Người bệnh gút có ăn được chuối không, loại nào?
Chuối là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe con người. Người bệnh gút hoàn toàn có thể ăn chuối để bổ sung dưỡng chất và cải thiện bệnh lý. Nhưng khi bệnh gút nên ăn loại nào và ăn bao nhiêu vẫn còn là một ẩn số. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải mã ẩn số này.
Thành phần dinh dưỡng và những lợi ích của quả chuối
Chuối là thực phẩm quá đỗi quen thuộc với mùi vị thơm ngon lại bổ dưỡng. Đây là một trong những loại quả rất tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua.
Trong mỗi quả chuối sẽ cung cấp cho thể người 105gr calories, 27gr carbohydrates, 442mg kali, 3gr chất xơ, 1gr chất đạm, 0.3gr chất béo và các hàm lượng vitamin, khoáng chất khác như: canxi, magie, mangan, đồng, biotin, vitamin C, vitamin nhóm B,…
Với những thành phần trên, chuối mang lại tương đối nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:
- Cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết;
- Chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các gốc tế bào tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh;
- Hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu, đồng thời loại bỏ tình trạng tắc nghẽn trong động mạch;
- Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch như: đau tim, đột quỵ, tăng huyết áp đột ngột,…;
- Cải thiện hệ tiêu hóa, chống chứng ợ nóng, ợ hơi;
- Ngăn ngừa bệnh ung thư.
Người bệnh gút có ăn chuối được không? – Giải đáp
Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên và về già. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do các tinh thể axit uric có trong máu bị lắng đọng tại khớp ngón tay, ngón chân, mắt cá chân. Điều này có thể gây ra nhiều cơn đau đớn khi mắc phải, đặc biệt là khi về đêm.
Cơ chế để tổng hợp axit uric là hàm lượng Purin có nhiều trong một số thực phẩm được người bệnh dung nạp quá nhiều dẫn đến dư thừa. Bên cạnh đó, việc lạm dụng bia, rượu cũng có khả năng cao khiến hoạt động bài tiết axit uric của thận bị trì trệ. Do đó, có thể khẳng định, chế độ ăn uống không hợp lý cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh gút.
Vấn đề đặt đang được đặt ra ở đây là người bị bệnh gút có ăn chuối được không? Và đây cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc đang đi tìm câu trả lời thỏa đáng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn uống của người bệnh gút cần đặc biệt lưu ý. Chúng đóng vai trò không hề nhỏ đến việc cải thiện bệnh lý cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hơn hết, các thực phẩm có chứa hàm lượng Purin ở nhóm cao không được chuyên gia khuyến khích sử dụng. Bởi thành phần Purin là dẫn chất kiểm soát nồng độ axit uric có trong máu – nguyên nhân chính gây nên bệnh gút. Đồng nghĩa với việc, hàm lượng Purin càng cao thì nồng độ axit uric càng tăng và gây nguy hiểm cho người mắc bệnh gút. Chính vì thế, thực phẩm giàu Purin không tốt cho sức khỏe người bệnh gút
Theo Reliant Medical Group, chuối là một trong những thực phẩm có hàm lượng Purin thấp, chỉ dao động từ 0 – 50mg/ 100g. Do đó, các đối tượng bị bệnh gout hoàn toàn có thể bổ các dưỡng chất có trong chuối mỗi ngày.
Hơn nữa, chuối là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh gút với những lý do sau:
- Nguồn vitamin C dồi dào: Vitamin C giúp cơ thể kiểm soát nồng độ axit uric có trong máu, đồng thời, giúp thận tái hấp thụ và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C còn thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, góp phần bảo vệ và giúp xương khớp được chắc khỏe;
- Giàu hàm lượng kali: Hàm lượng kali đóng vai trò không hề nhỏ trong việc đào thải axit uric qua nước tiểu. Từ đó, góp phần làm giảm hàm lượng axit uric có trong máu và ngăn ngừa các trường hợp xấu do bệnh gút gâ
y ra; - Chứa hàm lượng lớn axit folic: Axit folic giúp phục hồi và chữa lành các mô bị tổn thương do sự phát vỡ của các khối tinh thể của muối urat. Bên cạnh đó, theo một số bài báo cáo khoa học gần đây còn cho biết, lượng axit folic và các dẫn xuất của chất này có tác dụng ức chế Enzyme xanthine oxidase trong quá trình chuyển hóa hàm lượng Purin thành axit uric;
- Tốt cho vấn đề xương khớp: Nhờ có hàm lượng kali và magie có trong chuối dồi dào đã hạn chế các tình trạng đau nhức xương khớp do tình trạng viêm khớp gây ra. Đồng thời, giúp ổn định hoạt động của các chi, phòng chống nguy cơ tàn phế.
