Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Có cần kiêng ăn cơm?
Chế độ ăn uống và các thành phần dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và bệnh tiểu đường. Người bệnh cần đảm bảo áp dụng một chế độ ăn uống chất lượng, đầy đủ dinh dưỡng cần thiết và đủ về số lượng để có thể ổn định lượng đường trong máu, đảm bảo tình trạng cân bằng, lành tính và an toàn khi mắc bệnh tiểu đường. Vậy người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Có cần kiêng ăn cơm? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách duy trì và bảo vệ sức khỏe bằng chế độ ăn uống.
Nguyên tắc ăn uống đối với người bị tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì cần tuân thủ theo sự chỉ định nhất định và tư vấn theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra người bệnh cần hiểu và nắm rõ những nguyên tắc ăn uống đối với người bị tiểu đường để tránh lượng đường trong máu tăng cao, làm chậm và ngăn chặn sự phát sinh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Những nguyên tắc cơ bản về vấn đề ăn uống đối với những người mắc bệnh tiểu đường gồm:
- Ăn uống đúng giờ, điều độ, không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
- Để phòng ngừa đường huyết đột ngột tăng cao, người bệnh nên chia phần ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ và sử dụng trong ngày.
- Không nên thay đổi quá nhiều khối lượng và cơ cấu của những khẩu phần ăn hàng ngày. Đồng thời tránh thay đổi quá nhanh.
- Bệnh nhân bị đái tháo đường cần lưu ý vận động sau khi ăn, tránh ngồi một chỗ và tránh nằm khi bụng no. Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường và đảm bảo sức khỏe được ổn định, bạn cần duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Những người đang trong quá trình điều trị bệnh đái tháo đường cần biết và nắm rõ những loại thực phẩm nên bổ sung, thực phẩm phù hợp có khả năng giúp kiểm soát đường huyết, nên ăn gì và không nên ăn gì. Đối với vấn đề “Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?”, các chuyên gia và các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm sau để bảo vệ sức khỏe và kiểm soát đường huyết:
1. Nhóm tinh bột lành mạnh – Thực phẩm cung cấp năng lượng cho các hoạt động, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường không nên kiêng hoàn ṭoàn việc ăn tinh bột và những loại món ăn liên quan. Thay vào đó bệnh nhân nên sử dụng tinh bột lành mạnh để đảm bảo cung cấp năng lượng cho các hoạt động, đảm bảo sức khỏe những vẫn hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Chính vì thế trong thời gian bị tiểu đường, người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm thuộc nhóm đường bột dưới đây vào chế độ ăn uống:
- Gạo còn vỏ cám
- Đậu đỗ
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Rau củ quả…
Để tăng hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu, bạn cần chế biến những loại thực phẩm nêu trên bằng cách hấp, nướng, luộc. Người bệnh cần hạn chế tối đa việc chiên, xào hoặc rán thức ăn với nhiều dầu mỡ.
Một số loại củ thuộc nhóm đường bột như khoai lang cũng mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên khoai sắn và một số thực phẩm tương tự có thể cung cấp một lượng lớn tinh bột vào cơ thể. Chính vì thế nếu bạn thêm những loại này vào chế độ ăn uống thì cần phải cắt hoặc giảm cơm.
2. Thực phẩm giúp loại bỏ cholesterol xấu, giảm lượng đường huyết sau ăn – Rau xanh và những loại trái cây giàu chất xơ
Chất xơ được xác định là một thành phần dinh dưỡng cần thiết và qu
an trọng đối với quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Cụ thể chất xơ không hòa tan khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng làm nhũ tương hóa chất béo tồn tại trong thức uống và thức ăn được dung nạp khi kết hợp với axit mật trong ruột. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng này còn có khả năng loại bỏ hàm lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.
Chất xơ không hòa tan có tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường và làm giảm lượng đường trong máu sau ăn. Đồng thời làm chậm quá trình hấp thu glucose trong thực phẩm và hạn chế tình trạng tăng cholesterol xấu.
