Tác dụng phụ của lá xạ đen. Cách dùng lá xạ đen tránh tác dụng phụ
Tác dụng phụ của lá xạ đen là gì? Uống nước lá xạ đen có tác dụng phụ không? Tác dụng phụ của lá xạ đen có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra tác dụng phụ của lá xạ đen. Uống lá xạ đen nhiều có tốt không? Liều lượng dùng lá xạ đen cho từng loại bệnh. Cách dùng lá xạ đen tránh tác dụng phụ. Uống lá xạ đen kiêng gì?
Tác dụng phụ của lá xạ đen là gì?
Tác dụng phụ của lá xạ đen hầu như không có. Bởi lá xạ đen được biết đến là một loại thảo dược lành tính, có tác dụng chữa bệnh và bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên, nếu người dùng không sử dụng đúng cách, lá xạ đen sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Tác dụng phụ của lá xạ đen có nguy hiểm không?
Tác dụng phụ của cây xạ đen có ảnh hưởng có hại đến các nội tạng như tim mạch, gan, thận. Tuy nhiên không có một nghiên cứu nào chứng minh điều này. Bởi vậy cần thận trọng khi dùng và tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các dược sỹ.
Cũng giống với cây xạ đen tươi, khi điều trị cây xạ đen khô, người bệnh sẽ gặp phải một số tác dụng phụ gây ra như: Cảm thấy nhức đầu nhẹ, đau bụng và đi ngoài loãng… Một số trường hợp khác sẽ gặp phải các tác dụng phụ liên quan đến hệ tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu… Tuy nhiên tất cả các triệu chứng trên sẽ biến mất sau vài tuần sử dụng.
Vì vậy, khi gặp phải các triệu chứng trên bạn cũng không nên quá lo lắng. Bởi đây chỉ là các biểu hiện bình thường gây ra nhằm thích ứng với cơ thể của người bệnh.
Một số tác dụng phụ của lá xạ đen
Tác dụng phụ của lá xạ đen ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Dưới đây là một số tác dụng phụ thông thường khi sử dụng cây xạ đen.
Uống cây xạ đen có thể gây đau bụng, đi ngoài
Việc sử dụng cây xạ đen rất tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra loại cây này còn làm mát gan và giải độc hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều người khi mới sử dụng có thể xảy ra tình trạng đi ngoài, đau bụng, phân lỏng.
Sở dĩ như vậy do nhiều người có hệ tiêu hóa kém sử dụng xạ đen dễ bị đi ngoài, mất nước. Khi đó cơ thể người bệnh chưa quen với các dược chất. Theo các bác sỹ chuyên khoa thì bạn nên tạm dừng uống xạ đen nếu xảy ra tình trạng này. Khi đó bạn nên bổ sung nước cho cơ thể để bù đắp lượng nước thất thoát ra bên ngoài.
Bụng cồn cào là tác dụng phụ của cây xạ đen
Một trong những tác dụng phụ của cây xạ đen đó là bụng khó chịu, cồn cào. Hiện tượng này rất dễ gặp phải và thường mất đi sau một vài lần sử dụng. Sở dĩ như vậy là do cơ thể người sử dụng chưa quen với một số chất có trong loại cây này. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm và không phải lo lắng gì khi thấy tác dụng phụ này.
Tác dụng phụ cây xạ đen làm tăng cơn đau cho bệnh nhân
Theo các bác sỹ chuyên khoa với những bệnh nhân mắc các bệnh có các khối u thì dễ gặp tác dụng phụ này. Việc này khiến người bệnh trở nên căng thẳng và mệt mỏi hơn. Lời khuyên dành cho bạn đó là nên tạm dừng sử dụng xạ đen. Sau đó nên giảm liều lượng của nước uống xuống bằng cách nấu nước loãng hơn để sử dụng. Tình trạng này sẽ giảm dần khi người bệnh dùng thường xuyên.
Nếu gặp phải tình trạng này bạn cũng không nên lo lắng quá mà nên tạm dừng sử dụng thuốc, sau một vài ngày tình trạng đó sẽ nhanh chóng biến mất.
Cách dùng cây xạ đen tránh tác dụng phụ
Tác dụng phụ của cây xạ đen thường là do người dùng không biết cách sử dụng thuốc. Cách dùng cây xạ đen rất đơn giản, người dùng chỉ cần chú ý liều lượng hợp lý khi sắc nước xạ đen.
Cách sắc nước cây xạ đen uống chữa bệnh
Cây xạ đen có nhiều cách chế biến để làm thuốc như sắc, nấu cao, ngâm rượu… Tuy nhiên, nấu xạ đen lấy nước uống là cách được nhiều người áp dụng. Đây là cách chế biến đơn giản và giữ được nhiều dược chất của cây xạ đen nhất.
Bạn có thể nấu xạ đen tươi hoặc xạ đen khô. Cách nấu như sau: Lấy lượng xạ đen vừa đủ (cả thân và lá) cho vào nồi theo đúng tỷ lệ 1 phần xạ đen và 2 – 3 phần nước. Đun nhỏ lửa trong khoảng 30 phút liên tục. Đợi nước sắc cô lại và sử dụng.
Uống xạ đen kiêng gì?
Để tránh những trường hợp xấu, bạn cần phải nắm chắc những đồ ăn, thức uống phải kiêng khi sử dụng thuốc. Tùy theo chỉ định của bác sỹ mà kiêng với từng loại thực phẩm khác nhau. Bạn nên chú ý và tuân thủ theo chỉ dẫn được đưa ra.
Vì xạ đen là thuốc Đông y, vị thuốc mang tính hàn. Bởi vậy bạn cần tuyệt đối kiêng không ăn rau muống. Rau muống sẽ làm gây giã thuốc, làm mất tác dụng của thuốc. Ngoài ra các chất kích thích người uống xạ đen cũng cần phải tránh xa. Những chất có trong chúng khi tác dụng với các hoạt chất trong cây xạ đen tạo kết tủa. Từ đó làm giảm tác dụng của xạ đen đối với người bệnh.
Bạn có thể pha loãng cho dễ uống. Do xạ đen vốn có vị đắng chát nên thời gian đầu mới sử dụng có thể thấy rất khó uống. Người dùng có thể pha loãng với nước lọc thông thường để giảm vị đắng của xạ đen đi. Tuy nhiên, sau một thời gian đã dùng quen thì nên uống nước xạ đen nguyên chất.
Lưu ý trong trường hợp bệnh nặng thì chỉ dùng xạ đen thôi sẽ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Xạ đen chỉ dùng như một phương pháp hỗ trợ chị bệnh chứ không thay thế hoàn toàn. Do đó, người bệnh cũng không nên bỏ qua các liệu trình điều trị mà bác sỹ đưa ra, tránh việc bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Xem thêm:
Tác dụng của cây xạ đen – Báo Thanh Niên
&
Tin mới nhất
- Bà bầu có uống được nấm lim xanh không lưu ý khi sử dụng nấm lim
- Đau đầu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
- Tổng Hợp Các Cách Trị Mụn Cám Hiệu Quả, An Toàn, Nhanh Chóng
- Nồng độ cortisol
- Viêm họng hạt kiêng gì? Những lưu ý trong ăn uống và sinh hoạt
- Mất ngủ uống lá gì để tìm lại giấc ngủ ngon? [Chuyên gia giải đáp]
- Nấm kim châm không chỉ ăn ngon mà còn tốt cho sức khỏe
- Bệnh zona thần kinh ở lưng làm sao chữa trị?
- Góc giải đáp: Viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi
- Cập nhật phác đồ điều trị ung thư dạ dày