Sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì? Bác sĩ tư vấn
Sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì? Do quá trình đưa ống nội soi vào trong đại tràng khiến người bệnh khó chịu và gây kích thích bộ phận này, nên người bệnh sau nội soi được khuyến khích ăn những món lỏng, dễ tiêu hóa. Ngoài ra, bác sĩ cũng gợi ý cho người bệnh ăn trái cây để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể nhằm giảm cảm giác khó chịu.
Các triệu chứng sau nội soi đại tràng
Phương pháp nội soi đại tràng được thực hiện bằng cách dùng một ống nội soi mỏng đưa vào từ hậu môn của người bệnh. Trên đầu ống có gắn camera và đèn để bác sĩ quan sát tình trạng bên trong đại tràng. Đây là biện pháp được đưa vào chẩn đoán các bệnh lý phổ biến như polyp đại tràng, viêm đại tràng,…hay dùng tầm soát ung thư đại tràng.
Thủ thuật thường diễn ra trong khoảng 10-30 phút với thao tác đơn giản. Tuy nhiên, trước đó người bệnh thường phải nhịn ăn ít nhất 8 giờ và dùng thuốc xổ để loại bỏ sạch phân trong đường ruột trước 3-4 giờ. Tùy từng trường hợp mà thời gian nội soi sẽ khác nhau. Chẳng hạn nếu cần lấy mẫu tế bào sinh thiết hay cắt polyp thời gian nội soi sẽ kéo dài hơn.
Sau nội soi đại tràng, cơ thể người bệnh sẽ xảy ra một số triệu chứng như cảm giác đầy bụng, đau tức nhẹ. Cụ thể như sau:
- Đầy bụng: Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ bơm hơi vào bên trong đường ruột để dễ dàng nội soi, chẩn đoán. Chính vì thế, sau nội soi người bệnh thường có biểu hiện đầy bụng, chướng hơi do hơi chưa thoát hết ra ngoài. Bạn không cần quá lo lắng, sau vài tiếng tình trạng này sẽ tự biến mất.
- Đau tức bụng: Ống nội soi di chuyển trong đại tràng khiến cho niêm mạc bị kích thích. Do đó, sau khi nội soi người bệnh có thể vẫn còn cảm giác đau tức nhẹ ở bụng. Tình trạng này cũng sẽ tự thuyên giảm sau vài giờ.
Một số trường hợp hi hữu khác, người bệnh có thể bị chảy máu nhẹ do niêm mạc bị tác động trong quá trình nội soi. Đặc biệt là trường hợp phát hiện polyp hay những tế bào bất thường, bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu để kiểm tra dẫn đến việc xuất huyết nhẹ. Điều này khiến bệnh nhân đại tiện ra phân lẫn máu trong một vài ngày.
Sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì?
Người bệnh được bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi khoảng 2 giờ đồng hồ sau khi nội soi. Lúc này, các cơ quan trong hệ tiêu hóa sẽ dần ổn định lại hoạt động, các triệu chứng khó chịu cũng sẽ thuyên giảm khi cơ thể nghỉ ngơi. Sau khoảng thời gian đó, người bệnh hoàn toàn có thể ăn bình thường trở lại giúp hồi sức nhanh hơn.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý lựa chọn những món ăn nhẹ, dạng mềm, loãng dễ nuốt và tiêu hóa. Tránh ăn những thực phẩm gây hại cho đường ruột bởi cơ quan này vừa trải qua quá trình nội soi, bị kích thích hoặc tổn thương. Việc lựa chọn món ăn lúc này thật sự cần thiết và nên thận trọng. Bác sĩ khuyến khích người bệnh dùng những món như:
Ăn cháo lỏng sau nội soi đại tràng
Trong khoảng 1 – 3 ngày sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì? Khoảng thời gian này là thời điểm cơ thể điều chỉnh trở về trạng thái bình thường, đặc biệt tại đại tràng – cơ quan chịu tác động bởi ống nội soi, tồn đọng hơi trong quá trình nội soi. Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên ăn cháo lỏng để không tạo thêm áp lực cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, sau khi nội soi 2 tiếng, cháo lỏng cũng là món ăn thích hợp để người bệnh bổ sung thêm dinh dưỡng, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau tức khó chịu. Lưu ý, tốt nhất ăn cháo trắng để nguội, tránh ăn những món cháo nấu với nhiều gia vị, cay nóng, đặc biệt là không dùng quá nhiều tiêu.
