Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6: Dấu hiệu và cách điều trị an toàn
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của cổ, vai gáy, cánh tay và có thể lan sang các khu vực lân cận khác. Nếu không điều trị kịp thời thì tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là gì?
Đốt sống cổ là khu vực chịu áp lực lớn để nâng đỡ toàn bộ phần đầu và phụ trách vận động của đầu. Do đó, các đĩa đệm ở cổ rất dễ bị thoát vị và tổn thương do hoạt động quá mức hoặc ít hoạt động khiến xương khớp bị thoái hóa. Đốt sống cổ C5 C6 là đốt sống dễ bị ảnh hưởng nhất.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 là bệnh lý trượt đĩa đệm gây phát sinh nhiều biến chứng. Bệnh xảy ra do dự trồi lệch bao xơ nằm giữa đĩa đệm khiến lượng nhân nhầy thoát ra bên ngoài. Khi đó, đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 sẽ lệch khỏi vị trí ban đầu và gây chèn ép lên tủy sống.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 không giới hạn tuổi tác, giới tính nhưng chủ yếu xảy ra ở độ tuổi trung niên hơn so với giới trẻ ở độ tuổi 20 – 30 tuổi. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, nhóm đối tượng dưới đây là những người có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cao hơn:
- Bệnh nhân bị chấn thương và tác động trực tiếp lên đốt sống cổ.
- Nhân viên văn phòng phải ngồi liên tục khi làm việc.
- Người làm những công việc nặng nhọc như khuân vác vật nặng, thợ xây dựng…
- Gia đình có người thân mắc bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp.
- Những người ít tập luyện thể chất, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.
- Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể.
- Người có cột sống bị dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn mô liên kết.
Nguyên nhân của bệnh
Không có bất kỳ nguyên nhân cụ thể nào gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6. Tuy nhiên, cũng có những yếu tố bên trong và bên ngoài gây bệnh thoát vị đĩa đệm C5 C6:
- Tuổi tác: Người có độ tuổi càng cao thì có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 càng lớn. Từ độ tuổi 40 trở đi, cấu trúc xương sẽ bắt đầu có dấu hiệu lão hóa. Từ đó, xương khớp giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh lý xương khớp.
- Thói quen lao động, sinh hoạt: Tư thế làm việc, vận động sai lệch sẽ gây ra những cấu trúc bất hợp lý về hình thái cột sống. Người có xu hướng ngồi vẹo sang một bên, ngồi làm việc nhiều trước máy tính, khom lưng khi làm việc, thường xuyên cúi người sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Gặp chấn thương, tai nạn: Chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến đốt sống cổ là một nguyên nhân khiến người bệnh mắc bệnh thoát vị đĩa đệm C5 C6. Những chấn thương này tạo ra một áp lực làm sai lệch cột sống, ảnh hưởng đến chất nhầy trong đĩa đệm gây chèn ép lên rễ dây thần kinh.
- Di truyền: Trong gia đình nếu như có người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thì thế hệ con cháu cũng có khả năng di truyền căn bệnh này.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6
Dấu hiệu điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6 là đau mỏi vai gáy. Đây cũng là căn bệnh chung của nhiều bệnh về xương khớp nên mọi người thường chủ quan. Nếu thấy vùng cổ và vai gáy có những triệu chứng dưới đây thì bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể:
- Đau nhức lan rộng: Người bệnh sẽ có triệu chứng đau mỏi và tê bì ở vùng cổ, vai gáy. Cơn đau khởi phát ở đốt sống cổ C5 C6 rồi lan rộng ra khắp vùng bả vai, cánh tay và lan sang đầu, hốc mắt.
- Tê ngứa ran tay chân: Biểu hiện đau mỏi sẽ lan rộng khắp vùng bả vai và dọc cánh tay. Khối thoát vị chèn ép vào tủy sống, gây ra cảm giác tê ngứa ở cổ, lan ra chân tay và toàn thân. Khi nhân nhầy đĩa đệm tràn ra ngoài và gây ngứa ở dây thần kinh, bệnh nhân sẽ gặp tình trạng ngứa tại vùng cánh tay, ngón tay.
- Cứng cổ: Cổ bình thường sẽ có thể xoay chuyển, điều khiển như ngửa cổ, cúi đầu linh hoạt. Tuy nhiên, khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ C5 C6, bệnh nhân sẽ cảm thấy cứng cổ và không thoải mái khi vận động. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ bị đau nhức nhiều vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy.
