Cây dâu tằm và cây tầm gửi trên cây dâu – “thần dược” trị viêm họng viêm amidan

So với thuốc Bắc, thuốc nam có sự tương thích cao hơn đối với cơ địa của người Việt. Vì vậy nhiều cây thuốc nam được lựa chọn để đưa vào các bài thuốc, thay thế những vị thuốc bắc khó tìm kiếm. Trong số đó, cây dâu tằm và cây tầm gửi trên cây dâu nằm trong những thảo dược được ưu tiên lựa chọn hàng đầu, nhất là trong điều trị viêm họng, viêm amidan. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của những dược liệu này, bạn đọc hãy cùng theo dõi những chia sẻ từ bác sĩ Lê Phương, Nguyên PGĐ. Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông ngay sau đây.

Thành phần dược tính của cây dâu tằm

Theo chia sẻ từ bác sĩ Lê Phương, cây dâu có tên gọi trong Đông y là tầm tang hoặc mạy môn. Loại cây này rất phổ biến tại Việt Nam nhưng ít ai ngờ đến những công dụng mà cây dâu mang lại. Cây tầm tang có vị đắng ngọt, tính hàn, quy vào các kinh can, phế, thận. Các thầy thuốc Đông y từ lâu đã ứng dụng cây dâu vào điều trị các vấn đề sức khỏe vì hầu hết các bộ phận của cây dâu đều có lợi:

Tất cả các bộ phận và thành phần ký sinh trên cây dâu đều là dược liệu quý
  • Lá dâu còn gọi là tang diệp có tác dụng sơ can, thanh nhiệt, lương huyết, chữa cảm mạo, giảm sốt, tiêu đờm, an thần, điều trị cao huyết áp, trị viêm kết mạc, giúp sáng mắt.
  • Quả dâu (tang thầm): Bổ thận, bổ huyết, mát huyết, điều trị tiểu đường, tăng cường tiêu hóa, điều trị mất ngủ, tóc bạc sớm, sáng mắt.
  • Cành dâu (tang chi) có tác dụng trừ tà, chữa phong tê thấp, đau nhức mỏi vai gáy, đau nhức mỏi cơ thể, trị mẩn ngứa ngoài da…
  • Vỏ và rễ (tang bạch bì) giúp lợi tiểu, điều trị ho có đờm, ho lâu ngày, phù thũng, bệnh ngoài da.

Không chỉ các bộ phận của cây dâu mà cả những loại cây ký sinh những dược liệu liên quan đến cây dâu cũng mang lại những lợi ích kỳ diệu cho sức khỏe con người:

  • Cây tầm gửi trên cây dâu (tang ký sinh): Bổ gan thận, điều trị thoát vị đĩa đệm, điều trị đau nhức xương, an thai.
  • Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang tiêu phiêu) có tác dụng bổ thận, ích tinh, lợi tiểu, chữa bệnh tiểu nhiều, đái dầm ở trẻ con, di tinh, liệt dương.
  • Sâu trong thân cây dâu giúp chữa bệnh đái dầm, đa mắt ở trẻ em.
  • Bạch cương tàm là dược liệu có nguồn gốc từ con tằm ăn lá dâu, có tác dụng giúp chấn tĩnh, an thần, bình can tức phong, chữa các bệnh về thần kinh, động kinh, giúp làm đẹp da, sáng da cho phụ nữ.

Ứng dụng của cây dâu và các vị thuốc liên quan đến cây dâu với bệnh tai mũi họng

Mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe, cây dâu và tang ký sinh được dân gian ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh lý, trong đó có các bệnh về tai mũi họng. Bác sĩ Lê Phương cho biết, trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu các bài thuốc dân gian, bài thuốc cổ phương chữa bệnh tai mũi họng, bác sĩ phát hiện có rất nhiều bài thuốc chứa các dược liệu liên quan đến cây dâu. Một số bài thuốc tiêu biểu như:

Bài thuốc chữa bệnh tai mũi họng từ bạch cương tàm

+ Bài thuốc chữa viêm amidan, cổ nhiều đờm: Dùng 10g bạch cương tàm kết hợp với phèn chua và phèn đen mỗi thứ 5g. Tán mịn tất cả các thành phần rồi cho vào lọ bảo quản. Mỗi lần sử dụng lấy 5g sinh khương, 5g bạc hà và 2 g bột bạch cương tàm đã chuẩn bị đem sắc với nước. Dùng nước này chấm vào cổ họng để đờm nong ra.

Vị thuốc bạch cương tàm

+ Bài thuốc chữa khản tiếng do viêm họng: Dùng 5g bạch cương tàm, 1g phèn đen, 1g phèn chua trộn đều rồi tán nhuyễn. Mỗi ngày lấy 1g bạc hà với 2g bột và 1g gừng tươi để chế nước súc miệng.

+ Chữa mất tiếng do viêm thanh quản: Tán bột 10g kha tử và 10g bạch cương tàm. Dùng bột ngậm và nuốt dần trong ngày.

