Lưu ý khi khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình

Hiện còn khá nhiều người vẫn có suy nghĩ chỉ khám phụ khoa khi có biểu hiện bất thường ở vùng kín hoặc các cặp vợ chồng dự định có em bé, còn đối với những đối tượng chưa lập gia đình thì chưa thực sự cần thiết. Suy nghĩ này hoàn toàn không hề sai cũng không hẳn là đúng. Bởi vì bệnh  phụ khoa có thể diễn ra âm thầm mà ngay cả các đối tượng chưa lập gia đình cũng có thể mắc phải. Vậy người độc thân cần lưu ý những vấn đề gì khi đi khám phụ khoa?

Khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình – Quy trình và một số lưu ý

Mục đích của việc khám bệnh phụ khoa ở những người chưa lập gia đình

Khám phụ khoa là thủ thuật kiểm tra tình trạng sức khỏe và bệnh lý ở bộ phận sinh dục nữ giới. Và đây cũng chính là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe chính mình cũng như giúp phát hiện bệnh sớm và có phác đồ điều trị phù hợp.

Không chỉ những người lập gia đình hay người có triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục mới thăm khám phụ khoa mà các đối tượng chưa lập gia đình cũng nên chủ động thăm khám. Bởi vì, các chuyên gia cho biết, trong quá trình dậy thì, sự thay đổi nội tiết tố hay các tác nhân xấu từ môi trường, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học (ăn uống thất thường, chế độ vệ sinh vùng kín kém,…) cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa hay các bệnh lý khác liên quan đến bộ phận sinh dục. Hơn thế nữa, một số đối tượng khác có thể đã từng quan hệ tình dục sớm mà chưa trang bị đủ kiến thức để bảo vệ bản thân dẫn đến nạo phá thai nhiều. Và đó cũng chính là lý do mà số lượng người mắc bệnh phụ khoa ở các đối tượng chưa lập gia đình tăng cao.

Do đó, dù là phụ nữ đã lập gia đình hay còn độc thân thì nên khám phụ khoa định kỳ hoặc khi có biểu hiện bất thường ở bộ phận sinh dục luôn là điều quan trọng.

Mục đích của việc khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình là thủ thuật giúp kiểm ra và phát hiện sớm các triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp

Quy trình khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình

Một số đối tượng chưa lập gia đình thường mang tâm lý lo sợ dụng cụ mỏ vịt sẽ gây đau đớn và rách màng trinh nếu bác sĩ không thận trọng. Nhưng trên thực tế, việc thăm khám phụ khoa cho các đối tượng này thường khá đơn giản và không hề gây tổn thương đến lớp niêm mạc âm đạo cũng như làm rách màng trinh. Lý do là bởi người chưa quan hệ tình dục và đã từng quan hệ tình dục sẽ có những quy trình thăm khám khác nhau.

Nếu chưa hiểu rõ, người chưa lập gia đình có thể tham khảo các bước khám phụ khoa cơ bản sau:

  • Bước 1: Làm thủ tục đăng ký khám chữa bệnh

Người bệnh di chuyển đến bàn tiếp nhận bệnh nhân để làm thủ tục khám phụ khoa và trình một số giấy tờ có liên quan như: chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế,… Đồng thời, đóng khoản viện phí điều trị ban đầu (nếu có), nhận sổ khám và số thứ tự lượt khám.

Người bệnh di chuyển đến phòng khám được chỉ định, ngồi chờ hàng ghế bên ngoài buồng khám đã được đơn vị trang bị. Vào buồng khám gặp bác sĩ chuyên khoa khi tới lượt khám.

  • Bước 2: Thăm khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ nắm bắt thông tin cụ thể của bệnh nhân cũng như tình trạng sức khỏe bằng cách tra hỏi thông qua một số câu hỏi để nhận biết dấu hiệu thường gặp, tần suất, tiền sử bệnh và đã từng quan hệ tình dục chưa… Từ đó cho phép bác sĩ khoanh vùng một số bệnh tình mà bệnh nhân có thể mắc phải.

Bên cạnh đó, một số trường hợp khác bác sĩ còn thăm khám vùng ngực và vùng bụng. Thủ thuật kiểm tra này là bước quan trọng giúp phát hiện những khối u bất thường. Riêng với vùng bụng, bác sĩ sử dụng tay để ấn từ nhẹ đến mạnh, điều này giúp kiểm tra chính xác vị trí, kích thước của buồng trứng hay phát hiện độ sưng của ống dẫn trứng nếu có.

  • Bước 3: Kiểm tra vùng kín của bệnh nhân

Kiểm qua vùng kín là thủ thuật khám bên ngoài và bên trong của cơ quan sinh dục. Lúc này, người bệnh sẽ được yêu cầu cởi bỏ quần hoặc váy đang mặc, kể cả quần lót.

