Buồng trứng đa nang có chữa được không?
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết tố phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, cứ 10 người trong độ tuổi sinh sản có 1 người bị buồng trứng đa nang. Vậy bệnh buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết tố phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, cứ 10 người trong độ tuổi sinh sản có 1 người bị buồng trứng đa nang. Vậy bệnh buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.
Một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ sinh thấp nhất nhưng tỷ lệ vô sinh lại cao nhất. Hiện nay, có 8% các cặp vợ chồng (khoảng 1 triệu) ở Việt Nam đang vật lộn với tình trạng hiếm muộn. Trong đó, có một số lượng không nhỏ các cặp vợ chồng vô sinh vì buồng trứng đa nang.
Dấu hiệu buồng trứng đa nang
Phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài, nồng độ hormone nam (androgen) dư thừa. Buồng trứng có thể phát triển nhiều nang nhỏ và ảnh hưởng đến khả năng phát triển nang noãn, phóng noãn và nguy cơ gây vô sinh.
Buồng trứng đa nang thường gây ra các dấu hiệu sau đây:
1. Rối loạn kinh nguyệt
Theo thống kê, 50% phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường có kinh nguyệt không đều, thậm chí không có kinh nguyệt. Vì vậy, nếu có những điều bất thường về chu kỳ kinh nguyệt sau đây, bạn cần đến bệnh viện để khám:
- Khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt hơn 35 ngày.
- Trễ kinh từ 4 tháng trở lên.
- Số ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày
- Số kỳ kinh nguyệt trong 1 năm ít hơn 8.
2. Tăng cân mất kiểm soát
Hormone insulin quản lý lượng đường trong máu của bạn. Nếu bị buồng trứng đa nang, cơ thể bạn có thể không phản ứng với insulin theo cách cần thiết dẫn đến nồng độ insulin tăng cao. Do đó, bạn luôn cảm thấy đói, thèm ngọt, nên tăng cân một cách đột ngột, không rõ lý do, tích mỡ vùng bụng, vòng 2 tăng lên nhanh chóng.
3. Có vấn đề về da
Buồng trứng đa nang gây mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là tăng androgen khiến bạn dễ bị nổi mụn ở mặt, ngực, lưng… Trên vùng da cổ, dưới cánh tay, đùi, ngực, có thể xuất hiện các vùng da màu đỏ, nâu nhạt hoặc đen. Ở trên cổ hoặc dưới cánh tay có thể có mụn thịt.
4. Rụng tóc, lông mọc bất thường
Nếu thấy tóc rụng hoặc lông mọc ở những vùng không mong muốn như mặt (ria mép), cằm, ngực, bụng, ngón tay, ngón chân, bạn có thể nghi ngờ mình bị buồng trứng đa nang. Khi bị buồng trứng đa nang, hormone androgen tăng cao trong cơ thể, khiến tóc rụng nhiều, gây hói đầu và lông mọc bất thường.
5. Gặp vấn đề về giấc ngủ, luôn cảm thấy mệt mỏi
Bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc bị ngưng thở khi ngủ. Ngay cả khi ngủ, bạn cũng không cảm thấy mình đã nghỉ ngơi đầy đủ sau khi thức dậy.
6. Đau bụng, đau vùng chậu
Khi mắc buồng trứng đa nang, bạn còn có thể cảm thấy đau, khó chịu vùng chậu, vùng bụng hoặc lưng dưới. Triệu chứng thường là đau âm ỉ hoặc nhói, từ đau nhẹ đến đau dữ dội, gần tương tự như đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”.
7. Hiếm muộn
Nếu đã lập gia đình, có đời sống gối chăn bình thường và không áp dụng biện pháp tránh thai nào, nhưng lại không thể có thai, bạn có thể nghĩ đến việc mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Tình trạng này là do buồng trứng có nhiều nang noãn nhưng không thể chín và rụng, dẫn đến khó thụ thai. Ngoài ra, trong cơ thể, nồng độ hormone testosterone và insulin cao còn làm tăng nguy cơ gây sảy thai cao.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang
Một thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam có tỷ lệ sinh thấp nhất nhưng tỷ lệ vô sinh lại cao nhất. Hiện nay, có 8% các cặp vợ chồng (khoảng 1 triệu) ở Việt Nam đang vật lộn với tình trạng hiếm muộn. Trong đó, có một số lượng không nhỏ các cặp vợ chồng vô sinh vì buồng trứng đa nang.
