Giai đoạn II: gần 100%
- Giai đoạn III: 93%
- Giai đoạn IV: 51%
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho ung thư tuyến giáp dạng thể nang:
- Giai đoạn I: gần 100%
- Giai đoạn II: gần 100%
- Gian đoạn III: 71%
- Giai đoạn IV: 50%
Tỷ lệ sống sau 5 năm cho ung thư tuyến giáp thể tủy:
- Giai đoạn I: gần 100%
- Giai đoạn II: 98%
- Giai đoạn III: 81%
- Giai đoạn IV: 28%
Ung thư tuyến giáp không biệt hóa
Ung thư tuyến giáp không biệt hóa hiếm và nguy hiểm nhất trong các dạng bệnh ung thư tuyến giáp. Dạng này có tiên lượng kém, tỷ lệ sống 5 năm của người bệnh chỉ đạt khoảng 7% và thời gian sống sau khi được chẩn đoán bệnh chỉ vỏn vẹn trên dưới 1 năm.
Ung thư tuyến giáp phát hiện giai đoạn sớm có tiên lượng tốt.
2. Các giai đoạn bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có 4 giai đoạn, 4 giai đoạn đó bao gồm:
Giai đoạn I
Lúc này khôi u mới hình thành, nhỏ hơn hoặc bằng 2 cm, và không phát triển bên ngoài tuyến giáp, không lây lan đến các hạch bạch huyết gần đó hoặc các vị trí khác.
Giai đoạn II
Khối u nguyên phát có đường kính khoảng 2-4 cm. Có thể có một hoặc nhiều khối u nhưng không các tế bào ung thư chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra, các khối u chính lúc này đã có thể bắt đầu phát triển bên ngoài của tuyến giáp.
Giai đoạn III
Các khối u chính lớn hơn 4 cm, có thể đã phát triển bên ngoài tuyến giáp nhưng chưa lây lan đến các hạch bạch huyết ở gần hoặc xa hơn.
Khối u có kích thước bất kỳ đã xâm lấn tới các bạch huyết ở cổ nhưng chưa đi xa hơn.
Giai đoạn IV
- Giai đoạn IVA: Ung thư ở giai đoạn này đã phát triển vượt ra ngoài tuyến giáp và đã lây sang các mô lân cận. Ung thư có thể đã lây đến các hạch bạch huyết cổ và trên ngực.
- Giai đoạn IVB: Các khối u nguyên phát đã phát triển tới thành xương sống hoặc vào gần các mạch máu lớn.
- Giai đoạn IVC: Các tế bào ung thư tuyến giáp đã di căn, lây lan đến các cơ quan khác trong cơ thể.
3. Cách điều trị bệnh ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp có nhiều dạng nên tùy theo từng dạng mà có phương pháp điều trị bệnh khác nhau.
Ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang
- Phẫu thuật: Đối với dạng trên, phẫu thuật là phương pháp chữa trị ung thư tuyến giáp chính. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm cắt thủy giáp trạng, cắt tuyến giáp toàn phần, cắt tuyến giáp bán phần. Đối với phần hạch cổ khi đã có di căn thi vét hạch làm giảm tái phát tại chỗ nhưng không cải thiện được thời gian sống thêm của bệnh nhân.
- Điều trị nội tiết: Ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang là dạng dễ điều trị, vì thế có thể đáp ứng tốt với điều trị nội tiết. Phương pháp này sử dụng các loại thuốc như levothyroxin (T4) hoặc liothyronine (T3) để thay thế hóc-môn kích thích tuyến giáp đang bị thiếu hoặc suy giảm chức năng. Nhờ đó mà giảm thiểu được tỷ lệ bệnh tái phát và di căn sang các cơ quan khác.
- Điều trị tia xạ: Điều trị tia xạ chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh đã di căn xa, ung thư đã xâm lấn tại chỗ hoặc vẫn còn sót lại tế bào ác tính hậu phẫu thuật.
Phẫu thuật là phương pháp điều tị ung thư tuyến giáp triệt để.
Ung thư tuyến giáp thể tủy
- Phẫu thuật: Ung thư thể tủy thường có di căn hạch ở giai đoạn sớm, nên tiến hành phẫu thuật cắt tuyến giáp toàn phần kèm theo vét hạch.
- Hóa trị và điều trị nội tiết: Ít được áp dụng.
Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa không thể phẫu thuật tại thời điểm chẩn đoán bệnh. Bệnh thường được điều trị bằng hóa chất đơn thuần hoặc kết hợp với xạ trị.
VI. Phòng ngừa ung thư tuyến giáp tái phát và mắc mới ung thư
Dù cho trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhưng ung thư vẫn là một nỗi lo đối với nhân loại. Nó là một quả bom hẹn giờ sẵn sàng gõ cửa bất kỳ gia đình nào và chẳng chịu chừa một ai. Chính vì thế, việc phòng ngừa ung thư là việc làm có tính cấp bách của mỗi cá nhân để có cuộc sống tốt đẹp hơn và hanh phúc hơn.
Phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư cần phải được thực hiện như một thói quen, và có những đặc điểm chung sau:
- Thực hiện chế đô ăn uống ít chất béo: Việc tiêu thụ nhiều chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp. Vì thế, nên thay đổi chế độ ăn uống bằng việc hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo cũng như sử dụng đồ ăn nhanh. Thêm vào đó, nên bổ sung rau xanh và chất xơ trong mỗi bữa ăn.
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý: Bên cạnh một thói quen ăn uống lành mạnh, việc duy trì cân nặng hợp lý có tầm quan trọng trong nỗ lực ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến giáp.
- Nắm bắt các nguy cơ mắc bệnh: Ung thư tuyến giáp là một bệnh có tính di truyền, vì thế nếu trong gia đình đã từng có người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thì những người khác cũng có nguy cơ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tránh tiếp xúc bức xạ: Việc tiếp xúc nhiều với các tia bức xạ khi còn nhỏ, có thể dẫn tới nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp ở trẻ. Do vậy mà, trước khi đưa trẻ đi chụp chiếu các bậc cha mẹ nên tham khảo các ý kiến tư vấn của bác sĩ.
- Tập luyện thể thao hàng ngày.
Ngoài ra, với việc y học phát triển, bệnh nhân còn có thể sử dụng những thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thiên nhiên có lợi cho sức khỏe, tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể từ bên trong. Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu ở bệnh viện K, 108, Bạch Mai khuyên bệnh nhân trước, trong và sau quá trình điều trị tích cực bệnh ung thư tuyến giáp sử dụng sản phẩm Fucoidan Nhật Bản chứa hoạt chất Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư tuyến giáp, giảm thiểu tác dụng phụ và ngăn ngừa tái phát ung thư.
Fucoidan Nhật Bản là sự kết hợp tuyệt với giúp tiêu diệt tế bào ung thư từ trong trứng nước và nâng cao khả năng miễn dịch cho người sử dụng. Sản phẩm này là dòng sản phẩm Fucoidan duy nhất cho đến nay được cấp phép lưu hành bởi cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
Hãy gọi đến số tổng đài (miễn cước gọi) 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính 02439963961 (ngoài giờ hành chính) để được các chuyên gia tư vấn chi tiết về cách sử dụng và những điều nên làm, nên tránh để sống chung hòa bình với ung thư.