Vảy nến ở cổ là bệnh gì? Nguyên nhân, cách trị ngừa tái phát
Vảy nến ở cổ có liên quan nhiều đến gen và hệ miễn dịch. Tình trạng này khá phổ biến và khiến người bệnh khó chịu vì ngứa ngáy, bong vảy. Vậy những yếu tố nào khiến các triệu chứng hình thành tại đây? Làm thế nào để chữa trị hiệu quả đồng thời ngăn dấu hiệu xuất hiện lại? Bài viết này sẽ chỉ rõ mọi vấn đề cần biết khi bị vảy nến ở cổ.
Vảy nến ở cổ là gì?
Vảy nến ở cổ là hiện tượng viêm da mãn tính rối loạn miễn dịch tự miễn. Nó làm cho chu trình thay thế tế bào xảy ra nhanh chóng. Từ đó, bề mặt da bị ngứa, dày sừng do tích tụ nhiều tế bào chết.
Thêm vào đó, do cổ là nơi thường hay cọ xát với tóc, áo, lại thường xuyên để hở nên dễ bị các yếu tố ngoại sinh tấn công. Điều này làm cho khả năng hình thành bệnh vảy nến ở đây tăng cao. Vảy nến ở cổ khá phổ biến, nó thường đi kèm với tình trạng bong vảy ở mặt, da đầu, hay ở tai, lưng, ngực.
Hầu hết chúng ta đều có thể bị vảy nến ở cổ. Khi tế bào miễn dịch Lympho chịu tác động của các yếu tố nội, ngoại sinh, nó dễ nhận nhầm tế bào da thành yếu tố bên ngoài. Đây chính là cơ chế hình thành bệnh vảy nến ở cổ cũng như các bộ phận khác của cơ thể.
Bệnh này nếu không được điều trị sớm, nó có thể làm da bị tổn thương nặng. Từ đó lây lan sang các vùng da gần nó, hoặc gây biến chứng không mong muốn. Vì vậy, việc xác định rõ nguyên nhân để trị bệnh từ sớm là rất cần thiết.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở cổ
Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc xác định nguyên nhân gây vảy nến ở cổ, các nhà nghiên cứu đã rất dày công tìm kiếm, phân tích để tìm lời giải đáp. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa biết chính xác căn nguyên của bệnh này. Vì vậy, việc điều trị thuốc áp chế triệt để bệnh gặp nhiều khó khăn. Tất cả các phương pháp chỉ nhằm tác động đến các yếu tố hình thành bệnh sau đây:
- Di truyền: Không phải chỉ khi người thân của bạn bị vảy nến ở cổ thì bạn mới có nguy cơ bị di truyền bệnh này. Ngay cả khi họ mắc phải một trong số các bệnh về da thì khả năng hiện tượng này xuất hiện trên ở bạn là hoàn toàn có thể. Thế hệ con cái của bạn cũng tương tự như vậy.
- Mã hóa gen ngược: Cơ thể nhận nhầm tế bào do hệ miễn dịch chịu tác động của một số gen mã ngược. Nó làm cho tế bào da khỏe mạnh bình thường bị tấn công, làm tổn thương và chết đi. Tế bào da mới sẽ hình thành nhanh hơn bình thường. Từ đó chu trình tái tạo da bị rút ngắn trong khi phần da chết chưa đào thải được.
- Áp lực sống: Lo âu, trầm cảm và các cấp độ stress trong cuộc sống đều khiến da bị kích ứng. Bởi vì lúc này nội tiết tố sẽ bị ảnh hưởng và rối loạn. Vảy nến ở cổ do stress thường xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, ở nam giới, hiện tượng rối loạn nội tiết tố do sử dụng bia rượu dẫn đến vảy nến lại khá phổ biến.
- Chuyển hóa bất thường: Các nghiên cứu cho thấy chuyển hóa đường, đạm có mối liên hệ với bệnh vảy nến, bao gồm vả trường hợp bị ở cổ. Theo đó, khi có dấu hiệu bất thường trong các quá trình này thì trên da có thể xuất hiện biểu hiện bệnh.
