Đau bàng quang: Dấu hiệu của nhiều bệnh lý hệ tiết niệu

Bàng quang (bọng đái) là một bộ phận thuộc hệ bài tiết có chức năng chứa nước tiểu từ thận trước khi thải ra ngoài. Đau bàng quang có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, sỏi thận, thậm chí là ung thư.

Bàng quang (bọng đái) là một bộ phận thuộc hệ bài tiết có chức năng chứa nước tiểu từ thận trước khi thải ra ngoài. Đau bàng quang có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm trùng, sỏi thận, thậm chí là ung thư.

Vì bàng quang nằm ở giữa cơ thể nên đau tức bàng quang thường xuất hiện ở vùng trung tâm xương chậu hoặc bụng dưới.

Nguyên nhân gây đau bàng quang

Đau bọng đái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ còn gọi là hội chứng đau bàng quang (Bladder pain syndrome – BPS), là một tình trạng mãn tính gây ra các triệu chứng tiết niệu đau đớn. Hội chứng này xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Các biểu hiện của viêm bàng quang kẽ sẽ khác nhau tùy vào từng người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Cảm giác đau căng tức ở bàng quang
  • Đau ở vùng xương chậu
  • Nóng rát và đau khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường, luôn có cảm giác buồn tiểu, tiểu gấp
  • Đau vùng giữa âm đạo và hậu môn (phụ nữ) hoặc đau giữa bìu và hậu môn (nam giới)
  • Đau khi quan hệ và xuất tinh

Y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra viêm bàng quang kẽ. Mỗi người bệnh sẽ có một yếu tố kích hoạt khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

  • Thực hiện các bài tập liên quan đến sàn chậu
  • Mặc quần áo quá chật
  • Bệnh táo bón
  • Quan hệ tình dục
  • Sử dụng cà phê hoặc các loại đồ uống từ cam, quýt

Đau bàng quang có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh ở các bộ phận trong đường tiết niệu như niệu đạo, bàng quang và thận. Ai cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ. Nếu không được điều trị, UTI có thể lan đến thận và máu, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Ngoài gây đau bọng đái, UTI còn có các triệu chứng khác như:

  • Đau rát khi đi tiểu
  • Thường xuyên buồn tiểu dù lượng nước tiểu không nhiều
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Áp lực ở bàng quang hoặc khung chậu
  • Nước tiểu đục
  • Có máu trong nước tiểu

Đau bàng quang do ung thư bàng quang

Hầu hết các trường hợp đau bóng đái đều không phải do ung thư bàng quang gây ra. Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn mà bạn cần lưu ý.

Dấu hiệu đầu tiên của ung thư bàng quang là đi tiểu ra máu. Bên cạnh đó, bệnh có thể ảnh hưởng đến thói quen đi vệ sinh của người bệnh, chẳng hạn như:

  • Cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên hơn ngay cả khi bàng quang không căng đầy
  • Khó tiểu và lượng nước tiểu ít

Vì bàng quang nằm ở giữa cơ thể nên đau tức bàng quang thường xuất hiện ở vùng trung tâm xương chậu hoặc bụng dưới.

Nguyên nhân gây đau bàng quang

Đau bọng đái có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ còn gọi là hội chứng đau bàng quang (Bladder pain syndrome – BPS), là một tình trạng mãn tính gây ra các triệu chứng tiết niệu đau đớn. Hội chứng này xuất hiện phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi.

Các biểu hiện của viêm bàng quang kẽ sẽ khác nhau tùy vào từng người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Cảm giác đau căng tức ở bàng quang
  • Đau ở vùng xương chậu
  • Nóng rát và đau khi đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường, luôn có cảm giác buồn tiểu, tiểu gấp
  • Đau vùng giữa âm đạo và hậu môn (phụ nữ) hoặc đau giữa bìu và hậu môn (nam giới)
  • Đau khi quan hệ và xuất tinh

Y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra viêm bàng quang kẽ. Mỗi người bệnh sẽ có một yếu tố kích hoạt khác nhau, trong đó phổ biến nhất là:

  • Thực hiện các bài tập liên quan đến sàn chậu
  • Mặc quần áo quá chật
  • Bệnh táo bón
  • Quan hệ tình dục
  • Sử dụng cà phê hoặc các loại đồ uống từ cam, quýt

Đau bàng quang có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là bệnh ở các bộ phận trong đường tiết niệu như niệu đạo, bàng quang và thận. Ai cũng có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu nhưng bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ. Nếu không được điều trị, UTI có thể lan đến thận và máu, gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Ngoài gây đau bọng đái, UTI còn có các triệu chứng khác như:

  • Đau rát khi đi tiểu
  • Thường xuyên buồn tiểu dù lượng nước tiểu không nhiều
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Áp lực ở bàng quang hoặc khung chậu
  • Nước tiểu đục
  • Có máu trong nước tiểu

Đau bàng quang do ung thư bàng quang

Hầu hết các trường hợp đau bóng đái đều không phải do ung thư bàng quang gây ra. Tuy nhiên, đây cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn mà bạn cần lưu ý.

