Nổi đốm đỏ trên da không ngứa – Dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa có thể là do dị ứng, nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý nghiêm trọng và cần tiếp nhận điều trị y tế. Thông tin chi tiết trong bài viết sẽ giúp bạn biết nổi chấm đỏ trên da ngứa và không ngứa là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và điều trị bằng cách nào tối ưu nhất? Bài viết cũng ghi nhận gợi ý của chuyên gia da liễu về cách chữa nổi đốm đỏ trên da hiệu quả từ thảo dược Đông y.

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa là bệnh gì?

Bác sĩ Nguyễn Lệ Quyên – Trưởng khoa da liễu – Trung tâm Thuốc dân tộc cho biết, hiện tượng nổi đốm đỏ không ngứa trên da chủ yếu là do mề đay, mẩn ngứa, dị ứng da. Tuy nhiên, da bị nổi đốm đỏ cũng có thể cảnh báo các bệnh lý cơ thể mà người bệnh không nên xem thường như:

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý 

1. Vẩy phấn hồng gây nổi đốm đỏ trên da

Bệnh vẩy phấn hồng có tên khoa học là Pityriasis rosea. Đây là tình trạng da bị viêm, khô dẫn đến việc phát ban, nổi mề đay mẩn đỏ trên bề mặt da. Hiện tại, nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các bác sĩ tin rằng bệnh có thể liên quan đến việc nhiễm virus.

Bệnh thường xuất hiện ở ngực, lưng, bụng. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện các đốm đỏ ở trên mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Triệu chứng cơ bản của bệnh thường là xuất hiện những đốm da có hình bầu dục, màu đỏ và thỉnh thoảng có thể xuất hiện đường viền bao quanh bên ngoài trông giống như giun đũa.

Ngoài việc xuất hiện các đốm da đỏ không gây ngứa, bệnh vẩy phấn hồng có thể kèm các dấu hiệu như:

  • Viêm họng
  • Đau đầu
  • Sốt

2. Nổi vết loang đỏ trên da do bệnh zona

Zona là tình trạng nhiễm trùng da do virus gây nên. Các triệu chứng cơ bản bản bao gồm việc xuất hiện các nốt mụn nước trên da, có thể ngứa hoặc không ngứa. Bệnh zona có thể xuất hiện ở bộ phận bất kỳ trên cơ thể bao gồm cả mặt hoắc mắt. Một số trường hợp, người bệnh zona có thể bị đau nhẹ hoặc rất đau. Các nốt mẩn đỏ do zona thường chứa đầy nước hoặc dịch lỏng.

Bệnh zona có thể lây truyền sang các vùng da lân cận hoặc truyền nhiễm sang người khác. Tuy nhiên, bệnh chỉ lây khi có sự tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước.

Bệnh zona có thể gây nổi nhiều mẩn đỏ không ngứa trên bề mặt da

Zona là bệnh cần tiếp nhận điều trị y tế để tránh những biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng của zona bao gồm:

  • Mất thị lực nếu bệnh phát triển ở gần mắt.
  • Gây ra các vấn đề thần kinh như sưng não, liệt cơ mặt hoặc các vấn đề thính giác và cân bằng.
  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn xâm nhập sâu vào biểu bì.
  • Viêm phổi hoặc tử vong. Tuy nhiên, điều này rất hiếm khi xảy ra.

3. Lupus ban đỏ nổi đốm đỏ trên da không gây n
gứa

Lupus ban đỏ là một căn bệnh tự miễn mãn tính. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào, mô và cơ quan của cơ thể.

Lupus ban đỏ có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào của cơ thể bao gồm cả da. Một số bệnh nhân Lupus ban đỏ bị phát ban ở mặt, cổ và da đầu. Tuy nhiên dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết bệnh là việc hình thành đốm đỏ trên da, không gây ngứa và có hình dạng như cánh bướm ở hai bên má.

