Ung thư phổi tế bào nhỏ
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư có tỷ lệ mắc mới và tử vong đứng hàng đầu thế giới. Bệnh lý này được chia ra làm 2 loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ chiếm 10 – 15% tổng số ca.
Ung thư phổi là một trong những loại ung thư có tỷ lệ mắc mới và tử vong đứng hàng đầu thế giới. Bệnh lý này được chia ra làm 2 loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ chiếm 10 – 15% tổng số ca.
Vậy ung thư phổi tế bào nhỏ là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Vậy ung thư phổi tế bào nhỏ là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh sớm? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu chung
Bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?
Ung thư phổi là tình trạng xảy ra khi các tế bào phổi bắt đầu phát triển nhanh không kiểm soát được. Ung thư có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của phổi.
Ung thư phổi được chia làm 2 loại là:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), đôi khi còn được gọi là ung thư biểu mô tế bào nhỏ, gây ra khoảng 10 – 15% tất cả các trường hợp ung thư phổi. Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ lại có 2 dạng là ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) gây ra các trường hợp ung thư phổi còn lại (85%).
Điểm khác nhau giữa ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ gồm:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển và lây lan nhanh hơn
- Ung thư phổi tế bào nhỏ đáp ứng tốt với hóa trị (sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư) và xạ trị (sử dụng tia X liều cao hoặc tia năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư).
- Ung thư phổi tế bào nhỏ thường liên quan đến hội chứng cận ung thư.
Bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?
Ung thư phổi là tình trạng xảy ra khi các tế bào phổi bắt đầu phát triển nhanh không kiểm soát được. Ung thư có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của phổi.
Ung thư phổi được chia làm 2 loại là:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), đôi khi còn được gọi là ung thư biểu mô tế bào nhỏ, gây ra khoảng 10 – 15% tất cả các trường hợp ung thư phổi. Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ lại có 2 dạng là ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) gây ra các trường hợp ung thư phổi còn lại (85%).
Điểm khác nhau giữa ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ gồm:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển và lây lan nhanh hơn
- Ung thư phổi tế bào nhỏ đáp ứng tốt với hóa trị (sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư) và xạ trị (sử dụng tia X liều cao hoặc tia năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư).
- Ung thư phổi tế bào nhỏ thường liên quan đến hội chứng cận ung thư.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?
Ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng rõ rệt. Một khi các triệu chứng xuất hiện, có nghĩa là ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thường tăng lên khi ung thư càng phát triển và lây lan. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Ho ra dịch nhầy có máu hoặc ho ra máu
- Khó thở, thở khò khè
- Đau hoặc khó chịu ở ngực
- Ho dai dẳng không thuyên giảm hoặc trầm trọng hơn
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Khàn giọng
- Sưng mặt
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Dù các triệu chứng không phải do ung thư phổi tế bào nhỏ gây ra nhưng đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác cần được theo dõi và điều trị.
Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?
Ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng rõ rệt. Một khi các triệu chứng xuất hiện, có nghĩa là ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thường tăng lên khi ung thư càng phát triển và lây lan. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Ho ra dịch nhầy có máu hoặc ho ra máu
- Khó thở, thở khò khè
- Đau hoặc khó chịu ở ngực
- Ho dai dẳng không thuyên giảm hoặc trầm trọng hơn
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Mệt mỏi
- Khàn giọng
- Sưng mặt
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Dù các triệu chứng không phải do ung thư phổi tế bào nhỏ gây ra nhưng đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác cần được theo dõi và điều trị.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân nào gây ung thư phổi tế bào nhỏ?
Một số nguyên nhân có thể góp phần gây nên bệnh lý này, bao gồm:
- Hút thuốc lá. Đây là nguyên nhân phổ biến có thể gây ra cả 2 loại ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên, ung thư phổi tế bào nhỏ thường liên quan đến nguyên nhân này nhiều hơn.
- Hút thuốc lá thụ động. Giống như hút thuốc lá chủ động, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư phổi. Những người tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 30% người bình thường.
- Tiếp xúc với radon.
- Tiếp xúc với amiang, asen, niken, hắc ín hoặc các hóa chất khác
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
Những nguyên nhân nào gây ung thư phổi tế bào nhỏ?