Trong khi đó chất xơ được tìm thấy rất nhiều trong rau xanh và trái cây. Ngoài ra trong thành phần của loại thực phẩm này còn chứa vitamin (vitamin E, vitamin K, vitamin A, vitamin B, vitamin C), khoáng chất (kali, natri, canxi, phốt pho, natri…), chất chống oxy hóa cùng nhiều thành phần quan trọng khác.
Sự kết hợp của những thành phần dinh dưỡng này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu, điều trị bệnh tiểu đường, phòng ngừa phát sinh biến chứng của tiểu đường, nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể.
Ngoài ra rau xanh và một số loại trái cây giàu chất xơ được xác định là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nhiều nước, rất phù hợp cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Danh sách rau xanh và các loại trái cây giàu chất xơ, tốt cho người bị tiểu đường gồm:
- Cải xoăn
- Bông cải xanh
- Măng tây
- Rau bina
- Bưởi
- Dưa hấu
- Dâu tây
- Bơ
- Cam
- Quả việt quất
- Táo, lê
- Quả anh đào
- Quả kiwi
- Lựu
- Quả mận hậu
- Chuối
- Đu đủ…
3. Cá biển – Thực phẩm làm giảm tình trạng kháng insulin, ổn định lượng đường trong máu
Những người mắc bệnh tiểu đường được khuyến khích thêm cá và thực đơn ăn uống mỗi ngày. Đây là một loại thực phẩm chứa nhiều đạm dễ hấp thu và giàu axit amin. Những người thường xuyên ăn cá sẽ bổ sung đầy đủ các thành phần có lợi cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe tim mạch và rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Ngoài ra axit béo omega-3 đã được tìm thấy trong thành phần của các loại cá biển với một hàm lượng lớn. Thành phần dinh dưỡng này có tác dụng làm giảm tình trạng kháng insulin, ổn định lượng đường trong máu, kiểm soát bệnh đái tháo đường. Đồng thời giúp hạ huyết áp, hạn chế phát sinh các biến chứng tim mạch và hỗ trợ điều trị bệnh xơ vữa động mạch.
Ngoài ra cá biển còn được xác định là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tổng thể và tốt cho người bị tiểu đường. Nguyên nhân là do cá biển sạch, giàu chất dinh dưỡng, không tăng trọng hoặc chứa chất kháng sinh như cá nuôi.
Vì thể để góp phần kiểm soát bệnh tiểu đường và bảo vệ sức khỏe, người bệnh có thể ăn cá ít nhất 2 lần/ tuần và nên ăn những loại cá sau:
- Cá ngừ
- Cá thu
- Cá mòi
- Cá hồi…
4. Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa – Thực phẩm làm giảm cholesterol xấu, phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường đường tuýp 2
Chất béo có lợi được xác định là chất béo không bão hòa, trong thành phần không chứa cholesterol xấu. Việc sử dụng chất béo không bão hòa thay thế chất béo động vật có thể mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mọi người, trong đó có cả những người đang mắc bệnh đái tháo đường.
Cụ thể các dạng chất béo không bão hòa và những lợi ích cho người bị đái tháo đường:
- Chất béo không bão hòa đơn thể: Đây là một thành phần dinh dưỡng có khả năng làm giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2.
- Chất béo không bão hòa đa thể: Chất béo không bão hòa đa thể phổ biến nhất là axit béo omega-6 (hay linolenic acid) và axit béo omega-3 (hay alpha-linolenic acid). Thành phần dinh dưỡng này có khả năng làm giảm cholesterol xấu lẫn tốt, giảm nguy cơ phát sinh biến chứng tim mạch từ bệnh tiểu đường, điều hòa và ổn định huyết áp, hỗ trợ lưu thông máu, chống lại bệnh mạch vành, giảm đau cứng khớp.