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm Lupus ban đỏ. Tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp kiểm soát và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

4. Bị nổi vòng tròn đỏ trên da do lang ben

Bệnh lang ben có tên khoa học là Pityriasis Verscolor. Đây là tình trạng nhiễm nấm dẫn đến việc xuất hiện các đốm trắng hoặc nổi đốm đỏ không ngứa trên da.  Lang ben thường phổ biến ở người trẻ tuổi. Bệnh không lây nhiễm và hầu như không gây nguy hiểm cũng như ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Lang ben là một dạng nhiễm nấm phổ biến khiến da nổi nhiều đốm đỏ hoặc hồng nhạt

Việc điều trị lang ben khá đơn giản. Người bệnh có thể sử dụng kem chống nấm hoặc các loại thuốc kháng sinh trong vòng 2 – 3 tuần. Tuy nhiên nếu các dấu hiệu không thuyên giảm hoặc kéo dài hơn 6 tuần, hãy đến gặp bác sĩ da liễu.

5. Nhiễm giun đũa nổi chấm đỏ trên da không ngứa

Hiện tượng nổi đốm đỏ không ngứa có thể là dấu hiệu của việc bị nhiễm giun đũa, thường được gây ra bởi giun sán chó. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Đôi khi người bệnh có thể nhìn thấy giun đũa di chuyển thành một đường dài loằng ngoằng bên dưới da.

Các triệu chứng nổi đốm mẩn đỏ do nhiễm giun đũa sẽ không biến mất trừ khi người bệnh được tẩy giun. Do đó, hãy đến bệnh viện để được xét nghiệm, kiểm tra và kê toa thuốc điều trị phù hợp.

6. Biểu hiện nổi đốm đỏ trên da do Lichen phẳng

Các triệu chứng cơ bản của Lichen phẳng (Lichen planus) bao gồm xuất hiện những đốm sưng tấy, màu đỏ hoặc bầm tím ở các khu vực khác nhau của cơ thể. Tuy nhiên những nơi phát bệnh phổ biến bao gồm cổ tay, lưng và mắt cá chân.

Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh Lichen phẳng. Các phương pháp chỉ nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh lan rộng ra các vùng da khác.

7. Viêm mạch bạch cầu gây các biểu hiện trên da

Các triệu chứng viêm, nổi đốm đỏ trên da không ngứa có thể là dấu hiệu báo trước cho bệnh viêm mạch bạch cầu (Leukocytoclastic vasculitis). Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở bàn chân, mắt cá chân, đôi khi có thể lan đến đùi và bụng dưới của người bệnh.

Đây là một tình trạng hiếm gặp thường xuất hiện khi cơ thể đã bị nhiễm trùng trước đó hoặc khi sử dụng một loại thuốc mới, không phù hợp. Điều trị bệnh thường tập trung vào việc loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng hoặc ngừng sử dụng một số loại thuốc. Tuy nhiên, nếu các nốt mẩn đỏ lan rộng đến bụng hoặc kéo dài hơn 2 tuần, hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn.

8. Viêm mô tế bào khiến da sưng đỏ

Viêm mô tế bào là một bệnh nhiễm trùng da có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp lúc và đúng cách. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào các lớp xâm nhập sâu vào các lớp biểu bì của da khiến da bị khô, đau, sưng đỏ trên một diện tích nhất định.

Viêm mô tế bào cần được điều trị kịp lúc để tránh nhiễm trùng máu

Đôi khi viêm mô tế bào cũng có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Khó tập trung

Nếu không được điều trị kịp lúc, viêm mô tế bào có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng máu.

9. Sốt phát ban ở trẻ em da nổi nốt đỏ như muỗi đốt

Đây là một tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn truyền nhiễm thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiễm trùng có thể gây ra tình trạng phát ban đỏ hoặc hồng bắt đầu ở ngực và có thể lây lan sang các bộ phận khác.

Ngoài ra, sốt phát ban ở trẻ em có thể bao gồm một số dấu hiệu khác như:

  • Đau họng
  • Lưỡi màu đỏ
  • Sưng ở cổ
  • Đau cơ
  • Đau bụng

Hầu hết các tình trạng sốt phát ban ở trẻ em thường không nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau 1 tuần. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hoặc kéo dài hơn 2 tuần, hãy đưa bé đến bệnh viện.