Một số nguyên nhân có thể góp phần gây nên bệnh lý này, bao gồm:
- Hút thuốc lá. Đây là nguyên nhân phổ biến có thể gây ra cả 2 loại ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Tuy nhiên, ung thư phổi tế bào nhỏ thường liên quan đến nguyên nhân này nhiều hơn.
- Hút thuốc lá thụ động. Giống như hút thuốc lá chủ động, hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây ung thư phổi. Những người tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh cao hơn khoảng 30% người bình thường.
- Tiếp xúc với radon.
- Tiếp xúc với amiang, asen, niken, hắc ín hoặc các hóa chất khác
Ngoài ra, một số yếu tố khác có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi
- Tiếp xúc với bức xạ thông qua các phương pháp điều trị ung thư trước đó, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh…
- Nhiễm HIV
- Ô nhiễm không khí
- Tuổi cao
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi
- Tiếp xúc với bức xạ thông qua các phương pháp điều trị ung thư trước đó, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh…
- Nhiễm HIV
- Ô nhiễm không khí
- Tuổi cao
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ?
Các triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện cho đến khi ung thư đã tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, bệnh đôi khi được phát hiện sớm trong quá trình xét nghiệm chẩn đoán một tình trạng y tế khác. Một số xét nghiệm có thể phát hiện ung thư phổi tế bào nhỏ như:
- X-quang ngực
- CT scan hoặc chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
- MRI
- Nội soi phế quản
- Cấy đờm: được sử dụng để phân tích dịch ở phổi khi bạn ho
Bệnh cũng có thể được phát hiện trong khi kiểm tra tầm soát ung thư phổi. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm tầm soát nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh và bạn:
- Từ 55–75 tuổi
- Có sức khỏe khá tốt
- Hút hơn 30 gói thuốc lá mỗi năm
- Hiện đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong 15 năm qua
Nếu nghi ngờ bạn mắc ung thư phổi tế bào nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm trước khi chẩn đoán xác định, bao gồm:
- Xét nghiệm máu toàn phần (CBC) để đánh giá sức khỏe tổng thể
- Sinh thiết phổi
- Chụp X-quang ngực
- Quan sát đờm dưới kính hiển vi để kiểm tra các tế bào phổi bất thường
- Chụp CT hoặc MRI để kiểm tra khối u ở các phần khác của cơ thể
- Khám xương để kiểm tra ung thư phổi di căn xương
Xác định giai đoạn ung thư
Sau khi xác định chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ, bác sĩ sẽ cần xác định giai đoạn ung thư. Ung thư phổi tế bào nhỏ thường được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn hạn chế: ung thư bị giới hạn ở một bên ngực. Các hạch bạch huyết lân cận cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn mở rộng: ung thư đã lan sang phía bên kia của ngực. Ung thư đã xâm chiếm các hạch bạch huyết cũng như các bộ phận khác của cơ thể.
Nếu các tế bào ung thư được tìm thấy trong dịch xung quanh phổi, ung thư đã ở giai đoạn mở rộng. Ở giai đoạn này, ung thư không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ?
Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là hai yếu tố rất quan trọng giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, khi ung thư đã ở giai đoạn nặng, bệnh không thể được chữa khỏi nữa. Lúc này, các phương pháp điều trị thường sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ?
Các triệu chứng của bệnh thường không xuất hiện cho đến khi ung thư đã tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, bệnh đôi khi được phát hiện sớm trong quá trình xét nghiệm chẩn đoán một tình trạng y tế khác. Một số xét nghiệm có thể phát hiện ung thư phổi tế bào nhỏ như:
- X-quang ngực
- CT scan hoặc chụp cắt lớp phát xạ positron (PET)
- MRI
- Nội soi phế quản
- Cấy đờm: được sử dụng để phân tích dịch ở phổi khi bạn ho
Bệnh cũng có thể được phát hiện trong khi kiểm tra tầm soát ung thư phổi. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm tầm soát nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh và bạn:
- Từ 55–75 tuổi
- Có sức khỏe khá tốt
- Hút hơn 30 gói thuốc lá mỗi năm
- Hiện đang hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc trong 15 năm qua
Nếu nghi ngờ bạn mắc ung thư phổi tế bào nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm trước khi chẩn đoán xác định, bao gồm:
- Xét nghiệm máu toàn phần (CBC) để đánh giá sức khỏe tổng thể
- Sinh thiết phổi
- Chụp X-quang ngực
- Quan sát đờm dưới kính hiển vi để kiểm tra các tế bào phổi bất thường
- Chụp CT hoặc MRI để kiểm tra khối u ở các phần khác của cơ thể
- Khám xương để kiểm tra ung thư phổi di căn xương
Xác định giai đoạn ung thư
Sau khi xác định chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ, bác sĩ sẽ cần xác định giai đoạn ung thư. Ung thư phổi tế bào nhỏ thường được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn hạn chế: ung thư bị giới hạn ở một bên ngực. Các hạch bạch huyết lân cận cũng có thể bị ảnh hưởng.