Những ngày sau đó người bệnh có thể bổ sung dinh dưỡng thông qua những món cháo khác như cháo thịt bằm, cháo hạt sen, cháo nấu với cá,…Tránh ăn cháo hải sản, tôm,…bởi những loại này có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục hoạt động của đại tràng.
Sau khi nội sôi đại tràng nên ăn gì? Ăn canh, súp
Bên cạnh cháo, người bệnh có thể ăn các món canh, súp nấu từ rau củ quả dễ tiêu hóa. Việc này giúp cung cấp vitamin, chất xơ, chất khoáng cho cơ thể nhưng không gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau nội soi đại tràng. Tuy nhiên chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều có thể gây đầy bụng, thậm chí khiến bụng chướng khó tiêu nghiêm trọng hơn.
Bổ sung dinh dưỡng từ trứng gà
Thịt cá chứa nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Mặc dù vậy, giai đoạn sau nội soi, cơ quan này có thể gặp tổn thương hoặc cần can thiệp đi
ều trị chuyên sâu. Lúc này nếu bổ sung thịt đỏ, cá,…có thể gây khó tiêu, ảnh hưởng đến đại tràng. Thay vào đó, bệnh nhân có thể ăn trứng gà, loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất nhưng lại dễ ăn và dễ tiêu hóa.
Người bệnh trong thời gian này có thể ăn trứng luộc, trứng hấp. Tuy nhiên hãy đảm bảo thực đơn dinh dưỡng đa dạng các dưỡng chất khác. Không nên ăn liên tục quá nhiều trứng trong ngày và trong tuần. Chỉ sử dụng trứng với lượng vừa phải, ăn chín hoàn toàn không nên dùng món ốp la hoặc trứng lòng đào. Do vi khuẩn có thể tồn tại trong trứng sống xâm nhập gây hại đường ruột.
Ăn trái cây cung cấp vitamin, khoáng chất
Bác sĩ gợi ý cho người bệnh sau khi nội soi đại tràng bổ sung một số loại trái cây để nạp thêm vitamin, khoáng chất giúp cơ thể giảm triệu chứng khó chịu nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý tránh ăn những loại quả chứa nhiều axit như chanh, bưởi, cam chua,…Thay vào đó, một số loại trái cây phù hợp khác có thể dùng như bơ, dưa hấu, chuối hay táo, lê, lựu,…
Những thực phẩm sau nội soi đại tràng không nên ăn
Bên cạnh các thực phẩm có thể ăn sau khi nội soi đại tràng, bạn nên lưu ý chọn lọc và kiêng sử dụng những thực phẩm dưới đây. Chúng có thể là tác nhân làm triệu chứng khó chịu của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời còn dẫn đến các nguy cơ không mong muốn khác cho sức khỏe tiêu hóa:
- Thực phẩm lạnh: Đồ ăn đông lạnh, các sản phẩm kem, nước đá,…có thể gây kích ứng cho đường ruột của bạn, nhất là khi đường ruột vừa trải qua quá trình nội soi bị kích thích.
- Thực phẩm cay nóng: Sau nội soi đại tràng, bạn nên tránh ăn những món cay nóng nếu không muốn đại tràng bị kích thích dẫn đến co thắt nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ: Hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, do đó việc dung nạp lượng dầu mỡ lớn từ thức ăn có thể khiến tiêu hóa đình trệ nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là sau nội soi, việc ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ có thể làm tăng cảm giác khó chịu.
- Đồ uống chứa cồn: Cần kiêng uống những thức uống chứa cồn, chất kích thích như rượu bia, cà phê sau khi nôi soi để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi hoạt động đường ruột. Ngoài ra bạn nên loại bỏ, không sử dụng thuốc lá để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
Lựa chọn thực phẩm phù hợp, đồng thời kiêng những thực phẩm gây hại cho sức khỏe giúp bạn sớm phục hồi hoạt động tiêu hóa, ổn định chức năng của đại tràng sau nội soi.