Ngoài chuối, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích người bệnh gút cần tăng cường bổ sung nhiều loại thực phẩm khác như: cherry, việt quất, dứa,… Người bệnh có thể luân phiên thay đổi trong thực đơn để tránh sự nhàm chán.
Điều chỉnh cách ăn chuối tốt cho sức khỏe người bị gút
Đối với người bị bệnh gút, chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh lý và ngăn ngừa các biến chứng xấu xảy ra. Mặc dù chuối là loại thực phẩm lành tính, nhưng người bệnh gút cũng được quá chủ quan khi sử dụng loại quả này. Chính vì vậy, cần nên biết ăn chuối loại nào và ăn bao nhiêu là đủ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những loại chuối người bệnh gút có thể ăn được
Nếu kể hết các loại chuối hiện có tại Việt Nam thì chắc hẳn không ai có thể nhớ đầy đủ từng loại một. Tốt nhất bạn chỉ cần nên nhớ các giống chuối dưới đây, bởi đây đều là những loại chuối thường gặp, giá rẻ và tốt cho người bị bệnh gút:
- Chuối tiêu: Là loại cuối có hình dáng cong lưỡi liềm, dài tầm 10 cm. Chưa chín có màu xanh đậm và chuyển sang màu vàng khi chín. Phần thịt có màu vàng nõn, ngọt và có mùi thơm;
- Chuối sứ: Hay còn được gọi là chuối hương – quả to, tròn, dài khoảng 5 – 6 cm. Ở giữa loại chuối này có vài hạt đốm màu đen có kích thước bằng đầu tăm;
- Chuối ngự: Kích thước quả hơi nhỏ, hình tròn, nải chuối có ít quả hơn so với các loại khác. Đầu quả có râu màu đen;
- Chuối cau: Có hình dáng gần giống chuối ngự nhưng có kích thước nhỏ hơn và hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Thường chúng to khoảng bằng ngón tay cái, tròn, mập và vỏ mỏng;
- Chuối laba: Chuối có hình dáng dài công lưỡi liềm. Phần thịt dẻo, thơm, ngon, quả chín có màu xanh đậm.
Ngoài các loại chuối trên, còn một số loại chuối khác nhưng chủ yếu để bào chế thành dược liệu chữa bệnh như: chuối hột, chuối lùn, chuối cau lửa, chuối bơm,…
Bị gút ăn bao nhiêu chuối là đủ?
Không phải ăn nhiều là tốt, là bổ và chuối cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Người bệnh gút có thể ăn các loại chuối chín hàng ngày để điều hòa nồng độ axit uric có trong máu và tăng cường hệ tiêu hóa của cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị gout chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày (đối với chuối tiêu, chuối sứ). Đối với những loại quả nhỏ hơn chỉ ăn khoảng 3 quả là đủ.
Bạn không nên ăn chuối lúc bụng đói, bởi lúc này dạ dày đang bị bỏ trống, ăn chuối không đúng cách có thể gây ra không ít sự khó chịu, đôi khi có thể khiến cho hoạt động của tim bị mất cân bằng. Tốt nhất, bạn nên ăn chuối sau bữa cơm trưa khoảng 30 phút hoặc buổi xế chiều. Đây là thời điểm lý tưởng để chuối phát huy tối đa công dụng.
Một lưu ý khác, việc dung nạp quá nhiều chuối cũng có thể gây hại đến chức năng của thận. Bởi hàm lượng kali có trong chuối tương đối dồi dào. Hàm lượng này bị dư thừa sẽ tích tụ tại thận và không có khả năng loại bỏ ra ngoài hoàn toàn, từ đó hàm lại đến hoạt động của thận. Một số trường hợp khác có thể gây tử vong.
