Viêm da cơ địa ở trẻ có nguy hiểm không ? Điều trị thế nào ?
Viêm da cơ địa ở trẻ thường có tính chất dai dẳng và tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, trẻ có thể đối mặt với một số biến chứng như nhiễm trùng da, suy giảm sức khỏe, tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, sốt cỏ khô và viêm mũi dị ứng.
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ – Thông tin tổng quát
Viêm da cơ địa là một dạng tổn thương da mãn tính, thường khởi phát trong những năm đầu đời (phổ biến nhất ở trẻ từ 1 – 6 tuổi). Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lý này, do đó quá trình điều trị viêm da cơ địa còn gặp nhiều bất lợi.
Mặc dù chưa thể điều trị dứt điểm nhưng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu phụ huynh chủ động đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và chữa trị kịp thời. Do tính chất bệnh dai dẳng và dễ tái phát nên ngoài các phương pháp điều trị, bạn cần thực hiện các biện pháp chăm sóc để ngăn ngừa triệu chứng bùng phát và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng.
Thực tế cho thấy, viêm da cơ địa chỉ bùng phát mạnh trong những năm đầu đời và thuyên giảm dần sau khi trưởng thành. Bệnh thường diễn tiến qua 2 giai đoạn chính: Cấp tính và Mãn tính. Trong giai đoạn cấp, viêm da cơ địa không chỉ gây tổn thương da mà còn đi kèm với viêm mũi dị ứng, hen và sốt cỏ khô.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa đặc trưng bởi tổn thương da có màu hồng, đỏ, khô, bong tróc và gây ngứa. Tuy nhiên trên thực tế, hình thái tổn thương do viêm da cơ địa rất đa dạng, tùy thuộc vào giai đoạn phát bệnh (cấp tính hay mãn tính), cơ địa và độ tuổi.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở tuổi nhũ nhi và sơ sinh
- Xuất hiện các ban da màu hồng có hình móng ngựa ở má và trán
- Một số trẻ có thể nổi ban da ở thân mình, cổ, quanh miệng, vùng đầu
- Sau đó tổn thương da chuyển sang màu đỏ và nổi nhiều mụn nước nhỏ trên bề mặt
- Mụn nước vỡ, gây chảy dịch và trợt loét
- Một số trẻ có thể bị nhiễm khuẩn da thứ phát (da đỏ và xuất hiện vảy tiết)
Thông thường viêm da cơ địa khởi phát ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi (từ 2 tuần – 2 tuổi) có thể đi kèm với triệu chứng tiêu chảy và viêm tai giữa.
Triệu chứng viêm da cơ địa thời kỳ trẻ em
- Tổn thương da có dạng ban đỏ, hình đĩa sau đó có dấu hiệu lichen hóa (da khô, dày sừng và có nhiều nếp hằn)
- Vùng da tổn thương khô, trắng, có thể xuất hiện vảy màu trắng bạc như bệnh vảy nến, tập trung nhiều ở vùng đầu gối, khuỷu tay, lòng bàn tay và bàn chân.
Viêm da cơ địa thời kỳ trẻ em thường gặp ở trẻ từ 2 – 20 tuổi. Tổn thương da có thể đi kèm với đục thủy tinh thể, dày sừng nang lông, bệnh vảy cá thông thường,…
2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ
Viêm da cơ địa nói chung và viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có mối liên hệ mật thiết với yếu tố di truyền. Theo thống kê có gần 80% trẻ bị các dạng viêm da mãn tính có người thân cân huyết mắc bệnh chàm, viêm da cơ địa, sốt cỏ khô, viêm mũi dị ứng và hen suyễn.
Bên cạnh đó, viêm da cơ địa có thể bùng phát do một số yếu tố thuận lợi như:
- Sức đề kháng yếu: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn chỉnh. Chính vì vậy trẻ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan,… Ngoài ra sức đề kháng yếu còn tạo điều kiện cho viêm da cơ địa và các dạng viêm da mãn tính bùng phát mạnh.
- Thời tiết lạnh và khô: Thời tiết lạnh và khô là điều kiện thuận lợi để các bệnh da liễu mãn tính như tổ đỉa, viêm da cơ địa và chàm tái phát. Khi thời tiết ấm lên các triệu chứng trên da thường có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng.