Một số lưu ý khác sau khi nội soi đại tràng
Người bệnh có thể lưu lại bệnh viện 1-2 giờ để theo dõi diễn biến sức khỏe sau nội soi đại tràng. Khi trở về nhà, các bác sĩ tiếp tục yêu cầu người bệnh tự theo dõi, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần thông báo ngay để được hỗ trợ khắc phục. Do đó, việc chăm sóc cơ thể trong 24 giờ sau nội soi là thật sự cần thiết, chưa kể đến các trường hợp có can thiệp lấy mẫu hoặc cắt polyp đại tràng.
Chăm sóc tốt sẽ giúp cơ quan tiêu hóa phục hồi an toàn và hiệu quả hơn. Bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
Trong 24 giờ sau khi nội soi đại tràng:
- Người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối, tránh vận động mạnh, lái xe hoặc vận hành máy móc.
- Uống nhiều nước lọc để cơ thể đào thải hơi và chất dịch trong đường ruột tiết ra khi nội soi. Có thể bổ sung nước ép trái cây để làm mềm phân giúp tiêu hóa tốt hơn. Trường hợp phải sử dụng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bổ sung thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất xơ tốt.
- Theo dõi cơ thể, nếu nhận thấy có biểu hiện bất thường như sốt, ớn lạnh, nôn, sưng hậu môn, đau bụng dữ dội, tim đập nhanh, chảy máu trực tràng,…cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử lý sớm, tránh tai biến.
Từ 3-5 ngày sau khi nội soi đại tràng:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, ăn những món dễ tiêu hóa, ít gia vị, dầu mỡ,…
- Trường hợp cơn đau bụng kéo dài không khỏi, đặc biệt ngày càng nặng nề hơn cần nhanh chóng thông báo với bác sĩ.
- Tái khám theo lịch hẹn trong trường hợp có sinh thiết hoặc cắt polyp để theo dõi mức độ hồi phục tổn thương trong đại tràng. Khi cần thiết, các bác sĩ sẽ can thiệp với biện pháp chuyên sâu, phù hợp với tình trạng viêm loét đại tràng của người bệnh.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Sau khi nội soi đại tràng nên ăn gì?”. Ngoài ra, nội dung còn đề cập đến một số vấn đề liên quan khác từ chăm sóc đến theo dõi biểu hiện cơ thể sau nội soi. Bạn đọc nên lưu ý, nếu cơ thể có biểu hiện bất thường kéo dài nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm.
Có thể bạn quan tâm:
- Nội soi đại tràng ở đâu? 9 bệnh viện tốt nhất cả nước
- Khám viêm đại tràng ở đâu tại TPHCM tốt nhất? [Update 2021]
- Thuốc kháng sinh chữa viêm đại tràng và những điều cần biết
- Các bài thuốc dân gian chữa viêm đại tràng từ thảo dược dễ kiếm
Xem thêm: Nguyên Nhân Bệnh Tiểu Đường(tuýp2),Tiểu Đường Sinh Học 8 Là Gì?
Tin mới nhất
- Top 15 loại nước uống tốt cho sức khỏe bạn nên sử dụng mỗi ngày
- Sự kỳ diệu của miso
- Những triệu chứng của một cơn đột quỵ ở thùy trán là gì?
- Rượu nấm lim xanh có công dụng gì cách ngâm rượu nấm lim rừng
- Cơ chế bệnh tiểu đường và tìm hiểu thông tin về bệnh
- Dược chất Riboflavin của nấm lim xanh rừng có công dụng gì hay
- Mùa mít tới rồi! Xem ngay ăn quả mít có tác dụng gì để tích cực bổ sung cho cơ thể
- Nấm Linh Chi Cổ – THẬT & GIẢ
- Ở đâu mua bán khổ qua rừng tại Hóc Môn uy tín
- Xạ trị ung thư cổ tử cung và thông tin cần biết