Bị trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Cách xử lý hiệu quả
Trĩ chảy máu khiến người bệnh đau đớn, suy kiệt, nhiễm trùng huyết vô cùng nguy hiểm. Bệnh này xuất hiện do đâu, phải làm sao để xử lý nhanh và an toàn? Cùng tapchidongy.org tìm hiều về tình trạng này và cách giải quyết cho người bị trĩ.
Bị bệnh trĩ chảy máu là gì?
Trĩ chảy máu là hiện tượng búi trĩ hình thành và vỡ ra làm chảy máu do thành mạch hậu môn – trực tràng thường xuyên chịu áp lực lớn. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn, mất máu. Nếu để lâu ngày, hoặc không điều trị đúng cách sẽ dẫn đến thiếu máu, suy kiệt sức khỏe. Bệnh còn có khả năng gây nhiễm trùng máu do xuất hiện ở vị trí có nhiều vi khuẩn.
Vận động mạnh, va chạm, đại tiện hay táo bón đều có thể khiến búi trĩ vỡ ra gây chảy máu. Hiện tượng này xảy ra ở hầu hết các thể bệnh trĩ nhưng lượng máu là khác nhau:
- Trĩ nội.
- Trĩ Ngoại.
- Các trường hợp bị trĩ hỗn hợp.
- Đặc biệt càng chảy máu nhiều nếu bị trĩ vòng.
Theo các chuyên gia, khi búi trĩ bị vỡ, chảy máu, người bệnh cần biết cách xử lý tại chỗ. Bằng cách vệ sinh với nước muối sinh lý và dùng băng gạc cầm máu lại sẽ giúp bảo vệ vết thương, hạn chế nhiễm trùng.
Nguyên nhân trĩ chảy máu
Các nhà khoa học đã tìm hiểu, phân tích thấy nguyên nhân trực tiếp khiến người bệnh trĩ bị chảy máu ở hậu môn là do các đám rối tĩnh mạch dưới da sưng khi co giãn quá mức rồi vỡ ra. Còn nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do một số sai lầm trong sinh hoạt, đời sống như:
- Ăn uống không đủ chất xơ hoặc dùng nhiều đồ cay nóng, chiên xào.
- Thừa cân, nhiều mỡ bụng hoặc mang thai, rặn đẻ…
- Bị táo bón nhiều ngày mà không điều trị dứt điểm.
- Thói quen xem điện thoại, đọc sách, báo khi đi đại tiện, kéo dài thời gian.
- Ngồi nhiều, vận động ít, đứng liên tục.
- Ăn nhiều đồ muối lên men gây khó tiêu, ợ hơi như dưa, hành muối, măng ớt…
Từ đó, thành tĩnh mạch ở hậu môn chịu nhiều áp lực, làm hình thành búi trĩ. Đồng thời tiếp tục tác động lên búi trĩ khiến chúng vỡ ra và chảy máu.
Biểu hiện trĩ chảy máu
Khi búi trĩ hình thành và tiếp tục bị áp lực khiến chúng vỡ ra, làm chảy máu, người bệnh có biểu hiện:
- Đi ngoài ra máu, trường hợp nặng có thể chảy máu khi vận động mạnh mà chứ không riêng lúc đại tiện.
- Búi trĩ hình thành ở trên đường lược có thể lòi ra ngoài của hậu m
ôn khiến người bệnh đau hơn và ngứa. - Xuất hiện các búi trĩ ở ngoài hậu môn kèm theo các biểu hiện khó chịu khi ngồi.
- Búi trĩ sưng to và chảy máu, làm cho người bệnh vừa đau vừa bất tiện trong sinh hoạt.
Nếu búi trĩ sưng to và vỡ nhiều, người bệnh sẽ vô cùng đau đớn, mất máu liên tục gây nguy hiểm. Cần vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc, bảo vệ, điều trị dứt điểm để tránh biến chứng, đặc biệt là nhiễm trùng máu.
Bệnh trĩ chảy máu nguy hiểm hay không?
Nhìn chung rách búi trĩ chảy máu là hiện tượng nguy hiểm. Bởi lẽ người bệnh sẽ phải đối mặt với các hiện tượng:
- Đau rát vùng hậu môn thường xuyên khi đi đại tiện hoặc sinh hoạt.
