9 loại thuốc + kem bôi trị viêm da tiết bã phổ biến tốt nhất

Các triệu chứng viêm da tiết bã gây đau rát, bong tróc da khiến người bệnh khó chịu, để kiểm soát bệnh lý bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc uống và kem bôi. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đa dạng các loại thuốc chữa viêm da tiết bã với thành phần, mẫu mã và công dụng khác nhau. Việc lựa chọn thuốc điều trị không phù hợp, sử dụng không đúng liều lượng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là 9 loại thuốc + kem bôi trị viêm da tiết bã phổ biến tốt nhất mà bạn có thể tham khảo.

Sử dụng các loại thuốc uống và kem bôi là phương pháp được chỉ định phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã

9 loại thuốc + kem bôi trị viêm da tiết bã phổ biến tốt nhất

Viêm da tiết bã hay viêm da dầu thuộc bệnh lý ngoài da có tính chất mãn tính và có xu hướng tái phát nhiều lần. Thương tổn do viêm da tiết bã gây ra thường tập trung ở những khu vực da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như tai, da đầu, ngực, da mặt, lưng,…

Bệnh lý đặc trưng bởi các biểu hiện phát ban, bề mặt da tổn thương xuất hiện các vảy trắng có xu hướng bong tróc và có thể gây ra đau rát hoặc ngứa ngáy nhẹ. Các triệu chứng viêm da tiết bã thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể nhưng tính chất kéo dài dai dẳng và tái phát thường xuyên sẽ gây mất thẩm mỹ, tác động đến tâm lý của người bệnh.

Sử dụng các loại kem bôi và thuốc Tây được xem là phương pháp điều trị phổ biến nhằm kiểm soát bệnh viêm da tiết bã. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị tại chỗ làm giảm tình trạng ngứa ngáy, bong tróc và phục hồi vùng da bị thương tổn do bệnh lý gây ra.

Tuy nhiên, đối với các trường hợp, các triệu chứng viêm da tiết bã ở mức nghiêm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc kết hợp với nhóm thuốc đường uống nhằm kiểm soát hiệu quả.

Dưới đây là 9 loại thuốc uống và kem bôi trị viêm da tiết bã phổ biến tốt nhất:

1. Kem bôi Ketoconazole

Kem bôi Ketoconazole là một trong những loại thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị bệnh hắc lào, viêm da tiết bã, nhiễm nấm,… Các thành phần trong Ketoconazole có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng nhẹ. Người bệnh sử dụng thuốc sau một thời gian sẽ làm giảm tình trạng khô da, bong tróc da.

Kem bôi Ketoconazole là một trong những loại thuốc được chỉ định phổ biến trong điều trị các bệnh ngoài da như bệnh hắc lào, viêm da tiết bã, nhiễm nấm

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng:

  • Ketoconazole được điều chế dưới dạng kem bôi, sử dụng thoa ngoài da.
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng da cần điều trị thì lấy lượng thuốc vừa đủ thoa đều đến khi thuốc thấm hoàn toàn
  • Mỗi ngày bôi thuốc đều đặn 2 lần giúp cải thiện các triệu chứng hiệu quả
  • Liều lượng và tần suất sử dụng thuốc có thể tăng/ giảm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Tác dụng phụ:

Trong quá trình sử dụng thuốc bôi Ketoconazole chữa viêm da tiết bã có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Vùng da sử dụng thuốc bị ngứa ngáy, kích ứng
  • Da có thể bị khô ráp hoặc nhờn
  • Một số trường hợp có hiện tượng rụng tóc
  • Các tác dụng phụ khác như da ửng đỏ, đau rát,…

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng kem bôi Ketoconazole với người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần trong thuốc
  • Với những trường hợp đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác nên thận trọng khi sử dụng Ketoconazole
  • Những đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể

2. Kem bôi Hydrocortisone 1%

Kem bôi Hydrocortisone 1% với các thành phần chính cetomacrogol, chlorocresol có tác dụng trong việc làm giảm thành phần của mạch máu trong phản ứng viêm. Ngoài ra, nhóm thuốc bôi steroid này còn có khả năng ức chế chất trung gian dẫn đến tình trạng viêm. Bên cạnh khắc phục các triệu chứng viêm da tiết bã, kem bôi Hydrocortisone 1% hỗ trợ điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng,…

Bên cạnh khắc phục các triệu chứng viêm da tiết bã, kem bôi Hydrocortisone 1% hỗ trợ điều trị bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, dị ứng,…

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng:

  • Đối với dạng kem bôi, người bệnh thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị sau khi vệ sinh sạch sẽ. Mỗi ngày bôi từ 2 – 3 lần.
  • Đối với dạng lotion, sau khi vệ sinh sạch khu vực da bị tổn thương do viêm da tiết bã gây ra thì thoa đều đến khi hoạt chất thẩm thấu hoàn toàn vào da. Mỗi ngày bôi từ 2 – 4 lần.
  • Đối với dạng dung dịch hoặc thuốc mỡ, người bệnh bôi trực tiếp lên da từ 3 – 4 lần/ ngày

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng kem bôi Hydrocortisone 1% với người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần có trong sản phẩm
  • Tránh thoa lên mặt, vùng da bị nhiễm trùng hoặc lở loét
  • Chống chỉ định với các trường hợp nhiễm vi nấm, vi khuẩn, virus

3. Kem bôi Ciclopirox Cream

Ciclopriox Cream thường được chỉ định trong kiểm soát các triệu chứng viêm da tiết bã, bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng trong điều trị các bệnh lý ngoài da do nấm gây ra. Các hoạt chất có trong Ciclopriox Cream có khả năng kháng nấm, đồng thời ức chế hoạt động của chúng.