Dấu hiệu buồng trứng đa nang
Phụ nữ bị buồng trứng đa nang thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc kéo dài, nồng độ hormone nam (androgen) dư thừa. Buồng trứng có thể phát triển nhiều nang nhỏ và ảnh hưởng đến khả năng phát triển nang noãn, phóng noãn và nguy cơ gây vô sinh.
Buồng trứng đa nang thường gây ra các dấu hiệu sau đây:
1. Rối loạn kinh nguyệt
Theo thống kê, 50% phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường có kinh nguyệt không đều, thậm chí không có kinh nguyệt. Vì vậy, nếu có những điều bất thường về chu kỳ kinh nguyệt sau đây, bạn cần đến bệnh viện để khám:
- Khoảng cách giữa các kỳ kinh nguyệt hơn 35 ngày.
- Trễ kinh từ 4 tháng trở lên.
- Số ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày
- Số kỳ kinh nguyệt trong 1 năm ít hơn 8.
2. Tăng cân mất kiểm soát
Hormone insulin quản lý lượng đường trong máu của bạn. Nếu bị buồng trứng đa nang, cơ thể bạn có thể không phản ứng với insulin theo cách cần thiết dẫn đến nồng độ insulin tăng cao. Do đó, bạn luôn cảm thấy đói, thèm ngọt, nên tăng cân một cách đột ngột, không rõ lý do, tích mỡ vùng bụng, vòng 2 tăng lên nhanh chóng.
3. Có vấn đề về da
Buồng trứng đa nang gây mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là tăng androgen khiến bạn dễ bị nổi mụn ở mặt, ngực, lưng… Trên vùng da cổ, dưới cánh tay, đùi, ngực, có thể xuất hiện các vùng da màu đỏ, nâu nhạt hoặc đen. Ở trên cổ hoặc dưới cánh tay có thể có mụn thịt.
4. Rụng tóc, lông mọc bất thường
Nếu thấy tóc rụng hoặc lông mọc ở những vùng không mong muốn như mặt (ria mép), cằm, ngực, bụng, ngón tay, ngón chân, bạn có thể nghi ngờ mình bị buồng trứng đa nang. Khi bị buồng trứng đa nang, hormone androgen tăng cao trong cơ thể, khiến tóc rụng nhiều, gây hói đầu và lông mọc bất thường.
5. Gặp vấn đề về giấc ngủ, luôn cảm thấy mệt mỏi
Bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc bị ngưng thở khi ngủ. Ngay cả khi ngủ, bạn cũng không cảm thấy mình đã nghỉ ngơi đầy đủ sau khi thức dậy.
6. Đau bụng, đau vùng chậu
Khi mắc buồng trứng đa nang, bạn còn có thể cảm thấy đau, khó chịu vùng chậu, vùng bụng hoặc lưng dưới. Triệu chứng thường là đau âm ỉ hoặc nhói, từ đau nhẹ đến đau dữ dội, gần tương tự như đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”.
7. Hiếm muộn
Nếu đã lập gia đình, có đời sống gối chăn bình thường và không áp dụng biện pháp tránh thai nào, nhưng lại không thể có thai, bạn có thể nghĩ đến việc mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Tình trạng này là do buồng trứng có nhiều nang noãn nhưng không thể chín và rụng, dẫn đến khó thụ thai. Ngoài ra, trong cơ thể, nồng độ hormone testosterone và insulin cao còn làm tăng nguy cơ gây sảy thai cao.
Nguyên nhân dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây buồng trứng đa nang nhưng cho rằng có một số yếu tố có khả năng gây ra bệnh, bao gồm:
1. Gen di truyền
Các nghiên cứu cho thấy, buồng trứng đa nang là bệnh mang yếu tố di truyền. Nếu có người thân trong gia đình như mẹ, chị em gái mắc buồng trứng đa nang thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Vì vậy, hãy đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát và phát hiện bệnh này sớm.
