Mất ngủ sau sinh – Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị dứt điểm

Mất ngủ sau sinh trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều sản phụ. Tình trạng giấc ngủ chập chờn, rất khó để ngủ, thức dậy nửa đêm… ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tinh thần của chị em. Bài viết dưới đây giúp các mẹ bỉm nắm rõ hơn về tình trạng bệnh, đồng thời tìm được phương pháp chữa an toàn, lành tính. 

Chứng mất ngủ sau sinh và dấu hiệu nhận biết

Mất ngủ sau sinh là hiện tượng phổ biến, nhất là trong khoảng thời gian đầu chăm sóc con nhỏ (thường xảy ra vào khoảng tuần thứ 7 sau sinh). Các mẹ bỉm bị khó ngủ sau khi sinh thường trằn trọc, tỉnh giấc nhiều lần, ngủ hay mộng mị và không ngon giấc kể cả khi cơ thể đã rất mệt mỏi vì chăm con. Chỉ những tiếng động rất nhỏ cũng có thể khiến mẹ giật mình và không thể ngủ lại được nữa.

Sau sinh bị mất ngủ là hiện tượng thường gặp

Theo các chuyên gia, chứng mất ngủ sau khi sinh là tình trạng rối loạn giấc ngủ bắt nguồn từ sự thay đổi nội tiết và tâm lý trong quá trình mang thai và sinh con. Hiện tượng sau sinh bị mất ngủ có thể chỉ diễn ra trong vài tuần đầu nhưng cũng có thể kéo dài đến vài tháng. Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ tái phát liên tục ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần sản phụ.

Các mẹ bỉm bị chứng khó ngủ sau sinh mổ hoặc sinh thường có những biểu hiện cơ bản sau:

  • Dù cơ thể đã mệt mỏi, buồn ngủ nhưng khó bắt đầu vào giấc, tâm trạng thao thức, bồn chồn
  • Có xu hướng thức giấc liên tục để kiểm tra xem con có ngủ ngon?
  • Giấc ngủ thường nông, hay mộng mị, dễ bị đánh thức bởi tiếng động nhỏ
  • Tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt, không giữ được bình tĩnh

Nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh mổ, sinh thường

Mất ngủ sau khi sinh, trong một số trường hợp, có thể là dấu hiệu của bệnh lý trầm cảm. Tuy nhiên, hiện tượng này còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như: áp lực chăm con, sự thay đổi của cơ thể, tâm lý bất ổn… Cụ thể:

Mất ngủ sau sinh và liệu pháp ngủ ngon tự nhiên giúp mẹ khỏe con ngoan
Bài thuốc thảo dược Đông y Định tâm An thần thang nổi tiếng là liệu pháp hiệu quả với các chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình. Thành phần thảo dược an toàn với phụ nữ sau sinh [Xem ngay]

  • Thay đổi nội tiết tố cơ thể

Nồng độ hormone estrogen và progesteron bị suy giảm đột ngột sau khi sinh trong vòng 6 tuần đầu khiến các mẹ thức lâu hơn. Đây không chỉ là nguyên nhân làm làn da bị thay đổi mà còn gây mất ngủ sau sinh mổ, sinh thường.

  • Giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn

Sau khi em bé chào đời, giờ giấc sinh hoạt của mẹ bỉm sẽ phụ thuộc phần lớn vào con. Đồng hồ sinh học của mẹ bỉm sẽ bị thay đổi khi thường xuyên phải thức giấc giữa đêm để cho con bú (trung bìn
h 2 – 3 tiếng/ lần), thay tã hay ru con ngủ…Việc ngủ ngày cày đêm theo con khiến giấc ngủ của sản phụ bị ảnh hưởng nặng nề, là nguyên nhân của chứng mất ngủ sau khi sinh.

Mất ngủ sau sinh do rối loạn tâm lý
  • Rối loạn tâm lý

Bên cạnh cảm giác phấn khích và hạnh phúc sau sinh, nhiều mẹ bỉm còn cảm thấy áp lực, lo lắng, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Những lo lắng về việc liệu con có bị đói, con đã ngủ đủ giấc chưa, con có tè dầm… sẽ khiến mẹ bỉm không thể ngủ ngon giấc và luôn trong trạng thái tinh thần bồn chồn, bất an.

