Viêm họng nổi hạch ở cổ: Biểu hiện nguy hiểm cần khám ngay
Viêm họng nổi hạch ở cổ thường kèm theo các triệu chứng đau họng, sưng tấy, phù nề có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm, hoặc thậm chí là ung thư. Một số trường hợp hạch sẽ hết trong vài ngày nhưng cũng có thể sưng tấy mãi không khỏi ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm họng nổi hạch ở cổ là gì?
Viêm họng nổi hạch ở cổ là tình trạng một số bệnh nhân bị viêm họng và xuất hiện các vùng sưng tấy dưới cổ, có thể kèm theo đau rát, sưng viêm, ho có đờm, ho khan và sốt cao. Cách vùng sưng trên cổ chính là hạch.
“Hạch” là một tổ chức lympho có tác dụng lưu trữ và sản sinh các tế bào bạch cầu cùng các kháng thể để chống lại các tác nhân lạ như vi khuẩn, vi rút đang có dấu hiệu xâm nhập cơ thể. Khi cơ thể bị viêm nhiễm nặng, cơ thể không đủ sức chống chọi với các vi khuẩn, vi rút khiến chúng nhanh chóng xâm nhập phá vỡ cấu trúc lympho làm cho hạch sẽ nổi to lên nhằm sản sinh kháng thể chống lại bệnh.
Hạch ở cổ thường có tính di động, đa phần là lành tính và có vai trò bắt các tế bào ung thư hay làm chậm quá trình tiến triển của nó. Hạch có thể lặn sau vài ngày, tuy nhiên nếu hạch bị xơ hóa sẽ không thể nhỏ lại và luôn tồn tại ở vị trí nổi, đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vô cùng nguy hiểm. Vì vậy với bệnh nhân viêm họng nổi hạch ở cổ lâu ngày nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
Triệu chứng viêm họng nổi hạch ở cổ
Thường nếu bị nổi hạch ở cổ bệnh nhân sẽ chưa thể phát hiện ngay vì vùng cổ là vùng rất khó để nhìn trực tiếp. Chưa kể kích thước các hạch có thể khá nhỏ, nằm ở vị trí khó nhìn nên càng khó để nhận biết. Tuy nhiên khi nổi hạch sẽ thường đi kèm một số triệu chứng khác đi kèm dễ nhận diện hơn. Vì vậy khi thấy các các dấu hiệu này bạn cần kiểm tra vùng cổ bằng cách soi gương, hay sờ nắn để cảm nhận chính xác hơn.
Các triệu chứng viêm họng nổi hạc ở cổ đi kèm thường là
- Cảm thấy đau nhức, sưng tấy một số vùng trên cổ
- Cổ họng khô, ho nhiều, có thể có đờm, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi
- Sốt cao là liên tục, thậm chí có thể sốt đến 39 – 40 độ và kéo dài trong khoảng 2 -3 ngày.
- Có những hạch nhỏ bằng hạt đậu ở cổ, hạch có thể di chuyển hoặc hạch cứng
- Niêm mạc họng bị phù nề, đau rát khi ăn uống
- Nếu hạch cổ nằm ngay dưới cằm thường có hình bầu dục hoặc hình tròn
- Khi sờ có thể cảm nhận chất dịch bên trong. Khi ấn vào các hạch người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhức
- Một số trường hợp có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đau tai giữa, sổ mũi, ho dữ dội.
Tùy vào sức đề kháng mỗi người, hạch có kích thước to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên cơ thể càng yếu kích thước hạch càng to. Hạch có thể lặn trong vài ngày nhưng cũng có thể tồn tại mãi. Dù là trường hợp nào nhưng bạn cũng nên đi khám bệnh để đảm bảo đó không phải là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào khác.