Bài thuốc chữa ho lâu ngày, ho khan từ rễ cây dâu:

Rễ cây dâu rửa sạch, bóc lấy phần vỏ của rễ rồi cạo sạch lớp vỏ bên ngoài. Ngâm vỏ rễ cây dâu với nước gạo trong 24 giờ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Mỗi lần uongs lấy khoảng 10 – 16g rễ sắc nước uống.

Bài thuốc chữa ho khan, ho do phong nhiệt, nhiều đờm vàng đặc, mát phổi

Bài thuốc: Tang diệp, bối mẫu, lê bì, chi tử bì, sa sâm mỗi vị 8g; hạnh nhân 12g; đậu xị 4g. Sắc lên lấy nước uống.

Chữa ho từ tang ký sinh

Dùng 30g tang ký sinh, 10g trắc bá và 20g rễ chanh. Sao vàng hạ thổ các vị thuốc này và dùng sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Như vậy, hầu hết các bộ phận của cây dâu đều có tác dụng điều trị các bệnh tai mũi họng, đặc biệt là ho, viêm họng, viêm amidanviêm phế quản. Với những tác dụng như vậy, hiện nay cây dâu và tang ký sinh là những vị thuốc nam được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh của các đơn vị khám và điều trị đông y, trong đó nổi bật là bài thuốc chữa viêm họng viêm amidan Thanh hầu bổ phế thang của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam.

Tang tầm và tang ký sinh được, thuốc nam hội tụ giúp làm tăng công dụng chữa viêm họng, viêm amidan hiệu quả

Thanh hầu bổ phế thang là một trong những bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan có nhiều ưu điểm nổi trội đang được ứng dụng tại Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bài thuốc này được đánh giá cao vì có nhiều ưu điểm nổi bật. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương dành nhiều lời khen ngợi cho bài thuốc vì đi đúng hướng, giải quyết bệnh theo nguyên tắc chữa bệnh từ căn nguyên của Đông y:

Bác sĩ Tuyết Lan đánh giá về bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang

Đặc biệt hiệu quả của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang trong điều trị viêm amidan, viêm họng và ho đã được chứng minh lâm sàng năm 2014. Trong 200 bệnh nhân tham gia kiểm nghiệm thì có hơn 163 bệnh nhân khỏi bệnh sau khi dùng thuốc từ 40 ngày – 120 ngày.

Một trong những nhân tố tạo nên hiệu quả của bài thuốc chính là quá trình nghiên cứu và lựa chọn dược liệu. Nghiên cứu kỹ lưỡng hàng trăm bài thuốc trong kho tàng thuốc cổ phương và thuốc dân gian, bác sĩ Lê Phương đã lựa được những vị thuốc phù hợp cho bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan. Trong đó cây dâu và dược liệu liên quan đến cây dâu được là những thành phần nổi bật giúp tạo ra hiệu quả của bài thuốc.

Chia sẻ về việc lựa chọn cây dâu và một số thành phần liên quan đến cây dâu, bác sĩ Lê Phương, người trực tiếp tham gia nghiên cứu bài thuốc cho biết:

“Trong Đông y, viêm họng, viêm amidan không chỉ do vi khuẩn, virus hoặc các yếu tố bên ngoài khác (ngoại tà) mà còn do các tạng phủ bên trong bị suy yếu, can hỏa gây phế nhiệt, thận âm hư làm mất cân bằng âm dương, khiến chính khí bị tiêu hao, hỏa vượng đốt cháy tân dịch ở hầu họng gây viêm. Muốn chữa khỏi những chứng bệnh này thì cần thanh nhiệt, cân bằng lại chức năng các tạng phủ để cân bằng âm dương, giúp hỏa tự yên vị, từ đó bệnh sẽ thuyên giảm dần.

Khi nghiên cứu các bài thuốc cổ phương, bài thuốc dân gian trong khám và điều trị viêm họng, viêm amidan, tôi phát hiện có rất nhiều bài thuốc có thành phần từ cây dâu và tang ký sinh như cây tầm gửi trên cây dâu, bạch cương tàm… Nghiên cứu kỹ về những dược liệu này, tôi phát hiện chúng có những đặc tính quan trọng, vừa vừa giúp khôi phục chức năng và bồi bổ tạng phủ, vừa giúp tiêu viêm, giảm đau, giảm đờm mủ hiệu quả.

Ví dụ như tang diệp, tức là lá dâu, có tính hàn, đi vào các kinh can, phế, giúp tán nhiệt giải biểu, mát gan, rất phù hợp vì thế giúp giảm viêm hiệu quả. Phần rễ cây dâu thuộc tính hàn, quy kinh phế và tỳ, có tác dụng thanh nhiệt ở phế, giảm ho và lợi tiểu. Trong khi đó bạch cương tàm có tình bình, quy vào các kinh tâm, can, tỳ, phế, giúp giảm đau (khu phong chỉ thống), giải độc, giảm ho và an thần tốt.

