Viêm dạ dày ruột cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm dạ dày ruột cấp xảy ra khi dạ dày và ruột của bạn bị kích thích, viêm nhiễm từ virus hoặc vi khuẩn. Theo đó, viêm dạ dày ruột cấp sẽ gây ra tiêu chảy và nôn mửa, là một căn bệnh thường gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi. Nó ảnh hưởng và gây ra nhiều bất tiện, đau đớn cho mọi người, đặc biệt phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

Tìm hiểu hội chứng viêm dạ dày ruột cấp

Viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Viêm dạ dày ruột cấp là tình trạng viêm của đường tiêu hóa do nhiễm trùng. Một tên gọi khác của bệnh là cúm dạ dày, mặc dù nó không liên quan đến cúm.

Bệnh có thể gây ra nhiều sự bất tiện và khó chịu. Thế nhưng nó thường tự hết trong vòng 7-10 ngày khi được chăm sóc và thăm khám hiệu quả. Phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe vì không có cách điều trị chuyên biệt cho viêm dạ dày ruột cấp do virus.

Nguyên nhân

Ngày nay, các nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân mắc viêm dạ dày ruột liên quan đến nhiễm virus hoặc vi khuẩn, ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới.

Có thể chia nguyên nhân gây ra viêm dạ dày ruột cấp thành 5 nhóm sau:

1. Ảnh hưởng từ điều kiện vệ sinh, sinh hoạt

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp có tính truyền nhiễm cao, dễ bị lây lan khi tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm bệnh hoặc qua thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm. Nó có thể lây lan trong các khu vực gần, tập trung nhiều người và có điều kiện sống, điều kiện vệ sinh kém.

Nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân gây ra viêm dạ dày ruột cấp (Cúm dạ dày) phổ biến

Người sinh hoạt hoặc làm việc, ăn uống tại những khu vực bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người thông thường. Đặc biệt nếu như ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc thức ăn chế biến chưa kĩ lưỡng, xử lý thực phẩm chưa sạch sẽ sử dụng nguồn nước ô nhiễm đều làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Các dạng kim loại nặng (asen, cadmium, chì, thủy ngân) thường có mặt trong nước sẽ gây ra tình trạng trên.

Những nơi như trường học, phương tiện di chuyển công cộng, viện dưỡng lão, tàu du lịch,…  dễ làm bùng phát dịch do là nơi tập trung nhiều người và điều kiện vệ sinh, sinh hoạt tương tự nhau.

2. Nhiễm virus Norovirus

Norovirus rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Nó lây lan qua đường thực phẩm, nước và tiếp xúc với những người bị nhiễm virus Norovirus.

3. Nhiễm virus Rotavirus

Rotavirus thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thời gian hoạt động mạnh nhất của loại virus này là khoảng từ tháng 12 đến tháng 6. Tốc độ lây lan của Rotavirus rất nhanh, dễ làm bùng phát các ổ dịch viêm dạ dày ruột cấp.

4. Nhiễm vi khuẩn

Mặc dù không phổ biến nhưng các vi khuẩn như E.coli, salmonella cũng có thể khiến người bệnh mắc phải viêm dạ dày ruột. Vi khuẩn Salmonella thường có ở gia cầm, bò sát vật nuôi, trứng,…

Làm xét nghiệm để kiểm tra nhiễm khuẩn E.coli

5. Viêm dạ dày ruột cấp do ký sinh trùng

Một
số loại ký sinh có thể gây ra viêm dạ dày ruột. Phổ biến nhất là giardia lamblia, chiếm khoảng 10% trong tổng số các nguyên nhân phát bệnh.

Đôi khi các yếu tố khác có thể gây ra các triệu chứng gần giống với viêm dạ dày ruột cấp như

  • Dị ứng thực phẩm: không dung nạp thực phẩm đường sữa, chất làm ngọt nhân tạo,… dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây ra tiêu chảy và nôn mửa.
  • Rối loạn tiêu hóa:  các bệnh viêm ruột như Crohn, viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac đều có thể làm xuất hiện các triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp.
  • Một số loại thuốc: các loại kháng sinh, chống viêm không steroid như naproxen, ibuprofen, meloxicam,… hoặc thuốc kháng axit có magie sẽ gây ra các dấu hiệu tương tự như bệnh viêm dạ dày ruột cấp (Cúm dạ dày).

Do đó, nhằm để xác định chính xác nguyên nhân và phương hướng điều trị, người bệnh cần đến gặp bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe.

Triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp

Mặc dù thường được gọi là cúm dạ dày, nhưng người bệnh không có biểu hiện như cúm. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm xuất hiện những triệu chứng như

  • Tiêu chảy, phân lỏng: trong trường hợp tiêu chảy ra máu có nghĩa là người bệnh đã bị nhiễm trùng nặng hơn.
  • Chuột rút và đau bụng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau đầu, choáng váng, người mệt mỏi
  • Sốt nhẹ

Các triệu chứng thường xuất hiện từ lúc nhiễm bệnh đến 1-2 ngày sau. Chúng sẽ kéo dài ít nhất là 1 tuần và đôi khi có thể kéo dài lâu hơn.