Những món ăn từ chuối ngon, bổ cho người bệnh gút
Ngoài việc tách bỏ vỏ và sử dụng ngay, bạn cũng có thể bào chế quả chuối thành một số món ăn khác để tránh sự nhàm chán cũng như thay đổi khẩu vị. Một số món ăn có thể kể đến như: sinh tố chuối, chè chuối, sữa chuối, bánh chuối, mứt chuối, kem chuối,… Hoặc bạn có thể tham khảo một số kết hợp chuối với các nguyên liệu khác dưới đây:
- Chuối và sữa chua: Trộn 1 – 2 quả chuối chín cùng với hũ sữa chua có đường để được một món tráng miệng bổ dưỡng, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, phòng ngừa một số bệnh ở hệ đường ruột;
- Chuối chín và sữa đặc (hoặc mật ong nguyên chất): Xay nhuyễn hai nguyên liệu trên để được một loại đồ uống vừa có tác dụng giải khát vừa giúp giảm sưng viêm;
- Sinh tố chuối và việt quất: Việt quất cũng là một loại quả rất tốt cho người bị bệnh gút. Do đó, bạn có thể thưởng thức ngay một ly sinh tố chuối và việt quất mỗi ngày để điều hòa nồng độ axit uric trong máu, đồng thời, phòng ngừa bệnh gút có những chuyển biến nặng;
- Chuối xanh: Cũng tương tự chuối chín, chuối xanh cũng có nhiều tác dụng tốt đối với người bệnh gút. Và bạn có thể sử dụng chúng để ăn kèm trong một số món cuốn hoặc đem luộc để ăn kèm với các món kho.
Xem thêm: Bài thuốc dân gian chữa bệnh gout từ quả chuối hột
Bên cạnh việc sử dụng chuối để ăn, người bệnh gút cũng có thể sử dụng quả chuối hột để bào chế thành thuốc chữa bệnh
Chuối hột là một loại cây họ chuối với danh pháp khoa học là Musa acuminata Colla. Loại cây này thường mọc nhiều ở vùng đồi núi hoặc trồng tại nhà. Trong Đông y, chuối hột có vị chát, mang lại nhiều công dụng trong việc chữa các bệnh lý về xương khớp, trong đó co bệnh gout. Người bệnh gút có thể áp dụng sử dụng theo công thức được chia sẻ dưới đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
- Chuối hột ……………………. 1 kg
- Củ ráy …………………………… 1kg
Cách thực hiện:
- Đem củ ráy vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và phần xơ cứng. Lưu ý, bạn nên sử dụng bao tay bảo hộ khi bào chế củ ráy, bởi phần nhựa có trong loại củ này có thể gây ngứa;
- Sau đó, ngâm củ ráy để qua đêm hoặc 8 tiếng đồ hồ để loại bỏ chất ngứa có trong chúng. Sau đó vớt ra để ráo nước và thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi nắng;
- Đối với quả chuối hột, rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn rồi thái thành từng lát mỏng. Sau đó đem phơi nắng cho khô;
- Đem cả hai nguyên liệu đã được phơi khô sao vàng trên ngọn lửa nhỏ rồi hạ thổ để nguội dần;
- Nghiền nát toàn bộ dược liệu để thành hỗn hợp bột mịn và cất trữ trong hũ thủy tinh để sử dụng dần.
Cách sử dụng:
- Mỗi lần sử dụng 2 thìa hỗn hợp bột để hòa cùng với 200ml nước nóng;
- Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút để tăng hiệu quả;
- Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối.
Trên đây là những lời giải đáp về vấn đề bệnh gút có ăn chuối được không và một số điều cần lưu ý khi sử dụng. Không chỉ người bệnh gút nên ăn chuối mà những người khỏe mạnh cũng bổ sung chuối vào thực đơn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn đọc có thể chưa biết:
- Người bệnh gút có ăn được lạc không, ăn bao nhiêu?
- Ăn dứa tốt cho bệnh gout nhưng bao nhiêu là đủ?
Tin mới nhất
- 11 cách chữa viêm họng cho bà bầu hiệu quả và an toàn nhất
- 6 cách phòng bệnh COVID-19 sai lầm bạn bên tránh
- Hệ tiết niệu: 4 cơ quan chính và 6 bệnh thường gặp về hệ bài tiết
- Cách sử dụng nấm lim xanh rừng sắc nấu uống, hãm trà, ngâm rượu
- Viêm niệu đạo ở nữ: Dấu hiệu, cách phân biệt, điều trị
- Mách bạn cách chế biến thực phẩm an toàn
- Hay bị đau mũi là bệnh gì? Cách nhận biết
- Uống nước nấm lim xanh có tác dụng gì cách sắc nấu nấm lim rừng
- Dương vật khó cương, không cương được và cách khắc phục
- Cam thảo bắc tác dụng bổ tỳ vị nhuận phế
Video
- Hướng dẫn cách dùng cây xạ đen Cách dùng lá xạ đen tươi đạt hiệu quả cao. Nhận biết lá xạ đen thật
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Các biến chứng vảy nến có thể gặp khi bệnh trở nặng
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Uống nước gì để tăng cường sinh lý cải thiện năng lực phòng the
- TIN TỨC UNG THƯ Nhiễm nấm Histoplasma (vi nấm histoplasma)