- Xước cổ: Bị thương ở cổ, dưới cằm khiến cho da xước. Lúc này vi khuẩn dễ tấn công, các hóa chất độc hại cũng làm da bị kích ứng. Đây chính là một trong những lý do bệnh vảy nến xuất hiện ở cổ.
- Mạt bụi, phấn hoa bám vào: Cổ là vị trí thường để hở và hay đổ mồ hôi. Vì vậy, bụi bẩn, phấn hoa… khi bay qua rất dễ bị cản lại và dính vào. Nó đem theo các vi khuẩn, đồng thời gây kích ứng da, dẫn đến bệnh vảy nến.
Cơ thể có sẵn nguồn gen bệnh, hoặc sức đề kháng yếu lại chịu tác động từ các yếu tố ngoại sinh thì vảy nến ở cổ rất dễ xuất hiện.
Triệu chứng bị vảy nến ở cổ
Vảy nến ở cổ có khá nhiều dấu hiệu nhận biết. Tuy nhiên nó lại tương đối giống với biểu hiện của các bệnh về da khác. Cho nên, bạn cần biết rõ từng triệu chứng dưới đây để có thể xác định đúng.
Da ở cổ nổi từng đám mẩn đỏ có thể là hình tròn hoặc giống như giọt nước. Đặc biệt trời nắng, hoặc môi trường ô nhiễm thì hiện tượng này càng dễ xuất hiện.
- Trên phần da nổi mẩn có biểu hiện ngứa, kèm theo hiện tượng khô da, nổi mụn.
- Sau một thời gian, phần da cổ đó bị tổn thương nặng, gây nứt nẻ, chảy dịch.
- Bề mặt da dày lên, đóng lớp vảy trắng phủ bên trên, khi gãi chúng rơi ra, hoặc tự bong.
- Sau khi bong vảy, da non mọc lên khá yếu ớt, nếu tiếp tục bị tổn thương, nó rất dễ mẩn đỏ và lặp lại quy trình.
- Nếu nhận biết được các triệu chứng của bệnh này từ sớm thì bạn nên điều trị ngay. Tránh để da ở cổ bị tổn thương nặng, gây biến chứng.
Vảy nến ở cổ có nguy hiểm không? Chữa được không?
Vảy nến ở cổ thường ít có nguy cơ lây lan đến da mặt hơn là tình trạng tương tự ở đầu, tai. Tuy nhiên, nó lại dễ khiến vùng da ngực, lưng bị ảnh hưởng.
Vảy nến ở cổ khiến làn da cổ trở nên xấu xí, vì thế bạn ngại mặc đồ hở. Tuy nhiên, khi mặc kín kẽ, cổ áo lại cọ xát vào da khiến các tổn thương dễ viêm nhiễm. Quá trình điều trị vì thế cũng lâu lành hơn so với những nơi khác. Vì vậy, người bị vảy nến ở cổ nếu không điều trị sớm và giữ gìn vệ sinh thì có thể bị biến chứng như:
- Vảy nến bội nhiễm ở cổ.
- Nhiễm trùng da cổ…
Trẻ em bị vảy nến ở cổ thường dễ bị bạn bè xa lánh, dẫn đến tự ti. Sau dần, chúng ít tiếp xúc, trò chuyện với người khác mà khép mình lại. Điều này có thể khiến trẻ lâm vào tình trạng tự kỷ, rất nguy hiểm cho sự phát triển sau này.
Người lớn bị vảy nến ở cổ thường bị cản trở nhiều hoạt động sống. Bởi vì da bị tổn thương, ngứa ngáy, bong vảy… nên họ khó làm việc hoặc bị giảm năng suất.
Như vậy, vảy nến ở cổ không nguy hại đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và cuộc sống. Cho nên, việc phát hiện sớm và điều trị triệu chứng kịp thời sẽ rất hữu ích với người bệnh.
Chữa khỏi được không? Đến nay, các tài liệu y khoa đều chưa chỉ ra được phương thuốc trị khỏi hẳn bệnh vảy nến ở mọi vị trí. Thế nhưng, các thầy thuốc, chuyên gia đã nỗ lực tìm ra nhiều giải pháp khắc phục hữu hiệu triệu chứng.