Đặc biệt, một số bà mẹ gặp trường hợp thiếu sự quan tâm từ chồng trong vấn đề chăm con cũng dễ nảy sinh suy nghĩ tiêu cực, tâm lý bất ổn. Các cảm xúc tiêu cực, suy nghĩ quá nhiều khiến mẹ không thể ngủ ngon giấc, hay tỉnh giấc giữa đêm.

  • Tác động từ các yếu tố bên ngoài

Thời tiết nóng nực, phòng ngủ không thoáng đãng, ít giao tiếp với bên ngoài… do những quan niệm ở cữ cổ hủ, truyền thống cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ.

Sau sinh bị mất ngủ có nguy hiểm không?

Chứng mất ngủ sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều người, bởi những tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé. Cơ thể của sản phụ sau một thời gian không được ngủ đủ giấc, thường xuyên phải chăm con sẽ mệt mỏi, căng thẳng và dễ nổi cáu, tâm trạng kích động. 

Ngoài ra, theo các nghiên cứu, khi mẹ ở trạng thái tức giận, căng thẳng, cơ thể sẽ giải phóng một loại độc tố ảnh hưởng xấu tới chất lượng sữa, thậm chí gây ít sữa, tắc sữa. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của bé, làm suy giảm chức năng tiêu hóa và sức đề kháng. 

Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng khó ngủ sau sinh có thể chuyển thành bệnh mãn tính, gây tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: rối loạn huyết áp, tiểu đường, rối loạn cân nặng, suy giảm trí nhớ… Đặc biệt, liên tục bị mất ngủ, tâm trạng căng thẳng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bỉm dễ mắc chứng trầm cảm sau sinh.

Khó ngủ sau sinh dễ gây trầm cảm

Ở thể nhẹ, bệnh trầm cảm sau sinh khiến mẹ bỉm có những tâm lý tiêu cực, bỏ bê bản thân. Còn ở thể nặng, trầm cảm có thể khiến mẹ chán ghét chính con đẻ của mình, thậm chí nảy sinh tâm lý tự ti, muốn giải thoát bản thân, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bị mất ngủ sau sinh có khỏi được không, bao lâu thì hết?

Thông thường, sản phụ bị mất ngủ sau khi sinh xuất phát từ các yếu tố cơ bản như thay đổi nội tiết, thói quen sinh hoạt thường có khả năng tự điều chỉnh giấc ngủ sau một thời gian thích ứng. Thời gian trị mất ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nguyên nhân gây bệnh, phương pháp chữa mất ngủ sau sinh, sự hỗ trợ từ phía gia đình…

Tuy nhiên, một số trường hợp do không được quan tâm và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng. Khi này, chứng khó ngủ sau khi sinh đã trở thành mất ngủ mãn tính, mất ngủ kinh niên rất khó điều trị dứt điểm.

Đặc biệt, trong trường hợp, mẹ bị khó ngủ sau khi sinh kết hợp với các biểu hiện của bệnh trầm cảm (lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, cảm giác tự ti…) thì cần thăm khám bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Bởi lúc này chứng mất ngủ chỉ là một dấu hiệu bệnh trầm cảm, không thể tự khỏi và cần điều trị trong thời gian dài.

Mẹ mất ngủ sau sinh phải làm sao? Cách chữa thế nào?

Sau sinh bị mất ngủ là hiện tượng phổ biến nên các mẹ không cần quá lo lắng. Hiện nay, có nhiều cách chữa mất ngủ sau sinh mổ, sinh thường. Trong đó, 3 phương pháp điều trị phổ biến có hiệu quả, được nhiều người áp dụng là: sử dụng thuốc chữa mất ngủ sau sinh theo Tây y, trị mất ngủ sau khi sinh bằng phương pháp dân gian và áp dụng các bài thuốc Đông y.

