Bị tê tay thường xuyên do đâu? Giải pháp điều trị
Tê tay thường xuyên khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc cầm nắm, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do tác động của yếu tố cơ học, sinh lý. Một số trường hợp khác, tình trạng tê tay xuất hiện do ảnh hưởng từ các bệnh lý như tim mạch, xương khớp, hệ thần kinh,…
Bị tê tay thường xuyên là do đâu?
Tê tay là tình trạng không hiếm gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Những tác động bên ngoài, thói quen sinh hoạt là yếu tố khiến cho nhiều người thường xuyên bị tê mỏi tay. Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này:
- Làm việc, lao động sử dụng sức của tay thường xuyên. Đối tượng lao động phổ thông phải khiêng vác mỗi ngày, người làm việc máy tính, đánh máy thường xuyên, vận động viên thể thao,…là những người có nguy cơ cao bị tê tay thường xuyên.
- Thói quen ngủ chèn tay dưới đầu, nằm đè lên tay khiến cho máu huyết không lưu thông dẫn đến tình trạng tê mỏi, mất cảm giác ở tay mỗi khi thức dậy.
- Tê tay do bị tai nạn, chấn thương khiến dây thần kinh bị chèn ép. Nguyên nhân cơ học này là một trong những yếu tố làm cho bạn cảm thấy tay tê cứng, thậm chí là đau nhức thường xuyên. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ hạ thấp.
Tay bị tê, mỏi thường xuyên có thể là do những yếu tố kể trên gây ra. Để khắc phục, bạn có thể điều chỉnh lại thói quen, chữa chấn thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, triệu chứng tê tay là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan.
Tùy theo bệnh lý bạn đang gặp phải mà mức độ tê bì sẽ khác nhau. Những bệnh lý hay vấn đề sức khỏe cần sớm được nhận biết và điều trị để giảm thiểu thấp nhất nguy cơ xảy ra biến chứng. Dưới đây là các trường hợp cụ thể:
1. Tê tay do thiếu dinh dưỡng
Tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Một trong số đó có thể kể đến là hiện tượng thường xuyên cảm thấy tê bì tay chân. Những nguyên tố vi lượng liên quan mật thiết đối với trường hợp này là vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt, nếu bạn thiếu hụt vitamin B12 sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh. Chính vì thế mà bạn nhận thấy tay và chân bị tê, ngứa ran khó chịu thường xuyên. Ngoài ra, tình trạng tê còn do cơ thể đang bị thiếu kali và magie.
Bạn có thể sớm nhận biết vấn đề thiếu vitamin B12 thông qua những triệu chứng kèm theo khác như cơ thể mệt mỏi, không còn sức, thường xuyên nhìn thấy ảo giác, da và mắt bị vàng, không tỉnh táo, khó khăn trong di chuyển và giữ thăng bằng,…
2. Tác dụng phụ của thuốc gây tê tay
Trường hợp bạn đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như thuốc chống động kinh, ung thư, thuốc trị tim, huyết áp, thuốc kháng sinh,…có thể gặp tác dụng phụ. Một trong những biểu hiện thường gặp là tình trạng tê mỏi từ cánh tay dọc xuống bàn tay.
Thành phần dược tính của chúng ảnh hưởng đến dây thần kinh, làm thương tổn dẫn đến các triệu chứng như đuối sức, ngứa ran, tay xuất hiện những cảm giác bất thường. Tình trạng này có thể lan rộng xuống cả hai chi dưới. Lúc này, bạn cầ
n báo với bác sĩ điều trị các triệu chứng bất thường để được hỗ trợ xử lý.
3. Đau cơ xơ hóa gây tê tay
Đau cơ xơ hóa biểu hiện rõ nét thông qua tình trạng đau và mỏi cơ. Do triệu chứng khá giống với hội chứng mệt mỏi mãn tính nên làm nhiều người nhầm lẫn giữa hai vấn đề này. Nếu không sớm nhận biết và kiểm soát, cơn đau do xơ hóa cơ gây ra có thể trở nên trầm trọng hơn.
Những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện ở nhiều điểm khác nhau, gây đau và ngứa ran ở các vùng tay, chân hay mặt. Các biểu hiện khác đi kèm thường là hiện tượng cơ thể mệt mỏi, chán nản, đau bụng, đau đầu, khó đi đại tiện, đôi khi tiêu chảy, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, khó tập trung,…
4. Tê mỏi do hội chứng ống cổ tay
Ống cổ tay hay còn gọi là đường hầm cổ tay là một đường dẫn hẹp chạy ngang trung tâm cổ tay. Ở giữa đường hầm là nhiều dây thần kinh có nhiệm vụ truyền cảm giác đến ngón tay. Khi bạn hoạt động ngón tay quá mức làm các mô quanh dây thần kinh giữa phồng lên. Chính vì điều này mà dây thần kinh chịu nhiều áp lực hơn, gây nên tình trạng tê tay, ngứa và đau khó chịu.