- Giai đoạn mở rộng: ung thư đã lan sang phía bên kia của ngực. Ung thư đã xâm chiếm các hạch bạch huyết cũng như các bộ phận khác của cơ thể.
Nếu các tế bào ung thư được tìm thấy trong dịch xung quanh phổi, ung thư đã ở giai đoạn mở rộng. Ở giai đoạn này, ung thư không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ?
Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là hai yếu tố rất quan trọng giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, khi ung thư đã ở giai đoạn nặng, bệnh không thể được chữa khỏi nữa. Lúc này, các phương pháp điều trị thường sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi có một khối u duy nhất và ung thư chưa lan rộng. Tuy nhiên, phần lớn các ca ung thư phổi tế bào nhỏ khi phát hiện đã di căn đến các bộ phận khác. Do đó, phẫu thuật thường không hiệu quả.
Nếu phải phẫu thuật, bác sĩ có thể lựa chọn các loại phẫu thuật sau đây:
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi, liên quan đến việc loại bỏ toàn bộ phổi
- Cắt bỏ thùy
- Segmentectomy: loại bỏ một đoạn của thùy phổi
- Tạo hình khí phế quản
Tất cả các ca phẫu thuật này đều được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân. Cắt bỏ thùy là phẫu thuật lý tưởng cho những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ.
Mặc dù phẫu thuật có thể mang lại nhiều kết quả trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, kết quả này phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn trước khi thực hiện thủ thuật. Phẫu thuật cũng mang một số rủi ro nhất định, chẳng hạn như chảy máu nặng, nhiễm trùng và viêm phổi.
Nếu phẫu thuật thành công, thời gian hồi phục có thể mất vài tuần đến vài tháng. Lúc này, bạn cần hạn chế hoạt động trong ít nhất 1 tháng.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp dùng thuốc trị liệu tích cực nhằm tấn công các tế bào ung thư. Các loại thuốc này có thể được uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch. Chúng đi theo dòng máu để tiêu diệt các tế bào ung thư trong các cơ quan ở xa.
Mặc dù hóa trị đã cho thấy hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư, nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bao gồm:
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Rụng tóc nhiều
- Chán ăn
- Khô miệng
- Lở miệng
- Đau do tổn thương thần kinh
Bạn nên cân nhắc những tác dụng phụ này trước khi quyết định thực hiện hóa trị. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cần thêm hướng dẫn.
Xạ trị
Phương pháp xạ trị sử dụng chùm tia bức xạ tập trung để tiêu diệt tế bào ung thư. Loại xạ trị phổ biến nhất là bức xạ tia ngoài.
Xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị để giảm đau và hạn chế các triệu chứng khác. Mặc dù có một số tác dụng phụ liên quan đến xạ trị, nhưng hầu hết các triệu chứng biến mất trong vòng 2 tháng điều trị.
Phẫu thuật
Phẫu thuật chỉ được thực hiện khi có một khối u duy nhất và ung thư chưa lan rộng. Tuy nhiên, phần lớn các ca ung thư phổi tế bào nhỏ khi phát hiện đã di căn đến các bộ phận khác. Do đó, phẫu thuật thường không hiệu quả.
