Bệnh tràn dịch khớp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị
Tràn dịch khớp không chỉ gây đau đớn mà còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày do khả năng vận động bị hạn chế. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân tràn dịch khớp có thể đối mặt với nguy cơ bị tàn phế vĩnh viễn. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan về tràn dịch khớp và cách điều trị tối ưu nhất từ Đông y.
Tràn dịch khớp là gì, có nguy hiểm không?
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền TW), mỗi khớp trong cơ thể con người đều gồm một lượng dịch khớp. Dịch khớp này sẽ có tác dụng giúp bôi trơn, giảm ma sát khi khớp vận động và làm cho quá trình xoay khớp được diễn ra một cách trơn tru, dễ dàng hơn.
“Dịch khớp được đựng trong các bao hoạt dịch, khi dịch khớp quá nhiều và tràn ra khỏi bao hoạt dịch được gọi là hiện tượng tràn dịch khớp. Tràn dịch khớp gây ra cảm giác đau đớn và khiến chức năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, có thể dẫn tới hiện tượng teo cơ, bại liệt vĩnh viễn.”
Cũng theo bác sĩ Tuyết Lan, bất cứ khớp nào cũng có thể bị tràn dịch, nhưng một trong những khớp thường gặp nhất là tràn dịch khớp gối. Vì đây là khớp phải chịu phần lớn sức nặng của cơ thể người, đồng thời cũng là khớp dễ bị chấn thương do va chạm khi diễn ra các hoạt động thường ngày.
Triệu chứng tràn dịch khớp: Cần biết để tránh nhầm lẫn
Các bệnh về xương khớp thường có một số biểu hiện tương đối giống nhau. Chính vì thế, bệnh nhân cần nắm rõ những triệu chứng tràn dịch khớp điển hình để có thể phân biệt bệnh với những bệnh lý về xương khớp khác.
Dưới đây là một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị tràn dịch khớp:
– Khớp đau nhức, sưng phồng một cách bất thường.
– Đỏ da quanh vị trí khớp bị tràn dịch
– Khớp cứng khiến việc đi lại, vận động gặp khó khăn.
– Tại vị trí tràn dịch có thể sờ thấy ứ nước và cảm giác ấm, nóng.
Mặc dù đây là các triệu chứng tràn dịch khớp thường gặp, tuy nhiên mỗi bệnh nhân cũng sẽ có những biểu hiện không giống nhau. Vì vậy, ngay khi nhận thấy có nguy cơ bị tràn dịch khớp, người bệnh nên tới địa chỉ uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.
Nguyên nhân tràn dịch khớp không phải ai cũng biết
Chia sẻ từ bác sĩ Tuyết Lan, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng tràn dịch khớp. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình nhất:
– Chấn thương do vận động quá sức, trong quá trình chơi thể thao hoặc lao động nặng, bị va chạm/tổn thương khi làm việc.
– Ảnh hưởng từ các bệnh lý về khớp như: nhiễm trùng khớp, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp…
– Khớp nhiễm khuẩn do vi sinh vật, các vi sinh vật này thâm nhập vào dịch khớp gây ra tình trạng tràn dịch khớp.
– Một số yếu tố khác như: cơ thể bị lão hóa do tuổi tác, béo phì,…
Phương pháp điều trị tràn dịch khớp phổ biến nhất hiện nay
Các cách chữa tràn dịch khớp được cho là phổ biến nhất hiện nay bao gồm:
Điều trị ngoại khoa
Đối với các bệnh nhân tràn dịch khớp ở tình trạng nặng, thường được chỉ định điều trị bằng ngoại khoa. Một số biện pháp ngoại khoa được áp dụng có thể kể đến như:
– Rút dịch khớp: Dịch khớp dư thừa trong khớp sẽ được tiêm steroid để làm những cơn đau dịu lại.
– Mổ nội soi khớp: Sửa chữa lại các vị trí khớp gặp vấn đề, giảm đáng kể tình trạng tràn dịch khớp.
– Thay khớp nhân tạo: Khi tình trạng tràn dịch khớp quá nặng có thể gây biến dạng khớp, các bác sĩ sẽ tiến hành thay khớp nhân tạo. Để phục hồi chức năng cũng như thích nghi với khớp mới được thay, bệnh nhân cần trải qua những đợt tập vật lý trị liệu phù hợp.