Khám bên ngoài cơ quan sinh dục là bước thăm khám bộ phận sinh dục nữ giới bằng mắt thường. Qua đó, bác sĩ sẽ quan sát tình trạng của âm đạo, môi nhỏ, môi lớn và cả hậu môn. Việc này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra âm đạo có bị sưng tấy hay xuất hiệ
n mụn nhọt hay không.

Theo đó, khám bên trong cơ quan sinh dục là bước thăm khám sử dụng mỏ vịt vô khuẩn đã được bôi trơn và cho vào âm đạo. Thông qua đó, bác sĩ sẽ quan sát âm đạo, lỗ tử cung, cổ tử cung để phát hiện những tổn thương hay các triệu chứng bất thường khác.

Từ việc kiểm tra bên ngoài và bên trong cơ quan sinh dục, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cụ thể tương ứng với từng trường hợp để xác định đúng tình trạng sức khỏe đang mắc phải.

  • Bước 4: Tiến hành thực hiện một số xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ

Một số chỉ định bác sĩ chuyên khoa thường yêu cầu bệnh nhân thực hiện như xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm nội tiết và xét nghiệm tế bào. Cụ thể hơn:

    • Xét nghiệm dịch âm đạo: Giúp phát hiện các vi khuẩn, nấm men hay virus gây ra bệnh ở bộ phận sinh dục;
    • Xét nghiệm tế bào: Giúp tầm soát ung thư cổ tử cung;
    • Xét nghiệm nội tiết: Cho phép bác sĩ đánh giá chỉ số nội tiết trong cơ thể, từ đó giúp chẩn đoán tình trạng sinh sản.

Ngoài những xét nghiệm đã được đề cập, một số trường hợp khác có thể được yêu cầu làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,…

  • Bước 5: Nhận kết quả và quay trở về phòng khám ban đầu để nhận kết luận cuối cùng

Bệnh nhân nhận tất cả các kết quả xét nghiệm rồi quay trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu tình trạng sức khỏe không có điều gì bất thường, chị em sẽ được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ngược lại, nếu phát hiện có bệnh lý xuất hiện trong cơ thể, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề ra phương pháp điều trị phù hợp cùng với đó biện pháp chăm sóc sức khỏe khi mắc bệnh.

  • Bước 6: Ra về và trở lại thăm khám nếu có lịch hẹn

Nhận thuốc và thanh toán chi phí điều trị tại nhà thuốc của đơn vị. Ra về và trở lại thăm khám theo lịch hẹn của bác sĩ nếu có hoặc sau 6 tháng sau.

Quy trình khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình

Một số lưu ý khi khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình

Để không làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán bệnh hay phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra, người chưa lập gia đình lần đầu đi khám cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Trước khi đi khám phụ khoa, nên vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục bằng nước muối sinh lý, nước ấm hay vệ sinh bằng dung dịch dành cho phụ nữ. Điều này sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, tuyến nhờn và mùi hôi bám quanh vùng kín;
  • Chỉ nên đi khám phụ khoa khi đã hết sạch kinh nguyệt hoặc sau 3 – 5 ngày kết thúc chu kỳ kinh nguyệt;
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, sạch sẽ và thoáng mát để mang lại cảm giác khó chịu cũng như tạo sự thuận tiện trong quá trình thăm khám;
  • Trước giờ thăm khám bệnh phụ khoa, không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas hay chất kích thích khác;
  • Nếu có chỉ định làm một số xét nghiệm để hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán bệnh, người bệnh nên nhịn ăn để không làm ảnh hưởng đến kết quả;
  • Người chưa lập gia đình nhưng không hẳn và chưa quan hệ tình dục. Do đó, các đối tượng này cũng cần kiêng quan hệ tình dục từ 1 – 2 ngày trước khi khám bệnh phụ khoa;
  • Nên đi cùng với người thân để giảm thiểu sự lo lắng hay hoang mang từ những lần đầu đi khám bệnh phụ khoa.
Người chưa lập gia đình nên đi khám phụ khoa khi đã hết sạch kinh hoặc sau 3 – 5 ngày kết thúc chu kỳ kinh nguyệt

Gợi ý một vài địa chỉ thăm khám phụ khoa uy tín

Địa chỉ khám phụ khoa cũng chính là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em phụ nữ, nhất là các đối tượng thăm khám sức khỏe lần đầu tiên, người chưa lập gia đình. Theo lời khuyên cá nhân, bạn nên tìm đến những bệnh viện công lập hoặc tư nhân lớn có thế mạnh khám và điều trị phụ khoa cho nữ giới. Bởi vì, đơn vị này có đội ngũ y bác sĩ giỏi trực tiếp thăm khám, phòng ốc khám bệnh thoáng mát, đầu tư trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế đầy đủ, đặc biệt, mức chi phí được công khai minh bạch.

