Ung thư ruột – những kiến thức cần biết

Ung thư ruột, còn được gọi là ung thư đại trực tràng, phát triển từ lớp lót bên trong của ruột. Tùy thuộc vào nơi mà ung thư bắt đầu, ung thư ruột có thể được gọi là ung thư đại tràng hoặc trực tràng. Đây là loại ung thư phổ biến thứ hai ở cả nam giới và phụ nữ và thường gặp ở những người trên 50 tuổi.

Nguyên nhân, các yếu tố rủi ro dẫn đến ung thư ruột

Ung thư ruột là việc gia tăng không kiểm soát của tế bào trong đường ruột. Nó thường được hình thành từ một polyp đường ruột. Nếu không được phát hiện kịp thời, polp này có thể phát triển, tăng về kích thước, gây tổn thương lớp niêm mạc và lớp mô xung quanh, dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc chuyển sang giai đoạn ung thư.

Qua quá trình điều trị thực tế, các bác sĩ cho biết cho nhiều nguyên nhân gây ra ung thư ruột, bên cạnh có nguyên nhân do di truyền gens từ gia đình còn có nhiều nguyên nhân do thói quen sinh hoạt hàng ngày gây ra. Bạn nên cẩn trọng với các yếu tố sau:

Tuổi tác: ung thư đường ruột thường xảy ra ở những người từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, độ tuổi mắc chứng bệnh này ngày càng thu hẹp. 

Chế độ ăn uống – chế độ ăn nhiều thịt đỏ hoặc thịt chế biến và ít chất xơ và vitamin có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột.

Béo phì– bệnh phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì. Việc dung nạp quá nhiều chất béo có thể làm thay đổi nội tiết, hooc môn trong cơ thể dẫn đến rối loạn quá trình tái tạo, sinh trưởng của tế bào.

Uống rượu và hút thuốc – uống rượu nhiều và hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột. Các chất độc hai trong rượu và thuốc lá có thể thẩm thấu trực tiếp qua lớp niêm mạc ruột. Nếu quá trình này xảy ra thường xuyên có thể gây tổn thương lớp niêm mạc hoặc dẫn đến ung thư.

Rượu và thuốc lá là tác nhân hàng đầu bệnh ung thư.

Tiền sử gia đình – có quan hệ họ hàng gần gũi (mẹ hoặc cha, anh trai, em gái) phát triển ung thư đường ruột dưới 50 tuổi làm bạn có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển tình trạng. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, bạn nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc 02 lần/năm

Triệu chứng ung thư ruột

Các triệu chứng của ung thư đường ruột thường xuất hiện ở giai đoạn sớm hơn so với các nhóm ung thư khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu này thường không rõ ràng hoặc gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa. Nếu cơ thể có những dấu hiệu sau kéo dài, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để hiểu rõ nguyên nhân và có cách điều trị kịp thời:

Thay đổi thói quen tiêu hóa: Điều này có thể bao gồm tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài. Khi một khối u xuất hiện trong đường ruột nó có thể cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn trong hệ tiêu hóa. Dẫn đến những rối loạn tiêu hóa thường gặp như đau bụng, tiêu chảy, táo bón

Xuất hiện máu trong phân: Điều này có thể xảy ra khi khối u đã lớn, chèn ép gây tổn thương và chảy máu ở lớp niêm mạc ruột, dẫn đến việc trong phân có lẫn máu.

Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư ruột, nhưng nó thường gây nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác nên người bệnh thường bỏ qua.

Dấu hiệu ung thư ruột.

Thiếu máu: người bện có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tỷ lệ hồng cầu giảm mạnh. Nguyên nhân có thể do khối u làm tổn thương lớp niêm mạc gây chảy và ngăn cản hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư ruột

Một số xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán ung thư ruột. Ban đầu bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện và khám các triệu chứng lâm sàng. Nếu có nghi ngờ một khối u đang hình thành và phát triển trong hệ thống đường ruột, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên khoa.

Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra số lượng hồng cầu trong máu

Nội soi: Thử nghiệm tốt nhất cho các bệnh ung thư đường ruột là nội soi. Tùy vào từng triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng, tá tràng hay toàn bộ hệ thống đường ruột. Nội soi giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường ở niêm mạc đường ruột. Trường hợp có khối u, những hình ảnh nội soi giúp bác sĩ biết chính xác vị trí, kích thước, hình thái của khối u trong đường ruột.