Điều trị nội khoa
Theo bác sĩ Tuyết Lan, đối với bệnh nhân ở tình trạng nhẹ có thể sử dụng các phương pháp nội khoa để loại bỏ bệnh tràn dịch khớp.
– Chữa tràn dịch khớp từ Tây y: các loại thuốc thường được kê đơn cho bệnh nhân tràn dịch khớp thường là thuốc giảm đau để kiểm soát và làm giảm những cơn đau nhức; thuốc kháng sinh để ngăn chặn và hạn chế tình trạng viêm nhiễm do tràn dịch khớp gây ra… Tuy nhiên, bác sĩ Tuyết Lan khuyến cáo người bệnh không nên tuỳ tiện kê đơn bốc thuốc cho mình khi không có sự tư vấn điều trị từ bác sĩ, bởi hầu hết sẽ gây tác dụng phụ nếu sử dụng sai chỉ dẫn.
– Vật lý trị liệu tràn dịch khớp: Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y kể trên, bệnh tràn dịch khớp cũng có thể được khắc phục bởi các bài tập phục hồi chức năng trước, trong và sau quá trình điều trị. Theo đó, bệnh nhân sẽ thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Chữa tràn dịch khớp từ Đông y: Theo quan điểm của Đông y, bệnh tràn dịch khớp thuộc chứng Tý, là tình trạng bế tắc không thông của dịch khớp kết hợp với sức đề kháng yếu.
Chính vì vậy, muốn điều trị bệnh cần giải quyết được vấn đề lưu thông của khí huyết, giúp gân xương được tăng cường sức mạnh. Dựa theo đó, Đông y chủ trương sử dụng những bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên lành tính, vừa đảm bảo an toàn vừa đem lại hiệu quả điều trị bệnh tối đa. Giúp người bệnh thoát khỏi cơn ám ảnh tràn dịch khớp, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Phác đồ điều trị tràn dịch khớp hiệu quả từ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát huy các bài thuốc bí phương cổ truyền, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đang là đơn vị uy tín số 1 tại Việt Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng Đông y.
Tại đây, đội ngũ y bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT đã dành nhiều tâm huyết để sưu tầm, nghiên cứu và phát triển thành công bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn – bài thuốc Đông y lành tính được cho là “cứu tinh” với các bệnh nhân xương khớp.
Theo đó, Hoạt huyết phục cốt hoàn không chỉ đem tới công dụng chữa lành các triệu chứng của bệnh lý xương khớp, mà còn giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh trở nên khỏe mạnh hơn. Dưới đây là những ưu điểm vượt trội của bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn cùng phác đồ điều trị tràn dịch khớp tối ưu tại Trung tâm Thuốc dân tộc:
Áp dụng hoàn toàn nguyên tắc điều trị của Đông y
Dựa trên nguyên tắc điều trị của Đông y, bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn đi sâu vào điều trị bệnh từ sâu trong cơ thể, nhằm lưu thông khí huyết, đưa các yếu tố gây bệnh ra bên ngoài cơ thể như phong, hàn, thấp, nhiệt.
Mỗi thành phần thảo dược thiên nhiên có trong bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn đều có tác dụng thông kinh lạc, mạnh gân xương như: Bồ công anh, kim ngân cành, ké đầu ngựa, vương cốt đằng, ngưu tất, đỗ trọng, cẩu tích, mộc qua, hy thiêm, độc hoạt cùng một số thảo dược quý khác.
Sự kết hợp hoàn hảo “3 trong 1” đem tới tác động kép
Làm nên thành công của bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn bao gồm 3 bài thuốc nhỏ là: giải độc hoàn, phong thấp hoàn và bổ thận hoàn.
Khi sử dụng đồng thời 3 bài thuốc này, bệnh nhân tràn dịch khớp sẽ được hỗ trợ điều trị từ sâu bên trong cơ thể. Đồng thời, sức đề kháng trong cơ thể cũng được tăng cường đáng kể, nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Công dụng cụ thể của từng bài thuốc có trong Hoạt huyết phục cốt hoàn như sau:
– Giải độc hoàn: Giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, bổ huyết tiêu viêm.
– Phong thấp hoàn: Đem đến công năng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, hóa thấp, sơ phong, thông kinh lạc.
– Bổ thận hoàn: Có tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, sơ thông kinh lạc. Ngoài ra còn kết hợp dưỡng âm, bổ can thận, giúp kiện tỳ, ích khí, mạnh gân cốt.