Một lý do khác khiến tôi và các đồng nghiệp lựa chọn loại cây này vào bài thuốc chữa viêm họng và viêm amidan là vì đây là vị thuốc nam rất phổ biến. Cây dâu được trồng khắp cả nước, sống trên điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nước ta sẽ phù hợp hơn với cơ địa của người Việt. Vì vậy khi ứng dụng, cơ địa sẽ hấp thu thuốc tốt hơn. Cũng nhờ phổ biến nên chúng tôi có thể tìm kiếm nguồn dược liệu dễ dàng hơn so với thuốc bắc.

Hơn nữa trong quá trình nghiên cứu dược tính, kiểm định độc tính của loại cây này tại Trung tâm phòng chống độc, Học viện Quân y và Viện dược liệu không phát hiện độc tính nguy hiểm. Cây dâu cũng không tương tác với các loại thảo dược khác tạo ra độc tính nên dễ phối kết hợp khi nghiên cứu thành phần bài thuốc. Chính vì vậy tang diệp, tang bạch bì, bạch cương tàm, tang ký sinh được chúng tôi ưu tiên lựa chọn đưa vào công thức “gốc” của bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang. Trong đó tang diệp, tang bạch bì, bạch cương tàm đều là những thành phần chủ dược. Bên cạnh đó còn có Bạc Hà giúp gia tăng tác dụng của chủ dược, Hạnh nhân, Cát cánh giúp tuyên phế chỉ khái; Liên kiều tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc. Cam thảo điều hòa các vị thuốc hợp với Cát cánh giúp tuyên phế chỉ khái, lợi yết hầu.”

Như vậy việc ứng dụng của lá dâu, rễ cây dâu, bạch cương tàm, tang ký sinh trong bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang vừa là sự kế thừa có chọn lọc và nghiên cứu kỹ càng từ phía đội ngũ nghiên cứu của Trung tâm Thừa kế & Ứng dụng Đông y Việt Nam. Không chỉ cây dâu mà hầu hết các dược liệu có trong công thức bài thuốc đều được nghiên cứu và tuyển chọn kỹ càng. Nhờ đó bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang vừa giúp loại bỏ bệnh vừa tạo được sự yên tâm nơi người bệnh.

Cây dâu và tang ký sinh, “tiên dược” nhưng đừng dùng tùy tiện

Việc tìm hiểu kỹ lưỡng công dụng và cách sử dụng của cây dâu giúp phòng và điều trị bệnh tại nhà hiệu quả hơn. Tuy nhiên bác sĩ Lê Phương cũng cho biết, nếu sử dụng cây dâu và các vị thuốc khác liên quan đến cây dâu không đúng cách, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Ví dụ như:

  • Ảnh hưởng đến đường huyết: Bác sĩ Phương nhấn mạnh rằng, đã có nghiên cứu của các chuyên gia từ Mỹ cho biết sau khi sử dụng thực phẩm chứa dâu tằm, lượng đường trong máu bị giảm nghiêm trọng.
  • Giảm khả năng tiêu thụ tinh bột của cơ thể: Dâu tằm có thể ức chế khả năng tiêu thụ tinh bột của dạ dày.
  • Ảnh hưởng đến thận: Cây dâu chứa nhiều Kali, vì vậy những người có tiền sử mắc bệnh thận hoặc bệnh về bàng quang dễ gặp phải nguy hiểm.
  • Làm mất sữa: Cây dâu có thể ức chế việc sản xuất sữa của tuyến sữa. Vì vậy phụ nữ đang con bú không sử dụng các vị thuốc liên quan đến cây dâu.
  • Ung thư da: Nhiều phụ nữ sử dụng dâu tằm để đắp mặt, làm đẹp da. Tuy nhiên loại thảo dược này có thể gây ung thư cho da.

Vì vậy bác sĩ Phương khuyên rằng nếu chưa hiểu rõ về dâu tằm hoặc thì người bệnh không nên áp dụng các cách chữa trị từ cây dâu tại nhà. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ càng và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn.

Như vậy với những chia sẻ trên đây, mong rằng bạn đọc đã hiểu thêm về tác dụng chữa viêm họng, viêm amidan của cây dâu và tang ký sinh, những loại cây quen thuộc quanh mình. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về ứng dụng của cây dâu trong điều trị bệnh, quý bạn đọc có thể liên hệ đến hotline sau để được bác sĩ Lê Phương tư vấn trực tiếp: 024 710 99 838 – 0974 026 239 (cơ sở Hà Nội) – 028 710 99 838 – 0912 507 855 (cơ sở HCM).

Xem thêm:

  • 6 Cách Chữa Viêm Họng Tại Nhà Bằng Mẹo Dân Gian Hiệu Quả
  • TOP 13 Cách trị viêm amidan tại nhà bằng dân gian an toàn, hiệu quả

Xem thêm: Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu bệnh gì ở nam giới và nữ giới? 

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!