Giải đáp nấm lim xanh có hỗ trợ điều trị được bệnh ung thư không
Câu chuyện về một số người dân ở xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam bị mắc bệnh viêm gan B, xơ gan, ung thư gan vào rừng lấy nấm mọc trên cây thiết lim (lim xanh) bị chết, sắc lấy nước uống về sau khỏi hết bệnh. Vấn đề này vẫn đang còn là vấn đề nóng khiến dư luận đặc biệt quan tâm về việc nấm lim xanh có thể điều trị khỏi nhiều bệnh.
Về việc nấm lim xanhTiên Phước có chữa được bệnh hiểm nghèo hay không? Ngành Y tế tỉnh Quảng Nam đã lấy mẫu gửi Viện Dược liệu (Bộ Y tế) kiểm tra chất lượng và hiện đã có kết quả.
Để giải đáp cho những nghi vấn xung quanh việc nấm lim xanh có chữa được ung thư hay không? Chúng tôi đã có buổi làm việc với Dược sĩ Nguyễn Như Chính, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc một số người mắc bệnh hiểm nghèo ở xã Tiên Hiệp đã khỏi bệnh khi uống nước sắc từ loài nấm mọc trên cây thiết lim .
Dược sĩ Chính chia sẻ, ngày 14/1/2011, Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nhận được công văn phản hồi của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) về việc kiểm nghiệm số nấm mọc trên thân gỗ thiết lim ở rừng Tiên Phước mà Sở Y tế đã gửi đi vào tháng 10/2010. Trước tình hình hàng trăm người từ các nơi đổ về huyện Tiên Phước mua nấm mọc trên cây thiết lim để sắc uống chữa bệnh, nhất là các chứng bệnh về gan.
Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nhanh chóng cử đoàn công tác đến kiểm tra, khuyến cáo mọi người nên thận trọng khi dùng nấm vì nếu bất cẩn dùng phải nấm độc hậu họa khó lường. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài rất nhiều người uống nước sắc từ nấm lim xanh không một ai bị ngộ độc. Trước tình trạng này, Sở Y tế đã lấy mẫu nấm thiết lim tự nhiên, nguyên mũ, nguyên cây để chuyển cho Viện Dược liệu, nghiên cứu xác định nấm có độc tính hay không và giải đáp cho vấn đề nấm lim xanh có chữa được ung thư?
Nấm lim xanh có chữa được ung thư?
Dược sĩ Nguyễn Như Chính cho chúng tôi xem Công văn số 08 do Viện trưởng Viện Dược liệu, TS.KH Nguyễn Minh Khởi ký tên có đóng dấu gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam vào ngày 10/1/2011.
Công văn có nội dung, được sự giúp đỡ của GS.TSKH Trịnh Tam Kiệt công tác tại Khoa Công nghệ Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội và GS.TS Bae Ki-hwan công tác tại Khoa Dược, Trường đại học Changnam, Hàn Quốc, Viện Dược liệu – Bộ Y tế đã xác định loài nấm mọc trên thân gỗ thiết lim mà Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chuyển ra để phân tích, kiểm nghiệm, thì đó chính là nấm linh chi tự nhiên. Loài nấm này có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst còn có tên đồng nghĩa là Polyporum lucidus W. Curt, thuộc họ nấm lim (Ganodermataceae).
Theo lời GS Trịnh Tam Kiệt trong công văn này, có thể sử dụng nấm mọc trên gỗ thiết lim theo y học cổ truyền mà không lo độc hại, độc tính của nấm… Vì vậy, Viện Dược liệu trao đổi với Sở Y tế tỉnh Quảng Nam nên khuyến nghị người dân dùng nấm lim xanh theo hướng dẫn đã có trong các tài liệu chính thống về dược liệu, như cuốn: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS, TS Đỗ Tất Lợi và sách về “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của tập thể tác giả Viện Dược liệu…
Tìm hiểu nghiên cứu của GS, TS Đỗ Tất Lợi thì tài liệu về những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của ông xác định,cây lim xanh còn gọi là Xích Diệp Mộc có tên khoa học là Erythrophloeum fordii Oliv, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae) mọc nhiều ở những khu rừng miền Bắc và miền Trung. Gỗ lim xanh rất độc song nấm mọc trên thân gỗ nó lại không có độc tính, sau khi thu hái cần được sơ chế đúng cách để loại bỏ độc tố từ chân nấm.
Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Viện Dược liệu đều khẳng định, nấm lim xanh Ganoderma lucidum (Leyss. Ex Fr.) Karst có tác dụng bồi bổ cường tráng, giúp khí huyết lưu thông, làm tăng sức cho tế bào hấp thụ ôxy tốt hơn… Nó có công dụng trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, mất ngủ, các bệnh viêm gan, viêm khí quản mạn tính, huyết áp cao, đau dạ dày, chán ăn, thấp khớp, thống phong… Người bị bệnh đau gan mạn tính, hen phế quản nên nghiền nấm linh chi thành bột khô mỗi lần uống 3 lần, mỗi lần từ 1-2g với nước nóng hoặc phơi, sấy khô, thái mỏng đun nước uống.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, PGS. TS Nguyễn Thị Chính công tác tại Trường đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, trong số loài nấm mọc trên cây lim xanh có nấm linh chi giá trị dược liệu cao. Song, nấm lim mọc trong tự nhiên có hoạt tính dược liệu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng.
Tin mới nhất
- Viêm dạ dày nên ăn gì, kiêng gì để mau chóng khỏi bệnh?
- Hệ tiết niệu: 4 cơ quan chính và 6 bệnh thường gặp về hệ bài tiết
- Viêm phụ khoa nhẹ – nặng: Biểu hiện và cách xử lý
- Tức ngực khó thở xuất hiện khi nào? Có nguy hiểm không và cách điều trị
- Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị
- Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp
- Điều trị vảy nến: Những cách đạt hiệu quả cao, giảm tái phát
- Bệnh gai cột sống: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn
- 6 loại rau củ ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
- 10+ Mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản tại nhà nhanh chóng
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bị gout có nên ăn trứng? Người bệnh cần sử dụng như thế nào?
- TIN TỨC UNG THƯ Cách chăm sóc tóc rụng đúng để phục hồi nhanh
- TIN TỨC UNG THƯ Nổi hạch ở tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 16 phương pháp chữa trào ngược dạ dày tại nhà chỉ với 5 phút mỗi ngày