Vitamin C cho bà bầu: Bổ sung bao nhiêu là đủ?
Vitamin C được xem là “người bạn tốt nhất” của hệ miễn dịch. Thế nhưng, bổ sung vitamin C cho bà bầu cần hết sức cẩn thận vì nếu dùng quá liều có thể gây ra nhiều hệ lụy.
Vitamin C được xem là “người bạn tốt nhất” của hệ miễn dịch. Thế nhưng, bổ sung vitamin C cho bà bầu cần hết sức cẩn thận vì nếu dùng quá liều có thể gây ra nhiều hệ lụy.
Vitamin C là dưỡng chất rất quan trọng đối sức khỏe của mẹ cũng như sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của bé cưng trong bụng. Thế nhưng, bổ sung vitamin C cho bà bầu không hề đơn giản. Nên bổ sung bao nhiêu vitamin C mỗi ngày trong thai kỳ? Bà bầu có được uống C sủi không? Bổ sung vitamin C quá liều sẽ gặp phải tình trạng gì? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi.
Bà bầu nên bổ sung bao nhiêu vitamin C mỗi ngày?
- Số lượng vitamin C được khuyến cáo mỗi ngày (RDA) đối với phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên là 85mg và 80mg đối với phụ nữ từ 18 trở xuống.
- Phụ nữ cho con bú trên 19 tuổi sẽ cần bổ sung 120mg vitamin C mỗi ngày, còn từ 19 tuổi trở xuống sẽ là 115mg mỗi ngày.
- Mức tiêu thụ cao nhất được cho phép mỗi ngày là 2.000mg đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên và 1.800mg đối với phụ nữ từ 18 trở xuống.
Bà bầu uống vitamin C được không?
Có bầu uống vitamin C được không? Thực tế, việc bổ sung vitamin C trong thai kỳ là điều hết sức quan trọng bởi đây là dưỡng chất “chủ chốt” để cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.
Tuy nhiên, mẹ có thể bổ sung vitamin C thông qua các thực phẩm hằng ngày và không cần phải dùng viên uống bổ sung. Một ly nước cam trong bữa sáng sẽ cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết. Chỉ khi khẩu phần dinh dưỡng không đáp ứng được lượng vitamin C cần thiết cho bà bầu thì mẹ mới nên bổ sung bằng các viên uống vitamin C tổng hợp. Và đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì những viên uống bổ sung này có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Bên cạnh viên uống vitamin C tổng hợp, nhiều mẹ cũng thắc mắc có bầu uống c sủi được không? Vitamin C dạng sủi với vị cam, chanh dễ chịu hiện đang được rất nhiều người sử dụng để giảm bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C có trong một viên sủi lên đến 1000mg và con số này lớn hơn nhiều so với lượng được khuyến cáo. Do đó, mẹ không nên dùng quá thường xuyên bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tốt nhất, bà bầu chỉ nên uống C sủi theo chỉ định của bác sĩ.
Tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin C cho bà bầu
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nếu bà bầu bị thiếu hụt vitamin C có thể khiến não thai nhi không thể phát triển hoàn toàn. Do đó, bà bầu cần đảm bảo cung cấp đủ vitamin C trong chế độ ăn mỗi ngày ngay từ đầu. Nếu não đã bị thiệt hại rồi mới bổ sung vitamin C thì sẽ không đem lại lợi ích gì. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tình trạng tổn thương não có thể xảy ra rất sớm trong thời gian mang thai. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin C còn có thể:
Vitamin C là dưỡng chất rất quan trọng đối sức khỏe của mẹ cũng như sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của bé cưng trong bụng. Thế nhưng, bổ sung vitamin C cho bà bầu không hề đơn giản. Nên bổ sung bao nhiêu vitamin C mỗi ngày trong thai kỳ? Bà bầu có được uống C sủi không? Bổ sung vitamin C quá liều sẽ gặp phải tình trạng gì? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ dưới đây của Hello Bacsi.
