Ung thư đại trực tràng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Ung thư đại trực tràng là tên gọi chung của ung thư trực tràng. Điều này có nghĩa ung thư xuất hiện từ trực tràng bởi sự hình thành và phát triển bất thường của những tế bào có khả năng lan rộng hoặc xâm lấn ra các bộ phận khác trong cơ thể. Trong trường hợp không sớm thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp, ung thư sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân.

Tìm hiểu bệnh ung thư đại trực tràng là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Ung thư đại trực tràng là gì?

Ung thư đại trực tràng là tên gọi chung của ung thư trực tràng, tức là tế bào ung thư hình thành và phát triển từ trực tràng. Điều này được gây nên bởi sự xuất hiện và tiến triển một cách bất thường của những tế bào có khả năng lan rộng hoặc xâm lấn ra một hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Dấu hiệu nhận biết là triệu chứng của ung thư có thể bao gồm giảm cân không rõ nguyên nhân, máu trong phân, luôn cảm thấy mệt mỏi, có sự thay đổi trong nhu động ruột.

Bệnh ung thư đại trực tràng hình thành và phát triển với bốn giai đoạn chính. Các giai đoạn này được phân loại dựa trên cách tế bào lây lan từ đại trực tràng đến những bộ phận khác bên trong cơ thể và cấu trúc. Bao gồm:

  • Giai đoạn I: Đây là giai đoạn sớm nhất của bệnh ung thư đại trực tràng. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Ở giai đoạn đầu, tế bào ung thư vẫn chỉ giới hạn trong đại trực tràng.
  • Giai đoạn II: Ở giai đoạn II, tế bào ung thư đã có sự phát triển, bắt đầu xâm lấn và lan ra mộ hoặc nhiều khu vực khác trong đại tràng. Tuy nhiên tế bào ung thư chưa di căn đến những cơ quan khác của cơ thể. Dựa trên sự phát triển và lan xa của những tế bào ung thư, giai đoạn II của ung thư đại trực tràng được phân thành các giai đoạn nhỏ gồm giai đoạn IIa, giai đoạn IIb và giai đoạn IIc.
  • Giai đoạn III: Ở giai đoạn III, tế bào ung thư đã bắt đầu di chuyển và lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Dựa vào số lượng hạch bạch huyết đã bị tác động và bị ảnh hưởng bởi tế bào ung thư, giai đoạn III của ung thư đại trực tràng được phân thành các giai đoạn nhỏ gồm giai đoạn IIIa, giai đoạn IIIb và giai đoạn IIIc.
  • Giai đoạn IV: Giai đoạn 4 được xác định là ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã lây lan và di căn đến những cơ quan khác của cơ thể.
    • Giai đoạn IV: Tế bào ung thư đã phát triển, xâm lấn sang các hạch bạch huyết vùng, lan rộng qua tất cả các lớp của thành ruột. Ngoài ra, tế bào ung thư đã di căn đến một phần xa của cơ thể. Cụ thể như phổi hoặc gan.
    • Giai đoạn IVb: Tế bào ung thư đã xâm lấn và di căn ra hơn một phần xa  của cơ thể.

Giai đoạn ung thư càng muộn thì khả năng sống (tiên lượng sống) của bệnh nhân càng giảm. Đối với những người bị ung thư giai đoạn đầu, tế bào ung thư thường phát triển một cách chậm chạp hơn và có tiên lượng sống tốt hơn.

Nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng

Bệnh ung thư đại trực tràng xuất hiện do những nguyên nhân sau:

