Nấm cây lim xanh và hình ảnh công dụng cách dùng nấm lim hiệu quả
Nấm cây lim xanh (nấm lim xanh) là gì? Nguồn gốc cây nấm lim xanh rừng tự nhiên. Quá trình thu hái nấm lim xanh của thợ sơn tràng. Cách bảo quản nấm lim xanh tránh ẩm mốc, mối mọt. Hướng dẫn phân biệt nấm lim xanh thật, giả qua hình dáng, màu sắc, mùi vị. Công dụng, cách dùng nấm lim xanh trị bệnh nan y tốt nhất.
Nấm cây lim xanh là gì?
Nấm cây lim xanh hay còn gọi là nấm lim xanh. Thảo dược này được mệnh danh là “vua” trong các loài nấm bởi thành phần dược chất quý hiếm. Dưới sự phát triển của khoa học, thông tin về nấm lim xanh tự nhiên ngày càng chi tiết và rõ ràng hơn.
Nguồn gốc cây nấm lim xanh
Qua quá trình thẩm định, Viện Dược liệu xác định, nấm cây lim xanh có tên khoa học là Ganoderma Lucidum. Nấm lim xanh tự nhiên thuộc họ linh chị, đặc hữu chỉ mọc trên cây lim xanh. Nấm lim xanh sinh trưởng và phát triển tốt trong những khu rừng nguyên sinh ít chịu tác động của con người:
- Rừng nguyên sinh thuộc khu vực Tây Nguyên
- Rừng nguyên sinh thuộc khu vực Trường Sơn (địa phận tỉnh Quảng Nam)
- Rừng nguyên sinh thuộc khu vực Nam Lào
Quá trình thu hái nấm lim xanh tự nhiên
Quá trình tìm kiếm nấm cây lim xanh trong rừng sâu rất gian nan, vất vả. Thậm chí, người thợ sơn tràng phải đánh đổi cả mạng sống nơi “rừng thiêng nước độc” để có được vài cân nấm. Thông thường, một chuyến đi rừng ròng rã cả tuần đến cả tháng trời. Có khi không may mắn, người thợ sơn tràng phải đi về tay không, không thu hoạch được gì.
Bảo quản nấm lim xanh tự nhiên như thế nào?
Việc thu hái nấm lim xanh đã khó, việc bảo quản còn khó hơn. Bởi sau khi thu hái, nếu không biết cách bảo quản, nấm cây lim xanh rất dễ bị mốc và mọt. Chỉ những thợ sơn tràng có kinh nghiệm mới biết cách giữ cho cây nấm vẫn tươi, nguyên vẹn cho đến khi sơ chế.
Khi thu hái, người thợ sơn tràng phải giữ nguyên vỏ cây gỗ lim trên chân nấm. Điều này giúp nấm tươi lâu, đồng thời cũng là căn cứ để phân biệt nấm lim rừng thật giả. Tuy nhiên, vỏ nấm này lại chứa một lượng độc tố tự nhiên gây hại đến sức khỏe. Vì vậy, khi nấu nấm lim người dùng cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ hết độc tố nhưng vẫn giữ nguyên giá trị dược tính.
Hướng dẫn phân biệt nấm lim xanh
Nấm cây lim xanh thường bị nhầm lẫn vơi nhiều loại nấm khác bởi hình dáng tương đối giống nhau. Nếu dùng phải nấm giả, người dùng có thể gặp vấn đề về sức khỏe, thậm chí là tử vong. Vì vậy, bạn cần biết cách phân biệt nấm lim thật, giả.