Siêu âm ổ bụng: Siêu âm bụng được sử dụng để xác định ung thư đã lan ra gan hoặc siêu âm hậu môn mạc (ERUS) nếu các xét nghiệm khác cho thấy ung thư xuất hiện ở trực tràng hoặc hậu môn.

Siêu âm ổ bụng.

Chụp CT hoặc MRI: Chụp cắt lớp vi tính CT tạo ra các hình ảnh ba chiều của một số cơ quan cùng một lúc và có thể được sử dụng để kiểm tra ruột. Chụp MRI tạo ra các hình ảnh cắt ngang chi tiết của cơ thể và có thể cho thấy mức độ của bất kỳ khối u nào, thường được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ ung thư đang xâm lấn vào hệ bạch huyết và lan sang các cơ quan khác trong cơ thể.

Chụp PET: Trong chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), một lượng nhỏ glucose phóng xạ được tiêm vào cơ thể. Khi được quét, các tế bào ung thư sẽ sáng hơn, giúp bác sĩ phát hiện ra các vị trí tế bào ung thư trong cơ thể. Nó thường được sử dụng trong các trường hợp bác sĩ nghi ngờ ung thư chuyển sang giai đoạn di căn hoặc khối u ở ruột là do di căn từ cơ quan khác trong cơ thể đến.

Các giai đoạn phát triển chính của ung thư ruột

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về giai đoạn phát triển của bệnh. Từ đó làm căn cứ xây dựng phác đồ điều trị hợp lý cho từng bệnh nhân.

Giai đoạn 0: Trong giai đoạn 0, các tế bào bất thường được tìm thấy trong niêm mạc (lớp bên trong) của thành ruột. Những tế bào bất thường này có thể trở thành ung thư và lan rộng. Giai đoạn 0 còn được gọi là carcinoma in situ.

Giai đoạn I: Trong giai đoạn I, ung thư đã hình thành trong niêm mạc (lớp bên trong) của thành ruột kết và lan đến niêm mạc (lớp mô dưới niêm mạc). Ung thư có thể lan đến lớp cơ của thành ruột kết.

Giai đoạn II: Giai đoạn II ung thư ruột được chia thành giai đoạn IIA, giai đoạn IIB, và giai đoạn IIC.

  • Giai đoạn IIA: Ung thư đã lan rộng qua lớp cơ của thành ruột đến lớp huyết thanh (lớp ngoài cùng) của thành ruột.
  • Giai đoạn IIB: Ung thư đã lan rộng qua lớp huyết thanh (lớp ngoài cùng) của thành ruột nhưng không lan sang các cơ quan lân cận.
  • Giai đoạn IIC: Ung thư đã lan rộng qua lớp huyết thanh (lớp ngoài cùng) của thành ruột đến các cơ quan lân cận.

Giai đoạn III: Giai đoạn III ung thư ruột được chia thành giai đoạn IIIA, giai đoạn IIIB, và giai đoạn IIIC.

Trong giai đoạn IIIA, theo các bác sĩ có 2 trường hợp có thể xảy ra

  • Trường hợp 1: Ung thư có thể lan truyền qua niêm mạc (lớp trong cùng) của thành ruột kết đến niêm mạc (lớp mô dưới niêm mạc) và có thể lan đến lớp cơ của thành ruột kết. Ung thư đã lan đến ít nhất một nhưng không quá 3 hạch bạch huyết gần đó hoặc các tế bào ung thư đã hình thành trong các mô gần hạch bạch huyết;
  • Trường hợp 2: Ung thư đã lan truyền qua niêm mạc (lớp bên trong) của thành ruột kết đến niêm mạc (lớp mô dưới niêm mạc). Ung thư đã lan rộng đến ít nhất 4 nhưng không quá 6 hạch bạch huyết lân cận.

Trong giai đoạn IIIB theo các bác sĩ có 3 trường hợp có thể xảy ra

  • Trường hợp 1: Ung thư đã lan rộng qua lớp cơ của thành ruột kết đến lớp huyết thanh (lớp ngoài cùng) của thành ruột kết hoặc đã lan rộng qua huyết thanh nhưng không đến các cơ quan lân cận. Ung thư đã lan đến ít nhất một nhưng không quá 3 hạch bạch huyết gần đó hoặc các tế bào ung thư đã hình thành trong các mô gần hạch bạch huyết;
  • Trường hợp 2: Ung thư đã lan đến lớp cơ của thành ruột kết ruột kết hoặc đến lớp huyết thanh (lớp ngoài cùng) của thành ruột kết. Ung thư đã lan đến ít nhất 4 nhưng không quá 6 hạch bạch huyết gần đó;
  • Trường hợp 3: Ung thư đã lan rộng qua niêm mạc (lớp trong cùng) của thành ruột kết đến niêm mạc (lớp mô dưới niêm mạc) và có thể lan đến lớp cơ của thành ruột kết. Ung thư đã lan đến 7 hoặc nhiều hạch bạch huyết lân cận.