Bà bầu nên bổ sung bao nhiêu vitamin C mỗi ngày?
- Số lượng vitamin C được khuyến cáo mỗi ngày (RDA) đối với phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên là 85mg và 80mg đối với phụ nữ từ 18 trở xuống.
- Phụ nữ cho con bú trên 19 tuổi sẽ cần bổ sung 120mg vitamin C mỗi ngày, còn từ 19 tuổi trở xuống sẽ là 115mg mỗi ngày.
- Mức tiêu thụ cao nhất được cho phép mỗi ngày là 2.000mg đối với phụ nữ từ 19 tuổi trở lên và 1.800mg đối với phụ nữ từ 18 trở xuống.
Bà bầu uống vitamin C được không?
Có bầu uống vitamin C được không? Thực tế, việc bổ sung vitamin C trong thai kỳ là điều hết sức quan trọng bởi đây là dưỡng chất “chủ chốt” để cơ thể khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt.
Tuy nhiên, mẹ có thể bổ sung vitamin C thông qua các thực phẩm hằng ngày và không cần phải dùng viên uống bổ sung. Một ly nước cam trong bữa sáng sẽ cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết. Chỉ khi khẩu phần dinh dưỡng không đáp ứng được lượng vitamin C cần thiết cho bà bầu thì mẹ mới nên bổ sung bằng các viên uống vitamin C tổng hợp. Và đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì những viên uống bổ sung này có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
Bên cạnh viên uống vitamin C tổng hợp, nhiều mẹ cũng thắc mắc có bầu uống c sủi được không? Vitamin C dạng sủi với vị cam, chanh dễ chịu hiện đang được rất nhiều người sử dụng để giảm bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin C có trong một viên sủi lên đến 1000mg và con số này lớn hơn nhiều so với lượng được khuyến cáo. Do đó, mẹ không nên dùng quá thường xuyên bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tốt nhất, bà bầu chỉ nên uống C sủi theo chỉ định của bác sĩ.
Tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin C cho bà bầu
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nếu bà bầu bị thiếu hụt vitamin C có thể khiến não thai nhi không thể phát triển hoàn toàn. Do đó, bà bầu cần đảm bảo cung cấp đủ vitamin C trong chế độ ăn mỗi ngày ngay từ đầu. Nếu não đã bị thiệt hại rồi mới bổ sung vitamin C thì sẽ không đem lại lợi ích gì. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tình trạng tổn thương não có thể xảy ra rất sớm trong thời gian mang thai. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin C còn có thể:
- Gây chảy máu chân răng, phá vỡ tĩnh mạch mao dẫn (các mạch máu nhỏ) bên dưới da. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến bệnh còi xương.
- Khiến da bị khô, làm chậm quá trình lành vết thương, vết bầm tím.
Ngoài ra, vitamin C còn tham gia vào nhiều quá trình sinh học của cơ thể. Bổ sung vitamin C cho bà bầu đầy đủ có thể giúp bạn nhận được những lợi ích như:
- Chống lại các bệnh nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố
- Giúp sửa chữa các mô, làm lành vết thương, tăng trưởng xương và đem lại làn da khỏe mạnh
- Tạo ra collagen, một protein có trong thành phần của sụn, xương, gân và da
- Giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm (chủ yếu là từ thực vật). Sắt giúp điều hòa hemoglobin, bảo vệ bạn khỏi bệnh thiếu máu.
- Ngăn ngừa chảy máu lợi, làm giảm xuất huyết dưới da.
- Ngăn ngừa tình trạng tĩnh mạch bị suy do cholesterol tích tụ và loại bỏ các chất độc hại.
- Hỗ trợ sự phát triển của bào thai. Giúp tạo các mô, tăng cường mạch máu của nhau thai, nên cung cấp thêm oxy cho bào thai, làm giảm nguy cơ bong nhau thai.