Cách điều trị vảy nến ở cổ
Để chữa trị vảy nến ở cổ, trước tiên bạn cần gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, tình trạng bệnh.
Chuyên gia da liễu sẽ hỏi bạn một số vấn đề về tiền sử bệnh án của bạn, gia đình. Tiếp theo bạn cần cung cấp thông tin về một số loại thuốc bạn đã sử dụng, thức ăn mà bạn dị ứng… Cuối cùng, có thể bạn sẽ cần thực hiện một vài xét nghiệm phân biệt để xác định chính xác bệnh tình.
Mẹo chữa bệnh da cổ tại nhà theo dân gian
Sau khi chẩn đoán bệnh, tùy vào tình trạng da ở cổ của bạn hiện tại mà bác sĩ sẽ tư vấn cách trị liệu tương ứng. Bạn cũng có thể chia sẻ về việc thử nghiệm cách chữa bằng một số mẹo dân gian sau:
1. Tắm dầu oliu
Là loại dầu có một lượng tương đối lớn Omega 3 và các axit amin cùng vitamin E, dầu oliu có khả năng khám viêm, giảm khô và kích ứng ở da cổ do vảy nến. Duy trì thói quen tắm bằng dầu oliu mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm hiệu quả các biểu hiện vảy nến.
Cách làm:
- Bạn hòa khoảng 5 giọt dầu oliu vào bồn nước tắm, hòa với nước vừa ấm.
- Ngâm rửa và massage nhẹ nhàng vùng da cổ để dầu oliu thấm sâu vào trong.
- Sau khoảng 15 phút thì bạn tráng lại người thật kỹ với nước ấm sạch. Chú ý không nên sử
dụng các loại sữa tắm có hóa chất, làm giảm tác dụng của dầu. - Sau khi tắm với dầu oliu xong, bạn lau khô người và mặc quần áo thoáng mát, chất vải mềm.
- Bạn cũng có thể tiến hành tương tự với một số loại tinh dầu khác có cùng tác dụng như dầu dừa, bạc hà…
- Nên thực hiện cách trị vảy nến ở cổ này mỗi ngày cho đến khi triệu chứng bệnh giảm hẳn.
2. Cách sử dụng giấm táo trị bệnh
Cũng giống như dầu oliu, giấm táo có đầy đủ các công dụng điều trị các triệu chứng của bệnh vảy nến. Để tiến hành chữa vảy nến ở cổ bằng giấm táo, bạn làm như sau.
Cách làm:
- Rửa sạch phần da xung quanh cổ, đặc biệt là phần bị tổn thương.
- Trộn 2 thìa giấm táo với lượng tương ứng sữa chua không đường thành hỗn hợp nhuyễn lỏng.
- Lấy từng lớp bôi lên phần da cổ bị bệnh, kết hợp massage nhẹ nhàng. Cách này nhằm để nước dấm táo sữa chua thẩm thấu sâu vào da.
- Sau khoảng 15 phút thì bạn rửa sạch lại với nước ấm rồi để khô tự nhiên.
- Chú ý thực hiện mẹo này khoảng 2 lần vào buổi sáng và tối, sau đó mặc quần áo mềm. Hạn chế va chạm, cọ xát vào cổ.
3. Tắm bột yến mạch
Yến mạch chứa nhiều vitamin và các khoáng chất có tác dụng nuôi dưỡng và phục hồi làn da. Vì vậy bột này được nhiều người mách nhau sử dụng để chữa vảy nến ở cổ.
Để sử dụng yến mạch trị vảy nến ở cổ, bạn nên kết hợp với sữa chua không đường. Sữa chua sẽ làm gia tăng hiệu quả giảm ngứa, viêm, sưng đỏ.
Cách làm:
- Vệ sinh sạch vùng da ở cổ với nước ấm, chú ý chà nhẹ và kỹ vùng da viêm ở cổ.