5. Bệnh tiểu đường gây tê tay
Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải tình trạng tê mỏi tay, chân. Nguyên nhân là do đường trong máu không được lưu thông tốt dẫn đến tình trạng cơ, xương thiếu hụt năng lượng để hoạt động.
Ngoài ra, tình trạng đường trong máu tăng cao kéo dài ảnh hưởng đến thần kinh. Tình trạng tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường gây ra được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường. Khi đó, người bệnh sẽ bị tê tay và chân thường xuyên, kèm theo các triệu chứng khác như không có sức lực, đau, mất thăng bằng, cảm giác có kim chích vào tay, chân,..
6. Tình trạng rối loạn tuyến giáp
Hormone được tuyến giáp cổ tay tiết ra có nhiệm vụ hỗ trợ kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trường hợp bạn gặp vấn đề ở tuyến giáp khiến cho hormone sản sinh quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tê mỏi tay. Đây cũng là một trong những triệu chứng của bệnh suy giáp.
Người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt. Bởi, nếu kéo dài, suy giáp có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh cảm giác ở tay, chân hay còn gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Triệu chứng phổ biến của bệnh là tình trạng yếu và ngứa râm rang, tê tay chân.
7. Nguy cơ tê tay cảnh báo đột quỵ
Mặc dù tình trạng tê tay không phải là biểu hiện y tế mang tính khẩn cấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, triệu chứng này lại là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo đột quỵ. Người bệnh lúc này cần được đưa đến bệnh viện cấp cứu để ngăn chặn nguy cơ đe dọa tính mạng.
Không chỉ bị tê mỏi tay bất thường, người bệnh còn kèm theo những dấu hiệu khác như đầu óc lẫn lộn, khó khăn trong phát âm và hiểu ý người khác, mắt mờ một hoặc cả hai bên, hoa mắt, chóng mặt, không giữ được thăng bằng, đau đầu,…
Nếu bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu kể trên hãy thông báo cho người thân và nhanh chóng liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Đột quỵ có khả năng gây tử vong cao, do đó bạn tuyệt đối không thể chủ quan.
8. Mắc bệnh thần kinh
Đối tượng nghiện rượu bia trầm trọng dễ mắc bệnh lý về hệ thần kinh. Khi cơ thể tiếp xúc quá nhiều chất kích thích, cồn chứa trong những loại thức uống này sẽ khiến cho mô xung quanh của cơ thể bị tổn thương, hỏng hóc. Người nghiện rượu thường xuyên bị tê rần, ngứa ngáy tay chân.
Nhận biết các chứng bệnh liên quan đến thần kinh do rượu bia qua các triệu chứng kèm theo như suy cơ, yếu cơ, rối loạn cương dương ở nam giới, tiểu không kiểm soát, châm chích trên da, chuột rút, co thắt cơ bắp,…
9. Tê tay do bệnh lyme, lupus
Lyme là bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh lây nhiễm thông qua việc con người tiếp xúc với bọ chét nhiễm vi khuẩn sống bám trên người động vật (có thể là vật nuôi hoặc động vật hoang dã). Người nhiễm bệnh thường có chung biểu hiện là sưng đỏ ngoài da kết hợp với triệu chứng như bệnh cúm, sốt, nóng lạnh người.
Ngoài gây nên tình trạng tê tay, tê chân, người bệnh còn nhận thấy các biểu hiện bất thường khác như đau khớp, đuối sức, vận động cơ bắp khó khăn, cứng cổ, đau nhức đầu dữ dội, một số trường hợp bị liệt tạm thời một bên mặt.
Còn đối với bệnh lupus, bệnh hình thành trên cơ chế tự miễn của cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch nhầm lẫn các mô hoặc cơ quan trong cơ thể là dị nguyên gây hại, sinh ra phản ứng kích thích gây viêm. Những vùng thường bị bệnh ảnh hưởng là khớp, tim, thận hoặc phổi.
Bệnh có thể tự xuất hiện và biến mất sau đó. Tuy
nhiên, khi các cơ quan và mô bị viêm sẽ gây nên hiện tượng ngứa ngáy, tê rần. Cùng với đó, một số hiện tượng khác kèm theo khiến người bệnh khó chịu như mệt mỏi, đau nhức đầu, không tập trung, khớp cưng, sung, phát ban ở mặt,…
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất ổn song song với tình trạng tê tay, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm. Tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng sẽ khó khăn trong việc chữa trị và có nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng.