Dấu hiệu đầu tiên của ung thư bàng quang là đi tiểu ra máu. Bên cạnh đó, bệnh có thể ảnh hưởng đến thói quen đi vệ sinh của người bệnh, chẳng hạn như:

  • Cảm giác đau hoặc nóng rát khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên hơn ngay cả khi bàng quang không căng đầy
  • Khó tiểu và lượng nước tiểu ít

Ở giai đoạn tiến triển, ung thư bàng quang có thể được nhận biết bằng các triệu chứng sau:

  • Không thể bài tiết nước tiểu
  • Đau ở một bên lưng dưới
  • Mất cảm giác ngon miệng khi ăn
  • Sút cân nhanh và không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
  • Sưng ở chân
  • Đau xương

Các triệu chứng của ung thư bàng quang thường bị nhầm lẫn với các vấn đề khác liên quan đến đường tiết niệu. Do đó, khi có các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng của mình.

Sỏi thận gây đau bàng quang

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành bên trong thận từ các khoáng chất là muối không tan có trong nước tiểu. Không chỉ hình thành ở thận, sỏi thận còn có thể di chuyển đến niệu quản và bàng quang. Niệu quản là ống nối thận với bàng quang, do đó việc sỏi thận bị mắc kẹt tại đây có thể khiến dòng nước tiểu bị ngăn cản, gây ra cảm giác đau đớn.

Dấu hiệu để nhận biết sỏi thận là cảm giác đau ở một bên lưng, có thể lan rộng đến phần bụng dưới và háng. Bên cạnh đó, sỏi thận còn gây ra các vấn đề như:

  • Đau khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc có màu đỏ
  • Buồn nôn và nôn
  • Nam giới bị sỏi thận thường cảm thấy đau ở đầu dương vật

Cách điều trị đau bàng quang

Phương pháp điều trị đau bàng quang sẽ được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây đau, cụ thể:

Điều trị đau bàng quang do viêm bàng quang kẽ

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho viêm bàng quang kẽ. Để kiểm soát các triệu chứng, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện các biện pháp sau:

  • Thay đổi lối sống: Người bệnh có thể cần thay đổi một số thói quen để hạn chế kích hoạt các yếu tố gây viêm bàng quang kẽ, bao gồm bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu và điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, việc luyện tập thể dục, thể thao và giảm lo âu, căng thẳng cũng giúp giảm triệu chứng.
  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) hoặc thuốc chống trầm cảm để giảm đau và giúp bàng quang thư giãn.
  • Tập luyện cho bàng quang: Người bị đau bàng quang có thể tập luyện để bàng quang giữ được nhiều nước tiểu hơn. Đồng thời, người bệnh cũng cần tự theo dõi tần suất đi vệ sinh và dần dần kéo dài khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu liên quan đến xương chậu có thể kéo dài và tăng cường cơ sàn chậu. Mặt khác, các bài tập này cũng giúp giảm thiểu các triệu chứng do viêm bàng quang kẽ gây ra, chẳng hạn như co thắt cơ sàn chậu.
  • Phương pháp Bladder instillation: Một lượng chất lỏng có chứa thuốc sẽ được đưa vào bàng quang trong khoảng 15 phút để làm giảm tình trạng kích ứng tại đây. Tùy vào tình trạng bệnh, phương pháp này có thể được thực hiện hàng tuần hoặc 2 tuần/lần, kéo dài trong khoảng từ 1 đến 2 tháng.
  • Kéo giãn bàng quang: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để làm giãn bàng quang và kéo dài thời gian giữ chất lỏng trong bàng quang. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
  • Kích thích từ xuyên sọ: Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy phương pháp này có thể giúp cải thiện tình trạng đau ở vùng chậu và các rối loạn tiết niệu ở những người bị viêm bàng quang kẽ.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường là phương án được lựa chọn cuối cùng sau khi tất cả các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Do đó, để điều trị căn bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thử một vài biện pháp điều trị không cần dùng thuốc như uống nhiều nước, chườm ấm ở lưng và bụng.

Ở giai đoạn tiến triển, ung thư bàng quang có thể được nhận biết bằng các triệu chứng sau:

  • Không thể bài tiết nước tiểu
  • Đau ở một bên lưng dưới
  • Mất cảm giác ngon miệng khi ăn
  • Sút cân nhanh và không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
  • Sưng ở chân
  • Đau xương

Các triệu chứng của ung thư bàng quang thường bị nhầm lẫn với các vấn đề khác liên quan đến đường tiết niệu. Do đó, khi có các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng của mình.

