8 bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày được dùng phổ biến
Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày sử dụng nguyên liệu dễ tìm, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị. Không những thế, đa số mẹo chữa đều lành tính, an toàn, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần kiên trì thực hiện, kết hợp điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt và theo dõi y tế.
8 bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày được dùng phổ biến
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày ngay từ giai đoạn đầu giúp người bệnh phòng tránh được nhiều biến chứng. Bởi, hiện tượng trào ngược thức ăn và dịch vị tiêu hóa từ dạ dày lên thực quản lâu ngày có thể làm viêm loét niêm mạc nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, hoặc nguy hiểm hơn còn kéo theo nhiều bệnh lý khác ở cổ họng, đường hô hấp, miệng,…
Ngoài dùng thuốc tân dược điều trị bệnh, với trường hợp trào ngược dạ dày thực quản nhẹ, người bệnh có thể dùng thảo dược thiên nhiên để giảm các triệu chứng tại nhà. Phương pháp dân gian thường khá an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ cho cơ thể hơn so với thuốc Tây. Tham khảo một số bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày được nhiều người áp dụng dưới đây:
1. Bài thuốc với tinh bột nghệ chữa trào ngược dạ dày
Nghệ là một trong những cái tên không thể không nhắc đến khi đề cập đến vấn đề điều trị bệnh dạ dày tại nhà. Theo ghi nhận Đông y, củ nghệ có tính ấm, mùi hắc nhẹ, vị đắng, tác dụng giúp hành khí, thông kinh, tiêu mủ. Ngoài ra, nghệ còn có khả năng thúc đẩy vết thương ngoài da hoặc bên trong cơ thể mau chóng hồi phục.
Theo y học hiện đại, nghệ chứa hàm lượng lớn chất curcumin, đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nhờ vào hoạt chất này, nghệ giúp diệt khuẩn, kháng viêm, đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày thực quản. Chính vì thế, bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ vàng nhận được quan tâm của nhiều người bệnh.
Sử dụng dạng tinh bột nghệ thuận tiện cho người bệnh, cách làm đơn giản như sau:
- Pha 1 muỗng tinh bột nghệ và 1 muỗng mật ong vào trong ly nước ấm.
- Khuấy cho hỗn hợp hòa tan hoàn toàn.
- Uống tinh bột nghệ, mật ong vào buổi sáng giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
- Người bệnh có thể sử dụng cách làm này mỗi ngày 2-3 lần để gia tăng hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày.
Bài thuốc này khá dễ uống, có thể sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường bán nhiều tinh bột nghệ không đảm bảo chất lượng, pha trộn nhiều thành phần không rõ nguồn gốc. Do đó, bạn nên thận trọng trong việc tìm mua tinh bột nghệ.
2. Chữa trào ngược dạ dày bằng bài thuốc với chuối xanh
Dùng chuối xanh chữa bệnh trào ngược dạ dày là bài thuốc dân gian được nhiều người thực hiện. Chuối xanh, đặc biệt là loại chuối hột thường được ứng dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, không riêng hỗ trợ bệnh dạ dày. Bởi, chuối hột xanh có tính bình, vị chát, tuy khó ăn nhưng có thể dùng chữa bệnh, giải độc, tiêu viêm, cải thiện hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, các hoạt chất trong chuối hột xanh qua nghiên cứu gồm có carbon hydrat, sắt, vitamin, protein,…giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại trong dạ dày. Đồng thời, loại quả này còn chứa các hoạt chất giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn, kích thích hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru.
Sử dụng bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày với chuối hột xanh là sự lựa chọn hữu hiệu. Bởi, ngoài các công dụng kể trên, chuối hột còn chứa nhiều vitamin, chất xơ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra. Mẹo chữa có độ lành tính và an toàn cao,
thích hợp điều trị bệnh tại nhà. Cách thực hiện đơn giản:
- Sử dụng chuối hột xanh, rửa sạch, tướt bỏ vỏ xanh rồi cho vào ngâm trong nước muối để bỏ phần ngựa bên ngoài.
- Tiếp đến, bạn cắt chuối thành nhiều lát mỏng, ngâm một lần nữa với nước muối.
- Phơi khô phần chuối hột đã sơ chế, sau đó tán mịn thành bột bằng cối hoặc máy xay.
- Cho phần bột chuối thu được vào hũ thủy tinh có nắp đậy để sử dụng dần.