- Mất máu quá nhiều sẽ gây choáng váng, mệt mỏi, đặc biệt là ở người bị trĩ nội.
- Dễ bị bội nhiễm, nhiễm trùng máu do không cầm máu được hoặc khó sát khuẩn.
- Dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như gây bệnh ung thư trực tràng, hậu môn
- Gây tắc mạch trĩ ngoại do vỡ tĩnh mạch. Các bọc máu đông trong lòng mạch máu bị vỡ do rặn đại tiện, khuân vác…
- Tắc mạch trĩ nội: Gây đau, cộm ở trong do búi trĩ phồng lên rồi vỡ ra. Trường hợp này rất khó sơ cứu và ngăn ngừa nhiễm trùng do búi trĩ nằm sâu ở bên trong.
- Nghẹt búi trĩ: Do búi trĩ sa ra ngoài bị tắc nghẹt nên càng dễ vỡ, khó đẩy vào trong và bệnh càng thêm nặng.
- Viêm nhiễm: Trĩ chảy máu thường gây viêm khe, viêm nhú do các khe, nhú nằm ở đường lược. Điều này khiến bệnh nhân ngứa và nóng rát, đau đớn và có thể bị loét.
- Rối loạn thần kinh: Tình trạng chảy máu kéo dài không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Những khó chịu, đau đớn mà họ phải chịu đựng sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh. Kèm theo đó là biểu hiện đau nhức xương, lưng, khó kiểm soát đại, tiểu tiện.
Như vậy trĩ chảy máu là hiện tượng có nguy hại đến sức khỏe. Điều đáng nói là hầu hết người bệnh trĩ đều gặp phải hiện tượng này nhưng khó phát hiện từ sớm. Vậy phải làm sao để chẩn đoán và trị bệnh khi chưa quá muộn?
Cách chẩn đoán trĩ chảy máu
Khi phát hiện chảy máu ở hậu môn do trĩ, bạn nên đến cơ sở y tế ngay để được khám và điều trị. Để chẩn đoán tình trạng bệnh này, bác sĩ sẽ tiến hành một số công đoạn sau:
- Thứ nhất, bạn sẽ được hỏi về thời gian phát hiện triệu chứng, các biểu hiện kèm theo.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ tìm hiểu về thói quen ăn uống của bạn có tốt cho tiêu hóa không. Nghề nghiệp bạn làm có nặng nhọc, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hay không.
- Nếu là phụ nữ, họ còn quan tâm đến vấn đề sinh con của bạn.
- Bên cạnh đó, bác sĩ còn soi trực tràng, xét nghiệm máu, phân, kiểm tra hình ảnh búi trĩ và dịch nhầy để xác định chính xác cấp độ của bệnh.
Qua tìm hiểu tiểu sử bệnh án và các xét nghiệm, bạn sẽ được kết luận về tình trạng tĩnh mạch hậu môn và cấp độ búi trĩ. Đồng thời chỉ ra phương án chăm sóc sức khỏe, điều chỉnh chế độ ăn và cách thức điều trị hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
Trĩ chảy máu phải làm sao? Cách chữa hiệu quả
Bị trĩ chảy máu tươi người bệnh cần sơ cứu ngay bằng cách cầm máu búi trĩ. Các bước làm cụ thể khi bị rách búi trĩ chảy máu là:
- Bước 1: Làm sạch hậu môn bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn trước khi cầm máu.
- Bước 2: Bị trĩ chảy máu nên làm gì? Vì cơ thể có chức năng tự làm đông máu nên sau khi sát trùng, bạn chỉ cần băng vết thương lại bằng gạc mỏng.
- Bước 3 – Chăm sóc: Trong khi cầm máu, người bệnh cần hạn chế đi lại. Đồng thời nên bổ sung các dinh dưỡng hỗ trợ làm lành da. Chú ý nếu dùng thuốc đắp, không nên để thuốc dính vào vết thương hở, tránh nhiễm trùng.