  • Polyp đại trực tràng: Những polyp đại trực
    tràng hay u trực tràng được xác định là nguyên nhân quan trọng khiến ung thư đại trực tràng hình thành và tiến triển theo chiều hướng xấu. Theo kết quả nghiên cứu, có hơn 50% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phát sinh trên cơ sở của polyp đại trực tràng. Số lượng polyp trong đại trực tràng càng nhiều thì nguy cơ phát sinh bệnh ung thư càng cao.
  • Yếu tố di truyền: Theo chuyên gia, bệnh polyp đại trực tràng gia đình có mối liên hệ mật thiết với sự đột biến của gen APC (Adenomatous polyposis coli). Tình trạng này chiếm 1% các ung thư. Ngoài ra, hội chứng Lynch (HNPCC) có liên quan đến gen DCC, P53 và RAS. Chiếm 5% các ung thư.
  • Chế độ ăn uống nhiều đạm và mỡ động vật, ít chất bã: Chế độ ăn uống nhiều đạm và mỡ động vật, ít chất bã khiến vi khuẩn yếm khí ở đại tràng thay đổi, biến cholesterol và acid mật thành các chất gây bệnh ung thư. Trong trường hợp sử dụng thức ăn ít bã, khối lượng phân giảm và dẫn đến táo bón. Điều này khiến các chất gây bệnh ung thư sẽ tiếp tục tồn tại ở niêm mạc ruột lâu hơn. Đồng thời cô đặc hơn, tác động và gây ảnh hưởng đến biểu mô của đại trực tràng. Trong thực nghiệm, những chất phân hủy của đạm như piridin, indol, seatol đều là chất gây ung thư, chúng cũng có thể là chất gây trên người.
  • Các bệnh mãn tính: Bệnh ung thư đại trực tràng có thể phát sinh từ các bệnh mãn tính có liên quan đến đại trực tràng.
Polyp đại trực tràng là nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng

Đối tượng và yếu tố nguy cơ

Nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng sẽ cao hơn ở những người chịu sự tác động của các yếu tố nguy cơ hoặc ở những đối tượng sau:

Đối tượng có nguy cơ

  • Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
  • Người có độ tuổi trên 50.
  • Những người tiếp xúc với các chất gây ung thư có trong thói quen ăn uống, lối sống hoặc môi trường.
  • Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ.
  • Ung thư trực tràng xảy ra phổ biến hơn ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Yếu tố nguy cơ

  • Hút thuốc lá. Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá trong nhiều năm qua.
  • Uống rượu. Người thường xuyên uống rượu có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư gồm vú, trực tràng và đại trài, thanh quản, thực quản, miệng, gan và họng.
  • Không hoạt động thể lực.
  • Bệnh béo phì và thừa cân.
  • Thiếu ánh sáng tự nhiên.
  • Chế độ ăn uống giàu thịt chế biến (giăm bông, xúc xích, thịt nướng, thịt hun khói…), giàu thịt đỏ, ăn ít trái cây và rau.

Triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng

Triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng gồm:

Đau bụng

  • Đau bụng được xác định là một trong những triệu chứng sớm nhất của bệnh.
  • Hoàn cảnh khiến cơn đau xuất hiện không theo một quy luật nào. Cụ thể bệnh nhân có thể nhận thấy cơn đau ở bất kỳ lúc nào trong ngày, vị trí đau thường ở vùng bị ung thư, cơn đau không liên quan đến bữa ăn. Cơn đau có thể đột ngột xuất hiện rồi biến mất hay kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Ban đầu cường độ đau ít, về sau đau nhiều.
  • Ung thư đến muộn thường có biểu hiện bán tắc ruột. Điều này khiến bệnh nhân đau bụng thành từng cơn, một vài trường hợp thấy sôi ở bụng, hết đau sau khi bệnh nhân trung tiện được.
  • Khi có biến chứng tắc ruột, người bị ung thư đại trực tràng thường bị đau dữ dội hơn.

Rối loạn đường tiêu hóa

  • Rối loạn đường tiêu hóa xảy ra ở 60% bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại trực tràng.
  • Rối loạn đường tiêu hóa do ung thư được biểu hiện bằng tiêu lỏng, táo bón hoặc xen kẽ giữa tiêu lỏng và táo bón.
  • Triệu chứng táo bón kéo dài khiến bệnh nhân chán ăn, đau nhức đầu, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Người bệnh có thể đi tiêu trở lại sau khi sử dụng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên sau đó bệnh nhân lại tiếp tục bị táo bón.
  • Táo bón là do bệnh ung thư gây hẹp lòng ruột, quá trình lưu thông của phân bị ảnh hưởng, phân bị ứ đọng. Hiện tượng ứ đọng phân khiến quá trình thối rữa và lên men tăng cao, làm bụng chướng, sinh nhiều hơi và làm tăng bài tiết chất nhầy ở ruột. Lượng chất nhầy khi được bài tiết sẽ gây nên hiện tượng tiêu lỏng với phân lẫn chất nhầy. Ở một số trường hợp, phân có dính máu.
Rối loạn đường tiêu hóa là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư đại trực tràng