- Vận động khó khăn: Cổ và cánh tay sẽ bị hạn chế khi cử động, nghiêm trọng hơn là người bệnh không thể đưa tay lên cao hoặc đưa ra sau lưng. Cúi người và xoay cổ cũng trở nên khó khăn hơn. Nếu các dây thần kinh liên kết với chi dưới bị tổn thương, người bệnh sẽ cảm thấy căng bắp chân và khó đi lại.
- Yếu cơ: Khi nhân nhầy đĩa đệm chèn vào tủy sống, tình trạng yếu cơ sẽ xảy ra. Bệnh nhân sẽ bị yếu cơ bắp tay, sau đó là cơ chân khiến việc đi lại không vững. Khi tình trạng yếu cơ tăng lên, các thớ cơ vùng đùi và bắp chân sẽ rung lên mỗi khi vận động quá mức.
- Một số dấu hiệu khác: Đau một bên lồng ngực, đau lưng, tức ngực, khó tiểu…
Thoát vị đĩa đệm C5 C6 có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là một bệnh lý tương đối nguy hiểm vì nó có thể gây ra nhiều biến chứng liên quan đến sức khỏe. Không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp, bệnh còn gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh của người bệnh như biến chứng tim mạch, huyết áp…
Mức độ nguy hiểm của bệnh tăng lên khi bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý nền như bệnh tim, bệnh thận, rối loạn đông máu… Ngoài ra, người bệnh sẽ gặp phải những biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng như sau:
- Ảnh hưởng đến các chi: Khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra sẽ gây chèn ép lên rễ thần kinh dẫn đến tê tay, các chi không có đủ máu và dinh dưỡng khiến chức năng bị suy yếu dần.
- Thiểu năng tuần hoàn não: Chèn ép dây thần kinh khiến hệ thần kinh thực vật bị rối loạn, người bệnh bị mất thăng bằng, tuần hoàn máu lên não kém và gây rối loạn tiền đình.
- Teo chi: Bệnh nhân sẽ bị rối loạn cảm giác ở hai tay, thậm chí một hoặc hai tay có thẻ bị teo dần.
- Bại liệt: Biến chứng nặng nề nhất mà bệnh thoát vị đĩa đệm C5 C6 gây ra là tình trạng bại liệt hai cánh tay, thậm chí là cả thân trên và tàn phế suốt đời. Người bệnh có thể bị liệt chi có dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn.
Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là căn bệnh có thể điều trị bằng những biện pháp y khoa. Các phương pháp phổ biến là sử dụng thuốc giảm đau, tập vật lý trị liệu…
Thuốc Tây y điều trị thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6
Một số loại thuốc Tây có thể hỗ trợ giảm đau và cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mà người bệnh được kê toa như:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Khi các đau ở mức độ nhẹ và trung bình, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng những loại thuốc giảm đau không kê đơn như Paracetamol, Acetaminophen, Ibuprofen hoặc Naproxen Natri.
- Thuốc giãn cơ: Nếu bệnh nhân bị co thắt cơ bắp thì bác sĩ sẽ đề nghị sử dụng các loại thuốc giãn cơ. Thuốc sẽ gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, đau dạ dày.
- Cortisone dạng tiêm: Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc không cải thiện khi sử dụng thuốc bằng đường uống, bác sĩ sẽ kê thuốc cortisone dạng tiêm xung quanh các dây thần kinh cột sống. Các loại thuốc này có thể hỗ trợ giảm đau và viêm.
- Thuốc giảm đau opioids: Trong trường hợp bị đau dữ dội, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau opioids. Tuy nhiên, thuốc này mang lại nhiều tác dụng phụ như táo bón, buồn nôn, đau dạ dày… Khi sử dụng lâu ngày, người bệnh có thể bị nghiện thuốc cả về mặt thể chất và tinh thần.
Người bệnh phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tránh lạm dụng thuốc vì thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc khác về uống.
Phẫu thuật
Khi cơn đau kéo dài từ 6 – 12 tuần hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng bệnh thoát vị. Phẫu thuật giúp cải thiện các tổn thương ở rễ thần kinh và tủy sống. Phương pháp này còn ngăn ngừa các cơn đau lan tỏa và các biến chứng ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Các loại phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6 bao gồm:
- Loại bỏ đĩa đệm bị hỏng và hợp nhất cột sống: Bác sĩ sẽ loại bỏ các đĩa đệm bị tổn thương thông qua một vết cắt nhỏ ở cổ và hợp nhất hai đốt sống cổ bị ảnh hưởng. Bác sĩ sẽ bổ sung các đĩa đệm nhân tạo hoặc các vật liệu giảm ma sát khác để tăng sự ổn định ở cổ.