- Khi dùng, chỉ cần lấy khoảng 1 muỗng bột chuối pha với nước ấm, cho thêm 1 muỗng mật ong nguyên chất.
- Uống vào mỗi buổi sáng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, người bệnh có thể vo viên bột chuối và mật ong để sử dụng dần. Mỗi lần ăn có thể lấy vài viên bột chuối nhai và uống với nước ấm. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng, chỉ sử dụng khoảng 1-2 muỗng bột chuối xanh mỗi ngày. Trường hợp uống nhiều có thể gây đầy bụng khó chịu.
3. Sử dụng gừng giảm triệu chứng trào ngược dạ dày
Gừng có tính ấm, vị cay, tác dụng kích thích tiêu hóa, cải thiện triệu chứng trào ngược hoặc bệnh lý dạ dày khác. Bài thuốc dân gian điều trị bệnh trào ngược với củ gừng hiện nay vẫn được lưu truyền và sử dụng rộng rãi. Do nguyên liệu thiên nhiên và gừng chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe.
Cụ thể, các chất được tìm thấy trong củ gừng như zingiberol, methadone, oleoresin,…mang lại công dụng giảm đau dạ dày, xoa dịu cảm giác khó chịu, đồng thời giúp ổn định dịch vị tiêu hóa. Không những thế, gừng còn giúp giảm viêm, kháng khuẩn, tăng hoạt động của tuyến mật, phù hợp trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Sau một thời gian áp dụng bài thuốc này, người bệnh sẽ nhận thấy các triệu chứng khó chịu do trào ngược gây ra thuyên giảm dần. Cách làm đơn giản, dễ thực hiện như sau:
- Sử dụng củ gừng tươi, rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
- Tiếp đến cắt gừng thành từng lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy.
- Đổ giấm vào cho ngập mặt gừng, ủ trong khoảng 7-10 ngày có thể sử dụng.
- Mỗi ngày, người bệnh nhai khoảng 3 lát gừng được ngâm giấm để cải thiện chứng trào ngược, chướng bụng, đầy hơi khó chịu.
Vì giấm có tính axit cao, do đó bạn không nên ăn gừng ngâm giấm lúc bụng đang đói, chỉ dùng sau khi ăn no. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng bài thuốc này vào buổi tối, bởi gừng có thể khiến bạn mất ngủ. Để tăng cường hương vị, trị bệnh dạ dày tốt hơn, bạn có thể kết hợp ăn gừng ngâm giấm với bữa cơm hàng ngày.
4. Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày với hạt đậu rồng
Hạt đậu rồng chứa nhiều dưỡng chất phù hợp trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Không chỉ chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, hạt đậu rồng còn chứa protit, gluxit, ít lipid giúp hạn chế tình trạng gây kích tích hoạt động tiêu hóa, ổn định dịch vị dạ dày.
Trong hạt đậu rồng còn có nhiều vitamin, khoáng chất như magie, mangan, canxi,…giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng hạt đậu rồng cho đến ngày nay vẫn nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng. Áp dụng cách chữa như sau:
- Sử dụng trái đậu rồng già khô, lấy hạt, rửa và phơi khô hạt đậu rồng.
- Cho hạt thu được lên chảo rang vàng với lửa nhỏ, đến khi có mùi thơm thì tắt bếp.
- Bảo quản hạt trong lọ thủy tinh có nắp đậy, để nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng dần.
- Mỗi ngày, bạn sử dụng khoảng 10-12 hạt đậu rồng rang nhai thật kỹ.
Trường hợp răng yếu, bạn có thể nghiền hạt đậu rồng thành bột, pha với nước uống mỗi ngày để điều trị bệnh dạ dày. Không nên ăn quá nhiều, chỉ sử dụng lượng vừa đủ để tránh gây phản tác dụng khiến bệnh nhân khó tiêu, chướng bụng.
5. Dùng cây hoắc hương làm thuốc chữa trào ngược dạ dày
Cây hoắc hương được Đông y ghi nhận có tác dụng kiện tỳ vị, mạnh dạ dày giúp hỗ trợ điều trị tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Không chỉ được tận dụng trong việc chữa trào ngược dạ dày, loại cây này còn cải tiện chứng hôi miệng và dùng điều chế tinh dầu.