Phân lẫn máu

  • Phân thường có máu khi đi tiêu là do vị trí ung thư bị chảy máu. Lượng máu ở bên phải sẽ nhiều hơn so với bên trái.
  • Xuất huyết ở đại tràng bên trái thì phân sẽ có màu đỏ tươi, phân thường có màu sẫm khi xuất huyết đại tràng phải. Tình trạng phân lẫn máu thường có một lượng nhỏ chất nhầy của niêm mạc ruột.
  • Hiện tượng xuất huyết khi đi tiêu thường rỉ rả, xuất huyết từng ít một nên thời gian dầu tình trạng này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. Tuy nhiên sau đó bệnh nhân bị thiếu máu do mất máu kéo dài.

Triệu chứng toàn thân

  • Sụt cân: Cân nặng có thể sụt một cách từ từ khiến người bệnh không chú ý. Tuy nhiên ở một số trường hợp, cân nặng cũng có thể sụt nhanh (5kg trong 1 tháng). Tình trạng sụt cân thường kèm theo triệu chứng mệt mỏi và chán ăn.
  • Sốt: Khoảng 16% – 18% trường hợp mắc bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện duy nhất là sốt.
  • Thiếu máu: Đặc điểm của tình trạng thiếu máu trong ung thư là thiếu máu mà không thể hiện sớm hoặc rõ sự mất máu khiến bệnh nhân khó phát hiện.

Khối u

  • Khối u gặp ở 60% trường hợp ung thư đại trực tràng.
  • Có thể dùng tay sờ và cảm nhận được khối u. Tuy nhiên việc sờ và cảm nhận được khối u đồng nghĩa với việc bạn đã đến giai đoạn muộn.

Chẩn đoán ung thư đại trực tràng

Để chẩn đoán bệnh ung thư đại trực tràng, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào biểu hiện lâm sàng, hình ảnh nội soi và X-quang.

Biểu hiện lâm sàng

  • Thể rối loạn đường tiêu hóa (20 – 25%)
  • Thể viêm ruột (40 – 50%)
  • Thể tắc ruột (30 – 35%)
  • Thể thiếu máu và nhiễm độc (10 – 15%)
  • Thể viêm nhiễm những bộ phận, cơ quan trong ổ bụng. Điển hình như viêm túi mật, viêm ruột thừa, viêm tụy cấp… (5 – 7%)
  • Thể u (2 – 3%).

Chụp X-quang

Chụp X-quang là phương pháp được sử dụng phổ biến trong quá trình chẩn đoán bệnh ung thư đại trực tràng và có giá trị chẩn đoán cao. Có hai phương pháp được dùng:

  • Chụp cản quang khung đại tràng bằng cách sử dụng thuốc baryt
  • Chụp cản quang kép: Sau khi sử dụng thuốc baryt thụt vào đại tràng, bệnh nhân đi tiêu, sau đó bơm hơi vào đại tràng để chụp. Khối u có thể được phát hiện rõ hơn bằng phương pháp này.
Chụp X-quang được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán ung thư

Nội soi tiêu hóa

Chẩn đoán bằng phương pháp nội soi tiêu hóa sẽ được tiến hành khi xuất huyết ở đại trành không rõ nguyên nhân, hình ảnh khối u thông qua X-quang không rõ hoặc khi bệnh nhân cần phân biệt khối u ác tính cùng với khối u lành tính của đại trực tràng.

Các xét nghiệm khác

  • Chụp CT scanner
  • Chụp X-quang bụng
  • Chụp MRI
  • Chụp PET

Những xét nghiệm này có giá trị cao trong việc đánh giá giai đoạn.

Xét nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng

  • Nội soi đại tràng
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOBT)
  • Xét nghiệm các dấu ấn ung thư.

Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng

Quá trình điều trị ung thư đại trực tràng nhằm mục đích làm giảm cơn đau hoặc chữa khỏi. Để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó có giai đoạn của khối u và sức đề kháng của người bệnh.

Trong trường hợp ung thư được phát hiện sớm, phương pháp phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân điều trị dứt điểm bệnh lý. Tuy nhiên nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn di căn (giai đoạn muộn), thì khả năng chữa khỏi cho bệnh nhân sẽ suy giảm.