Nguyên nhân viêm họng nổi hạch ở cổ
Có rất nhiều các nguyên nhân khiến bị viêm họng nổi hạch ở cổ, chủ yếu do viêm nhiễm và một số bệnh liên quan về đường hô hấp. Việc biết được nguyên nhân gây nổi hạch giúp người bệnh có phương pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Viêm họng nổi hạch ở cổ do viêm nhiễm
Những người mắc một số bệnh viêm nhiễm có liên quan đến đường hô hấp có thể gây nổi hạch ở cổ
- Do mắc một số bệnh viêm nhiễm trước đó: Một số người đang mắc các bệnh viêm xoang, viêm loét amidan, viêm tuyến nước bọt…có nguy cơ rất cao bị nổi hạch ở cổ. Nhất là khi do người bệnh bị cảm cúm, viêm họng kiến sức đề kháng yếu kém tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào trong cơ thể từ đó gây hạch.
- Do cơ thể nhiễm siêu vi: Thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tuổi, sức đề kháng yếu, nên khi thời tiết thay đổi, cơ thể không kịp thích ứng dẫn đến cốt sốt, viêm họng và nổi hạch.
- Do nhiễm khuẩn: Streptococcus hay chính là loại vi khuẩn gây bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây nhiễm trùng, hội chứng viêm, khiến hạch bạch huyết sưng lên.
Viêm họng nổi hạch ở cổ do cơ địa
Những người già yếu, trẻ con có sức đề kháng kém càng là đối tượng dễ bị nổi hạch khi viêm họng hơn cả.
- Do mệt mỏi, stress, hệ miễn dịch yếu: Một số người khi làm việc quá sức, stress, mệt mỏi kéo dài nhất là trong khi viêm họng. Lúc này hệ miễn dịch, thể trạng người bệnh yếu kém sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh..
- Do cơ địa: Với những người già, người gầy yếu, trẻ con có sức đề kháng thấp, cơ thể không thể chống chọi hết với các yếu tố gây bệnh bên ngoài nên thường xuất hiện hạch cổ. Tuy nhiên đây đa phần là các hạch lành tính, có kích thước bé, thường lặn trong vài ngày.
Viêm họng nổi hạch ở cổ do một số bệnh lý
Mắc một số bệnh lý trước đó cũng là tiền đề dễ gây nổi hạch khi bị viêm họng. Đặc biệt các nguyên nhân này rất dễ dẫn đến hạch ác tính nếu không điều trị kịp thời.
- Do lao hạch, hạch hodgkin: thường xuất hiện ở nam giới. Đi kèm là triệu chứng như sốt, đau họng cùng một số dấu hiệu liên quan đến gan, lá lách. Trong trường hợp này, sờ hạch thấy chắc, di động, ấn không đau có nguy cơ ác tính.
- Một số bệnh lý liên quan đến máu: Một số bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến máu như bệnh bạch cầu hô hấp, bạch cầu mạn thể lympho gây nổi hạch ở cổ trái và khá đau nhức.
Nguyên nhân gây xuất hiện hạch ở cổ chủ yếu liên quan đến việc sức đề kháng của người bệnh không ổn định tạo điều kiện cho các vi khuẩn vi rút gây bệnh. Vì vậy bạn cần thực sự chú ý tránh các tác nhân gây nhiễm khuẩn này.
Viêm họng nổi hạch nguy hiểm thế nào?
Có thể thấy rằng, hạch cổ hoàn toàn là dấu hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe đang có dấu hiệu suy yếu. Nó cảnh báo rằng cơ thể đang có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm vì vậy nếu hạch lâu ngày không lặn thì bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm rất cao.
Theo các nghiên cứu, các hạch nổi khi viêm họng đa phần là hạch lành. Những hạch này khả năng di động chứ rất ít bám dính vào các mô xung quanh nó. Thường thì khi tình trạng viêm họng giảm, được điều trị khỏi thì hạch nổi ở cổ này cũng tự lặn.