10. Da nổi đốm đỏ với kích thước khác nhau do khối
u máu dưới da

 Việc hình thành các khối u tụ máu dưới da hay là một sự tăng sinh lành tính của các mạch máu nhỏ. Tình trạng này có tên khoa học là Angioma và thường phổ biến ở người lớn. Các triệu chứng bao gồm việc nổi đốm đỏ không ngứa trên da với các kích cỡ khác nhau.

Việc điều trị khối u máu dưới da là không cần thiết. Bởi tình trạng này thường vô hại và sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu người bệnh cảm thấy đau hoặc khó chịu thì hãy đến gặp bác sĩ da liễu.

11. Da nổi chấm đỏ như nốt ruồi son không ngứa cảnh báo ung thư da

Ung thư da là tình trạng tổn thương da nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến từ vong. Các dấu hiệu đầu tiên của ung thư da bao gồm việc xuất hiện các đốm đỏ, mảng vảy hoặc các nốt ruồi, không gây ngứa trên bề mặt da.

Các nốt mẩn đỏ hoặc nốt ruồi do ung thư da thường không biến mất theo thời gian. Các triệu chứng cũng có dấu hiệu xuất hiện nhiều hơn. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ da liễu nếu nhận thấy các dấu hiệu hoặc nghi ngờ ung thư da. Việc điều trị sớm sẽ làm tăng khả năng chữa lành và khỏi bệnh.

Ung thư da có thể gây nổi nhiều mẩn đỏ không ngứa trên da

Nổi đốm đỏ trên da không ngứa khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đôi khi tình trạng nổi đốm đỏ trên da nhưng không ngứa có thể vô hại. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ cần được tiếp nhận điều trị y tế. Đến bệnh viện ngay khi:

  • Mẩn đỏ không biến mất sau một vài ngày
  • Phát ban trên một diện tích lớn
  • Sốt cao
  • Xuất hiện đột ngột và lây lan một cách nhanh chóng
  • Phồng rộp và xuất hiện mủ
  • Đau đớn
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc rò rỉ dịch

Chữa nổi đốm đỏ trên da không ngứa bằng cách nào hiệu quả?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi đốm đỏ trên da không ngứa. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, để điều trị hiệu quả, bạn cần được xác định chính xác nguyên nhân. Tại cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, soi da để xác định bệnh lý gặp phải. 

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị kết hợp nghiên cứu và khám chữa bệnh bằng YHCT hàng đầu hiện nay. Trung tâm quy tụ đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành gồm các tiến sĩ, thạc sĩ, thầy thuốc ưu tú, bác sĩ có nền tảng chuyên môn và kinh nghiệm. Bằng kinh nghiệm lâu năm, kỹ năng bắt mạch chẩn bệnh kết hợp với sự hỗ trợ của thiết bị soi da hiện đại, các bác sĩ của Trung tâm chẩn đoán bệnh 1 cách chính xác.

Khi tình trạng nổi đốm đỏ trên da không ngứa được xác định rõ căn nguyên, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Phác đồ điều trị các chứng bệnh ngoài da, nổi đốm đỏ trên da không rõ nguyên nhân tại Trung tâm Thuốc dân tộc sử dụng liệu pháp thảo dược kết nối tinh hoa YHCT và Y học hiện đại. Ưu điểm nổi bật của liệu pháp trị liệu và chăm sóc da hoàn toàn tự nhiên là an toàn, không tác dụng phụ, hiệu quả tận gốc và lâu dài vì giải quyết được căn nguyên của bệnh.

> Để biết thêm về phương pháp và hiệu quả điều trị bệnh viêm da tại Trung tâm Thuốc dân tộc quý bệnh nhân vui lòng xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY

Nếu đang gặp phải các triệu chứng bệnh viêm da, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc để được bác sĩ hàng đầu tư vấn chi tiết và hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Xem thêm: Cơ tim hạn chế

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!