Trong trường hợp ung thư di căn, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc giảm đau để kiểm soát những triệu chứng khó chịu do khối u gây ra. Đồng thời giúp bệnh nhân giữ tinh thần thoải mái và dễ chịu nhất có thể.

Phẫu thuật

Nếu tế bào ung thư được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, nó có thể được bác sĩ loại bỏ nhanh trong quá trình nội soi đại tràng. Đối với những trường hợp ung thư khu trú, hoàn thành phẫu thuật loại bỏ khối u với biên độ thích hợp được đánh giá là phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.

Ngoài ra, người bị ung thư khu trú cũng có thể loại bỏ khối u bằng cách phẫu thuật nội sao hoặc phẫu thuật bụng mỡ. Đại tràng có thể có một thông ruột kết (thiết bị hỗ trợ và nối ra ngoài) hoặc có thể được nối lại.

Trong trường hợp bệnh nhân chỉ có một vài di căn trong phổi hoặc một vài di căn trong gan, chúng có thể được loại bỏ. Đôi khi bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân hóa trị liệu trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u, sau đó cố gắng để loại bỏ nó.

Gan và phổi được xác định là hai vị trí phổ biến nhất đối với sự tái phát của bệnh ung thư đại trực tràng.

Những lựa chọn khác cho bệnh nhân không phẫu thuật

  • Đốt sóng cao tần
  • Liệu pháp áp lạnh
  • Nút mạch gan hóa chất.
Nếu ung thư được phát hiện ở giai đoạn rất sớm, nó có thể được loại bỏ nhanh thông qua quá trình nội soi đại tràng

Hóa trị

Đối với ung thư đại trực tràng, phương pháp hóa trị có thể được sử dụng ngoài để hỗ trợ quá trình phẫu thuật trong các trường hợp nhất định. Việc thêm những quyết định có liên quan đến hóa trị liệu trong quản lý bệnh ung thư trực tràng phụ thuộc vào kích thước khối u cũng như giai đoạn của bệnh.

Hóa trị sẽ không được chỉ định ở giai đoạn I của ung thư trực tràng. Ở trường hợp này phương pháp phẫu thuật được chỉ định để điều trị dứt điểm. Vai trò của hóa trị liệu đối với ung thư giai đoạn II vẫn chưa được xác định rõ. Thông thường, ở giai đoạn II, hóa trị liệu sẽ không được chỉ định trừ những yếu tố nguy cơ như không đầy đủ hạch lấy mẫu được xác định hoặc T4 khối u.

Đối với ung thư đại trực tràng giai đoạn III và IV, hóa trị liệu sẽ được chỉ định. Tiêu diệt các tế bào ung thư đã xâm lấn sang các hạch bạch huyết hoặc di căn sang bộ phận khác trong cơ thể là mục đích chính của phương pháp điều trị này. Tuy nhiên một số phản ứng phụ có thể xảy trong quá trình điều trị. Cụ thể: Cơ thể mệt mỏi, rụng tóc và buồn nôn.

Hóa trị liệu thường được sử dụng dưới dạng viên nén hoặc dạng tiêm. Phác đồ hóa trị toàn thân có thể bao gồm:

  • Capecitabine
    Oxaliplatin
    Irinotecan
  • 5-Fluorouracil (5-FU)
  • Kết hợp đa hóa trị liệu. Điển hình như 5-FU với oxaliplatin hoặc capecitabine, 5-FU với oxaliplatin và leucovori
  • Phác đồ hóa trị liệu bổ trợ (được chỉ định sau phẫu thuật) thường bao gồm 5-FU với leucovorin hay capecitabine, được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với oxaliplatin.

Điều trị khác

Một số phương pháp điều trị khác có thể được áp dụng. Bao gồm:

Sử dụng thuốc

Ở một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng các loại thuốc giúp kiểm soát và hạn chế sự gia tăng của tế bào ung thư. Dựa vào tình trạng sức khỏe, thuốc có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Bevacizumab (Avastin ®) là thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư đại trực tràng. Tác dụng chính của loại thuốc này là giới hạn và kiểm soát sự tăng trưởng của những khối u bằng cách ngăn chặn sự hình thành và phát triển các mạch máu mới trong khối u. Bevacizumab được chỉ định tương tự như quá trình điều trị biện minh khi tế bào ung thư di căn.