2. Kháng insulin
Có tới 70% phụ nữ bị buồng trứng đa nang kháng insulin. Điều này có nghĩa là các tế bào của họ không thể sử dụng insulin đúng cách. Insulin là một hormone do tuyến tụy sản xuất để giúp cơ thể sử dụng đường từ thực phẩm chuyển hóa năng lượng. Khi tế bào không thể sử dụng insulin đúng cách, nhu cầu insulin của cơ thể tăng lên nên tuyến tụy càng tạo ra nhiều insulin hơn để bù đắp. Khi insulin dư thừa sẽ kích hoạt buồng trứng sản xuất nhiều hormone nam giới hơn, dẫn đến mất cân bằng nội tiết, cản trở sự phát triển và rụng trứng đúng chu kỳ, hình thành các nang trong buồng trứng.
Béo phì là nguyên nhân chính gây kháng insulin. Cả béo phì và kháng insulin đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
3. Hàm lượng androgen cao
Androgen còn được gọi là hormone nam giới. Phụ nữ đều có một lượng nhỏ androgen. Hormone này kiểm soát sự phát triển các đặc điểm của nam giới, chẳng hạn như chứng hói đầu. Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có nhiều androgen hơn bình thường. Nồng độ androgen cao ngăn buồng trứng rụng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, gây mọc nhiều lông và mụn.
4. Môi trường, lối sống
Yếu tố gây buồng trứng đa nang không thể không nhắc đến là môi trường, thói quen, lối sống. Trong đó, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại cùng với lối sống không lành mạnh, ít vận động, thường xuyên thức khuya, căng thẳng kéo dài… có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang.
Đặc biệt, phụ nữ ăn nhiều tinh bột, đường, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt, nước có gas… sẽ có nguy cơ bị béo phì cao, nên khả năng mắc bệnh buồng trứng đa nang cũng cao hơn.
Vậy buồng trứng đa nang có chữa được không?
Bạn đừng quá lo lắng về buồng trứng đa nang có chữa được không. Hiện nay, với y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp giúp bạn chữa trị buồng trứng đa nang hiệu quả. Do đó, nếu có các triệu chứng của bệnh, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa sản – phụ khoa để được kiểm tra và điều trị. Càng điều trị sớm, khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.
Bạn nên gặp bác sĩ có một kế hoạch điều trị phù hợp. Ví dụ, nếu bạn muốn mang thai và bị buồng trứng đa nang, thì cách điều trị sẽ tập trung vào việc giúp bạn thụ thai. Nếu muốn khống chế mụn trứng cá do bị buồng trứng đa nang, việc điều trị sẽ hướng tới các vấn đề liên quan đến da.
Dưới đây là một số phương pháp chữa trị phổ biến cho hội chứng này:
1. Tạo thói quen lành mạnh
Một trong những cách tốt nhất để đối phó với buồng trứng đa nang là ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn:
- Với phụ nữ bị buồng trứng đa nang và thừa cân hoặc béo phì, nếu chỉ giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể cũng có thể giảm một số triệu chứng và giúp chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường hơn. Ngoài ra, giảm cân cũng có thể giúp kiểm soát các vấn đề về đường huyết và rụng trứng.
- Buồng trứng đa nang có thể dẫn đến đường huyết cao, bác sĩ có thể muốn bạn hạn chế các loại thực phẩm có chứa tinh bột hoặc đường. Thay vào đó, hãy ăn thức ăn có nhiều chất xơ, làm tăng đường huyết từ từ.
- Tập thể dục mỗi ngày giúp bạn kiểm soát đường huyết, insulin và kiểm soát cân nặng.
- Không thường xuyên thức khuya, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày, tránh xa căng thẳng, lo âu.
2. Dùng hormones và thuốc
- Các biện pháp ngừa thai như dùng thuốc, miếng dán ngừa thai, vòng tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, vòng âm đạo… là cách điều trị buồng trứng đa nang phổ biến nhưng chỉ với những phụ nữ không muốn mang thai. Cách điều trị này có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định, điều trị mụn và mọc lông không mong muốn.
- Dùng hormone Progestin ( là một dạng tổng hợp của Progesterone không chứa Estrogen) có thể giúp chu kỳ của bạn ổn định hơn. Biện pháp này không ngừa thai hoặc điều trị mọc lông không mong muốn và mụn trứng cá nhưng có thể làm giảm nguy cơ ung thư tử cung.
- Metformin (Fortamet, Glucophage) làm giảm lượng insulin. Thuốc có thể giúp giảm cân và có thể ngăn bạn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và tăng khả năng thụ thai.