Trong trường hợp búi trĩ chảy máu liên tục trĩ vỡ gây đau buốt, khó chịu, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc giảm đau, cầm máu. Nếu đại tiện ra nhiều máu, người bệnh cũng phải sơ cứu để cầm máu tại chỗ, sau đó đến gặp bác sĩ để tìm cách loại bỏ búi trĩ trong trực tràng.
Điều trị trĩ chảy máu tại nhà
Sau khi sơ cứu tình trạng vỡ búi trĩ chảy máu, bạn cần tiến hành điều trị để làm co teo trĩ, ngừa nhiễm trùng. Có một số cách chăm sóc dự phòng tại nhà rất cần thiết đặc biệt phù hợp với bà bầu, trẻ nhỏ bị trĩ như sau:
Vệ sinh hàng ngày:
- Búi trĩ bị vỡ sẽ dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm trùng, bội nhiễm và biến chứng ở máu. Người bệnh cần thực hiện vệ sinh cẩn thận để ngăn ngừa hiện tượng xấu xảy ra.
- Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, hậu môn hàng ngày.
- Nếu là phụ nữ tuyệt đối không cọ rửa từ sau ra trước, tránh viêm sang âm đạo.
- Ngâm
rửa bằng nước ấm nóng hoặc nước muối sinh lý để giảm viêm, đau và làm co búi trĩ.
Lưu ý sinh hoạt:
- Mặc quần áo rộng, thoáng, chất liệu an toàn, tránh để cọ xát làm tổn thương búi trĩ.
- Vận động nhẹ để máu huyết lưu thông tốt, tránh tăng sinh kích thước và số lượng búi trĩ.
- Nên thay đổi tư thế đứng hoặc ngồi sau mỗi 20 – 30 phút. Không nên ngồi hoặc đứng, mang vác nặng lâu.
Điều chỉnh ăn uống:
- Bị trĩ chảy máu nên ăn gì thì tốt? Sử dụng các loại trái cây, rau củ tươi để cung cấp các vitamin C, E, chất xơ và đặc biệt là sắt. Đây là nhóm thực phẩm quan trọng giúp người bị trĩ ra máu nhiều giảm áp lực lên thành mạch và bổ sung lượng máu thiếu hụt.
- Ngoài ra, người bệnh nên uống đủ nước, có thể là nước khoáng, nước điện giải hoặc các loại sinh tố, nước ép bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết. Không để tình trạng thiếu hụt nước làm cho phân cứng và búi trĩ bị ma sát mạnh.
Cải thiện vỡ búi trĩ chảy máu bằng mẹo dân gian
Trĩ chảy máu phải làm sao là nỗi lo của nhiều người khi phát hiện tình trạng này. Đa phần người bị trĩ đều chảy máu lẫn trong phân, có thể là dạng tươi, hình tia hoặc cục đông. Khi đó, dân gian thường sử dụng một số lá cây vườn nhà để giảm chảy máu, làm co búi trĩ như:
- Bà bầu bị trĩ chảy máu tươi dùng lá trầu: Bà bầu bị vỡ búi trĩ chảy máu không dùng được thuốc Tây phải làm sao? Sau khi cầm máu, có thể lấy 1 nắm lá diếp cá đem rửa sạch rồi giã nhuyễn hoặc xay lấy nước uống. Một cách làm khác cũng an toàn đó là nấu chín để ăn hoặc dùng như rau sống. Tuy nhiên, dù làm theo cách nào, bạn cũng nên ngâm lá diếp cá với nước muối trước đó để diệt khuẩn.
- Dùng gừng mật ong: Khi bị rách búi trĩ, bạn nên hạn chế dùng thuốc lá đôi bôi, đắp mà sử dụng đường uống. Gừng và mật ong, kết hợp với bạc hà sẽ giúp bạn cải thiện bệnh trĩ từ trong, giảm chảy máu. Bạn chỉ cần cắt lát gừng, trộn với mật ong, thêm chút bạc hà và pha với nước để uống. Không chỉ cầm máu, mẹo này còn giúp bạn cải thiện cơn ngứa và giảm kích thước búi trĩ. Một cách làm khác cũng đem lại hiệu quả cao là thêm các dược liệu này vào trong bữa ăn hàng ngày.