Với những trường hợp hạch không lặn rất co thể là do nó đã bị xơ hóa, có kích thước đang lớn dần lên và có nguy cơ chuyển biến xấu rất cao. Hạch cổ lúc nào có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm như
- Ung thư tuyến giáp: Triệu chứng điển hình đầu tiên của ung thư tuyến giáp là nổi hạch ở cổ , 2 tai và hàm của người bệnh đau dữ dội, khó nuốt thức ăn, khàn giọng, mất tiếng..Bệnh này khá khả năng di căn rất cao, tiên lượng thấp
- Ung thư vòm họng giai đoạn cuối: Trong giai đoạn đầu người bị ung thư vòm họng rất khó có thể phát hiện bởi các triệu chứng chỉ như bệnh tai mũi họng bao gồm gồm đau đầu, ù tai, ngạt mũi một bên, khó nói, khàn tiếng, khó nuốt… mà thôi. Khi đến giai đoạn cuối, hạch bạch huyết thường nổi ở cạnh góc hàm, kèm theo đau họng dữ dội, khó nuốt, chảy máu, mủ, suy nhược cơ thể. Đặc biệt, hạch sẽ không cố định ở một vị trí mà có thể di chuyển sang các vị trí khác nhau trên cơ thể người bệnh..
- Một số bệnh lý khác: Viêm họng nổi hạch cổ cũng có thể là là triệu chứng của một số bệnh lý như viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng tai, viêm amidan, viêm thanh quản…
Đặc biệt ung thư vòm họng là căn bệnh rất đáng nghi ngại. Vì vậy bạn không nên chủ quan khi phát hiện có các triệu chứng này mà phải nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên trị để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Điều trị viêm họng nổi hạch cổ thế nào
Khi phát hiện các triệu chứng viêm họng bị nổi hạch bạn nên đến bệnh viện để biết chính xác hạch này là lành tính hay ác tính, từ đó có các phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị viêm họng nổi hạch theo Tây y
Sau khi chẩn đoán chính xác nguyên nhân bị nổi hạch, mỗi bệnh nhân sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp tùy nguyên nhân hay cơ địa người bệnh. Tuy nhiên các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là kháng sinh và thuốc giảm đau để tăn cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
Các loại thuốc thường được chỉ định như
- Thuốc kháng sinh: nhằm tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, có thể giảm kích cơ nếu thuộc hạch lành. Các loại thuốc thường được chỉ định như Penicillin và Amoxicillin là. Với bệnh nhân bị dị ứng thuốc kháng sinh này sẽ được chuyển sang kê cephalosporin (cephalexin), Erythromycin, Azithromycin (Zithromax).
- Thuốc giảm ho: Các loại thuốc chứa Codein, Alimemazin, Toplexil, Dextromethorphan. Giúp giảm ngứa rát cổ họng và giúp người bệnh đỡ mệt hơn.
- Thuốc long đờm: Acetylcystein, Carbocistein, Ambroxol.
- Thuốc giảm đau giảm sốt: Ibuprofen (Advil, Motrin), Acetaminophen (Tylenol), Aspirin.
- Thuốc xịt họng hoặc viêm ngậm: Có thành phần Hexylresorcinol, Benzydamine, Benzocaine, Dequalinium chloride, Amylmetacresol, 2,4-dichlorobenzyl alcohol, Anasthetics hoặc được bào chế từ thảo dược đông y.
Việc sử dụng các loại thuốc này sẽ do chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý chẩn đoán hay mua thuốc về sử dụng vì có thể làm tình trạng thêm trầm trọng. Đặc biệt với thuốc kháng sinh nếu sử dụng sai liều lượng sẽ nguy cơ gặp tác dụng phụ rất cao.