Biểu hiện của viêm dạ dày ruột cấp là nôn ói và tiêu chảy

Biểu hiện mất nước

Do các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, những người bị bệnh này có thể bị mất nước nhanh chóng. Nhận biết các biểu hiện mất nước này để kịp thời xử trí là điều hết sức quan trọng Các dấu hiệu gồm có:

  • Khát nước
  • Nước tiểu có màu đậm, tiểu ít hoặc không thể tiểu dù đã quá 8 giờ đồng hồ
  • Da khô
  • Khô miệng, miệng nứt nẻ
  • Nhiệt độ cao, chóng mặt
  • Mắt trũng, má hóp
  • Ở trẻ sơ sinh, tã luôn khô (trong hơn 4-6 giờ)

Ngoài ra, bạn cần tìm cách điều trị y tế khẩn cấp nếu:

  • Tiêu chảy kéo dài từ 3 ngày trở lên mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Tiêu chảy ra máu
  • Xuất hiện các biểu hiện mất nước
  • Buồn ngủ bất thường, lơ mơ, không phản ứng
  • Sốt cao từ 38 độ trở lên.
  • Bụng quặn đau

Biến chứng của viêm dạ dày ruột cấp

Mất nước và viêm dạ dày ruột cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

  • Sưng não
  • Hôn mê
  • Sốc giảm thể tích máu
  • Suy thận
  • Động kinh, co giật

Ai dễ bị viêm dạ dày ruột cấp?

Bệnh có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, chủng tộc và hoàn cảnh. Những người có thể dễ bị viêm dạ dày ruột hơn bao gồm:

  • Trẻ nhỏ
  • Người cao tuổi
  • Người sống, sinh hoạt và làm việc ở nơi đông đúc
  • Người có hệ miễn dịch yếu

Điều trị viêm dạ dày ruột cấp

Không có thuốc kháng virus cụ thể nào dùng để điều trị. Lạm dụng kháng sinh có thể khiến làm tăng sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh. Phương pháp điều trị nghiêng về các biện pháp tự chăm sóc và quản lý bệnh dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Bù nước: sử dụng các loại dung dịch chứa chất điện giải chuyên biệt dành riêng cho trẻ em để tiến hành bù nước cho trẻ. Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về cách sử dụng chúng.
  • Khẩu phần ăn: cho trẻ trở lại chế độ ăn bình thường thật chậm rãi. Hãy bắt đầu bằng những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít gia vị như: cháo, bánh mì nướng, chuối. Hạn chế các sản phẩm có đường (kem, soda, kẹo, bánh,…) hoặc thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên,…)
  • Nghỉ ngơi: cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế để trẻ quấy khóc, la hét vì sẽ làm mất nước nhanh hơn.
  • Vệ sinh: thay mới quần áo, chăn gối cho trẻ ít nhất 24 giờ/lần. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Bạn cũng cần rửa sạch tay trước mỗi lần tiếp xúc với trẻ.
  • Không tự ý dùng thuốc: trừ khi được bác sĩ đề nghị, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Sữa: cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú theo sữa công thức và cung cấp thêm một lượng dung dịch bù nước vừa đủ. Đừng pha loãng sữa bột đã được chuẩn bị của bé.
Luôn cho trẻ rửa sạch tay với xà phòng và nước

Bổ sung nước

Điều trị chính của viêm dạ dày ruột ở trẻ em và người lớn là bù nước. Với đối tượng bị mất nước nhẹ đến trung bình sẽ cần đến phương pháp bù nước bằng miệng. Đối với trường hợp nặng hoặc thường xuyên bị nôn ói, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống 1 liều thuốc chống nôn (metoclopramide hoặc ondansetrin). Kèm theo đó là truyền dịch.

Ngoài ra, bệnh nhân phải thường xuyên uống nước để bổ sung khoáng và chất điện giản. Tránh việc uống đồ uống có gas hoặc nước ép trái cây vì chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.

Chế độ ăn uống

Ngừng ăn thức ăn rắn trong vài giờ và thay thế bằng các loại thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa như: cháo, cơm mềm, thịt gà, bánh mỳ nướng,…

Đối với các nhóm thực phẩm như sữa, cafeine, rượu, chất béo,… sẽ dễ gây ra kích thích đường ruột. Vì vậy cần loại bỏ các nhóm thực phẩm trê
n ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của người đang bị viêm dạ dày ruột cấp. Đừng quên chia nhỏ lượng thức ăn để sức khỏe của dạ dày và đường ruột được phục hồi. Ngừng ăn khi cảm thấy buồn nôn trở lại.

gạo, bánh mỳ là những thực phẩm có thể bổ sung một lượng nhỏ cho người bị viêm dạ dày ruột

Một số chế phẩm như sữa lên men (sữa chua) đã được chứng minh đem lại lợi ích trong việc làm giảm thời gian bị bệnh và tần suất các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp xuất hiện. Người bệnh có thể chú ý bổ sung thêm nhóm này để rút ngắn thời gian mắc bệnh.