Hoắc hương có vị cay, tính ấm, mang lại hiệu quả hữu hiệu trong việc kháng khuẩn, giảm viêm. Đặc biệt, các hoạt chất trong tinh dầu hoắc hương còn giúp diệt khuẩn e.coli, tụ cầu khuẩn,…gây bệnh tiêu hóa. Bạn có thể áp dụng bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng cây hoắc hương tại nhà. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp với các nguyên liệu và thực hiện theo cách làm sau:
- Chuẩn bị 12g hoắc hương kết hợp cùng 16g rau má, 12g gừng tươi, 16g gạp nếp và 8g lá dành dành.
- Rửa sạch tất nguyên liệu rồi cho vào nồi đun với 750ml nước lọc.
- Đến khi thuốc sắc lại còn khoảng 1 chén nước thì tắt bếp.
- Nước thuốc chia thành 3 lần uống trong ngày, dùng sau khi ăn 30 phút để thu được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc này không phù hợp cho đối tượng bệnh nhân là phụ nữ mang thai. Đồng thời không áp dụng cho trường hợp bệnh nhi dưới 5 tuổi.
6. Bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông
Lá mơ lông được mệnh danh là vị thuốc trị bệnh dạ dày hữu hiệu, được nhiều người tin dùng hiện nay. Theo ghi nhận của Y học cổ truyền, lá mơ lông có tính mát, vị đắng, tác dụng sát trùng, sát khuẩn mạnh mẽ. Ngoài ra, loại lá này còn có khả năng tiêu độc, chống phù thũng hiệu quả. Người đang gặp vấn đề về tiêu hóa có thể sử dụng lá mơ lông để cải thiện bệnh lý.
Hiện nay, y học hiện đại cũng nghiên cứu và ghi nhận nhiều công dụng của lá mơ lông. Điển hình là lá mơ có chứa nhiều hoạt chất giúp thúc đẩy tổn thương niêm mạc dạ dày phục hồi nhanh chóng hơn. Đồng thời, các chất này còn giúp ức chế hoạt động của hại khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.
Áp dụng bài thuốc dân gian kiên trì, một thời gian bạn sẽ nhận thấy chứng trào ngược cải thiện đáng kể. Thực hiện theo cách đơn giản như sau:
- Sử dụng khoảng 400g lá mơ lông, chọn lá non, sau đó rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng.
- Vớt lá mơ lông ra rửa lại với nước sạch, để ráo nước rồi cho vào máy xay nhuyễn.
- Lọc lấy nước cốt lá mỡ, bỏ bã, uống trực tiếp hoặc hấp cách thủy để điều trị bệnh.
- Bạn nên áp dụng cách làm này mỗi ngày 2 lần để sớm cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
Mùi nước cốt lá mơ hơi hăng và vị khó uống. Do đó, một số đối tượng không sử dụng được bài thuốc này, nhất là phụ nữ đang mang thai và trẻ em. Ngoài ra, lưu ý phòng dị ứng với đối tượng mẫn cảm, có thể bị phát ban, nổi mề đay,…trong quá trình uống nước thuốc lá mơ lông. Ngưng sử dụng ngay khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện lạ.
7. Chữa trào ngược dạ dày hiệu quả với nước ép bắp cải
Bắp cải là một loại rau được dùng phổ biến. Không chỉ dễ ăn, chế biến thành nhiều món ngon miệng, bắp cải còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nên được tận dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, bắp cải có tính hàn, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc cho hệ tiêu hóa, phù hợp cho bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày.
Nghiên cứu cho thấy, trong bắp cải có chứa nhiều dưỡng chất như glutid, protid, nước và chất xơ dồi dào. Chúng có công dụng cải thiện hoạt động tiêu hóa cho người bệnh, ổn định dịch vị, men vi sinh trong dạ dày, giảm triệu chứng đau thượng vị do bệnh gây ra. Ngoài ra, các vitamin cùng nhiều hoạt chất trong bắp cải còn giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày, phòng nguy cơ viêm loét nghiêm trọng hơn.
Sử dụng bắp cải làm bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày tại nhà theo cách đơn giản sau:
- Dùng bắp cải non tươi, tách từng bẹ, ngâm rửa với nước muối pha loãng.
- Sau khi ráo nước, đem bắp cải xay nhuyễn hoặc ép lấy nước.
- Sử dụng nước cốt bắp cải chia thành nhiều phần uống trong ngày, tránh để qua đêm.
Nước ép từ bắp cải có vị ngọt nhẹ nhưng hơi hắc, một số người khi mới dùng có thể không quen. Nên uống thử một ngụm nhỏ, có thể cho vào một ít đường. Sử dụng nước ép bắp cải khoảng 8 tuần, tình trạng trào ngược dạ dày, đau rát thượng vị, ợ hơi,…thuyên giảm rõ rệt.