Ngoài ra việc bổ sung những loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa còn giúp bạn phòng ngừa và cải thiện hiện tượng kháng insulin, hạ đường huyết, tăng cường miễn dịch, thải độc, giúp tế bào hoạt động bình thường, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, hỗ trợ quá trình sản sinh các hormone và xây dựng mô thần kinh.
Các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa và đạm có lợi:
- Các loại cá béo: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, trứng cá muối…
- Các loại hạt: Hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt quả hồ
- Các loại đậu: Đậu Hà Lan, đậu khô, đậu phộng
- Các loại bơ: Bơ tươi, bơ đậu phộng, bơ hạnh nhân, bơ dừa
- Quả: Quả bơ và quả hạch
- Dầu thực vật: Dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu hạt nho, dầu đậu phộng…
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không nên lạm dụng chất béo không bão hòa để tránh gây phản tác dụng.
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, trong bữa ăn hàng ngày của những bệnh nhân bị đái t
háo đường, tỷ lệ giữa những thành phần tăng/ sinh năng lượng cần được xác định như sau để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và ổn định lượng đường trong máu:
- Protein: Đối với người lớn, lượng protein trong khẩu phần ăn nên đạt từ 1- 1,2 gram/ kg trọng lượng/ ngày. Điều này có nghĩa tỷ lệ của thành phần dinh dưỡng này so với năng lượng khẩu phần ăn nên đạt khoảng 15- 20%.
- Lipit: So với tổng số năng lượng khẩu phần, tỷ lệ chất béo nên ở mức 25%, không nên sử dụng vượt quá 30%. Nên dùng chất béo không bão hòa, hạn chế dùng axit béo bão hòa. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa xơ vữa động mạch và ổn định đường huyết.
- Gluxit: Đối với Gluxit, tỷ lệ năng lượng do chất này cung cấp nên đạt từ 50 – 60% so với tổng số năng lượng khẩu phần đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chọn và sử dụng những loại thực phẩm, món ăn có chỉ số đường huyết thấp. Cụ thể như bánh mì đen, gạo lức, các loại đậu nguyên hạt, yến mạch…
Bị bệnh tiểu đường có cần kiêng ăn cơm?
Trên thực tế, những người đang mắc bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn cơm trắng bình thường mà không khiến lượng đường trong máu bị ảnh hưởng quá nhiều, thậm chí còn giúp bệnh nhân bình ổn chỉ số HbA1c. HbA1c chính là chỉ số được sử dụng để đánh giá khả năng kiểm soát lượng đường trong máu trung bình của một bệnh nhân trong vòng 3 tháng trước đó.
Tuy nhiên khi thêm cơm vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày, bạn cần lưu ý những lời khuyên được liệt kê dưới đây:
- Bổ sung cơm trắng theo nhu cầu của cơ thể: Việc bệnh nhân bị tiểu đường tính toán chính xác nhu cầu cần bổ sung năng lượng của cơ thể nói chung cũng rất phức tạp và mất nhiều năng lượng. Tuy nhiên người bệnh có thể tự ước chừng bằng cách thêm vào khẩu phần ăn uống ít cơm trắng hơn so với thông thường và những bữa ăn trước đó. Sau đó tiến hành kiểm tra đường huyết sau khi ăn 2 giờ. Trong trường hợp giá trị đo được đạt trên 10mmol/l, người bệnh phải ăn ít cơm hơn vào lần sau.
- Kiểm soát lượng thức ăn cần dung nạp vào cơ thể theo vóc dáng: Đối với nữ giới, có công việc nhẹ nhàng, thể trạng bình thường, có thể thêm vào bữa ăn chính chỉ một chén cơm. Đối với nam giới, nhu cầu về năng lượng và hoạt động có thể cao hơn, lượng ăn trong bữa chính khoảng 1,5 chén cơm. Nếu nam giới làm những công việc nặng nhọc thì trong khẩu phần ăn có thể thêm nửa chén cơm.
