Nguyên nhân ung thư vú: Nắm rõ để chủ động phòng bệnh

Ung thư vú có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi với các nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh.

Ung thư vú có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi với các nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân ung thư vú và cách phòng tránh căn bệnh này trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây ung thư vú

Ung thư vú là tình trạng các khối u ác tính phát triển ở tế bào vú. Khối u này tập hợp những tế bào ung thư, có khả năng phát triển và di căn nhanh sang các mô hoặc bộ phận khác trên cơ thể.

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra ung thư vú vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nó có thể bắt nguồn từ các vấn đề sau đây:

Đột biến ADN

Các tế bào vú bình thường có thể trở thành tế bào ung thư do sự thay đổi (đột biến) trong ADN. Trong đó, một số ADN đột biến ở dạng di truyền, tồn tại trong cơ thể người bệnh từ lúc mới sinh ra.

Tiền-gene sinh ung (Proto-oncogenes)

Proto-oncogenes là gene giúp các tế bào lớn lên và phân chia. Tuy nhiên, khi bị đột biến hoặc có quá nhiều bản sao, proto-0ncogenes sẽ trở thành gene sinh ung thư. Điều này khiến cho tế bào phát triển một cách mất kiểm soát và nhân lên nhanh chóng, hình thành ung thư vú.

Gene ức chế khối u (Tumor suppression genes)

Gene ức chế khối u là các gene bình thường có khả năng làm chậm quá trình phân chia tế bào, sửa chữa ADN và kiểm soát quá trình “chết sinh lý có lập trình” của tế bào. Khi gene ức chế khối u hoạt động không đúng cách, các tế bào sẽ phát triển tự do ngoài tầm kiểm soát, trở thành nguyên nhân gây ung thư vú.

Trong khi ung thư do gene sinh ung thư đến từ việc kích hoạt quá mức tiền gene sinh ung thì gene ức chế khối u lại gây ra ung thư do chúng hoạt động kém hoặc bị bất hoạt.

Đột biến gene di truyền

Đột biến gene di truyền gây ung thư vú chủ yếu liên quan đến gene BRCA1 và BRCA2. Đây là một dạng khác của gene ức chế khối u, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào. Khi những gene di truyền này bị đột biến, chúng sẽ tạo cơ hội phát triển các tế bào bất thường và gây ra ung thư.

Đột biến gene không do di truyền

Ngoài di truyền, quá trình đột biến gene và ADN liên quan đến ung thư vú có thể xuất phát từ các yếu tố môi trường, chẳng hạn như việc tiếp xúc với phóng xạ hoặc hóa chất độc hại. Tuy nhiên, hiện nay nguyên nhân gây đột biến gene không do di truyền vẫn chưa được xác định chính xác.

Cùng tìm hiểu nguyên nhân ung thư vú và cách phòng tránh căn bệnh này trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây ung thư vú

Ung thư vú là tình trạng các khối u ác tính phát triển ở tế bào vú. Khối u này tập hợp những tế bào ung thư, có khả năng phát triển và di căn nhanh sang các mô hoặc bộ phận khác trên cơ thể.

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra ung thư vú vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nó có thể bắt nguồn từ các vấn đề sau đây:

Đột biến ADN

Các tế bào vú bình thường có thể trở thành tế bào ung thư do sự thay đổi (đột biến) trong ADN. Trong đó, một số ADN đột biến ở dạng di truyền, tồn tại trong cơ thể người bệnh từ lúc mới sinh ra.

Tiền-gene sinh ung (Proto-oncogenes)

Proto-oncogenes là gene giúp các tế bào lớn lên và phân chia. Tuy nhiên, khi bị đột biến hoặc có quá nhiều bản sao, proto-0ncogenes sẽ trở thành gene sinh ung thư. Điều này khiến cho tế bào phát triển một cách mất kiểm soát và nhân lên nhanh chóng, hình thành ung thư vú.