Nếu áp dụng biện pháp ngừa thai nhưng lông vẫn mọc quá mức sau 6 tháng, bác sĩ có thể kê thuốc spironolactone (Aldactone) cho bạn. Thuốc này làm giảm nồng độ của hormone giới tính androgen. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc nếu đang mang thai hoặc dự định có thai vì có thể gây dị tật bẩm sinh.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây buồng trứng đa nang nhưng cho rằng có một số yếu tố có khả năng gây ra bệnh, bao gồm:
1. Gen di truyền
Các nghiên cứu cho thấy, buồng trứng đa nang là bệnh mang yếu tố di truyền. Nếu có người thân trong gia đình như mẹ, chị em gái mắc buồng trứng đa nang thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Vì vậy, hãy đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để tầm soát và phát hiện bệnh này sớm.
2. Kháng insulin
Có tới 70% phụ nữ bị buồng trứng đa nang kháng insulin. Điều này có nghĩa là các tế bào của họ không thể sử dụng insulin đúng cách. Insulin là một hormone do tuyến tụy sản xuất để giúp cơ thể sử dụng đường từ thực phẩm chuyển hóa năng lượng. Khi tế bào không thể sử dụng insulin đúng cách, nhu cầu insulin của cơ thể tăng lên nên tuyến tụy càng tạo ra nhiều insulin hơn để bù đắp. Khi insulin dư thừa sẽ kích hoạt buồng trứng sản xuất nhiều hormone nam giới hơn, dẫn đến mất cân bằng nội tiết, cản trở sự phát triển và rụng trứng đúng chu kỳ, hình thành các nang trong buồng trứng.
Béo phì là nguyên nhân chính gây kháng insulin. Cả béo phì và kháng insulin đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
3. Hàm lượng androgen cao
Androgen còn được gọi là hormone nam giới. Phụ nữ đều có một lượng nhỏ androgen. Hormone này kiểm soát sự phát triển các đặc điểm của nam giới, chẳng hạn như chứng hói đầu. Phụ nữ bị buồng trứng đa nang có nhiều androgen hơn bình thường. Nồng độ androgen cao ngăn buồng trứng rụng trứng trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, gây mọc nhiều lông và mụn.
4. Môi trường, lối sống
Yếu tố gây buồng trứng đa nang không thể không nhắc đến là môi trường, thói quen, lối sống. Trong đó, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại cùng với lối sống không lành mạnh, ít vận động, thường xuyên thức khuya, căng thẳng kéo dài… có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang.
Đặc biệt, phụ nữ ăn nhiều tinh bột, đường, thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt, nước có gas… sẽ có nguy cơ bị béo phì cao, nên khả năng mắc bệnh buồng trứng đa nang cũng cao hơn.
Vậy buồng trứng đa nang có chữa được không?
Bạn đừng quá lo lắng về buồng trứng đa nang có chữa được không. Hiện nay, với y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp giúp bạn chữa trị buồng trứng đa nang hiệu quả. Do đó, nếu có các triệu chứng của bệnh, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở chuyên khoa sản – phụ khoa để được kiểm tra và điều trị. Càng điều trị sớm, khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.
Bạn nên gặp bác sĩ có một kế hoạch điều trị phù hợp. Ví dụ, nếu bạn muốn mang thai và bị buồng trứng đa nang, thì cách điều trị sẽ tập trung vào việc giúp bạn thụ thai. Nếu muốn khống chế mụn trứng cá do bị buồng trứng đa nang, việc điều trị sẽ hướng tới các vấn đề liên quan đến da.
Dưới đây là một số phương pháp chữa trị phổ biến cho hội chứng này:
1. Tạo thói quen lành mạnh
Một trong những cách tốt nhất để đối phó với buồng trứng đa nang là ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn:
- Với phụ nữ bị buồng trứng đa nang và thừa cân hoặc béo phì, nếu chỉ giảm 5 – 10% trọng lượng cơ thể cũng có thể giảm một số triệu chứng và giúp chu kỳ kinh nguyệt trở lại bình thường hơn. Ngoài ra, giảm cân cũng có thể giúp kiểm soát các vấn đề về đường huyết và rụng trứng.
- Buồng trứng đa nang có thể dẫn đến đường huyết cao, bác sĩ có thể muốn bạn hạn chế các loại thực phẩm có chứa tinh bột hoặc đường. Thay vào đó, hãy ăn thức ăn có nhiều chất xơ, làm tăng đường huyết từ từ.