- Hỗ trợ điều trị táo bón thai kỳ
- Cải thiện tính đàn hồi của da, làm giảm vết rạn da và khiến chúng biến mất sau khi sinh.
- Tốt cho móng tay, tóc của mẹ và thai nhi.
Bổ sung vitamin C quá liều: Cẩn thận với những tác dụng phụ!
Dù bổ sung vitamin C cho bà bầu là điều cần thiết nhưng bạn không nên uống vượt quá mức quy định, đặc biệt là trong thai kỳ bởi:
- Bổ sung liên tục hơn 2000mg vitamin C mỗi ngày có thể khiến các triệu chứng của bệnh gút trở nên nghiêm trọng và gây sỏi thận.
- Phụ nữ thường uống vitamin C liều cao nếu ngưng đột ngột có thể dẫn đến thiếu hụt, vì vậy nên giảm từ từ.
- Uống vitamin C liều cao có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu, tiêu chảy, nóng bừng và phát ban.
- Một số tác dụng phụ khác của vitamin C là viêm thực quản, bệnh Parkinson, biến chứng hồng cầu, các mạch máu dày xung quanh tim, kích ứng da, các vấn đề về đường tiêu hóa và các biến chứng về đường tiết niệu.
- Làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Phụ nữ bị tiểu đường có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Một vài nghiên cứu nói rằng bổ sung nhiều vitamin C sẽ giúp ngăn ngừa bệnh còi xương, chứng rối loạn thiếu vitamin C. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thai kỳ, tiêu thụ quá nhiều vitamin C khi mang thai có thể gây ra chứng scurvy (bé sinh ra bị thiếu hụt vitamin C). Khi bạn uống nhiều, thận sẽ thải ra lượng vitamin C dư thừa, gây ra sự đề kháng hoặc không dung nạp được nó trong em bé.
- Gây chảy máu chân răng, phá vỡ tĩnh mạch mao dẫn (các mạch máu nhỏ) bên dưới da. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến bệnh còi xương.
- Khiến da bị khô, làm chậm quá trình lành vết thương, vết bầm tím.
Ngoài ra, vitamin C còn tham gia vào nhiều quá trình sinh học của cơ thể. Bổ sung vitamin C cho bà bầu đầy đủ có thể giúp bạn nhận được những lợi ích như:
- Chống lại các bệnh nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể khỏi các độc tố
- Giúp sửa chữa các mô, làm lành vết thương, tăng trưởng xương và đem lại làn da khỏe mạnh
- Tạo ra collagen, một protein có trong thành phần của sụn, xương, gân và da
- Giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực phẩm (chủ yếu là từ thực vật). Sắt giúp điều hòa hemoglobin, bảo vệ bạn khỏi bệnh thiếu máu.
- Ngăn ngừa chảy máu lợi, làm giảm xuất huyết dưới da.
- Ngăn ngừa tình trạng tĩnh mạch bị suy do cholesterol tích tụ và loại bỏ các chất độc hại.
- Hỗ trợ sự phát triển của bào thai. Giúp tạo các mô, tăng cường mạch máu của nhau thai, nên cung cấp thêm oxy cho bào thai, làm giảm nguy cơ bong nhau thai.
- Hỗ trợ điều trị táo bón thai kỳ
- Cải thiện tính đàn hồi của da, làm giảm vết rạn da và khiến chúng biến mất sau khi sinh.
- Tốt cho móng tay, tóc của mẹ và thai nhi.
Bổ sung vitamin C quá liều: Cẩn thận với những tác dụng phụ!
Dù bổ sung vitamin C cho bà bầu là điều cần thiết nhưng bạn không nên uống vượt quá mức quy định, đặc biệt là trong thai kỳ bởi:
- Bổ sung liên tục hơn 2000mg vitamin C mỗi ngày có thể khiến các triệu chứng của bệnh gút trở nên nghiêm trọng và gây sỏi thận.