Gene ức chế khối u (Tumor suppression genes)

Gene ức chế khối u là các gene bình thường có khả năng làm chậm quá trình phân chia tế bào, sửa chữa ADN và kiểm soát quá trình “chết sinh lý có lập trình” của tế bào. Khi gene ức chế khối u hoạt động không đúng cách, các tế bào sẽ phát triển tự do ngoài tầm kiểm soát, trở thành nguyên nhân gây ung thư vú.

Trong khi ung thư do gene sinh ung thư đến từ việc kích hoạt quá mức tiền gene sinh ung thì gene ức chế khối u lại gây ra ung thư do chúng hoạt động kém hoặc bị bất hoạt.

Đột biến gene di truyền

Đột biến gene di truyền gây ung thư vú chủ yếu liên quan đến gene BRCA1 và BRCA2. Đây là một dạng khác của gene ức chế khối u, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tăng trưởng mất kiểm soát của các tế bào. Khi những gene di truyền này bị đột biến, chúng sẽ tạo cơ hội phát triển các tế bào bất thường và gây ra ung thư.

Đột biến gene không do di truyền

Ngoài di truyền, quá trình đột biến gene và ADN liên quan đến ung thư vú có thể xuất phát từ các yếu tố môi trường, chẳng hạn như việc tiếp xúc với phóng xạ hoặc hóa chất độc hại. Tuy nhiên, hiện nay nguyên nhân gây đột biến gene không do di truyền vẫn chưa được xác định chính xác.

Các yếu tố rủi ro của bệnh ung thư vú

Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trong đó, phổ biến nhất là các yếu tố sau:

Các yếu tố chung

  • Tuổi tác: Hầu hết các ca bệnh ung thư vú được phát hiện ở phụ nữ trên 50 tuổi. Phụ nữ dưới 45 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nhưng lại có xu hướng nghiêm trọng và di căn nhanh chóng hơn.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nam giới gấp 100 lần.

Yếu tố di truyền và tiền sử mắc bệnh của gia đình

  • Tiền sử gia đình: Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn gấp 2 lần nếu có mẹ, chị em gái hoặc con gái bị ung thư vú.
  • Yếu tố di truyền: Một số đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Trong đó, đột biến gene BRCA1 và BRCA2 là những nguyên nhân ung thư vú di truyền thường gặp nhất. Xét nghiệm di truyền có thể giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến yếu tố này.

Đặc điểm cơ thể

  • Béo phì: Sau khi mãn kinh, mô mỡ có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ và dẫn đến ung thư vú. Ngoài ra, người trong độ tuổi trưởng thành bị thừa cân, béo phì cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
  • Không có con: Phụ nữ không có con hoặc mang thai sau 35 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với các đối tượng khác.
  • Đặc điểm kinh nguyệt: Phụ nữ có kinh nguyệt trước 12 tuổi hoặc mãn kinh sau 55 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với người khác.

Lối sống thiếu khoa học

  • Lười vận động: Theo nghiên cứu, luyện tập thể dục thể thao từ 4 đến 7 tiếng một tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Sử dụng đồ uống có cồn: Uống rượu thường xuyên có thể khiến các tế bào ung thư vú hình thành và phát triển. Các chuyên gia cho biết, nguy cơ ung thư vú tỷ lệ thuận với lượng rượu được tiêu thụ.

Các l
oại thuốc và phương pháp điều trị từng áp dụng

  • Thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm dần sau khi ngưng dùng thuốc.
  • Liệu pháp hormone sau mãn kinh (PHT): Cũng như thuốc tránh thai, liệu pháp hormone sau mãn kinh có thể làm tăng khả năng mắc ung thư vú ở phụ nữ.
  • Phơi nhiễm phóng xạ: Việc xạ trị vào vùng ngực khi điều trị các loại ung thư khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra ung thư vú.

Phòng ngừa ung thư vú

Rất khó để có thể kiểm soát toàn bộ các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh ung thư vú, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến di truyền. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này bằng các biện pháp sau đây:

Các yếu tố rủi ro của bệnh ung thư vú

Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Trong đó, phổ biến nhất là các yếu tố sau:

Các yếu tố chung

  • Tuổi tác: Hầu hết các ca bệnh ung thư vú được phát hiện ở phụ nữ trên 50 tuổi. Phụ nữ dưới 45 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn nhưng lại có xu hướng nghiêm trọng và di căn nhanh chóng hơn.
  • Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nam giới gấp 100 lần.