Thuốc chữa mất ngủ sau sinh theo Tây y

Các loại thuốc được dùng trong điều trị mất ngủ rất đa dạng, được phân làm các nhóm:

  • Thuốc dùng trong các trường hợp mất ngủ thể nhẹ, có tác dụng bình thần, kích thích giấc ngủ. Bao gồm: Bromazepam, Rotunda, Phenobarbital, Diazepam, Zolpidem…
  • Thuốc kháng histamin, chuyên dùng để điều trị chứng mất ngủ do dị ứng, gãi ngứa nhiều. Bao gồm các loại thuốc: Dimedrol, Promethazin, Clorpheniramin…
  • Thuốc an thần, điều trị mất ngủ kinh niên, mất ngủ trầm trọng xuất phát từ bệnh lý trầm cảm, hoặc tâm lý lo âu, căng thẳng. Bao gồm: Clomipramine, Quetiapine, Mirtazapine, Olanzapine…
Sản phụ nên thận trọng khi sử dụng thuốc Tây

Nhìn chung, các loại thuốc điều trị mất ngủ trên thị trường hiện nay rất đa dạng, nhưng không có một loại riêng biệt nào chữa mất ngủ sau sinh. Phụ nữ mang thai và cho con bú nếu muốn sử dụng thuốc Tây y để điều trị mất ngủ sau sinh cần thăm khám và tư vấn bác sĩ. Việc sử dụng thuốc quá liều, không đúng chỉ định có thể gây nhiều tác dụng phụ: lệ thuộc vào thuốc, rối loạn cân nặng, trầm cảm, mất sữa, ảnh hưởng đến thai nhi hoặc con trong quá trình bú sữa mẹ…

Trị mất ngủ sau khi sinh bằng phương pháp dân gian

Trong trường hợp, mẹ bị mất ngủ sau khi sinh ở thể nhẹ, xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản thì có thể áp dụng các phương pháp dân gian, tự điều trị tại nhà. Một số bài thuốc dân gian sử dụng lá cây được nhiều người tin dùng như:

  • Tâm sen:

Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và an thần, điều trị mất ngủ sau sinh mổ, sinh thường hiệu quả. Mẹ bỉm có thể phơi khô tâm sen và hãm lấy nước trà uống hàng ngày để cải thiện tuần hoàn máu, trị mất ngủ sau sinh.

  • Đậu đen:

Là một loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, không chỉ có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, trị táo bón mà còn giúp chữa đau đầu, mất ngủ. Sản phụ có thể uống nước đậu đen sắc cùng tâm sen vào mùa hè hoặc rang đậu đen cho nóng rồi nhồi vào vỏ gối, dùng khi ấm.

  • Đậu xanh:

Tương tự như đậu đen, đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt và an thần, điều trị mất ngủ sau sinh hiệu quả. Bên cạnh việc chế biến các món ăn từ đậu xanh, sản phụ bị mất ngủ sau khi sinh nên dùng chè đậu xanh nấu đường phèn, có thể thêm một chút sữa tùy khẩu vị.

Bài thuốc dân gian giúp ngủ ngon với đậu xanh
  • Củ gừng:

Gừng là loại thảo dược có vị cay, tính ấm, có tác dụng kích thích lưu thông máu, điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Người gặp hiện tượng khó ngủ sau sinh nên ngâm chân bằng nước gừng pha với muối để giữ ấm cơ thể và tăng cường lưu thông khí huyết, cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra, sản phụ có thể uống nước gừng đun sôi cùng một ít đường phèn trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng để giúp dễ ngủ, hạn chế mộng mị.

Chữa mất ngủ sau sinh theo Đông y, an toàn cho mẹ, lành tính cho con

Chứng mất ngủ trong Đông y được gọi là thất miên hoặc bát mị, nguyên nhân do can khí uất, tâm tỳ hư. Để điều trị khó ngủ sau sinh, Đông y chủ yếu quan tâm tới nguyên nhân, muốn diệt trừ nguyên nhân gây bệnh và nâng cao thể trạng, đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài. Những sản phụ sau sinh bị mất ngủ có thể tham khảo những bài thuốc sau.

  • Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do tâm tỳ hư (ngủ không yên, hay mộng mị)

Sử dụng các vị thuốc, bao gồm: 12gr mỗi loại phục linh, phục thần, thạch xương bồ, long vỉ; 8gr mỗi loại viễn chí, nhân sâm. Sau đó sắc lấy nước uống, ngày 3 lần. 

  • Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do suy nhược cơ thể

Sử dụng các vị thuốc: 3gr các loại đương quy, xuyên khung, điếu đằng câu; 4gr các loại phục linh, truật; cùng 2gr sài hồ và 1,5gr cam thảo. Các vị thuốc này được sắc lấy nước uống, ngày 3 lần.

  • Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do tâm hỏa vượng (đau đầu, mất ngủ)

Sử dụng các vị thuốc, bao gồm: 2gr các loại chích thảo, quy nhân, sinh địa và 4gr chu sa. Tán các loại thảo dược này thành bột mịn, làm hoàn. Mỗi ngày sử dụng 4 – 12gr viên đã làm hoàn pha với nước nóng để uống trước khi đi ngủ. Tuy nhiên vì chu sa là loại thảo dược có độc tính nên không dùng lâu dài.

  • Bài thuốc Đông y trị mất ngủ do khó tiêu, dạ dày kém

Sử dụng các vị thuốc, bao gồm: 12gr các loại phục linh, bán hạ, quất hồng bì, 8gr các loại chỉ thực, trúc như và 6gr cam thảo. Các vị thuốc này được sắc cùng nước, uống ngày 3 lần để điều trị chứng sau sinh bị mất ngủ.

  • Định tâm An thần thang – Bài thuốc Đông y đặc trị mọi thể mất ngủ sau sinh

Định tâm An thần thang là bài thuốc Đông y nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Định tâm An thần thang hòa quyện tinh hoa Y học cổ truyền và nghiên cứu hiện đại trở thành liệu pháp chủ trị mất ngủ, bồi bổ cơ thể, thư giãn thần kinh, bồi bổ sức khỏe hàng đầu hiện nay.

Thành phần: Bài thuốc kết hợp hành chục vị thuốc quý như phục thần, lạc tiên, dạ giao đằng, tam thất, củ bình vôi, long nhãn, liên nhục, đại táo, táo nhân, cam thảo… Các vị thuốc được gia giảm và phối chế theo quy luật Đông y phù hợp với mỗi người bệnh.

Công dụng: Định tâm An thần thang tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc trị bệnh trong Đông y. Bài thuốc sử dụng 2 phép trị là TRỪ TÀ và PHỤC CHÍNH tạo ra tác động tổng hợp đặc trị mất ngủ từ căn nguyên gây, vừa phục hồi tạng phủ, bồi bổ sức khỏe thần kinh, ngăn bệnh tái phát.

Sự kết hợp hoàn hảo của hai phép trị nhỏ tạo tác động kép dứt điểm rối loạn tiền đình từ gốc

Định tâm An thần thang hiệu quả và phù hợp với mọi đối tượng người bệnh trong đó có phụ nư sau sinh nhờ những ưu điểm sau:

  • Bài thuốc sử dụng 100% thảo dược sạch đạt chuẩn GACP-WHO an toàn, không tác dụng phụ. Người bệnh sẽ được gia giảm các vị thuốc phù hợp an toàn cho mẹ, lành tính cho bé, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
  • Không dục tốc bất đạt, không đưa cơ thể vào những cơn buồn ngủ ép buộc, bài thuốc Định tâm An thần thang mang tới giấc ngủ ngon tự nhiên theo đồng hồ sinh học. Người bệnh không cần lo lắng về việc bị nghiện thuốc, phụ thuộc thuốc. 
  • Ngoài tác dụng chữa mất ngủ, bài thuốc sẽ được gia giảm thêm một số thành phần lợi sữa, mát sữa, phục hồi sức khỏe cho mẹ sau sinh. 
  • Bài thuốc Định tâm An thần thang còn được cân nhắc thêm thành phần linh hoạt để điều trị một số vấn đề mẹ sau sinh thường gặp như: rối loạn âu lo, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ. 
Bài thuốc Định tâm An thần thang chiết xuất thảo dược sạch, gia giảm thành phần linh hoạt

Định tâm An thần thang được VTV2 đưa tin trong chương trình Vì sức khỏe người Việt là liệu pháp hoàn chỉnh cho bệnh mất ngủ sau sinh. [Bạn đọc có thể xem thêm chi tiết chương trình TẠI ĐÂY]

Hoặc theo dõi qua video tóm tắt sau:

Được biết, mỗi ngày Trung tâm Thuốc dân tộc nhận được rất nhiều những tin nhắn phản hồi từ phía người bệnh. Dưới đây là một số tin nhắn của người bệnh gửi về Trung tâm Thuốc dân tộc sau khi điều trị mất ngủ sau sinh bằng bài thuốc Định tâm An thần thang:

Tin nhắn phản hồi hiệu quả bài thuốc Định tâm An thần thang (Trung tâm Thuốc dân tộc cung cấp)

Tin nhắn phản hồi hiệu quả bài thuốc Định tâm An thần thang (Trung tâm Thuốc dân tộc cung cấp)

Bạn đọc đang bị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ? Có thể liên hệ với Trung tâm Thuốc dân tộc để nhận được sự tư vấn chính xác nhất từ chuyên gia đầu ngành qua địa chỉ sau:

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

  • Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT: (024) 7109 6699 | 0979 509 155
  • Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – SĐT, Zalo: (020) 3657 0128 | 097 260 6773
  • Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo: (028) 7109 6699 | 0961 825 886
  • Website: thuocdantoc.org| Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Chăm sóc, phòng ngừa chứng mất ngủ của sản phụ

Để rút ngắn thời gian điều trị mất ngủ sau sinh, tăng cường hiệu quả của các phương pháp điều trị và phòng ngừa chứng khó ngủ sau khi sinh, sản phụ cần lưu ý những điều dưới đây.

Tăng cường thể dục

Việc tập thể dục nhẹ nhàng hay tập yoga mỗi ngày khoảng 30 phút không chỉ giúp mẹ bỉm có thời gian cho bản thân, chăm sóc cơ thể mà còn giải tỏa áp lực hiệu quả. Những vận động với cường độ phù hợp, nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể được thư giãn, điều trị mất ngủ sau khi sinh hiệu quả.

Thường xuyên tập thể dục giúp mẹ bỉm thư giãn và cải thiện giấc ngủ

Hạn chế sử dụng chất kích thích

Các loại thức uống có chứa caffeine như cà phê, chè mạn hay rượu, bia… đều có thể là nguyên nhân gây cản trở giấc ngủ của mẹ và rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Vì thế, mẹ bỉm không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích.

Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Tia sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính bảng… sẽ khiến mẹ bỉm khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Đồng thời, việc xem các tài liệu hay giải trí bằng thiết bị điện tử cũng khiến não bộ phải tập trung vận động, khó ngủ sâu giấc.

Tranh thủ ngủ các giấc ngắn

Trong giai đoạn bé ngủ ổn định hơn (3 – 4 tháng) thì mẹ có thể điều chỉnh thời gian ngủ của bản thân. Các giấc ngủ ngắn theo nhịp sinh hoạt của con hoặc chỉ đơn giản là nằm thư
giãn cũng giúp cơ thể sản phụ được phục hồi. Tuy nhiên, mẹ bỉm không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày để tránh hiện tượng khó ngủ ban đêm.

Yêu cầu sự giúp đỡ của người thân

Sản phụ khó có thể tự vượt qua được chứng mất ngủ sau khi sinh một mình, mà cần sự giúp đỡ từ gia đình, đặc biệt là người chồng. Sự chia sẻ áp lực, giải tỏa tâm lý, hỗ trợ chăm sóc con… từ chồng và gia đình có thể khiến mẹ bỉm cân bằng cảm xúc và an tâm hơn, cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

Mẹ bỉm cần sự quan tâm từ gia đình

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để cải thiện chứng mất ngủ sau khi sinh, mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ, ít chất béo, đặc biệt bổ sung magie, sắt và vitamin nhóm B. Bởi các loại khoáng chất và vitamin nhóm B (B6, B1) giúp ngăn ngừa rối loạn thần kinh, cải thiện giấc ngủ và hạn chế nguy cơ trầm cảm sau sinh. Một số loại thực phẩm mẹ nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày như: rau xanh, hạt đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, thịt cá….

Hy vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết trên, các chị em có thêm kiến thức về chứng mất ngủ sau sinh. Từ đó có thể chủ động thiết lập chế độ chăm sóc, chữa bệnh hiệu quả, ngăn tái phát.

Xem thêm:

  • TOP 10 bài thuốc Đông y chữa mất ngủ hiệu quả nhất hiện nay
  • TOP 12+ bài thuốc trị mất ngủ bằng thảo dược ai cũng nên biết
  • Mất ngủ sau sinh và liệu pháp thảo dược giúp mẹ ngủ ngon con khỏe mạnh

Xem thêm: Tăng huyết áp phổi (tăng áp động mạch phổi)

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!