- Chế độ dinh dưỡng: Theo các bác sĩ da liễu, trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa có thể do chế độ ăn uống không phù hợp. Thường xuyên bổ sung những thực phẩm dễ dị ứng, nhiều dầu mỡ và khó tiêu hóa có thể kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát.
- Một số yếu tố khác: Ngoài ra viêm da cơ địa ở trẻ có thể khởi phát do một số yếu tố thuận lợi khác như thời tiết thay đổi đột ngột, nhiễm trùng, tiếp xúc với dị nguyên, sử dụng sữa tắm có độ pH cao,…
Viêm da cơ địa ở trẻ có nguy hiểm không?
Mặc dù có tiến triển mãn tính và dai dẳng nhưng viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ được đánh giá là bệnh lành tính và hiếm khi gây ra các biến chứng nguy hiểm. Nếu được điều trị và chăm sóc tốt, tổn thương da và các triệu chứng cơ năng thường có xu hướng thuyên giảm nhanh.
Ngược lại với những trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách, viêm da cơ địa có thể gây ra các biến chứng như:
- Bội nhiễm da: Bội nhiễm da là hiện tượng da bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Hiện tượng này không chỉ khiến da bị tổn thương mà còn gây đau nhức và khó chịu.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe: Tổn thương thực thể do viêm da cơ địa thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên các triệu chứng cơ năng của bệnh (ngứa ngáy) có thể khiến trẻ khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi và khó ngủ. Tình trạng này kéo dài dẫn đến chứng suy nhược, trẻ chậm lớn và có hệ miễn dịch kém.
- Hen suyễn, viêm mũi dị ứng và sốt cỏ khô: Có đến 75% trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa có xuất hiện hen suyễn, sốt cỏ khô và viêm mũi dị ứng. Hiện tại các chuyên gia vẫn chưa thể xác định cơ chế và mối liên hệ giữa các bệnh lý này. Tuy nhiên các bệnh lý này bùng phát mạnh và kéo dài có thể khiến trẻ suy giảm sức khỏe và thể trạng.
Ngoài ra viêm da cơ địa còn gây sẹo thâm, làm mất thẩm mỹ, tạo tâm lý tự ti và ám ảnh về ngoại hình (đối với những trẻ lớn).
Các phương pháp điều trị viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ
Mục đích chính của việc điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ là giảm ngứa ngáy, phục hồi tổn thương da, ngăn ngừa bội nhiễm và hạn chế nguy cơ tái phát.
1. Sử dụng thuốc
Bác sĩ thường chỉ định thuốc bôi cho trẻ nhằm kháng khuẩn, giảm viêm và giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên với những trẻ lớn có hiện tượng bội nhiễm và sưng viêm kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định thuốc dạng uống.
Thuốc bôi trị viêm da cơ địa ở trẻ:
- Dung dịch tím Metin 1%
- Nước muối sinh lý 0.9%
- Nitrat bạc 0.25%
- Dung dịch Milian
- Thuốc mỡ corticoid kháng sinh
- Thuốc kháng histamine dạng bôi ngoài
- Thuốc corticoid + acid salicylic
Thuốc uống trị viêm da cơ địa ở trẻ:
- Thuốc kháng histamine H1
- Corticoid đường uống (chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và trong trường hợp thực sự cần thiết)
- Kháng sinh Tetracyclin hoặc Erythromycin (dùng trong trường hợp có viêm nhiễm)
- Trẻ có thể được chỉ định thêm một số dạng viên uống bổ sung nhằm tăng cường sức đề kháng và nâng cao thể trạng.
2. Quang trị liệu
Quang trị liệu còn được gọi là liệu pháp ánh sáng. Phương pháp này được đánh giá là khá an toàn, có thể áp dụng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.
Liệu pháp ánh sáng được chỉ định trong trường hợp không thể sử dụng thuốc hoặc không có đáp ứng đối với điều trị nội khoa. Phương pháp này sử dụng tia UVA/ UVB kết hợp với thuốc (tùy trường hợp) và chiếu trực tiếp lên vùng da tổn thương để giảm ngứa, viêm và phục hồi mô da.