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng:

  • Ciclopriox Cream được bào chế dưới da dạng kem bôi thoa trực tiếp lên da
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng da cần điều trị và tay bôi thuốc thì lấy lượng kem vừa đủ thoa đều lên da đến khi thẩm thấu hoàn toàn
  • Sử dụng kem bôi Ciclopriox đều đặn mỗi ngày 2 lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Liệu trình dùng Ciclopriox Cream điều trị viêm da tiết bã thường được chỉ định trong vòng 1 tháng
Ciclopriox Cream thường được chỉ định trong kiểm soát các triệu chứng viêm da tiết bã, bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng trong điều trị các bệnh lý ngoài da do nấm gây ra

4. Thuốc bôi Desonide 0,05%

Thuốc bôi Desonide 0,05% có chứa hoạt chất corticoid thường được chỉ định trong kiểm soát các triệu chứng viêm da tiết bã, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, bong tróc da. Bên cạnh đó, các hoạt chất trong thuốc còn hỗ trợ làm giảm phản ứng viêm, tăng cường bảo vệ hệ miễn dịch.

Thuốc điều trị tại chỗ Desonide 0,05% còn được dùng trong điều trị các bệnh ngoài da khác như viêm da cơ địa, dị ứng, chàm,…

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng:

  • Sau khi vệ sinh sạch vùng da cần điều trị thì lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa một lớp mỏng đến khi thấm đều vào da
  • Tránh bôi thuốc lan rộng sang các vùng da xung quanh vì có thể gây kích ứng
  • Thoa thuốc đều đặn mỗi ngày 2 lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Chống chỉ định:

  • Người từng bị dị ứng với Desonide
  • Người bị bệnh tiểu đường, rối loạn đường huyết
  • Đối tượng mắc hội chứng Cushing hoặc những vấn đề về tuần hoàn
  • Trường hợp suy giảm hệ miễn dịch do AIDS
  • Đối tượng phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể
Thuốc bôi Desonide 0,05% có chứa hoạt chất corticoid thường được chỉ định trong kiểm soát các triệu chứng viêm da tiết bã, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ, bong tróc da

Tác dụng phụ:

Trong thời gian sử dụng thuốc bôi Desonide 0,05% điều trị viêm da tiết bã có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như:

  • Vùng da bôi thuốc bị nóng rát, ngứa ngáy, dị ứng, phát ban, khô ráp và có xu hướng bong tróc
  • Da có thể bị thay đổi sắc tố, dày sừng nang lông
  • Bị mỏng da, teo da, giãn mao mạch

Một số tác dụng phụ nguy hiểm hiếm gặp như:

  • Mắt bị mờ, ảnh hưởng tầm nhìn hay tầm nhìn có quầng sáng
  • Cảm giác khó chịu, tâm trạng thay đổi
  • Có thể gây mất ngủ, ngủ không sâu
  • Tăng cân không kiểm soát, mặt bị sưng phù
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

5. Thuốc bôi Fucidin

Thuốc bôi Fucidin chứa các hoạt chất chính Hydrocortisone acetate và Axit fusidic có công dụng như thuốc kháng sinh, đặc trị các vấn đề da liễu như cải thiện tình trạng sưng viêm, nhiễm trùng da, ngứa ngáy, đỏ rát,… Thuốc bôi Fucidin thường được chỉ định trong điều trị viêm da tiết bã ở mặt, bệnh chàm nhiễm trùng da, viêm da dị ứng,…

Hướng dẫn liều dùng và cách dùng:

  • Thuốc Fucidin được điều chế dưới dạng kem bôi, sử dụng trực tiếp lên bề mặt da
  • Sau khi vệ sinh sạch vùng da cần điều trị thì lấy lượng thuốc bôi vừa đủ thoa lớp mỏng lên da đến khi hoạt chất của thuốc thấm đều
  • Bôi thuốc mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn
  • Liệu trình thuốc sử dụng tối đa trong 2 tuần

Chống chỉ định:

  • Không sử dụng thuốc bôi Fucidin với người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc
  • Người bị viêm da xung quanh cằm, miệng
  • Người bị mụn trứng cá
  • Gặp các vấn đề về da như giang mai, lậu, thủy đậu, lở môi, cảm lạnh,…
Thuốc bôi Fucidin thường được chỉ định trong điều trị các bệnh chàm, viêm da tiết bã, nhiễm trùng da, viêm da dị ứng,…

Tác dụng phụ:

Trong quá trình sử dụng thuốc bôi Fucidin chữa viêm da tiết bã có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Mỏng da
  • Kích ứng da nổi mề đay, phát ban, đau rát tại vùng da bôi thuốc
  • Sắc tố da bị giảm
  • Viêm nang lông
  • Rạn da

Thông báo ngay với bác sĩ da liễu nếu xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Tình trạng phát ban trở nên nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Sưng cổ họng hoặc sưng mặt

6. Thuốc uống kháng histamine H1

Tường hợp tổn thương do viêm da tiết bã gây ra có dấu hiệu lan rộng kèm theo đau rát, ngứa ngáy. Lúc này bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các loại thuốc kháng Histamin H1. Các hoạt chất trong thuốc có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng, khắc phục các triệu chứng trên da hiệu quả.