Nếu phải phẫu thuật, bác sĩ có thể lựa chọn các loại phẫu thuật sau đây:
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi, liên quan đến việc loại bỏ toàn bộ phổi
- Cắt bỏ thùy
- Segmentectomy: loại bỏ một đoạn của thùy phổi
- Tạo hình khí phế quản
Tất cả các ca phẫu thuật này đều được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân. Cắt bỏ thùy là phẫu thuật lý tưởng cho những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ.
Mặc dù phẫu thuật có thể mang lại nhiều kết quả trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên, kết quả này phụ thuộc phần lớn vào tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn trước khi thực hiện thủ thuật. Phẫu thuật cũng mang một số rủi ro nhất định, chẳng hạn như chảy máu nặng, nhiễm trùng và viêm phổi.
Nếu phẫu thuật thành công, thời gian hồi phục có thể mất vài tuần đến vài tháng. Lúc này, bạn cần hạn chế hoạt động trong ít nhất 1 tháng.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp dùng thuốc trị liệu tích cực nhằm tấn công các tế bào ung thư. Các loại thuốc này có thể được uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch. Chúng đi theo dòng máu để tiêu diệt các tế bào ung thư trong các cơ quan ở xa.
Mặc dù hóa trị đã cho thấy hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào ung thư, nhưng nó có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Bao gồm:
- Tiêu chảy
- Mệt mỏi
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Rụng tóc nhiều
- Chán ăn
- Khô miệng
- Lở miệng
- Đau do tổn thương thần kinh
Bạn nên cân nhắc những tác dụng phụ này trước khi quyết định thực hiện hóa trị. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cần thêm hướng dẫn.
Xạ trị
Phương pháp xạ trị sử dụng chùm tia bức xạ tập trung để tiêu diệt tế bào ung thư. Loại xạ trị phổ biến nhất là bức xạ tia ngoài.
Xạ trị có thể được kết hợp với hóa trị để giảm đau và hạn chế các triệu chứng khác. Mặc dù có một số tác dụng phụ liên quan đến xạ trị, nhưng hầu hết các triệu chứng biến mất trong vòng 2 tháng điều trị.
Chế độ sinh hoạt
Những biện pháp giúp bạn sống chung với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ
Bên cạnh đau buồn và lo lắng, những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ phải trải qua một thời gian dài điều trị và hồi phục.
Những người đã được chẩn đoán mắc bệnh có thể đối phó với tình trạng của mình theo nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần thích nghi và lạc quan. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn có thể “chung sống hòa bình” với bệnh:
- Tìm hiểu thêm về tình trạng của bạn và phương pháp điều trị, có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc tìm hiểu trên Internet.
- Duy trì các hoạt động bạn thích, ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Hãy dành thời gian cho gia đình và bạn bè để cải thiện tâm trạng và năng lượng của bạn trong khi điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Những biện pháp giúp bạn sống chung với bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ
Bên cạnh đau buồn và lo lắng, những người bị ung thư phổi tế bào nhỏ phải trải qua một thời gian dài điều trị và hồi phục.
Những người đã được chẩn đoán mắc bệnh có thể đối phó với tình trạng của mình theo nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần thích nghi và lạc quan. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn có thể “chung sống hòa bình” với bệnh:
- Tìm hiểu thêm về tình trạng của bạn và phương pháp điều trị, có thể nói chuyện với bác sĩ hoặc tìm hiểu trên Internet.
- Duy trì các hoạt động bạn thích, ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Hãy dành thời gian cho gia đình và bạn bè để cải thiện tâm trạng và năng lượng của bạn trong khi điều trị.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Kỷ Tử và công dụng chữa bệnh của Kỷ Tử
Tin mới nhất
- Nấm lim có tác dụng gì nấm lim xanh rừng có chữa được ung thư?
- Suy thận tiếng anh là gì? Thuật ngữ và câu hỏi tiếng anh
- Suy giảm miễn dịch nguyên phát
- Những khái niệm cơ bản về sàng lọc phát hiện sơm ung thư vú ( phần 1)
- Bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày: Nhận biết dấu hiệu và cách trị
- Đau cổ là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh
- Xơ cứng củ
- Hành trình tìm ‘thần dược’ Sâm Ngọc Linh
- Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 chữa bệnh dạ dày CHUYÊN SÂU và HOÀN CHỈNH nhất hiện nay
- Tử cung ngả sau: 8 điều chị em nên biết