- Trộn bột yến mạch cùng sữa tươi không đường với lượng vừa đủ để đắp vùng da tổn thương. Nên pha với tỉ lệ 1:1 hoặc loãng hơn để được hỗn hợp nhuyễn hơi đặc.
- Đắp hỗn hợp này lên vùng da cổ bị bệnh rồi massage để dung dịch thẩm thấu vào.
- Sau khoảng 20 phút thì bạn bỏ lớp hỗn hợp ra, rửa lại với nước ấm rồi lau khô.
- Chú ý tiến hành cách trị vảy nến ở cổ bằng yến mạch này mỗi ngày 2 lần sáng và tối. Sau khi dùng xong cần mặc quần áo mềm và tránh gãi ngứa.
Ngoài các nguyên liệu trên, bạn cũng có thể tiến hành đắp một số thảo dược có tác dụng tương tự như: Khoai tây, dưa chuột hay là mật ong…
Chữa vảy nến ở cổ bằng Đông y
Bên cạnh các mẹo dân gian trị vảy nến ở cổ tại nhà, bạn còn có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y lành tính, đơn giản dưới đây.
1. Bài sắc uống 1
Để sử dụng bài thuốc này, trước tiên bạn cần có:
- Thạch cao và các vị dược liệu gồm cây hòa thực, củ sinh địa. 3 loại này bạn dùng 20g/loại.
- 3 thảo dược tiếp theo là cây cậm cù, cam thảo và ké đầu ngựa, mỗi loại cần 16g.
- Ngoài ra bạn còn phải dùng thêm 12g cây thắng hồng kế.
- Sau khi đã có đủ số dược liệu trên, bạn cần loại bỏ các tạp chất bằng cách rửa sơ với nước.
- Khi các vị thuốc đã ráo nước, bạn cho vào ấm, thêm 5 bát con nước lọc rồi đun nhỏ lửa. Cần để tinh chất trong thuốc chảy ra dần dần.
- Kiểm tra thấy nước cạn còn khoảng 3 bát thì ngừng đun. Chắt 1 bát con uống ấm sau bữa ăn khoảng nửa tiếng. 2 bát còn lại cũng đun ấm và uống sau ăn trong ngày.
Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn uống ít hay nhiều thang. Thông thường người bệnh cần dùng khoảng 10 ngày là khỏi các triệu chứng.
2. Bài sắc uống số 2
- Bài thuốc này cần dùng đến cây lộc trường, nhẫn đông, địa hoàng, cây dạ hợp, vừng đen và ké đầu ngựa. Mỗi loại này cân đủ 12g khô, chú ý không dùng thuốc bị ẩm mốc.
- Sau khi đã có đủ số thuốc trên, bạn làm sạch chúng bằng cách rửa nhanh với nước.
- Để thuốc róc nước rồi cho vào ấm, thêm khoảng 5 bát con nước để đun.
- Khi đun chú ý để lửa nhỏ sao cho tinh chất của thuốc thôi ra, đồng thời nước cạn từ từ. Đến kh
i còn khoảng 3 bát thì không đun nữa. - Sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, bạn rót nước thuốc còn ấm, uống 1 bát con. Tương tự các bữa ăn sau trong ngày, bạn cũng dùng như vậy cho hết 1 thang.
- Thông thường người bệnh uống khoảng 10 ngày là thấy các biểu hiện của vảy nến ở cổ giảm hẳn.
3. Bài thuốc tắm trị vảy nến theo Đông y
Bài thuốc này dùng để tắm nên lượng thuốc bạn cần sử dụng sẽ nhiều hơn khá nhiều so với các công thức thông thường.
Bạn cần:
- 120g trấn phong thạch cùng với sơn hồ tiêu thích cùng lượng.
- Hoa cúc dại 240g và nửa cân huyền minh phàn.
- Sau khi đã có đủ số dược liệu trên, bạn làm sạch chúng với nước rồi để ráo.
- Khi thuốc đã khô bớt, bạn cho vào nồi, thêm khoảng 4 lít nước, đun vừa lửa.
- Khi nước đã sôi, bạn vặn nhỏ lại, nấu thêm khoảng 5 – 7 phút.