100% thành phần nguyên liệu từ thiên nhiên đạt tiêu chuẩn quốc tế
Trên thị trường hiện nay, có nhiều sản phẩm được gắn mác Đông y nhưng lại có nguồn gốc không rõ ràng, khiến người bệnh tin dùng dẫn tới tình trạng “tiền mất tật mang”.
Chính vì lý do đó, Trung tâm Thuốc dân tộc với TÂM và TẦM đã trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong công tác nuôi trồng dược liệu sạch, cam kết sử dụng 100% thành phần nguyên liệu chuẩn sạch từ thiên nhiên.
Bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn nói riêng và các bài thuốc Đông y nói riêng tại Trung tâm Thuốc dân tộc đều được sử dụng các thảo dược thiên nhiên đã trải qua quá trình thu hoạch và bào chế đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO.
Phác đồ điều trị hoàn hảo, kết hợp giữa dùng thuốc và vật lý trị liệu
Bên cạnh việc tư vấn điều trị tràn dịch khớp bằng bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn, bệnh nhân khi đến Trung tâm Thuốc dân tộc chữa trị sẽ được tư vấn sử dụng kết hợp các bài vật lý trị liệu phù hợp, nhằm đem lại hiệu quả tối ưu nhất. Chẳng hạn như áp dụng liệu trình châm cứu, bấm huyệt, mát-xa…
Theo ghi nhận, bệnh nhân xương khớp sử dụng kết hợp giữa bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn với các phương pháp vật lý trị liệu kể trên, cùng việc thực hiện chế độ ăn uống phù hợp đã thu được kết quả điều trị khá khả quan:
“423 trên 500 bệnh nhân hết đau và bắt đầu vận động linh hoạt sau 90 ngày. 56 bệnh nhân giảm tới 80% triệu chứng bệnh sau 120 ngày do bệnh nặng. 21 bệnh nhân còn lại giảm dưới 40% triệu chứng của bệnh do ăn uống không kiêng khem và khả năng đáp ứng thuốc kém.”
Hoạt huyết phục cốt hoàn thế hệ mới – Bước tiến vượt bậc đem tới giải pháp hoàn hảo Dựa trên thành công của bài thuốc Hoạt huyết phục cốt hoàn dạng thang sắc, đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc đã lấy đây làm tiền đề để phát triển bài thuốc lên thành sản phẩm dạng viên hoàn cứng, nhằm đem đến sự tiện lợi hơn cho người dùng. Bên cạnh đó, Hoạt huyết phục cốt hoàn thế hệ mới còn có sự bổ
|
Tràn dịch khớp nên ăn gì và kiêng ăn gì theo lời khuyên bác sĩ?
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh – Bệnh viện YHCT TƯ, người bệnh tràn dịch khớp nên bổ sung các nhóm thực phẩm sau:
- Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, các loại sụn động vật cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và xương khớp.
- Thực phẩm chứa omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu
- Bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C, D, canxi và khoáng chất: bông cải xanh, bầu bí, các loại rau màu xanh đậm, cam, bưởi, kiwi..
Đồng thời, người bệnh nên kiêng ăn hoặc hạn chế các thực phẩm sau:
- Thịt đỏ, nội tạng động vật, thực phẩm giàu đạm kích thích phản ứng viêm đau
- Thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn
- Rượu bia, thức uống có cồn, có ga…
Trên đây là những thông tin xoay quanh bệnh tràn dịch khớp và cách điều trị tối ưu nhất hiện nay. Để biết thêm thông tin cũng như nhận những tư vấn điều trị kịp thời, mời quý bệnh nhân vui lòng liên hệ Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Xem thêm: Dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP thì nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị?
Tin mới nhất
- Tìm hiểu: Bị bệnh u nang buồng trứng nên ăn gì là tốt cho người bệnh
- 13 cách giảm đau họng cực nhanh có sẵn tại nhà
- Bắt trend với món cà phê chanh đá, vừa lạ miệng lại còn tốt cho sức khỏe
- Núm vú phụ nữ: 7 bí mật quan trọng chị em nên biết
- Suy thượng thận mạn có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
- Sỏi Niệu Quản – Triệu chứng & Cách điều trị, tránh biến chứng
- 9 Mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà nhanh, đơn giản
- Tác động của các phương pháp chữa trị ung thư vú
- Đau dạ dày có nên uống sữa hay không? Uống như thế nào là tốt nhất?
- Đau dạ dày ăn bơ được không?