8. Dùng đu đủ chữa trào ngược dạ dày theo cách dân gian
Quả đu đủ chứa nhiều dưỡng chất bổ dưỡng cho cơ thể. Loại quả này khá tốt cho hệ tiêu hóa, được dùng cho đối tượng bệnh nhân đang mắc chứng táo bón. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân bị trào ngược dạ dày cũng có thể áp dụng bài thuốc dân gian với quả đu đủ điều trị tại nhà.
Hàm lượng papain dồi dào có trong đu đủ giúp phá hủy protein, thúc đẩy tiêu hóa chất đạm nhanh chóng. Ngoài ra, các hoạt chất trong quả
đu đủ còn kích thích khả năng đào thải độc tố của cơ thể, cải thiện sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch. Kết hợp với hàm lượng vitamin dồi dào giúp hoạt động tiêu hóa diễn ra trơn tru.
Áp dụng bài thuốc dân gian đơn giản như sau:
- Chuẩn bị một quả đu đủ nhỏ, một tí đường.
- Đu đủ rửa sạch, gọt bỏ vỏ sau đó thái thành nhiều miếng nhỏ, lưu ý bỏ hạt đu đủ.
- Cho vào một ít đường, ăn đu đủ trước bữa ăn chính khoảng 30 phút để kích thích dạ dày hoạt động.
- Sử dụng cách làm này mỗi ngày 2 lần, trong khoảng 1 tuần bạn sẽ nhận thấy triệu chứng trào ngược thuyên giảm hẳn.
Bạn đọc có thể lựa chọn bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày theo các nguyên liệu dễ tìm. Áp dụng kiên trì để sớm đạt được hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, trong thời gian điều trị bằng biện pháp dân gian, người bệnh cần kết hợp chăm sóc sức khỏe từ chế độ ăn uống đến thay đổi thói quen sinh hoạt để góp phần nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Lưu ý khi áp dụng các bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày
Trong quá trình áp dụng bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Lựa chọn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo không lẫn thuốc hóa học hoặc bị nhiễm khuẩn. Sơ chế sạch sẽ trước khi dùng để bảo vệ hệ tiêu hóa.
- Tùy vào cơ địa và tình trạng trào ngược dạ dày của mỗi người mà hiệu quả điều trị khác nhau. Người bệnh cần kiên trì thực hiện để nhận thấy được hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc dân gian có tác dụng đối với bệnh nhẹ, trường hợp có triệu chứng nặng nề nên điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Kết hợp điều trị bằng thuốc dân gian với chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng phù hợp để sớm cải thiện hoạt động tiêu hóa.
- Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế áp lực căng thẳng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Bạn nên tập thể dục, thể thao vừa sức đều đặn để tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Thăm khám y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe định kỳ. Trường hợp cần can thiệp điều trị chuyên sâu, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho từng trường hợp người bệnh cụ thể.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm thông tin về bài thuốc dân gian chữa trào ngược dạ dày tại nhà. Nếu áp dụng một thời gian không nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm, bạn nên thăm khám và chuyển hướng điều trị bằng biện pháp phù hợp hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- 10+ Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà nhanh chóng
- Top 10 thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất, phổ biến hiện nay
- Khám trào ngược dạ dày ở đâu? Top 21 địa chỉ uy tín trên toàn quốc
- 9 loại thuốc đau dạ dày dạng sữa tốt nhất được dùng phổ biến
Xem thêm: 14 lợi ích sức khỏe của dâu lingon
Tin mới nhất
- Chuyện hài hước về việc ném đồng xu xuống cống
- Tiểu són khi hắt hơi: Nguyên nhân do đâu?
- Uống lá cây xạ đen có tác dụng gì? Nên sử dụng xạ đen như thế nào?
- 5 lý do tại sao đàn ông nên chăm sóc da mặt
- Xuất huyết dạ dày có phải nằm viện không? Điều trị bao lâu?
- Nhận diện dấu hiệu ung thư tuyến giáp sớm để kịp thời chữa trị
- Thủ dâm là gì? Khác biệt trong cách thủ dâm cho nam và nữ
- Ung thư dạ dày: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
- 10+ Loại dầu gội trị vảy nến ở Da Đầu tốt nhất được khuyên dùng
- Địa chỉ bác sĩ chữa viêm tai giữa giỏi ở HÀ NỘI VÀ TP.HCM