- Phụ nữ thường uống vitamin C liều cao nếu ngưng đột ngột có thể dẫn đến thiếu hụt, vì vậy nên giảm từ từ.
- Uống vitamin C liều cao có thể dẫn đến đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu, tiêu chảy, nóng bừng và phát ban.
- Một số tác dụng phụ khác của vitamin C là viêm thực quản, bệnh Parkinson, biến chứng hồng cầu, các mạch máu dày xung quanh tim, kích ứng da, các vấn đề về đường tiêu hóa và các biến chứng về đường tiết niệu.
- Làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Phụ nữ bị tiểu đường có thể làm tăng lượng đường trong máu.
Một vài nghiên cứu nói rằng bổ sung nhiều vitamin C sẽ giúp ngăn ngừa bệnh còi xương, chứng rối loạn thiếu vitamin C. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Thai kỳ, tiêu thụ quá nhiều vitamin C khi mang thai có thể gây ra chứng scurvy (bé sinh ra bị thiếu hụt vitamin C). Khi bạn uống nhiều, thận sẽ thải ra lượng vitamin C dư thừa, gây ra sự đề kháng hoặc không dung nạp được nó trong em bé.
Thực phẩm cung cấp vitamin C cho bà bầu
Những loại thực phẩm thường chứa nhiều vitamin C là trái cây họ cam quýt, rau có màu xanh và một số loại trái cây khác. Ngũ cốc và nước trái cây cũng giúp bổ sung loại vitamin này.
- Trái cây: Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, quýt và cũng có thể được tìm thấy trong táo, mơ, hồng, đào, dâu tây… Bạn có thể ăn sống, làm nước ép hoặc làm mứt.
- Rau củ: Cà chua, củ cải đường, tiêu, khoai tây tươi là những nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Bắp cải, đặc biệt là ở dạng lên men, cũng rất giàu vitamin C.
- Động vật: Cả thịt và cá đều có chứa lượng vitamin C đủ để đáp ứng yêu cầu hằng ngày của bạn.
Thực phẩm cung cấp vitamin C cho bà bầu
Những loại thực phẩm thường chứa nhiều vitamin C là trái cây họ cam quýt, rau có màu xanh và một số loại trái cây khác. Ngũ cốc và nước trái cây cũng giúp bổ sung loại vitamin này.
- Trái cây: Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, quýt và cũng có thể được tìm thấy trong táo, mơ, hồng, đào, dâu tây… Bạn có thể ăn sống, làm nước ép hoặc làm mứt.
- Rau củ: Cà chua, củ cải đường, tiêu, khoai tây tươi là những nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Bắp cải, đặc biệt là ở dạng lên men, cũng rất giàu vitamin C.
- Động vật: Cả thịt và cá đều có chứa lượng vitamin C đủ để đáp ứng yêu cầu hằng ngày của bạn.
Công cụ tính ngày dự sinh
28 ngày
Tin mới nhất
- Thuốc dân tộc đồng hành cùng VTV2 tư vấn cách chữa viêm đại tràng mãn tính bằng Đông y
- Nấm cây lim xanh và hình ảnh công dụng cách dùng nấm lim hiệu quả
- Những thực phẩm tốt cho tinh trùng nam giới nên ăn
- KHÁM TAI MŨI HỌNG ĐÀ NẴNG
- Thu mua cây xạ đen ở Hà Nội, gợi ý cách mua xạ đen giá tốt
- TOP 20 loại thực phẩm tốt cho dạ dày không nên bỏ qua
- Glycine là gì mà bạn nên bổ sung cho cơ thể?
- Mụn trong mũi: Bạn cần biết những gì, điều trị ra sao?
- Các thực phẩm chữa rối loạn cương dương tốt nhất cho nam giới
- Công dụng của nấm lim xanh tiếp thêm hy vọng với người bệnh nan y