- Phẫu thuật thay thế đĩa đệm ở cổ: Bác sĩ sẽ thay thế đĩa đệm bị tổn thương bằng đĩa đệm nhân tạo để cải thiện các triệu chứng. Phương pháp này giúp thay thế đĩa đệm gốc, hạn chế tình trạng căng cứng khớp, ma sát và cải thiện hoạt động của người bệnh.
- Phẫu thuật đĩa đệm cổ từ phía sau: Phương pháp này giúp điều trị tình trạng thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Phẫu thuật này có tính phức tạp, độ khó và mức nguy hiểm khá cao. Do đó, đây là phương pháp thường ít khi được bác sĩ được chỉ định.
Phương pháp điều trị thay thế
Có rất nhiều phương pháp điều trị thay thế có thể hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5 C6. Một số liệu pháp điều trị thay thế bao gồm:
- Liệu pháp nhiệt nóng, nhiệt lạnh: Người bệnh chườm đá hoặc nóng khoảng 15 – 20 phút mỗi lần để hỗ trợ tình trạng giảm đau, sưng viêm. Bên cạnh đó, chườm nóng sẽ hỗ trợ lưu thông máu và cải thiện cơn đau.
- Thiết bị hỗ trợ: Những thiết bị cơ học được áp dụng vào cổ, đầu để giảm áp lực khi chuyển động, di chuyển và hỗ trợ kéo giãn cột sống. Các thiết bị hỗ trợ này nhằm giảm áp lực ảnh hưởng lên đĩa đệm và rễ thần kinh.
- Massage và xoa bóp: Xoa bóp nhẹ nhàng giúp hỗ trợ thư giãn cơ bắp, tăng lượng máu lưu thông và thúc đẩy quá trình hoạt động của cổ.
- Châm cứu: Phương pháp này giúp cắt giảm cơn đau ở lưng và cổ mãn tính. Tuy nhiên, châm cứu cần được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín để tránh các rủi ro không mong muốn.
Đông y chữa thoát vị đĩa đệm C5 C6
Trong Đông y, thoát vị đĩa đệm xảy ra bởi kinh lạc tắc nghẽn, khí huyết tuần hoàn kém, cảm thấy đau nhức cột sống và các dây thần kinh. Bài thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm giúp giảm đau cột sống, bồi bổ can thận và cải thiện sức khỏe từ sân bên trong.
- Bài thuốc số 1: Độc hoạt, ma hoàng, quế chi, cát căn, xuyên ô mỗi vị 9g, tế tân 3g, cam thảo 6g. Bạn sắc uống các loại thuốc trên hàng ngày và uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Bài thuốc số 2: Cỏ xước 9g, cam thảo 3g, tân giao 12g, tang ký sinh 18g, thạch chi 15g, đẳng sâm 9g, xuyên khung 9g. Người bệnh rửa sạch các loại nguyên liệu trên và cho vào bình sắc 1 lít nước.
- Bài thuốc số 3: Ý dĩ 30g, hoàng bá 9g, tần giao 9g, xương truật 12g, rễ cỏ xước 9g. Bạn cho vào bình sắc trong thời gian 30 phút và uống sau bữa ăn ngày 3 lần.
Thuốc Đông y thường phát huy công dụng chậm hơn so với thuốc Tây y nên người bệnh phải kiên trì uống thuốc trong thời gian dài. Ngoài ra, người bệnh phải tuân thủ uống thuốc đúng liều lượng và nguyên liệu bác sĩ chỉ định.
Mẹo dân gian chữa bệnh tại nhà
Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Người bệnh có thể tìm những cây thuốc quanh nhà có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm để sử dụng.
Cây chìa vôi
Chìa vôi là một dược liệu có tính mát giúp kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc và đả thông kinh mạch. Ngoài ra, cây chìa vôi có chứa một số hợp chất axit hữu cơ có khả năng cải thiện các bệnh lý xương khớp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 200g cây chìa vôi và một ít muối trắng.
- Người bệnh rửa sạch cây chìa vôi để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và vớt ra để ráo nước.
- Bạn cho chìa vôi vào chảo rang nóng với một ít muối hột rồi cho vào miếng vải bọc lại.
- Bệnh nhân đắp hỗn hợp này lên vùng bị thoát vị đĩa đệm, khi dược liệu nguội thì rang nóng lên rồi tiếp tục đắp.
