Site icon Ung thư & Sức khỏe: Kiến thức chăm sóc điều trị bệnh nhân ung thư !

Ung thư amidan: Nhận biết sớm triệu chứng để điều trị kịp thời

Ung thư amidan có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn ở lứa tuổi trên 50. Đây cũng là loại ung thư khó phát hiện và thường được chẩn đoán muộn dẫn đến việc điều trị trở nên rất khó khăn. Làm thế nào để phát hiện ung thư amidan từ sớm? Người bệnh có thể điều trị khỏi hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Ung thư amidan là gì? Các giai đoạn của bệnh

Ung thư amidan là một loại ung thư thuộc vùng tai mũi họng. Đây là tình trạng các tế bào amidan biến đổi ác tính bất thường và gặp phổ biến nhất ở những người trên 50 tuổi. Amidan hoạt động với vai trò tương tự hạch bạch huyết. Đó là nơi sản sinh ra các tế bào miễn dịch tiêu diệt các vi sinh gây hại trước khi chúng xâm nhập vào hệ hô hấp. Tuy nhiên, amidan có thể bị viêm nhiễm ngược khi các vi sinh vật có số lượng lớn với độc tính quá mạnh. Việc tái viêm nhiều lần cùng với các yếu tố về lối sống có thể khiến các tế bào amidan bị biến đổi thành ác tính.

Thực tế, amidan có đến 4 khối cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau. Amidan nằm ở 2 bên cổ họng, có hình bầu dục và được nhiều người biết đến được gọi là amidan khẩu cái. Ngoài ra, amidan còn nằm ở 3 vị trí khác nữa:

Vị trí của amidan

Trong số các amidan này thì amidan vòm miệng và amidan khẩu cái có khả năng biến đổi ác tính thành ung thư nhất. Ung thư amidan có bốn giai đoạn:

Nhưng hầu hết người bệnh thường không được phát hiện ở giai đoạn đầu khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán đều khá muộn, khi ung thư đã lan sang các khu vực lân cận. Chẳng hạn như lưỡi và các hạch bạch huyết.

Nguyên nhân gây ung thư amidan

Theo nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phần lớn các khối u ác tính ở cổ và họng đều liên quan đến virus HPV. Ca mắc ung thư họng đầu tiên là do hút nhiều thuốc lá và uống nhiều rượu. Nhưng kể từ năm 1984 trở đi, số ca ung thư do virus HPV tăng gấp bốn lần.

Ba chủng thường gặp là HPV type 2, 11, 16. Trong đó HPV 16 có mối liên quan lớn nhất. Sự hiện diện của HPV cũng làm thay đổi đáng kể tiên lượng của ung thư amidan. Ngoài ra, nghiên cứu trên các trường hợp bị ung thư amidan, các nhà khoa học nhận thấy những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bao gồm:

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư amidan

Dấu hiệu ung thư amidan cần phát hiện sớm

Rất nhiều trường hợp không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi ung thư bắt đầu lan rộng. Một số triệu chứng của ung thư amidan rất giống với bệnh viêm họng liên cầu. Tuy nhiên, bệnh viêm họng phổ biến hơn ở lứa tuổi từ 5-15. Trong khi đó ung thư amidan thường gặp nhất ở độ tuổi trên 50. Bạn đọc có thể tham khảo một vài triệu chứng thường gặp ở người bị ung thư amidan sau để nhận biết kịp thời:

Triệu chứng ung thư amidan

Người bệnh cần gặp bác sĩ ngay khi các triệu chứng này kéo dài hơn 1 tuần. Những người từng được chẩn đoán viêm amidan và đã dùng thuốc kháng sinh nhưng bệnh không thuyên giảm cũng cần tái khám lại.

Chẩn đoán, kiểm tra ung thư amidan

Chẩn đoán ung thư amidan sẽ kết hợp điều tra tiền sử bệnh, khám lâm sàng,  nội soi thanh quản. Sau đó, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào bằng cách sinh thiết. Tế bào sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm để xác định là ác tính hay lành tính. Đồng thời, bác sĩ cũng xem xét được có sự xuất hiện của virus HPV không. Người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện chẩn đoán hình ảnh để xem xét những thay đổi bên trong. Bao gồm:

Chẩn đoán ung thư amidan

Các xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ phân biệt ung thư amidan với ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), ung thư hạch hoặc di căn amidan từ ung thư biểu mô tế bào Merkel, ung thư biểu mô tế bào thận… 

Ung thư amidan sống được bao lâu? Điều trị như thế nào?