- Ăn sung: Rách búi trĩ sẽ gây chảy máu nhiều ngày liền nếu như tình trạng táo bón vẫn tiếp diễn. Vì vậy, bạn cần giải quyết tình trạng táo bón để giảm thiểu tác nhân gây chảy máu búi trĩ. Chỉ bằng việc ăn sống khoảng 20 quả sung là bạn có thể cải thiện vấn đề, bảo vệ trực tràng.
- Bôi dầu dừa: Nhiều loại lá thuốc có thể khiến bạn bị nhiễm trùng nếu dùng sai cách nhưng dầu dừa thì ít khả năng. Hơn nữa, đây còn là một dược liệu làm lành vết nứt rất hiệu quả, an toàn. Bạn có thể bôi trực tiếp dầu dừa vào vùng hậu môn để bảo vệ vết rách và phục hồi tổn thương.
Ngoài ra, để hạn chế trĩ chảy máu tươi, bạn còn có thể sử dụng nhiều dược liệu khác. Cách tốt nhất và an toàn là bổ sung vào các món ăn hàng ngày để cải thiện tác nhân.
Chữa bằng Đông y
Cũng giống như các mẹo dân gian, những bài thuốc uống thường đem lại tác dụng tốt cho người bị mất máu do trĩ. Một số công thức thường được áp dụng cho những người bị ra máu nhiều gồm:
Bài thuốc 1:
- Dùng 16g kim ngân để kháng viêm cho vết thương vỡ. Kết hợp với 16g kinh giới, 12g chi tử để rút ngắn thời gian đông máu, cầm máu hiệu quả.
- Ngoài ra còn cần dùng thêm hoa hòe, mẫu đơn, quả trấp, hoa cúc và trôm lay… để hỗ trợ co búi trĩ.
- Sau khi có đủ các dược liệu cầm máu, chống viêm, làm co búi trĩ trên, bạn rửa sạch.
- Cho tất cả vào ấm đun nhỏ lửa với 6 bát con nước sao cho tinh chất từ các thuốc thôi ra nhiều nhất.
- Đến khi còn khoảng 3 bát con thì bạn tắt bếp, lấy 1 bát uống sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. 2 bát còn lại cũng uống ấm sau ăn 1 tiếng, dùng trong ngày.
- Sắc tương tự như vậy theo công thức trên uống trong vòng 10 ngày hoặc nhiều hơn. Tùy tình trạng trĩ chảy máu tươi hay vón cục nhiều ít thế nào mà hiệu quả nhanh hay chậm.
Bài thuốc 2:
- Sử dụng 12g sinh địa để làm mát và cầm máu, 12g mẫu đơn trắng để dưỡng huyết.
- Kết hợp với bá tử nhân, hắc chi ma giúp nhuận tràng, cải thiện táo bón.
- Lại thêm địa hoàng 4g và các thảo dược như xuyên khung để hoạt huyết, giảm đau.
- Cuối cùng bạn cho hoa hòe và đào nhân, mỗi loại 8g.
- Sau khi hoàn thiện các dược liệu, bạn rửa sạch rồi cho vào ấm sắc. Chú ý đun nhỏ lửa với 6 bát con nước để dược tính thôi ra.
- Khi còn lại khoảng 3 bát thì bạn chắt lấy ⅓ uống ấm sau bữa ăn. 2 phần còn lại cũng uống sau ăn khoảng 1 tiếng và dùng hết trong ngày khi thuốc ấm.
Bài thuốc 3:
- Với những người bị trĩ ra nhiều máu, nên dùng 20g sinh địa để cầm máu tốt.
- Lại thêm kinh giới để giúp máu đông nhanh (12g) cùng địa du, hoa hòe.
- Cuối cùng sử dụng đương quy mẫu đơn đỏ cùng hoa hòe để giảm sưng, ngứa, ngừa viêm…
- Sau khi lấy đủ các dược liệu để cầm máu, giảm sưng viêm, bạn rửa sạch rồi cho vào ấm cùng 6 bát con nước.
- Đun từ từ để các dược tính của thuốc trị trĩ chiết ra nước, đến khi còn 3 bát con thì dừng.
- Chắt lấy 1 bát con thuốc chữa trĩ chảy máu uống sau bữa ăn sáng khoảng 1 tiếng. 2 bát còn lại đun ấm lên và uống sau các bữa trong ngày.