Nếu vẫn còn loay hoay và hoang mang trong việc tìm kiếm bệnh viện khám và điều trị bệnh phụ khoa uy tín, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý sau:

Tại Hà Nội

Trên địa bàn Hà Nội có xuất hiện khá nhiều bệnh viện, trung tâm hay phòng khám chuyên tiếp nhận bệnh nhân khám và điều trị bệnh phụ khoa, bao gồm cả trường hợp lần đầu thăm khám và tái khám. Một vài đơn vị được nhiều chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn như:

1. Bệnh viện Phụ sản Trung ương – Khoa Khám bệnh

  • Địa chỉ: Số 43 Tràng Thi, phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: (024) 3825 2161
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (từ 7h30 – 16h30)

2. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – Phòng khám số 1

  • Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: (024) 3574 7788 – 0982 873 112
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (từ 6h00 – 12h00 và 13h30 – 16h30); thứ bảy (từ 6h30 – 12h00) và chủ nhật (từ 7h30 – 12h00)

3. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – Khoa Khám bệnh

  • Địa chỉ: Số 929 La Thành, phường Láng Thượng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (trụ sở chính)
  • Số điện thoại: 1900 6922
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (từ 7h00 – 12h00 và 13h30 – 16h30); thứ bảy (từ 7h00 – 12h00 và 13h30 – 18h00) và chủ nhật (từ 6h00 – 13h30).

4. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc – Khoa Phụ sản

  • Địa chỉ: Số 286 Thụy Khuê, phố Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: (024) 3728 0888 – 1900 558 896 – 0904 970 909
  • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần từ 6h30 – 20h00.

5. Bệnh viện Thanh Nhàn – Khoa Phụ sản

  • Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
  • Số điện thoại: (024) 3971 4373 – 0919 112 409
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (từ 7h30 – 19h30) và thứ bảy đến chủ nhật (từ 7h30 – 12h00)

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu đại diện khu vực phía Bắc có Hà Nội thì khu vực phía Nam có thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây quy tụ nhiều bệnh viện, phòng khám hoạt động với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Chính vì vậy, không quá khó khăn để bạn tìm kiếm địa chỉ khám chữa bệnh phụ khoa. Nhưng điều mà người bệnh hoang mang là vấn đề chất lượng và sự uy tín, thì dưới đây là một số gợi ý:

1. Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn – Khoa Phụ khoa

  • Địa chỉ: Số 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 9990 9269 – (028) 9990 9268 – (028) 9990 9270
  • Thời gian làm việc: 24/7

2. Bệnh viện Phụ sản Mê Kông – Khoa Khám bệnh

  • Địa chỉ: Số 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 1900 6113
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến chủ nhật (từ 7h00 – 11h00 và 12h30 – 16h00), khám dịch vụ từ thứ hai đến thứ bảy (17h00 – 20h00).

3. Bệnh viện Hùng Vương – Khoa Phụ sản

  • Địa chỉ: Số 128 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 3864 2750
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (từ 7h00 – 16h30).

4. Trung tâm Chăm sóc sức khỏe trực thuộc bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc

  • Địa chỉ: Số 97 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Thành, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 3925 9797 – 1900 6765
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (từ 8h00 – 17h00) và thứ bảy (từ 8h00 – 12h00).

5. Bệnh viện Từ Dũ – Khoa Khám bệnh

  • Địa chỉ:
    • Cổng số 1: Số 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Cổng số 2: Số 227 Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Cổng số 3: Số 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: (028) 5405 2829 – 1900 7237
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (từ 6h00 – 18h00); thứ bảy (từ 7h00 – 16h00) và chủ nhật (từ 7h00 – 11h00).
Bệnh viện Từ Dũ là địa chỉ có đội ngũ y bác sĩ khám và chữa bệnh phụ khoa uy tín cho người chưa lập gia đình

Bài viết đã trình bày cho bạn đọc mục đích, quy trình và một số lưu ý khi khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc thăm khám phụ khoa, nhất là các trường hợp thăm khám lần đầu tiên để tránh bị bỡ ngỡ, hoang mang. Điều đầu tiên mà người bệnh cần chuẩn bị là tinh thần ổn định, thoải mái và không quá lo lắng để không làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán bệnh.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

  • Khám phụ khoa gồm những gì? Quy trình và lưu ý
  • Khám phụ khoa ở bệnh viện nào tốt nhất hiện nay 2020?

Xem thêm: Giải pháp nào cho biến chứng tê bì chân tay ở người đái tháo đường?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!