Bên cạnh đó, khi được kê đơn bạn nên sử dụng theo đúng lộ trình mà bác sĩ đưa ra. Dùng kháng sinh ngắn hơn thời gian quy định có thể khiến vi khuẩn chưa được tiêu diệt hoàn toàn đồng thời hình thành cơ thế nhờn thuốc khiến sau này dùng thuốc không còn kết quả. Trong khi đó, dùng quá liều thường dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm như suy giảm hệ miễn dịch, suy gan, suy thận, đau dạ dày, sốc phản xạ thậm chí có thể mất mạng. Vì vậy bạn cần hết sức chú ý khi dùng thuốc.
Điều trị viêm họng nổi hạch theo dân gian
Với các u lành tính, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dân gian để giảm đau tạm thời và tan huyết ứ hiệu quả. Đây là những liệu pháp tự nhiên có tác dụng tạm thời mà thôi còn điều trị dứt điểm bạn vẫn cần tham khảo ý kiến các bác sĩ chuyên môn.
Các biện pháp bạn có thể tự thực hiện tại nhà
- Chườm nóng: Lấy khăn mặt sạch nhúng vào nước nóng, vắt khô và chườm lên vùng hạch nổi. giúp giảm các triệu chứng đau nhức, sưng tấy
- Dùng củ nam tinh: Nghiền nát một củ nam tinh, hòa vào giấm sau đó lấy kim châm vào hạch để thông khí sau đó dán thuốc lại.
- Củ mài tươi, hạt thầu dầu: Nghiền nát hay loại củ sau đó cho trộn đều và đắp vào vùng bị hạch, áp dụng một thời gian ngắn hạch sẽ mất dần.
- Gừng: Thái gừng tươi thành các lát mỏng, trộn đều với mật ong và đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút. Chắt lấy phần cốt uống 2-3 lần/ngày giúp giảm đờm, giảm sưng tấy cổ.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá sau khi rửa sạch thì giã nát hoặc xay nhuyễn tạo thành nước ép. Hoặc lấy rau diếp cá trộn cùng nước vo gạo, đun sôi để uống. Mỗi ngày uống 1 cốc.
Song song đó bạn nên hạn chế dùng nước đá lạnh mà nên dùng nước nóng hoặc các loại trà thảo mộc, nước hoa quả. Giữ ấm cơ thể để hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn làm bệnh trầm trọng hơn. Súc miệng bằng nước muối ấm cũng có tác dụng sát khuẩn quang miệng và cổ họng hiệu quả.
Có thể nói, viêm họng nổi hạch ở cổ là dấu hiệu khá nghiêm trọng, bạn không nên chủ quan khi phát hiện triệu chứng này. Hãy đến ngay các bệnh viện uy tín nhất để đảm bảo bản thân không bị mắc các bệnh nguy hiểm nào khác cũng như có những lộ trình điều trị sớm nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân ung thư vú: Nắm rõ để chủ động phòng bệnh
Tin mới nhất
- Cách điều trị tàn nhang hiệu quả được đánh giá cao từ chuyên gia
- 5 điều bạn cần biết về liệu pháp gen khi điều trị bệnh hiểm nghèo
- Phương Pháp Xét Nghiệm Tuyến Tiền Liệt Cho Kết Quả Chuẩn Xác Nhất
- Nguồn gốc nấm lim xanh có mấy loại cách phân biệt thật giả ra sao?
- Thuốc nam trị gan nhiễm mỡ
- Phương pháp nội soi dạ dày nào không đau, thực hiện ở đâu?
- Ngò rí và 30 công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
- Tác dụng chữa bệnh của cây xạ đen. Địa chỉ mua bán xạ đen uy tín
- Công dụng nấm lim xanh Tiên Phước cách dùng nấm lim hiệu quả
- Nốt ruồi
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Tiểu đường ăn yến mạch được không? Hướng dẫn sử dụng đúng cách
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Những điều bạn nên biết nếu ăn trước khi ngủ
- TIN TỨC UNG THƯ Bệnh sùi mào gà có chữa được không?
- Địa chỉ bán cây xạ đen toàn quốc Lá xạ đen khô có công dụng gì? Địa chỉ mua bán xạ đen khô toàn quốc