Nghỉ ngơi và vệ sinh

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp (cúm dạ dày) làm cơ thể bị mất nước sẽ yếu đi trong thấy. Vì vậy việc nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe hồi phục là điều thiết yếu.  Hãy nghỉ ngơi nhiều ở nơi thoáng đãng, yên tĩnh. Chú trọng đến chất lượng của giấc ngủ và không gian nghỉ ngơi. Chắn chắc phòng ngủ, phòng vệ sinh hay nhà bếp là những gian phòng đã được làm vệ sinh sạch sẽ.

Đồng thời, thói quen rửa sạch tay với xà phòng, ăn chín uống sôi và tắm rửa thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chữa trị, phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột cấp.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây

Thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống động kinh,… có thể sẽ cần thiết trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện nôn ói, nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên chúng vẫn tồn tại những tác dụng phụ nguy hiểm cần cẩn trọng khi được đưa vào sử dụng.

Các loại thuốc giảm đau như Ibuprofen, aspirin,… có thể khiến dạ dày của bạn càng thêm khó chịu. Hoặc sử dụng acetaminiphen có thể gây ra ngộ độc gan, suy thận cấp.

Vì vậy hãy thảo luận với bác sĩ hoặc hỏi thật chi tiết về vấn đề sử dụng thuốc khi điều trị viêm dạ dày ruột cấp để đảm bảo an toàn.

CHẤM DỨT viêm dạ dày ruột cấp an toàn và hiệu quả với bài thuốc thảo dược thiên nhiên tốt nhất hiện nay

Để giải quyết tận gốc viêm dạ dày ruột cấp, người bệnh có thể lựa chọn bài thuốc có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO như  Sơ can Bình vị tán – Giải pháp độc quyền của Thuốc dân tộc.

Sơ can Bình vị tán sử dụng 100% thảo dược sạch

Bài thuốc bao gồm tổng thể chế phẩm, mỗi loại đều có công dụng chuyền biệt. Mỗi bệnh nhân sau khi được bác sĩ điều trị thăm khám sẽ chỉ định liệu trình đa tác động sử dụng 2 – 3 chế phẩm, đó là:

  • Sơ can Bình vị tán – Viêm loét HP + Cao Bình vị: Phù hợp với bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột cấp, trào ngược và dương tính khuẩn HP.
  • Sơ can Bình vị – Trào ngược và viêm loét HP + Cao Bình vị: Phù hợp với bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột cấp, trào ngược và dương tính khuẩn HP.

Theo THS.BS Tuyết Lan đã giới thiệu bài thuốc trên sóng VTV2 Vì sức khỏe người Việt, Sơ can Bình vị tán có thanh phần 100% lành tính nên có thể chỉ định cả với bệnh nhân cơ địa hấp thu kém, thể trạng yếu như: Trẻ nhỏ, phụ nữ sau sinh (6 tháng) và người cao tuổi…

Bài thuốc được giới thiệu trên VTV2

Bài thuốc có khả năng tác động đa chiều và tạo ra cơ chế điều trị 3 MŨI NHỌN độc nhất giải quyết tận gốc vấn đề do bệnh dạ dày gây ra.

  • Loại bỏ triệu chứng đau thượng vị, ợ hơi, chướng bụng… 
  • Tiêu diệt tác nhân gây viêm dạ dày ruột cấp, kể cả khuẩn HP (nếu có)
  • Phục hồi chức năng dạ dày, ổn định nhu động ruột và tăng đề kháng để phòng bệnh tái phát

Với sự an toàn, hiệu quả điều trị bệnh từ tận sâu bên trong cơ thể, Sơ can Bình vị tán đã trở thành giải pháp toàn diện nhất dành cho bệnh nhân dạ dày được nhiều đài truyền hình, báo chí đưa tin như VTV, VTC, Sức khỏe, Đời sống pháp luật,…

Báo chí truyền thông đưa tin về bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Sau một chặng đường dài hơn một thập kỷ, bài thuốc luôn nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên gia, đã giúp hàng ngàn bệnh nhân CHẤM DỨT tình trạng viêm dạ dày ruột cấp. Trong đó có khá nhiều nghệ sĩ nổi tiếng công khai hành trình điều trị bệnh viêm đau dạ dày thành công nhờ Sơ can Bình vị tán như: NS Trần Nhượng và cháu gái, NS Chiến Thắng và NS Thu Hà… 

Cháu NSND Trần Nhượng chữa dạ dày HP tại Thuốc dân tộc do BS Tuyết Lan hướng dẫn
NS Chiến Thắng và Thu Hà cũng đã khỏi bệnh dạ dày nhờ Sơ can Bình vị tán

Dựa trên tính thực tế, thời gian điều trị của bài thuốc thường kéo dài từ 2-3 tháng, nên Trung tâm Thuốc dân tộc đã tiến hành phối hợp với Viện y dược dân tộc  phát triển thêm Sơ can Bình vị tán thế hệ 2, để rút ngắn thời gian điều trị.