- Tập thể dục mỗi ngày giúp bạn kiểm soát đường huyết, insulin và kiểm soát cân nặng.
- Không thường xuyên thức khuya, đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày, tránh xa căng thẳng, lo âu.
2. Dùng hormones và thuốc
- Các biện pháp ngừa thai như dùng thuốc, miếng dán ngừa thai, vòng tránh thai, thuốc tiêm tránh thai, vòng âm đạo… là cách điều trị buồng trứng đa nang phổ biến nhưng chỉ với những phụ nữ không muốn mang thai. Cách điều trị này có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt ổn định, điều trị mụn và mọc lông không mong muốn.
- Dùng hormone Progestin ( là một dạng tổng hợp của Progesterone không chứa Estrogen) có thể giúp chu kỳ của bạn ổn định hơn. Biện pháp này không ngừa thai hoặc điều trị mọc lông không mong muốn và mụn trứng cá nhưng có thể làm giảm nguy cơ ung thư tử cung.
- Metformin (Fortamet, Glucophage) làm giảm lượng insulin. Thuốc có thể giúp giảm cân và có thể ngăn bạn mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 và tăng khả năng thụ thai.
Nếu áp dụng biện pháp ngừa thai nhưng lông vẫn mọc quá mức sau 6 tháng, bác sĩ có thể kê thuốc spironolactone (Aldactone) cho bạn. Thuốc này làm giảm nồng độ của hormone giới tính androgen. Tuy nhiên, bạn không nên dùng thuốc nếu đang mang thai hoặc dự định có thai vì có thể gây dị tật bẩm sinh.
3. Đốt điểm buồng trứng
Khi sử dụng các cách trên không hiệu quả, bạn có thể dùng phương pháp nội soi đốt điểm buồng trứng. Với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ tạo các lỗ nhỏ trong buồng trứng nhằm giảm bớt mô đệm, giảm nội tiết tố nam (androgen), tăng khả năng rụng trứng.
Ưu điểm của nội soi đốt điểm buồng trứng là giúp rụng trứng đều đặn nhưng lại có nguy cơ mang đa thai và gây quá kích buồng trứng. Ngoài ra, đây là phương pháp điều trị xâm lấn, có thể gây suy buồng trứng, đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật tay nghề phải cao, hạn chế áp dụng với bệnh nhân lớn tuổi.
Hy vọng các thông tin trong bài đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bệnh buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?”. Kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn sớm kiểm soát được bệnh tình và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
3. Đốt điểm buồng trứng
Khi sử dụng các cách trên không hiệu quả, bạn có thể dùng phương pháp nội soi đốt điểm buồng trứng. Với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ tạo các lỗ nhỏ trong buồng trứng nhằm giảm bớt mô đệm, giảm nội tiết tố nam (androgen), tăng khả năng rụng trứng.
Ưu điểm của nội soi đốt điểm buồng trứng là giúp rụng trứng đều đặn nhưng lại có nguy cơ mang đa thai và gây quá kích buồng trứng. Ngoài ra, đây là phương pháp điều trị xâm lấn, có thể gây suy buồng trứng, đòi hỏi bác sĩ phẫu thuật tay nghề phải cao, hạn chế áp dụng với bệnh nhân lớn tuổi.
Hy vọng các thông tin trong bài đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Bệnh buồng trứng đa nang có chữa khỏi được không?”. Kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn sớm kiểm soát được bệnh tình và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.
28
7
Xem thêm: 35 dưỡng chất ổn định nồng độ glucose trong máu, bạn đã rõ?
Tin mới nhất
- Rối loạn nội tiết tố nữ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
- Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp
- Nhà bạn có thể chưa đủ an toàn cho bé trước mùa dịch Covid-19!
- Bệnh thoát vị đĩa đệm tiếng anh là gì? Từ vựng và dịch thuật
- Ho ra máu – Lao, Ung thư hay bị bệnh gì?
- Ảnh hưởng của u xơ tử cung đến quá trình mang thai và sinh nở
- Thức khuya gây béo phì: Làm sao để bạn ngủ sớm hơn?
- Viên uống Adagrin – Công dụng, lưu ý và đánh giá chi tiết từ người dùng
- Thèm ăn khi mang bầu liệu có tốt không mẹ ơi?
- 11 thuốc đau dạ dày cho bà bầu: Công dụng và giá bán chi tiết