Ung thư amidan  tương đối hiếm gặp. Nhưng đây là dạng ung thư nguy hiểm nhất trong số các dạng ung thư thuộc vòm họng. Theo số liệu ước tính trung bình, người bị ung thư amidan có thể sống thêm khoảng 5 năm hoặc hơn kể từ khi chẩn đoán. Điều này còn phụ thuộc vào việc người bệnh có bị nhiễm virus HPV hay không.

Bởi người bị ung thư amidan liên quan đến virus HPV thường được phát hiện sớm nên đáp ứng điều trị tốt hơn. Còn những người không có yếu tố này phần lớn đều phát hiện ở giai đoạn khá muộn. Việc ung thư đã lan rộng và di căn đến vùng khác khiến tiên lượng trở nên thấp hơn. Ngoài ra, những người thường xuyên hút thuốc cũng có tiên lượng xấu. Các yếu tố như tuổi tác, giai đoạn bệnh, thể trạng cũng ảnh hưởng đến triển vọng sống.

Để điều trị ung thư amidan, người bệnh thường phải phẫu thuật cắt bỏ amidan. Trong một số trường hợp, xạ trị và hóa trị cũng được kết hợp cùng lúc. Việc phối hợp giữa các phương pháp này như thế nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng như giai đoạn ung thư amidan.

Cắt amidan để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư

Phẫu thuật

Hầu hết bệnh nhân đều phải phẫu thuật cắt bỏ amidan để loại bỏ khối u hoàn toàn. Trên thực tế, việc cắt amidan hoàn toàn không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bởi amidan phát triển mạnh và đảm nhiệm vai trò miễn dịch chủ yếu ở trẻ dưới 5 tuổi. Amidan sẽ teo dần và không còn nhiều ích lợi khi bước vào giai đoạn dậy thì. Đồng thời, ung thư amidan cũng thường gặp ở người trên 50 tuổi. 

Xạ trị

Xạ trị là biện pháp dùng các chùm tia có năng lượng cao tác động vào các khối u giúp tiêu diệt và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được thực hiện trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u. Sau phẫu thuật, cũng có nhiều bệnh nhân sẽ phải trải qua xạ trị để tiêu diệt những mô ung thư còn xót lại. 

Những người bệnh mắc ung thư amidan ở giai đoạn I và II hầu hết chỉ cần thực hiện phẫu thuật. Nhưng cũng có một vài trường hợp cần thực hiện xạ trị. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển thành một khối u khác.

Hóa trị 

Hóa trị là biện pháp sử dụng thuốc liều cao để triệt tiêu tế bào và ngăn chặn chúng phân chia. Bệnh nhân bị ung thư amidan ở giai đoạn III và IV đều cần sử dụng thêm phương pháp hóa trị. Hiện nay, các bệnh viện có sử dụng phương pháp điều trị mới được gọi là hóa trị cảm ứng. Phương pháp sẽ giúp thu nhỏ khối u bằng thuốc. 

Hóa trị có thể giết chết các tế bào ung thư nhưng nó cũng hủy hoại các tế bào khỏe mạnh. Do đó người hóa trị thường gặp nhiều tác dụng phụ: mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ… Nghiêm trọng hơn là dị ứng thuốc, thiếu máu, rụng tóc, tê bì chân tay, mất ngủ…

Liệu pháp nhắm mục tiêu

Thuốc nhắm mục tiêu phân tử được gọi là chất ức chế yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGFR). Các loại thuốc này có thể tiêu diệt tế bào ung thư một cách chọn lọc và chính xác hơn. Chính vì vậy, liệu pháp này gây ít tác dụng phụ hơn so với hóa trị.

Ung thư amidan nên ăn gì? Kiêng gì? Cách phòng tránh

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và có lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ điều trị và hồi phục. Người bệnh cần chú ý:

Nên ăn:

Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả

Kiêng ăn: 

Phòng tránh ung thư amidan:

Ung thư amidan thể đáp ứng tốt với phương pháp điều trị nếu được phát hiện sớm. Việc nhận biết các triệu chứng và được chẩn đoán ở giai đoạn đầu sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và phục hồi ở người bệnh. Khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo ung thư amidan, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám ngay. Đồng thời gia tăng nhận thức về bệnh viêm amidan để biết cách phân biệt và tránh chủ quan trong điều trị.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

  • Viêm amidan và các biến chứng nguy hiểm tuyệt đối không chủ quan
  • Amidan có đốm trắng nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào?

Xem thêm: Vi khuẩn HP có diệt được không? Điều trị Hp bao lâu thì khỏi?

Rate this post
Exit mobile version