Sau một thời gian dài nghiên cứu và phát triển, công thức bài thuốc đã được hoàn thiện với thành phần chủ dược tư 3 vị thuốc quý của dân tộc Tày và Dao, đó là Lá khôi tía, Dạ cẩm đỏ và Củ gà ấp.

Điểm đặc biệt ở bài thuốc thế hệ 2

Cùng với đó là khả năng đáp ứng đầy đủ các yếu tố để trở thành Bài thuốc thế hệ 2 (tiêu chí đã được nêu trong Hội nghị Quốc tế về thuốc thảo dược ở Hàn Quốc năm 2013), bài thuốc đã nhanh chóng được ứng dụng thử nghiệm lâm sàng. Hiệu quả điều trị vượt trội, chỉ trong 45 ngày đã giúp 80% bệnh nhân khỏi bệnh dạ dày (trên tổng 400 bệnh nhân).

Kết quả thử nghiệm lâm sàng của Sơ can Bình vị tán thế hệ 2

Tiến sĩ Vân Anh chia sẻ về khả năng đáp ứng 4 tiêu chí khắt khe của Bài thuốc thế hệ 2

Vậy nên, hiện nay khi đến Thuốc dân tộc thăm khám dạ dày, bệnh nhân bị bệnh dạ dày có thể sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng Sơ can Bình vị tán đời đầu kết với thế hệ 2, để đạt được hiệu quả vô cùng khả quan.

Bạn hãy chủ động liên hệ chuyên gia để sớm dứt điểm các cơn đau đớn, khó chịu do bệnh viêm dạ dày ruột cấp gây ra!

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày ruột cấp?

Bệnh rất dễ lây lan. Những điều bạn có thể làm là làm giảm cơ hội lây nhiễm hoặc lây truyền sang người khác. Những thói quen sinh hoạt tốt sẽ mang lại một hệ miễn dịch tốt. Một hệ miễn dịch tốt có thể làm giảm nguy cơ viêm dạ dày ruột cấp tấn công.

Bạn sẽ cần phải:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Gel rửa tay khô có đôi khi không đáp ứng đủ nhu cầu làm sạch vi khuẩn.
  • Không dùng chung đồ đạc, kể cả quần áo, khăn tắm, chén bát với cả gia đình
  • Không ăn thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín, không uống nước máy trực tiếp mà chưa đun sôi
  • Rửa trái cây, rau củ quả và thịt cá thật kỹ
  • Vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc thường xuyên.
  • Hạn chế đến nơi đông người, các nơi có không khí hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Hỏi bác sĩ về việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa viêm dạ dày ruột cấp. Trẻ em có thể được tiêm khi được khoảng 2 tháng tuổi.
  • Cẩn thận khi đi du lịch hoặc đến một nơi xa lạ.
  • Ăn uống lành mạnh, vận động rèn luyện thường xuyên để cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp (cúm dạ dày) có thể không phải là một căn bệnh xa lạ khi tỷ lệ người mắc bệnh hằng năm vẫn rất cao. Không có loại thuốc điều trị chính xác bệnh viêm dạ dày ruột cấp mà chỉ có thể cải thiện qua thuốc chữa triệu chứng. Biện pháp tối ưu nhất vẫn nghiêng về hướng tự chăm sóc và phòng ngừa tại nhà.

Với nguy cơ trẻ nhỏ thường bị mắc bệnh cao hơn, việc chú ý đến vấn đề ăn uống, vệ sinh của cả gia đình là điều rất cần thiết. Khi có các dấu hiệu mắc bệnh, hãy lập tức đến gặp các bác sĩ, chuyên gia để được làm xét nghiệm và điều trị.

Hi vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này để chủ động tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra. Chúc bạn sớm khỏi và luôn có sức khỏe tốt.

Tham khảo thêm

  • Bài thuốc chữa dạ dày được NSND Trần Nhượng tin dùng và hàng ngàn người lựa chọn
  • Các bài thuốc dân gian chữa viêm hang vị dạ dày hay
  • Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày phù hợp nhất

Xem thêm: Điều trị vảy nến: Những cách đạt hiệu quả cao, giảm tái phát

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!