Những bài thuốc được kết hợp từ nguồn thảo dược tốt cho việc cầm máu, kháng viêm rất lành tính. Bằng việc sắc uống, bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh từ trong ra.
Cách làm này an toàn hơn phương pháp xông, bôi vì nó không tác dụng trực tiếp vào búi trĩ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Đông y đường uống, bạn vẫn cần vệ sinh vùng hậu môn. Hoặc có thể kết hợp một số mẹo tác động trực tiếp để bảo vệ và ngăn ngừa bội nhiễm.
Điều trị bệnh trĩ chảy máu theo Tây y
Trĩ ngoại chảy máu hay trĩ nội, trĩ hỗn hợp… đều có thể điều trị bằng thuốc tây. Sau khi chẩn đoán tình trạng, cấp độ của bệnh, bạn có thể được chỉ định một số cách trị liệu như:
Dùng thuốc
Thuốc xuất huyết do trĩ có nhiều loại, bao gồm cả dạng kem bôi, thuốc đặt, hay uống. Có thể kể đến:
- Kem bôi trị trĩ Preparation H và các thuốc tương tự như Pandora, Titanoreine. Nhóm này được bôi trực tiếp xung quanh vùng da tổn thương nhằm giảm sưng, ngứa, bảo vệ thành tĩnh mạch và làm co búi trĩ.
- Viên đặt chữ A, Repaherb, Proctolog, thuốc Avenoc… dùng cho trường hợp bị trĩ ở mức độ nhẹ. Chúng có tác dụng cầm máu, ngừa sa búi trĩ và giảm ngứa, sưng.
- Chảy máu trĩ uống thuốc gì? Bạn có thể dùng Bio Trĩ, thuốc nhuận tràng BT, hoặc một số thực phẩm chức năng giúp cải thiện táo bón, hỗ trợ hoạt huyết, bổ sắt, làm mềm phân…
Những loại thuốc này thường chỉ được áp dụng với trường hợp không chảy nhiều máu. Nếu trĩ ở giai đoạn nặng mất nhiều máu, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật cắt trĩ.
Phẫu thuật
Những phương pháp phẫu thuật từ cổ điển đến hiện đại chủ yếu sử dụng 2 cơ chế chính là đốt và cắt bỏ búi trĩ.
- Đốt trĩ: Đây là cách dùng tia laser để làm tiêu búi trĩ. Bác sĩ sẽ thắt gốc búi trĩ nội và loại bỏ cục máu đông bằng tia laser. Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe theo chỉ dẫn để hạn chế búi trĩ hình thành lại.
- Cắt bỏ búi trĩ: Cắt bỏ búi trĩ chảy máu không đau là mong muốn của nhiều người. Làm thế nào để loại bỏ những búi trĩ, giảm thiểu nguy cơ chảy máu khi đại tiện hoặc do va chạm? Hiện nay có một số cách loại bỏ búi trĩ ít đau phổ biến sau:
- Longo: Cắt khoanh niêm mạc đường lược loại bỏ búi trĩ rồi khâu bằng máy bấm. Sau phẫu thuật, khối trĩ được thu nhỏ, đồng thời đệm hậu môn được treo vào ống hậu môn. Nhờ đó làm giảm sa búi trĩ, hạn chế đau đớn và giúp người bệnh hồi phục nhanh.
- Doppler: Dùng đầu dò siêu âm Doppler gắn với ống soi hậu môn để tìm khâu cột động mạch trĩ.
- HCTP: Đây là kỹ thuật xâm lấn bằng sóng cao tần để cắt đứt nguồn nuôi dưỡng búi trĩ. Khi tác dụng bằng ký thuật HCPT, mạch máu nuôi búi trĩ sẽ đông lại. Bác sĩ tiến hành kéo búi trĩ xuống và dùng dao điện để cắt đi mà không khiến bệnh nhân đau đớn hay mất nhiều máu.
Các cách phẫu thuật khắc phục bệnh trĩ chảy máu nhiều trên là những phương pháp hiện đại, ít đau nhưng chi phí cao. Nếu chưa đủ khả năng kinh tế để tiến hành, bạn có thể lựa chọn các cách cổ điển.