- Sau khi nước đã được, bạn hòa vào nước sạch để tắm ấm.
- Khi tắm chú ý ngâm rửa kỹ vùng da bệnh ở cổ, kết hợp chà nhẹ để thuốc tác dụng sâu vào bên trong.
- Sau khoảng 15 phút thì bạn tráng lại toàn thân với nước ấm sạch và lau người, mặc đồ khô thoáng, chất vải mềm.
Thuốc Đông y trị vảy nến ở cổ được đánh giá cao về tính an toàn. Còn tác dụng của chúng thì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người. Nếu thuốc phù hợp, thông thường người bệnh không chỉ giảm được triệu chứng mà còn ngừa bệnh tái phát trong thời gian dài.
Tuy nhiên, vì các sắc uống hay ngâm rửa, tắm đều khá kỳ công. Nó tốn nhiều thời gian nên ngày nay người ta lựa chọn cách nhanh gọn hơn là sử dụng thuốc Tây.
Điều trị bằng thuốc Tây
Mặc dù khá tốn kém và thường gây phản ứng phụ, làm nhờn thuốc, nhưng tân dược ngày nay đang là xu hướng lựa chọn của phần đông người thành thị quá bận rộn. Để chữa vảy nến ở cổ và nhiều vị trí khác, sau khi chẩn đoán bệnh tình, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số thuốc sau:
Thuốc bôi, uống
- Dược phẩm chứa corticoid: Hiện nay loại này có các dạng kem bôi, thuốc mỡ, dung dịch… Sử dụng chúng sẽ giúp bạn giảm sưng, đỏ, viêm, dày sừng. Tuy nhiên nếu dùng lâu ngày, vùng da cổ của bạn dễ bị nhờn thuốc, mỏng đi. Thậm chí nó còn dễ bị thâm tím, xước…
- Thuốc cung cấp Vitamin D tổng hợp: Gồm các kem mỡ Dovonex , Rocaltrol, Sorilux, Vectical… Chúng có tác dụng làm chậm chu trình tái tạo da bất thường, giảm hiện tượng dày sừng, bong vảy… Tuy nhiên nếu sử dụng các thuốc này không đúng cách, da cổ có thể bị kích ứng.
- Gel Tazarotene: Có tác dụng loại bỏ phần vảy bong và giảm viêm ở cổ. Sử dụng thuốc này nhiều ngày hoặc quá liều có thể gây kích ứng nếu da nhạy cảm.
- Pimecrolimus, Tacrolimus: Ức chế sự làm việc quá mức của tế bào T, nhờ đó ngăn chặn các phản ứng mẫn cảm của hệ miễn dịch. Thuốc này tác dụng đến nguyên nhân sâu của bệnh. Nhưng nó lại được cho rằng nó có liên quan đến khả năng gây ung thư. Vì vậy, bạn chỉ sử dụng chúng trong trường hợp cần thiết và không dùng nhiều ngày.
- Eucrisa: Đây là thuốc mỡ giúp làm giảm cảm giác châm chích, ngứa ngáy trên da cổ. Ngoài ra nó cũng đóng vai trò giảm viêm do vảy nến rất tốt.
- Thuốc chứa axit Salicylic: Có tác dụng giảm các bong tróc trên da, đồng thời sát trùng, giảm viêm. Loại này nếu dùng nhiều ngày có thể gây kích ứng nhẹ hoặc nặng.
- Coaltar: Đây là dược liệu dẫn xuất từ nhựa than đá, có dạng kem. Bôi Coaltar vào da cổ có tác dụng kháng khuẩn, nấm là hạn chế hiện tượng dày sừng.
Ngoài ra, người bệnh còn cần sử dụng một số loại thuốc uống như: Otezla, Neoral, Trexall và các Retinoids liều thấp, thuốc kháng sinh, chống nấm, dị ứng, chế phẩm sinh học…
Quang trị liệu
Trong trường hợp bị nặng hoặc không thể dùng thuốc khác, có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn sử dụng các phương pháp quang hóa trị liệu.