Cách điều trị khi bị tê tay thường xuyên
Tê tay gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống. Nếu chỉ xuất hiện một thời gian ngắn và không kèm theo những dấu hiệu bất thường nào, cơ thể có thể tự điều chỉnh phục hồi. Thế nhưng một số trường hợp phải can thiệp điều trị, nhất là khi tình trạng tê tay xảy ra thường xuyên.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân khiến tay chân tê mỏi và lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách điều trị:
Điều trị tê tay tại nhà
Nếu tê tay khởi phát thường xuyên là do bị tác động bởi các yếu tố cơ học, chấn thương hay ảnh hưởng một số bệnh xương khớp khác, việc hỗ trợ khắc phục tại nhà khá quan trọng. Theo đó, người bệnh có thể thực hiện tại nhà, không cần di chuyển, chi phí không đắt đỏ, vừa an toàn, hiệu quả. Tham khảo:
- Massage giảm tê mỏi: Bạn có thể sử dụng dầu oliu, dầu dừa thoa lên khu vực tay đang bị tê. Sau đó, nhẹ nhàng thực hiện các động tác massage chuyển động tròn đến khi nhận thấy vị trí đó nóng ấm dần. Thông qua thao tác này, máu huyết lưu thông tốt hơn đến khu vực bị tê mỏi. Nhờ thế mà triệu chứng tê tay thuyên giảm đáng kể.
- Chườm nóng vùng bị tê: Ngoài massage, bạn có thể tận dụng nhiệt độ của nước để giảm mỏi, tê bì khó chịu ở tay chân. Bạn chỉ cần sử dụng túi chườm chuyên dụng, sau đó đổ nước ấm vào, chườm trực tiếp lên khu vực cần điều trị 5 – 10 phút. Thông quá đó, máu huyết được kích thích lưu thông, giảm tê mỏi hiệu quả mà không tốn quá nhiều chi phí.
- Nẹp cố định: Sử dụng nẹp để cố định bàn tay nhằm giữ cho cổ tay được thẳng và giảm áp lực lên dây thần kinh. Dựa vào điều kiện thực tế, bạn có thể đeo nẹp vào buổi sáng hoặc buổi tối. Thông thường, người mắc hội chứng ống cổ tay sẽ phải áp dụng biện pháp này thường xuyên.
- Sử dụng thảo dược: Một số loại lá cây như ngải cứu, lá lốt, xấu hổ hay nghệ, gừng, muối, quế,…có công dụng giảm đau mỏi, tê bì cơ thể khá hiệu quả. Trong những thảo dược này có chứa các thành phần giúp cải thiện chứng tê tay an toàn, hiệu quả. Người bệnh tham khảo cách nấu nước hoặc sao vàng đắp trực tiếp lên khu vực bị ảnh hưởng.
- Luyện tập trị liệu bàn tay: Tình trạng tê có thể do máu huyết ứ đọng gây ra. Do đó, việc thực hiện các bài tập tại nhà có thể giúp tăng cường lưu thông máu hiệu quả hơn, cải thiện tình trạng tê mỏi. Bạn có thể tập xoay khớp tay, cổ tay, mu bàn tay, bàn tay hoặc bóp nhẹ bàn tay,…
Trên đây là một số biện pháp khắc phục tê mỏi tay, chân tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo. Các phương pháp này phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp bạn mắc các bệnh lý nặng nề với triệu chứng đã chuyển nặng cần được điều trị bằng biện pháp chuyên sâu hơn.
Hỗ trợ cải thiện bằng Đông y
Theo quan niệm Đông y, tình trạng tê bì tay hay chân là do cơ thể bị phong thấp khiến kinh lạc bị bế tắc gây ra. Do đó, để điều trị, người bệnh cần tiêu trừ phong thấp, thống kinh hoạt lạc. Bạn đọc có thể tham khảo một vài bài thuốc như:
- Trị tê tay bằng ngũ gia bì: Ngoài công dụng đuổi muỗi, làm cây cảnh, ngũ gia bì còn được sử dụng như một vị thuốc. Do có tính ấm nên Đông y đã tận dụng loại cây này để hỗ trợ điều trị tình trạng phong thấp, giảm tê bì. Cách dùng khá đơn giản, bạn chỉ cần sắc nước uống mỗi ngày hoặc ngâm rượu thuốc để sử dụng dần. Kiên trì một thời gian sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
- Giảm tê tay với mã tiền: Mã tiền là cây có tính nóng, công dụng trong thông kinh hoạt lạc, tiêu trừ phong thấp. Tuy nhiên, theo Đông y, loại cây này có độc tính. Chính vì thế, từ xa xưa các thầy thuốc đã tìm kiếm cách giảm độc để sử dụng mã tiền vào công cuộc chữa bệnh, điều trị tê tay. Bạn chỉ nên sử dụng loại mã tiền đã được loại bỏ độc tố. Ngoài ra, để có được hiệu quả tốt nhất, bạn nên kết hợp mã tiền cùng với những vị thuốc khác. Thực hiện bằng cách ngâm rượu mã tiền để xoa bóp tay chân.