Một số phương pháp khác
- Whitehead: Để tiến hành cách này, bác sĩ sẽ cắt một phần niêm mạc. Sau đó khâu nối với da dưới hậu môn để loại bỏ búi trĩ, chặn nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên, phương pháp này lại có khả năng làm hẹp hậu môn. Đồng thời nó dễ ảnh hưởng đến khả năng đại tiện. Ngoài ra nó còn dễ làm rò dịch hậu môn dẫn đến ẩm ướt, gây bệnh viêm nhiễm.
- Thắt dây cao su: Cách này cũng nhằm làm mất nguồn nuôi búi trĩ. Bằng biện pháp thắt chặt chân búi trĩ, hiện tượng teo và hoại tử sẽ xảy ra do thiếu máu. Cách làm này sẽ ngưng sự phát triển của các búi trĩ nhỏ gây chảy máu ở trong.
Làm xơ hóa búi trĩ: Đây là biện pháp tiêm hóa chất để cắt nguồn dưỡng. Từ đó giảm chảy máu búi trĩ, làm chúng teo dần đi và hoại tử. Cách này ít đau đớn hơn việc thắt dây cao su nhưng lại dễ gây biến chứng.
Tất cả các cách làm để điều trị bệnh trĩ gây chảy máu không chỉ nhằm ngăn rỉ huyết. Mục đích cuối cùng của các phương pháp là làm tiêu biến búi trĩ, chấm dứt hẳn tình trạng chảy máu búi trĩ. Tuy nhiên, sau khi trị liệu, nếu người bệnh không biết cách sinh hoạt, ăn uống cho đúng thì búi trĩ vẫn có thể hình thành.
Cách phòng ngừa tránh nhiễm trùng, bội nhiễm
Trĩ chảy máu khiến vùng da bị tổn thương, trầy xước nên rất dễ nhiễm trùng. Đặc biệt đây còn là vùng da kín, là đường ra của chất thải nên chứa nhiều khuẩn. Để hạn chế tình trạng và ngừa viêm, giảm sưng ngứa, bạn nên:
- Trĩ chảy máu rất dễ bị bội nhiễm. Bạn nên vệ sinh vùng kín, hậu môn sạch sẽ, mặc quần thoáng mềm đề giảm ẩm ướt và ma sát.
- Thay đổi dinh dưỡng đồng thời tránh vác nặng để cải thiện và phòng ngừa táo bón.
- Uống đủ nước để hỗ trợ tiêu hóa, làm phân mềm ra, tuy nhiên nên tránh uống bia, rượu.
- Nếu bị trĩ ra máu khi mang thai, chị em không nên ngồi một chỗ mà nên vận động nhẹ nhàng.
- Nếu làm các công việc phải thường xuyên đứng, ngồi, bạn nên thay đổi tư thế sau mỗi nửa tiếng.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt khi có biểu hiện tái phát.
Bị trĩ chảy máu là hiện tượng thường thấy ở tất cả các thể bệnh. Tuy nhiên, không ít trường hợp bị ra nhiều, thậm chí liên tục, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Người bệnh cần cảnh giác, sơ cứu ngay để cầm máu và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Ợ hơi buồn nôn là triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách chữa trị cho người bệnh
Tin mới nhất
- Siêu âm thai 9 tuần và những điều mẹ bầu cần biết
- Giải đáp 15 câu hỏi về triêu chứng, điều trị, phòng tái phát ung thư gan
- Nội soi dạ dày cho trẻ em: Nên hay không? Cần lưu ý những gì?
- Bệnh tiểu đường tuýp 2: Những điểm quan trọng cần lưu tâm
- Giá nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1kg và cách nhận biết nấm lim rừng
- Mất Ngủ Kinh Niên: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
- Đau dạ dày nên uống nước gì để giảm đau nhanh?
- Mụn Đầu Đen: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
- Khi nào có thể cho con ăn kiwi? Cách chế biến kiwi cho bé ăn dặm
- Chia sẻ của bệnh nhân chữa viêm họng hạt tại Bệnh viện Tai mũi họng Quân Dân 102