- Sắp xếp thứ tự ăn phù hợp: Để không khiến lượng đường trong máu tăng quá cao, sau khi ăn, những người bị tiểu đường có thể ưu tiên sử dụng nước canh trước, dùng rau củ quả, sau đó mới ăn cơm và ăn những món ăn khác. Lượng chất xơ được tìm thấy trong rau củ quả có khả năng làm chậm quá trình hấp thu lượng đường từ tinh bột. Điều này giúp bệnh nhân giảm đi sự thèm ăn và có cảm giác mau no.
Bị tiểu đường nên kiêng ăn gì?
Để đảm bảo quá trình chữa bệnh tiểu đường và các phương pháp điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh vấn đề “Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Có cần kiêng ăn cơm?”, người bệnh cũng cần hạn chế thêm những loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống:
- Hạn chế ăn bánh mì, gạo trắng, bột sắn dây, miến, các loại củ nướng
- Hạn chế thêm vào khẩu phần ăn uống những loại thực phẩm nhiều cholesterol, thực phẩm chứa chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, không tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường nói riêng và không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung.
- Bệnh nhân bị tiểu đường không nên ăn phủ tạng động vật, thịt lợn mỡ, da của gia cầm, dầu dừa, kem tươi, các loại mứt, siro, các loại kẹo ngọt, bánh ngọt, các loại thức uống có ga…
- Hạn chế tối đa việc sử dụng những loại mứt hoa quả, hoa quả sấy khô… Bởi trong loại thực phẩm này chứa một lượng đường rất cao, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người mắc bệnh tiểu đường.
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên lượng đường trong máu và những triệu chứng khó chịu cùng biến chứng do bệnh gây ra có thể được kiểm soát tốt bằng các phương pháp điều trị. Trong đó điều trị không dùng thuốc là phương pháp được ưu tiên hàng đầu.
Vì thế bệnh nhân nên hiểu bị bệnh tiểu đường nên ăn gì, kiêng gì, có cần kiêng ăn cơm không để xây dựng và duy trì chế độ ăn uống theo hướng khoa học, lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó bạn cần kết hợp thói quen luyện tập thể dục thể thao để lượng đường trong máu luôn ở mức an toàn.
Bài viết liên quan:
- Các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất 2020
- Bệnh nhân tiểu đường có ăn được dứa không?
- Bệnh nhân tiểu đường có được ăn mít không?
Xem thêm: Hút thuốc có nguy cơ mắc triệu chứng COVID-19 nặng hơn
Tin mới nhất
- NHẤT NAM PHỤC TRÀNG ĐAN – GIẢI PHÁP AN TOÀN HÀNG ĐẦU CHO NGƯỜI BỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG
- Khám phá công dụng trị nám của rau cần tây và cách thực hiện
- Cách sử dụng cây cỏ sữa lá nhỏ
- Cách phân biệt nấm lim xanh thật và giả nấm lim xanh mọc ở đâu?
- TOP 5 cách chữa yếu sinh lý bằng lá lốt cánh mày râu nên thử
- Viêm ruột thừa là gì? Dấu hiệu, chần đoán và điều trị
- TOP 11+ loại thuốc trị rối loạn cương dương hiệu quả nhất
- “Bóc tách” bài thuốc Đông y Tiêu thực Phục tràng hoàn – Điều trị dứt điểm bệnh lý đại tràng
- Vi khuẩn Hp tồn tại bao lâu ở môi trường ngoài?
- Selen Là Gì? Tác Dụng Chữa Bệnh Của Selen Có Đúng Sự Thật?
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Lời đồn giải quyết hiệu quả viêm cổ tử cung chỉ với 1 liệu trình nam dược Phụ khang tán
- Nấm lim xanh Quảng Nam Những công dụng nấm lim xanh Quảng Nam có thể bạn chưa biết
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bà bầu có nên ăn dưa hấu? Đọc ngay để tìm câu trả lời nhé!
- TIN TỨC UNG THƯ Thống kinh là gì và cách điều trị thống kinh hiệu quả