Sỏi thận gây đau bàng quang

Sỏi thận là những tinh thể rắn hình thành bên trong thận từ các khoáng chất là muối không tan có trong nước tiểu. Không chỉ hình thành ở thận, sỏi thận còn có thể di chuyển đến niệu quản và bàng quang. Niệu quản là ống nối thận với bàng quang, do đó việc sỏi thận bị mắc kẹt tại đây có thể khiến dòng nước tiểu bị ngăn cản, gây ra cảm giác đau đớn.

Dấu hiệu để nhận biết sỏi thận là cảm giác đau ở một bên lưng, có thể lan rộng đến phần bụng dưới và háng. Bên cạnh đó, sỏi thận còn gây ra các vấn đề như:

  • Đau khi đi tiểu
  • Đi tiểu thường xuyên hơn
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc có màu đỏ
  • Buồn nôn và nôn
  • Nam giới bị sỏi thận thường cảm thấy đau ở đầu dương vật

Cách điều trị đau bàng quang

Phương pháp điều trị đau bàng quang sẽ được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây đau, cụ thể:

Điều trị đau bàng quang do viêm bàng quang kẽ

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho viêm bàng quang kẽ. Để kiểm soát các triệu chứng, bác sĩ sẽ đề nghị người bệnh thực hiện các biện pháp sau:

  • Thay đổi lối sống: Người bệnh có thể cần thay đổi một số thói quen để hạn chế kích hoạt các yếu tố gây viêm bàng quang kẽ, bao gồm bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu và điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, việc luyện tập thể dục, thể thao và giảm lo âu, căng thẳng cũng giúp giảm triệu chứng.
  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) hoặc thuốc chống trầm cảm để giảm đau và giúp bàng quang thư giãn.
  • Tập luyện cho bàng quang: Người bị đau bàng quang có thể tập luyện để bàng quang giữ được nhiều nước tiểu hơn. Đồng thời, người bệnh cũng cần tự theo dõi tần suất đi vệ sinh và dần dần kéo dài khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu.
  • Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu liên quan đến xương chậu có thể kéo dài và tăng cường cơ sàn chậu. Mặt khác, các bài tập này cũng giúp giảm thiểu các triệu chứng do viêm bàng quang kẽ gây ra, chẳng hạn như co thắt cơ sàn chậu.
  • Phương pháp Bladder instillation: Một lượng chất lỏng có chứa thuốc sẽ được đưa vào bàng quang trong khoảng 15 phút để làm giảm tình trạng kích ứng tại đây. Tùy vào tình trạng bệnh, phương pháp này có thể được thực hiện hàng tuần hoặc 2 tuần/lần, kéo dài trong khoảng từ 1 đến 2 tháng.
  • Kéo giãn bàng quang: Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc để làm giãn bàng quang và kéo dài thời gian giữ chất lỏng trong bàng quang. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn.
  • Kích thích từ xuyên sọ: Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy phương pháp này có thể giúp cải thiện tình trạng đau ở vùng chậu và các rối loạn tiết niệu ở những người bị viêm bàng quang kẽ.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường là phương án được lựa chọn cuối cùng sau khi tất cả các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Do đó, để điều trị căn bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kháng sinh phù hợp. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thử một vài biện pháp điều trị không cần dùng thuốc như uống nhiều nước, chườm ấm ở lưng và bụng.

Điều trị đau bàng quang do ung thư bàng quang

Phương pháp điều trị ung thư bàng quang sẽ được lựa chọn dựa vào loại ung thư, giai đoạn ung thư và các yếu tố khác. Các phương pháp chữa trị phổ biến nhất bao gồm:

  • Phẫu thuật: Loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u, một phần của bàng quang hoặc toàn bộ bàng quang.
  • Xạ trị: Xạ trị thường được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn đầu. Trong một số trường hợp, nó cũng được dùng như là một biện pháp thay thế cho những người không thể phẫu thuật và giúp ngăn ngừa các triệu chứng của ung thư bàng quang tiến triển.
  • Hóa trị: Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị toàn thân sử dụng thuốc dạng viên hoặc tiêm tĩnh mạch. Hóa trị trong bàng quang (tại chỗ) chỉ được chỉ định cho ung thư bàng quang ở giai đoạn rất sớm. Với phương pháp này, thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào bàng quang của người bệnh.
  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch là phương pháp sử dụng thuốc để giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Điều trị sỏi thận – chấm dứt đau bàng quang

Phương pháp điều trị sỏi thận sẽ được lựa chọn dựa trên những yếu tố như loại sỏi thận, mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn và các triệu chứng cụ thể của người bệnh.