  • Ramucirumab (Cyramza)
  • Regorafenib (Stivarga)
  • Ziv-aflibercept (Zaltrap)
  • Nivolumab (Opdivo)
  • Panitumumab (Vectibix)
  • Pembrolizumab (Keytruda)
  • Bevacizumab (Avastin)
  • Cetuximab (Erbitux).
Sử dụng thuốc giúp kiểm soát và hạn chế sự gia tăng của tế bào ung thư

Miễn dịch

Sử dụng các chế phẩm hoặc thuốc tăng cường miễn dịch tự thân hay tiến hành phân tách nuôi cấy các tế bào miễn dịch tồn tại cơ thể, sau đó đưa tế bào trở lại cơ thể người bệnh.

HIPEC

Phương pháp hóa – nhiệt trong phúc mạc hay HIPEC là hóa chất được làm nóng, sau đó bơm tuần hoàn trong khoang ổ bụng của bệnh nhân bị ung thư.

Xạ trị

Sự kết hợp giữa phương pháp hóa học và bức xạ có thể mang đến nhiều lợi ích cho bệnh ung thư trực tràng. Tuy nhiên đây không phải là lựa chọn hàng đầu ở những bệnh nhân bị ung thư đại tràng bởi sự nhạy cảm của ruột đối với bức xạ.

Tương tự như hóa trị, xạ trị có thể được chỉ định trong tái thiết lập và các bổ trợ cho một số giai đoạn của bệnh ung thư trực tràng.

Biện pháp phòng ngừa ung thư đại trực tràng

Bệnh ung thư đại trực tràng có thể được ngăn chặn thông qua giám sát và áp dụng lối sống lành mạnh.

Lối sống

Để phòng ngừa bệnh ung thư đại trực tràng, người bệnh cần áp dụng một chế độ ăn uống chứa nhiều rau quả, trái cây, ngũ cốc và giảm mức tiêu thụ thịt đỏ. Thực phẩm giàu vitamin D, rau củ quả, trái cây và các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ khác được chứng minh là rất tốt cho trực tràng.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng sẽ không bị loại trừ bởi việc duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao nhưng nó có thể giảm. Ngoài ra, để phòng ngừa ung thư bạn cần:

  • Bỏ hút thuốc
  • Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
  • Hạn chế uống rượu
  • Hạn chế ăn thịt chế biến và bảo quản (thịt nguội, dăm bông…).

Thuốc

Aspirin và celecoxib là hai loại thuốc có khả năng phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ ung thư đại trực tràng ở các đối tượng có nguy cơ cao. Tuy nhiên biện pháp này không được khuyến cáo áp dụng cho trường hợp có nguy cơ trung bình.

Ngoài ra các thuốc kháng viêm không steroid cũng có khả năng bảo vệ cơ thể, chống lại các khối u và ung thư trực tràng.

Aspirin và celecoxib được sử dụng để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ ung thư đại trực tràng

Sàng lọc

Sàng lọc ung thư đại trực tràng có thể làm giảm nguy cơ tử vong do khối u ở những người có độ tuổi từ 50 trở lên.

  • Test tìm hồng cầu trong phân. Tần số thực hiện: Từ 1 – 2 lần mỗi năm.
  • Soi đại tràng kiểm tra ở phụ nữ và đàn ông trên 50 tuổi.
  • Nội soi đại tràng ống mềm để quan sát đại tràng và trực tràng. Ở những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có nguy cơ phải soi đại tràng ở tuổi 40. Xét nghiệm cần lập lại mỗi 5 – 10 năm nếu kết quả âm tính.

Ung thư đại trực tràng là bệnh nguy hiểm do có khả năng gây tử vong cao. Vì thế, bạn nên khám sức khỏe định kỳ hoặc tiến hành kiểm tra ngay khi khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường.

Bài viết liên quan:

  • Tổng quan về bệnh ung thư đại tràng sigma 
  • Ung thư đại tràng và bệnh trĩ rất dễ bị nhầm lẫn

Xem thêm: Viêm xoang cấp là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!