Yếu tố di truyền và tiền sử mắc bệnh của gia đình

  • Tiền sử gia đình: Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn gấp 2 lần nếu có mẹ, chị em gái hoặc con gái bị ung thư vú.
  • Yếu tố di truyền: Một số đột biến di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Trong đó, đột biến gene BRCA1 và BRCA2 là những nguyên nhân ung thư vú di truyền thường gặp nhất. Xét nghiệm di truyền có thể giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến yếu tố này.

Đặc điểm cơ thể

  • Béo phì: Sau khi mãn kinh, mô mỡ có thể làm tăng nồng độ estrogen trong cơ thể phụ nữ và dẫn đến ung thư vú. Ngoài ra, người trong độ tuổi trưởng thành bị thừa cân, béo phì cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
  • Không có con: Phụ nữ không có con hoặc mang thai sau 35 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với các đối tượng khác.
  • Đặc điểm kinh nguyệt: Phụ nữ có kinh nguyệt trước 12 tuổi hoặc mãn kinh sau 55 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với người khác.

Lối sống thiếu khoa học

  • Lười vận động: Theo nghiên cứu, luyện tập thể dục thể thao từ 4 đến 7 tiếng một tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Sử dụng đồ uống có cồn: Uống rượu thường xuyên có thể khiến các tế bào ung thư vú hình thành và phát triển. Các chuyên gia cho biết, nguy cơ ung thư vú tỷ lệ thuận với lượng rượu được tiêu thụ.

Các l
oại thuốc và phương pháp điều trị từng áp dụng

  • Thuốc tránh thai: Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh có thể giảm dần sau khi ngưng dùng thuốc.
  • Liệu pháp hormone sau mãn kinh (PHT): Cũng như thuốc tránh thai, liệu pháp hormone sau mãn kinh có thể làm tăng khả năng mắc ung thư vú ở phụ nữ.
  • Phơi nhiễm phóng xạ: Việc xạ trị vào vùng ngực khi điều trị các loại ung thư khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra ung thư vú.

Phòng ngừa ung thư vú

Rất khó để có thể kiểm soát toàn bộ các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh ung thư vú, đặc biệt là các yếu tố liên quan đến di truyền. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này bằng các biện pháp sau đây:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều loại rau củ quả. Theo nghiên cứu, bông cải xanh và bắp cải có thể làm giảm từ 20-40% nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo và thức ăn nhanh.
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu…
  • Không hút thuốc lá, kể cả chủ động và thụ động.
  • Tự kiểm tra ngực để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục, thể thao.
  • Thăm khám vú định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở chuyên khoa.

Ngoài các yếu tố liên quan đến gene và di truyền, nguyên nhân ung thư vú có thể đến từ lối sống thiếu khoa học. Từ bỏ các thói quen xấu và chú ý chăm sóc sức khỏe là những cách phòng tránh ung thư vú hiệu quả nhất.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều loại rau củ quả. Theo nghiên cứu, bông cải xanh và bắp cải có thể làm giảm từ 20-40% nguy cơ mắc ung thư vú.
  • Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo và thức ăn nhanh.
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn như bia, rượu…
  • Không hút thuốc lá, kể cả chủ động và thụ động.
  • Tự kiểm tra ngực để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
  • Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục, thể thao.
  • Thăm khám vú định kỳ 6 tháng/lần tại các cơ sở chuyên khoa.

Ngoài các yếu tố liên quan đến gene và di truyền, nguyên nhân ung thư vú có thể đến từ lối sống thiếu khoa học. Từ bỏ các thói quen xấu và chú ý chăm sóc sức khỏe là những cách phòng tránh ung thư vú hiệu quả nhất.

Dung Nguyễn / HELLO BACSI

Xem thêm: Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ theo từng loại

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!