Hình ảnh nấm lim xanh tự nhiên Tiên Phước
Do sinh trưởng và phát triển trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt nên nấm lim xanh có hình thức xấu xí. Bên cạnh đó, người dùng có thể dựa vào các đặc điểm sau để nhận biết:
- Màu sắc: Chỉ có hai màu nâu pha đen hoặc nâu pha vàng
- Bề mặt mũ nấm: Xù xì, có vết rỗ do sâu đục
- Kích thước mũ nấm: Rất dày, khoảng 1 – 3cm
- Chân nấm: Rất ngắn, sát với mũ nấm
- Độ cứng: Rất cứng
Hỉnh ảnh nấm lim xanh giả
Nấm cây lim xanh thường được gian thương làm giả bằng cách trộn nấm linh chi Trung Quốc, nấm lim trồng để bán. Nếu tinh ý, quan sát kỹ, người dùng có thể dễ dàng nhận ra:
- Màu sắc đa dạng: Tím, đỏ, xanh ngọc, đen tuyền, xám…
- Bề mặt mũ nấm: Nhẵn và bóng
- Kích thước mũ nấm: Mỏng hơn rất nhiều so với nấm lim xanh thật
- Chân nấm: Dài khoảng 4 – 6cm
- Khá mềm và xốp
Phân biệt nấm lim xanh thật giả qua mùi vị
Bên cạnh việc dựa vào hình thức, người dùng có thể kiểm tra nấm lim thật giả qua mùi vị.
- Nấm cây lim xanh rừng tự nhiên thường có mùi thơm đặc trưng. Chỉ cần ngửi nấm bạn sẽ thấy hơi ngăm đắng nơi cuống họng.
- Nấm lim giả không có mùi thơm, đồng thời không có vị đắng.
Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra nấm lim xanh bằng mẹo nhỏ sau:
- Sắc nước nấm lim như bình thường.
- Bỏ riêng bã nấm lim và nước nấm để qua đêm.
- Nước nấm để qua đêm sẽ có mùi gần giống mùi cá khô. Bã nấm lim thật để qua đêm sẽ không bị thiu như nấm giả
Công dụng cây lim xanh
Nấm lim xanh từ lâu đã nổi danh là thảo dược quý. Từ xa xưa, chỉ có vua chúa và quan lại được dùng nấm lim xanh để bồi bổ sức khỏe.
Trong Đông y, nấm lim xanh rất lành tính, không có tác dụng phụ. Bởi vậy, nấm có thể dùng song song với các phương pháp điều trị khác. Hơn thế, nấm còn giúp hạn chế tối đa tác dụng phụ do phương pháp Tây y gây ra.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã tìm ra, nấm lim xanh chứa hơn 100 dược chất quý hiếm. Dựa vào các dược chất này, các chuyên gia tạm chia công dụng nấm lim rừng thành 2 nhóm chính:
- Nhóm công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh nan y: Ung thư, viêm gan, xơ gan, tai biến mạch máu não, gout, tiểu đường…
- Nhóm công dụng bồi bổ và tăng cường chức năng: Giải độc gan, tăng cường sinh lực, ổn định huyết áp, giảm mỡ thừa…
Xem thêm:
Công dụng trị ung thư của nấm lim xanh Tiên Phước – VnExpress
Cách dùng nấm lim xanh rừng tự nhiên chữa bệnh hiệu quả
Nấm cây lim xanh thường được dùng theo 2 cách chính:
- Sắc nấu nấm lim xanh
- Ngâm rượu nấm lim xanh
Trong đó, phương pháp sắc nấu nấm lim xanh đem lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn. Cách làm như sau: Lấy lượng nấm lim xanh theo chỉ định sắc với 2 lít nước. Đun nấm trong vòng 30 phút đến khi nước cô cạn còn 1.5 lít thì dừng. Chia nước sắc thành các phần, uống hết trong ngày.
Ngoài ra, nấm lim xanh còn dùng để ngâm rượu. Uống rượu nấm lim xanh thường dùng để bồi bổ và tăng cường sinh lực phái mạnh. Tuy nhiên, nếu dùng để chữa bệnh, người dùng không nên áp dụng phương pháp này. Bởi khi ngâm rượu, nấm lim xanh sẽ không còn giữ được nguyên vẹn dược chất.
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh ngâm rượu và công dụng bất ngờ sức khỏe sinh lực
- 26 tuần
- Viêm cuống dạ dày: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Nấm lim xanh hỗ trợ phục hồi bệnh tai biến mạch máu não thế nào
- Mẹo dân gian chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung tại nhà bạn nên thử
- Bị viêm họng + ho và khạc ra máu có nguy hiểm không?
- Tổng quan về bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh và hướng điều trị
- Lá cây xạ đen có tác dụng gì? Cách dùng lá cây xạ đen
- Răng khôn có thể bị sâu không? Lý do và cách xử lý
- 7 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang cho con bú nhiều hơn cần thiết