Trong giai đoạn IIIC:

  • Trường hợp 1: Ung thư đã lan rộng qua lớp huyết thanh (lớp ngoài cùng) của thành ruột kết nhưng không lan sang các cơ quan lân cận. Ung thư đã lan đến ít nhất 4 nhưng không quá 6 hạch bạch huyết gần đó
  • Trường hợp 2: Ung thư đã lan rộng qua lớp cơ của thành ruột kết đến lớp huyết thanh (lớp ngoài cùng) của thành ruột kết hoặc đã lan rộng qua huyết thanh nhưng không lan sang các cơ quan lân cận. Ung thư đã lan đến 7 hoặc nhiều hạch bạch huyết lân cận
  • Trường hợp 3: Ung thư đã lan rộng qua lớp huyết thanh (lớp ngoài cùng) của thành ruột kết và lan sang các cơ quan lân cận. Ung thư đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết gần đó hoặc các tế bào ung thư đã hình thành trong các mô gần hạch bạch huyết.

Giai đoạn IV: ung thư ruột kết được chia thành giai đoạn IVA và giai đoạn IVB.

  • Giai đoạn IVA: Ung thư có thể lan truyền qua thành ruột kết và có thể lan sang các cơ quan lân cận hoặc hạch bạch huyết. Ung thư đã lan đến một trong những cơ quan không gần ruột già, chẳng hạn như gan, phổi, hoặc buồng trứng, hoặc đến một hạch bạch huyết xa.
  • Giai đoạn IVB: Ung thư có thể lan truyền qua thành ruột kết và có thể lan tới các cơ quan lân cận hoặc hạch bạch huyết. Ung thư đã lan đến nhiều hơn một cơ quan mà không phải là gần đại tràng hoặc vào lớp lót của thành bụng.

Giai đoạn ung thư ruột.

Ung thư ruột thường có những tiến triển khác thường giữa các giai đoạn của bệnh. Dựa vào giai đoạn phát triển của khối u, bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị ung thư ruột

Tùy vào từng giai đoạn phát triển và vị trí của khối u trong đường ruột, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Trong đó, hiện nay chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

Phẫu thuật: thường được thực hiện khi phát hiện ung thư ruột ở giai đoạn sớm, khối u vẫn chưa ăn sâu vào hệ bạch huyết và lan sang các cơ quan khác. Việc cắt bỏ toàn bộ hay một phần đường ruột còn phụ thuộc vào vị trí của khối u..

Phẫu thuật ung thư ruột.

Xạ trị: thường được sử dụng trước khi giải phẫu cho ung thư đường ruột đã di căn và có thể được sử dụng kết hợp với hóa học để giảm số lượng và kích cỡ tế bào ung thư trước khi tiến hành phẫu thuật.

Hóa trị có thể được khuyến cáo sau khi phẫu thuật ung thư trực tràng hoặc ruột kết. Điều này nhằm làm giảm nguy cơ ung thư trở lại.

Ung thư ruột cũng giống như các nhóm ung thư khác đều có cơ hội điều trị thành công nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và có biện pháp chăm sóc sức khỏe sau điều trị khoa học. Đồng thời, trong suốt quá trình điều trị bạn nên giữ tâm lý thoải mái, bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ vitamin và khoáng chất, hạn chế tinh bột, chất béo, các chất kích thích. Ngoài ra, sau khi điều trị phẫu thuật loại bỏ khối u và các vùng ảnh hưởng, bạn nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất oxi hóa, kháng thể tự nhiên để ngăn ngừa ung thư tái phát như tảo nâu Nhật Bản Fucoidan, nấm Agaricus. 

Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư ruột, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa ung thư tái phát ngay từ trong trứng nước.

Một sản phẩm Fuicoidan Nhật Bản

Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website https://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính  02439963961 

Nguồn: https://kingfucoidan.vn/ung-thu-ruot-tong-quan

Xem thêm: 3 Cách Dùng Cây Vòi Voi Chữa Vảy Nến Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!