Người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở chữa trị Đông y uy tín để sớm khỏi bệnh, bảo vệ an toàn sức khỏe. Khi chưa được thầy thuốc, bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không kết hợp Đông – Tây y để tránh nguy cơ tương tác thuốc nguy hiểm.
Điều trị bằng Y học hiện đại
Điều trị chứng tê tay bằng biện pháp Y học hiện đại được nhiều người lựa chọn do có hiệu quả n
hanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không muốn gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
Bác sĩ sẽ thăm khám và xác nhận nguyên nhân gây nên tình trạng này. Sau đó, dựa vào kết quả để chỉ định thuốc tân dược điều trị sao cho phù hợp và ít nguy hại sức khỏe nhất. Thông thường, các thuốc thường để điều trị triệu chứng.
Trong trường hợp bạn bị tê tay do dây thần kinh ngoại biên bị chèn ép sẽ được sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm. Ngoài ra, nếu cần thiết, bạn sẽ được tiêm corticoid vào ống cổ tay để ngăn ngừa tình trạng viêm biến chứng. Nguy cơ bệnh tái phát khá cao, do đó người bệnh nên chăm sóc tốt sau điều trị.
Trường hợp cấp thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật can thiệp. Đặc biệt là vấn đề dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép nghiêm trọng do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay hội chứng ống cổ tay gây ra. Dù điều trị bằng phương pháp nào, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Phòng ngừa tình trạng tê tay hiệu quả
Ngoài điều trị, bạn nên lưu ý đến vấn đề chăm sóc nhằm ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát gây tê mỏi tay thường xuyên. Một số lưu ý dành cho bạn đọc:
- Hạn chế khiêng vác vật nặng, dành thời gian massage tay để giúp máu huyết lưu thông, giảm nguy cơ tê mỏi ngón tay, bàn tay khó chịu.
- Điều trị bệnh lý liên quan như tiểu đường, bệnh xương khớp,…để kiểm soát tình trạng tê bì.
- Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn, không lạm dụng, không tự ý mua hoặc kết hợp nhiều loại thuốc đề phòng tránh các nguy cơ không mong muốn.
- Ngồi làm việc, đứng, ngủ đúng tư thế, không nên đè hoặc gây sức ép khiến máu huyết ứ đọng gây tê mỏi, kém hoạt động tay hoặc chân.
- Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là thực phẩm giàu canxi, vitamin D, K và magie. Không nên ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,…Hạn chế sử dụng bia, rượu, tránh xa khói thuốc lá, chất kích thích cơ thể,…
- Vận động cơ thể với các bài tập thể dục thể thao vừa sức, đều đặn giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế tê bì ảnh hưởng sinh hoạt, cuộc sống và sức khỏe.
- Nếu tình trạng tê tay xảy ra thường xuyên, kèm theo những triệu chứng như khó thở, chóng mặt, đau đầu, mất dần ý thức, cảm giác cần nhanh chóng được cấp cứu. Thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là vấn đề được nhiều chuyên gia khuyến khích mọi người thực hiện. Thông qua đó, bác sĩ sẽ giúp bạn nhận biết sớm các vấn đề và tư vấn hướng điều trị, phòng ngừa nguy cơ.
Tê tay là tình trạng thường gặp, có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Bạn đọc nên xác định nguyên nhân gây nên vấn đề này và mau chóng tìm phương pháp khắc phục phù hợp. Do một số bệnh lý có thể biến chứng nguy hại cho sức khỏe nên khi gặp các dấu hiệu bất ổn bạn cần can thiệp kiểm soát càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị tê bì chân tay nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh?
- Tê bì chân tay khi ngủ là bị gì? Cách điều trị
- 12 cách trị tê chân tay tại nhà hiệu quả nhanh
Xem thêm: Top 6 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam tại nhà đơn giản
Tin mới nhất
- Bệnh viện Đa khoa Hà Nội
- Tiêm dưới da xác định bệnh lao
- Nấm lim xanh hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng hiệu quả
- Bệnh gút có ăn được chuối không? Giải đáp chi tiết
- Nấm lim xanh chữa ung thư gan có hiệu quả cách uống nấm lim
- Ung thư phổi tế bào nhỏ
- 5 loại chất chống lão hóa hiệu quả để sống khỏe trẻ lâu
- Top 6 viên uống trắng da của Mỹ an toàn, hiệu quả, tốt nhất trên thị trường
- Uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn thì phát huy hiệu quả tốt nhất
- Tìm hiểu nguyên nhân dậy thì muộn ở bé gái