Đây là biện pháp sử dụng tia cực tím UV chiếu lên da để làm chậm sự phát triển của các tế bào.
Một số liệu pháp thường được áp dụng trong điều trị vảy nến ở cổ:
- Dùng ánh m
ặt trời: Tia cực tím trong ánh mặt trời tự nhiên hoặc nhân tạo. - UVB: Tia UV nhân tạo giúp làm chậm sự hình thành tế bào và trị bong da. Người ta cũng có thể sử dụng UVB băng hẹp mới, có nhiều ưu điểm hơn phương pháp cũ này.
- Goeckerman: Kết hợp sử dụng tia UVB và nhựa than đá, dùng cho người bị vảy nến ở mức nhẹ đến trung bình.
- PUVA: Đây là cách trị liệu khiến cho da nhạy cảm hơn với ánh sáng, thường sử dụng trước khi chiếu UVA.
- Laser Excimer: Dùng UVB để xử lý một số vùng da bị tổn thương ở mức độ trung bình.
Nói chung các thuốc Tây và các phương pháp trị liệu hiện đại có nhiều ưu điểm tích cực. Chẳng hạn như đem lại hiệu quả rõ rệt, nhanh chóng. Tuy nhiên, khi sử dụng, người bệnh nên cẩn trọng, tránh để các biến chứng xảy ra với vùng da cổ.
Lưu ý cách phòng ngừa vảy nến ở cổ
Điều trị vảy nến ở cổ để giảm các triệu chứng có rất nhiều cách, tuy nhiên khi tiến hành bạn cần chú ý:
- Nếu dùng mẹo dân gian hoặc thuốc Đông y, cần kiên trì sử dụng nhiều ngày nếu thấy thuốc phù hợp với cơ địa.
- Nếu dùng thuốc tân dược, nên dùng với lượng vừa đủ và đều đặn. Chú ý xem kỹ phần tác dụng phụ và biến chứng nếu có.
- Cẩn thận nếu dùng thuốc bôi lên các phần da bị xước và tránh để vi khuẩn tấn công vào.
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và không ngừng ngay sau khi các biểu hiện ở cổ giảm.
- Nếu sau thời gian sử dụng theo liệu trình mà thuốc không đem lại hiệu quả thì cần khám lại. Từ đó xem xét để tìm thuốc thích hợp.
Vảy nến ở cổ là thể bệnh rất khó trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm, kết hợp kiêng khem đầy đủ, các triệu chứng bệnh có thể giảm mạnh và ít tái phát. Hy vọng với những thông tin được cung cấp, mọi người đã nắm rõ thông tin về bệnh cũng như cách xử lý phù hợp với mình.
Xem thêm: Kim tiền thảo – Tác dụng và 20+ bài thuốc chữa bệnh hay nhất
Tin mới nhất
- Đau nửa đầu vai gáy bên trái – phải: Nguyên nhân, cách trị
- Tràn lan tinh nghệ nano, đâu là sản phẩm nên dùng?
- Vẩy nến á sừng là gì? Những thông tin hữu ích cần biết
- 14 thực phẩm tăng cường nội tiết tố nữ estrogen hiệu quả từ thiên nhiên
- Bí quyết chữa yếu sinh lý, tăng cường sung mãn chốn phòng the cho phái mạnh từ người Thái Đen
- Ho khan: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- Xuất huyết dạ dày nên ăn gì để cải thiện bệnh?
- Ăn khoai lang chiên hay khoai tây chiên tốt hơn?
- Tổng quan kiến thức cần biết về ung thư tuyến giáp
- Top 4 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Cricket
Video
- Nấm lim xanh tự nhiên Công dụng của nấm lim xanh tiếp thêm hy vọng với người bệnh nan y
- Công dụng tác dụng của nấm lim xanh rừng Tác dụng nấm lim xanh là gì uống nấm lim xanh nhiều có tốt không?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bệnh tiểu đường và những điều cần biết trong quan hệ vợ chồng
- Cách sắc nấu và sử dụng nấm lim xanh Cách nấu nấm lim xanh chữa bệnh cách sơ chế nấm lim xanh rừng