- Thực hiện nhiều lần trong ngày để các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm.
Đu đủ xanh
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng papain có trong đu đủ có tác dụng kích thích lưu thông máu giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Theo Đông y, đu đủ xanh có tác dụng tiêu viêm và trừ phong thấp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên liệu 1 quả đu đủ xanh, 100g gừng tươi, 150ml rượu trắng.
- Rửa sạch gừng rồi gọt vỏ thật sạch bên ngoài, giã nhuyễn.
- Cho gừng tươi giã nhuyễn rồi trộn với rượu trắng.
- Rửa sạch đu đủ, cắt phần đầu cách cuốn khoảng 5cm rồi đổ hỗn hợp rượu vào lòng đu đủ.
- Mang đu đủ đem nướng trên lửa than cho cháy đen, rồi cho vào túi sạch bóp nhuyễn.
- Sử dụng túi vải này rồi đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức do thoát vị đĩa đệm cổ gây ra.
Cây mần ri hoa trắng
Mần ri là dược liệu có tính ấm giúp đẩy lùi tình trạng co cứng cơ và giảm tổn thương ở cột sống. Đây là mẹo dân gian có thể giúp cải thiện các bệnh lý viêm đau xương khớp.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nguyên li 100g cây mần ri hoa trắng.
- Bạn hái cây mần ri về rồi rửa sạch, đem phơi khô.
- Bạn cho dược liệu vào ấm sắc với một lượng nước vừa đủ, sắc khoảng 20 phút thì tắt bếp.
- Bạn chắt lấy nước thu được rồi chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
Người bệnh không nên quá phụ thuộc vào cách chữa bệnh bằng bài thuốc dân gian. Vì các cây thuốc dân gian chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng nhẹ mà không thay thế được phương pháp chữa bệnh y khoa.
Lưu ý khi chữa trị và cách phòng ngừa bệnh
Bên cạnh các biện pháp điều trị bệnh, người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên sau để phòng ngừa bệnh đúng cách:
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường cơ bắp và hỗ trợ điều trị thoát vị đốt sống cổ tốt hơn.
- Duy trì các tư thế làm việc, vận động khoa học để giảm áp lực lên cột sống và các đĩa đệm ở cổ. Khi ngồi làm việc trong thời gian dài, người bệnh nên giữ lưng, đầu và cổ thẳng.
- Duy trì cơ thể ở mức cân nặng hợp lý, tránh để tăng cân béo phì chèn ép lên các cột sống, đĩa đệm.
- Người bệnh nên từ bỏ thuốc lá và các chất kích thích để cải thiện các cơn đau nhức và tình trạng viêm nhiễm.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như các loại cá, rau xanh, sữa, các loại hạt tốt cho sức khỏe.
Thoát vị đĩa đệm cổ C5 C6 là một căn bệnh xương khớp ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động của cổ, vai gáy. Tình trạng này cần được theo dõi và điều trị kịp thời để hạn chế các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bệnh nhân không nên chủ quan khi phát hiện các triệu chứng của bệnh.
Xem thêm: Uống thuốc sỏi thận nào tốt, nhanh khỏi? Tìm hiểu những thuốc trị sỏi thận phổ biến
Tin mới nhất
- Nhân sâm
- Glycine là gì mà bạn nên bổ sung cho cơ thể?
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Hình ảnh cây nấm lim xanh tự nhiên cách phân biệt nấm lim thật giả
- Buồng trứng đa nang có chữa được không?
- Dạ dày nằm ở đâu? Vị trí của bao tử trong ổ bụng
- “Thống phong Dưỡng cốt thang” – Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh Gút an toàn, hiệu quả
- Tiểu rắt ở nam giới nguyên nhân do đâu? Cách điều trị dứt điểm bệnh
- Có nên phẫu thuật trào ngược dạ dày thực quản?
- Viêm Amidan hốc mủ: Triệu chứng, Cách điều trị, Phòng ngừa
Video
- Kiến thức về nấm lim xanh Nấm linh xanh chữa bệnh gì từ các công dụng của nấm lim tự nhiên
- TIN TỨC UNG THƯ Sổ tay 6 bí quyết làm đẹp với thuốc nhuộm tóc tự nhiên
- TIN TỨC UNG THƯ 15 Công dụng của Đậu Đen cực tốt cho sức khỏe
- Hỏi đáp thông tin về nấm lim xanh Tác hại của nấm lim xanh là gì lưu ý khi sử dụng nấm lim tự nhiên