Thực tế cho thấy, quang trị liệu đem lại cải thiện lâm sàng rõ rệt và có thể giảm thiểu được tác hại khi sử dụng thuốc mỡ chứa corticoid trong thời gian dài. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây lão hóa da sớm và tăng nguy cơ ung thư.
3. Áp dụng cách chữa bằng y học cổ truyền lành tính
Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nên khi khắc phục viêm da cơ địa cho trẻ, phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng thành phần bài thuốc cũng như tránh tối đa ảnh hưởng của tác dụng phụ. Một trong những giải pháp được đánh giá cao về độ an toàn, lành tính trong loại bỏ viêm da cơ địa ở trẻ em thời điểm hiện tại là giải pháp đến từ Đông y.
Phương pháp Đông y chú trọng điều trị bệnh từ gốc, do đó mang lại hiệu quả lâu dài và phòng ngừa tái phát bệnh. Mặt khác, Đông y sử dụng các bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh, đặc biệt là đối tượng trẻ em.
Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc Đông y hàng đầu đánh bật viêm da cơ địa ở trẻ
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Trải qua hơn 3 năm nghiên cứu chuyên sâu, kết hợp thử nghiệm lâm sàng nhiều lần để cải tiến và phát triển, bài thuốc đã có được công thức thành phần tối ưu và hoàn chỉnh.
Năm 2019, chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 đã lựa chọn bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang để giới thiệu trên sóng truyền hình. Trong chương trình, bài thuốc được các chuyên gia đánh giá là giải pháp hiệu quả và an toàn hàng đầu trong điều trị viêm da cơ địa, đặc biệt là với các đối tượng bệnh nhân đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.
>> Xem chi tiết: Chương trình Sống khỏe mỗi ngày giới thiệu bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang tận dụng những biện chứng biện luận của Đông y trong chữa lành viêm da cơ địa ở trẻ mà không gây tác dụng phụ. Đồng thời các thảo dược thiên nhiên có trong bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ chống lại sự xâm nhập của ngoại tà, hạn chế bệnh tái phát.
Bài thuốc có khả năng loại bỏ viêm da cơ địa từ gốc với cơ chế 3 tác động BÔI, UỐNG, NGÂM RỬA nhờ vào sự kết hợp độc đáo của các dạng báo chế khác nhau bao gồm:
- Thuốc ngâm rửa: Công dụng sát khuẩn da, giảm ngứa, khoanh vùng tổn thương, ngăn không cho viêm da cơ địa lan rộng trên cơ thể bệnh nhân.
- Thuốc bôi ngoài da: Công dụng sát khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm ngứa ngáy, dưỡng ẩm da, chữa lành các tổn thương, cung cấp dưỡng chất giúp da tái tạo và phục hồi.
- Bài thuốc uống: Điều trị bên trong cơ thể, tăng cường giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, khu phong, trừ thấp, ổn định cơ địa, tăng cường thể trạng và sức đề kháng cho bệnh nhân.
Hiệu quả của bài thuốc được bảo đảm tối đa nhờ vào bảng thành phần gồm hơn 30 loại thảo dược quý hiếm, chứa thành phần giúp sát khuẩn, chống viêm, dưỡng da, bổi bổ cơ thể rất tốt như: Bồ công canh, Phòng phong, Bạch linh, Tang bạch bì, Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa, Đơn đỏ, Ô liên rô, Mò trắng, Hồng hoa, Đương quy, Thổ phục linh, Đan sâm, Huyết đằng, Sa sâm, Dạ dao đằng…
Tất cả các dược liệu trước khi được cung cấp vào bào chế bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đều trải qua quy trình nuôi trồng khép kín, bào chế dựa trên trang thiết bị máy móc hiện đại, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO.