Đối với những viên sỏi có kích thước nhỏ, bác sĩ thường đề nghị người bệnh tiếp tục theo dõi từ 4 đến 6 tuần. Nếu sỏi thận có thể tự đi qua niệu đạo mà không gây nhiễm trùng và tắc nghẽn thì không cần điều trị.

Một số loại thuốc có tác dụng giúp sỏi thận đi qua niệu đạo, trong đó phổ biến nhất là Tamsulosin. Nếu sỏi thận không thể tự thoát ra ngoài, gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng của thận, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật.

Sự khác biệt ở đau bàng quang ở nữ giới và nam giới

Phụ nữ thường bị đau bọng đái do nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ. Niệu đạo của phụ nữ thường ngắn hơn, do đó vi khuẩn cũng dễ xâm nhập vào bàng quang hơn. Mặt khác, bộ phận này cũng nằm gần trực tràng và âm đạo – nơi lý tưởng để vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang sinh sôi, phát triển.

Trong khi đó, nam giới lại là đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư bàng quang là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới. Chính vì vậy, tình trạng đau bàng quang ở nam giới cũng thường xuất phát từ nguyên nhân này.

Xác định chính xác nguyên nhân gây đau bàng quang là điều đầu tiên và quan trọng nhất để có phương án điều trị tình trạng này. Do đó, khi có dấu hiệu đau bàng quang không rõ nguyên nhân, bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám.

Điều trị đau bàng quang do ung thư bàng quang

Phương pháp điều trị ung thư bàng quang sẽ được lựa chọn dựa vào loại ung thư, giai đoạn ung thư và các yếu tố khác. Các phương pháp chữa trị phổ biến nhất bao gồm:

  • Phẫu thuật: Loại phẫu thuật được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u, một phần của bàng quang hoặc toàn bộ bàng quang.
  • Xạ trị: Xạ trị thường được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn đầu. Trong một số trường hợp, nó cũng được dùng như là một biện pháp thay thế cho những người không thể phẫu thuật và giúp ngăn ngừa các triệu chứng của ung thư bàng quang tiến triển.
  • Hóa trị: Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Hóa trị toàn thân sử dụng thuốc dạng viên hoặc tiêm tĩnh mạch. Hóa trị trong bàng quang (tại chỗ) chỉ được chỉ định cho ung thư bàng quang ở giai đoạn rất sớm. Với phương pháp này, thuốc sẽ được tiêm trực tiếp vào bàng quang của người bệnh.
  • Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch là phương pháp sử dụng thuốc để giúp hệ thống miễn dịch nhận biết và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Điều trị sỏi thận – chấm dứt đau bàng quang

Phương pháp điều trị sỏi thận sẽ được lựa chọn dựa trên những yếu tố như loại sỏi thận, mức độ nghiêm trọng của tình trạng tắc nghẽn và các triệu chứng cụ thể của người bệnh.

Đối với những viên sỏi có kích thước nhỏ, bác sĩ thường đề nghị người bệnh tiếp tục theo dõi từ 4 đến 6 tuần. Nếu sỏi thận có thể tự đi qua niệu đạo mà không gây nhiễm trùng và tắc nghẽn thì không cần điều trị.

Một số loại thuốc có tác dụng giúp sỏi thận đi qua niệu đạo, trong đó phổ biến nhất là Tamsulosin. Nếu sỏi thận không thể tự thoát ra ngoài, gây đau đớn và ảnh hưởng đến chức năng của thận, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật.

Sự khác biệt ở đau bàng quang ở nữ giới và nam giới

Phụ nữ thường bị đau bọng đái do nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ. Niệu đạo của phụ nữ thường ngắn hơn, do đó vi khuẩn cũng dễ xâm nhập vào bàng quang hơn. Mặt khác, bộ phận này cũng nằm gần trực tràng và âm đạo – nơi lý tưởng để vi khuẩn gây nhiễm trùng bàng quang sinh sôi, phát triển.

Trong khi đó, nam giới lại là đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư bàng quang là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới. Chính vì vậy, tình trạng đau bàng quang ở nam giới cũng thường xuất phát từ nguyên nhân này.

Xác định chính xác nguyên nhân gây đau bàng quang là điều đầu tiên và quan trọng nhất để có phương án điều trị tình trạng này. Do đó, khi có dấu hiệu đau bàng quang không rõ nguyên nhân, bạn nên đến ngay bệnh viện để thăm khám.

Xem thêm: Viêm amidan mủ ở trẻ em: Cảnh báo nguy hiểm nếu không phát hiện sớm!

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!