Ngoài ra, khi thăm khám tại Trung tâm, các bác sĩ của Trung tâm sẽ dựa vào độ tuổi cũng như tình trạng của mỗi bệnh nhi mà có sự điều chỉnh, gia giảm vị thuốc cho phù hợp. Nhằm đảm bảo độ hiệu quả điều trị tối ưu, đồng thời vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Từng đưa con đến thăm khám và điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc, anh Trần Ngọc Tân, bố của bé Trần Đức Trung chia sẻ về hành trình đánh bay viêm da cơ địa nhờ Thanh bì Dưỡng can thang của cậu con trai nhỏ như sau: “Con trai tôi cũng bị viêm da cơ địa từ khá lâu rồi, ban đầu chỉ là những nốt nhỏ, về sau phát triển ngày càng nhiều khiến con khó chịu. Dùng nhiều phương pháp điều trị những hiệu quả không cao, tôi quyết định đưa bé tới Thuốc dân tộc với mong muốn sẽ giúp con khỏi bệnh. Qua tìm hiểu tôi được biết Trung tâm có phát triển những vườn dược liệu sạch để làm thành phẩm là các bài thuốc Đông y nên tôi cũng rất yên tâm.”
>> [Xem chi tiết hành trình chữa bệnh của bé Trần Đức Trung TẠI ĐÂY]
Hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ bị viêm da cơ địa
Do tính chất dai dẳng và tái phát nhiều lần nên ngoài việc điều trị, phụ huynh cần xây dựng chế độ chăm sóc cho trẻ nhằm kiểm soát triệu chứng, bảo vệ da, hạn chế nhiễm trùng và ngăn ngừa bệnh phát bùng phát.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa:
- Trẻ nhỏ thường có xu hướng gãi vào những vùng da bị tổn thương để giảm ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên thói quen này có thể khiến da bị tổn thương nghiêm trọng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy bạn nên cắt ngắn móng tay cho trẻ, vệ sinh tay với xà phòng và sử dụng khăn mát đắp lên da để giảm ngứa.
- Viêm da cơ địa thường gây ra tổn thương da khô và bong tróc. Da càng khô thì triệu chứng ngứa ngáy thường có dấu hiệu nặng nề hơn. Do đó bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu như Eucerin, Vaseline, A-derma, Laroche-posay,… để làm ẩm và bảo vệ da của trẻ.
- Có thể cho trẻ tắm với nước ấm để làm mềm da và giảm ngứa ngáy. Sau khi tắm nên dùng khăn lau khô và thoa kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng da khô do mất nước.
- Loại bỏ các yếu tố thuận lợi gây viêm da cơ địa như thức ăn dị ứng, lông chó mèo, phấn hoa,… Nếu thời tiết khô hanh, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm da cho trẻ và hạn chế triệu chứng bùng phát.
- Lựa chọn các sản phẩm vệ sinh và chăm sóc da cho trẻ có nguyên liệu từ thiên nhiên, độ pH trung tính và không chứa hương liệu hóa học.
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống nhằm loại bỏ bụi bẩn và nấm mốc.
- Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi và thoáng mát. Tránh mặc các trang phục có chất liệu dày, cứng và bó sát.
- Có thể dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi và tai cho trẻ thường xuyên để ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp – một trong những yếu tố kích thích viêm da cơ địa bùng phát mạnh.
- Xây dựng chế độ ăn khoa học nhằm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và nâng cao thể trạng, từ đó làm giảm nguy cơ tái phát viêm da cơ địa và các tình trạng dị ứng khác.
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ có thể được kiểm soát sau khi thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó phụ huynh nên xây dựng chế độ chăm sóc khoa học nhằm bảo vệ da của trẻ, ngăn ngừa bội nhiễm và giảm thiểu nguy cơ tái phát.
Xem thêm: Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn mẹ bầu nên biết
Tin mới nhất
- Nấm lim xanh uống như thế nào và cách nấu uống nấm lim xanh rừng
- Viêm gan B
- Bệnh phát ban – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
- [20+] Thuốc giảm cân an toàn hiệu quả thần tốc, dễ sử dụng
- Nấm lim xanh chữa bệnh gì cách dùng nấm lim xanh rừng chữa bệnh
- Cách nhân giống cây xạ đen như thế nào? Cách chăm sóc cây xạ đen
- Suy gan
- Viêm gan D là gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị
- Tiểu đường ăn yến được không? Liều lượng và cách chế biến hiệu quả
- Uống nấm lim xanh như thế nào tốt cho sức khỏe đúng cách sử dụng