Một số loại thuốc kháng Histamin H1 được sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã bao gồm: Clorpheniramine, acrivastin, cetirizin hydroclorid, fexofenadin, promethazin hydroclorid,…

Lưu ý: Nhóm thuốc kháng Histamin H1 có thể sử dụng cho nhiều đối tượng và tương đối an toàn. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung,…

Một số loại thuốc kháng Histamin H1 được sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã bao gồm: Clorpheniramine, acrivastin, cetirizin hydroclorid,…

7. Nhóm thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định với các trường hợp viêm da tiết bã nặng, gây bong tróc, đau rát, phù nề. Ngoài ra, thương tổn do viêm da tiết bã gây ra có dấu hiệu bội nhiễm cũng được khuyến nghị sử dụng nhóm thuốc này.

Thuốc giảm đau Paracetamol thường được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã với tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả.

Lưu ý:

  • Trong thời giản sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh tránh tiêu thụ các thức uống chứa chất kích thích, chứa cồn hoặc các loại thuốc có hại cho thận, gan. Bởi các hoạt chất có trong các loại thuốc giảm đau sẽ được chuyển hóa qua gan, thận
  • Đối tượng trẻ em cần thận trọng khi dùng thuốc giảm đau

8. Các loại thuốc chống viêm

Trường hợp viêm da tiết bã kèm theo các biểu hiện sưng tấy, phù nề nghiêm trọng và có dấu hiệu viêm nhiễm. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định các loại chống viêm giúp kiểm soát bệnh lý hiệu quả. Hai nhóm thuốc chống viêm thường được sử dụng chủ yếu trong điều trị viêm da tiết bã, bao gồm:

Thuốc chống viêm non-steroid:

  • Các loại thuốc chống viêm này hoạt động theo cơ chế ức chế hoạt động tổng hợp những thành phần trung gian gây phản ứng viêm, tác động đến ezyme cylclooxygenase 1, 2.
  • Một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến như: Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen…
  • Không sử dụng thuốc với các trường hợp sau: Người bị suy thận, gan, viêm loét dạ dày tá tràng, có tiền sử bị xuất huyết dạ dày, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
Các loại thuốc chống viêm non-steroid hoạt động theo cơ chế ức chế hoạt động tổng hợp những thành phần trung gian gây phản ứng viêm, tác động đến ezyme cylclooxygenase 1, 2

Thuốc chống viêm chứa steroid: 

  • Các loại thuốc chống viêm chứ steroid có tác dụng ức chế các hoạt động hệ thống miễn dịch, từ đó kiểm soát các triệu chứng viêm da tiết bã hiệu quả
  • Chống chỉ định với những đối tượng sau: Người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với corticoid, vừa tiêm vaccine chứa virus sống, da bị nhiễm trùng do virus gây ra

9. Thuốc kháng sinh

Trường hợp viêm da tiết bã có dấu hiệu nhiễm trùng trên diện rộng, không đáp ứng các loại thuốc trên, bác sĩ có thể sử dụng nhóm thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát các triệu chứng nhanh chóng. Penicillin và  Cephalosporin là 2 loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị viêm da tiết bã. Bên cạnh đó, căn cứ vào mức độ bệnh lý và đối tượng mà bác sĩ có thể kết hợp các loại thuốc phù hợp.

Lưu ý:

  • Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh tăng/ giảm liều dùng hoặc tự ý ngưng điều trị vì có thể gây ra một số tác dụng phụ
  • Uống nhiều nước khi dùng thuốc kháng sinh nhằm tránh tình trạng viêm đại tràng giả mạc

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc và kem bôi trị viêm da tiết bã 

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc uống và kem bôi điều trị viêm da tiết bã, người bệnh cần chú ý bảo vệ, chăm sóc da đúng cách, bởi đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây trong quá trình điều trị viêm da tiết bã:

  • Người bệnh cần tuân thủ chỉnh định của bác sĩ về liều dùng cũng như tần suất sử dụng. Tránh tự ý ngưng điều trị, tăng/ giảm liều dùng vì có thể phát sinh tác dụng phụ, kháng thuốc.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc chữa viêm da tiết bã, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên da, hãy ngưng dùng thuốc và thông báo với bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý đúng cách
Sử dụng kem chống nắng trước khi ra đường ít nhất 30 phút giúp bảo vệ da trước các tác nhân gây hại
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh dung nạp các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, thức ăn chứa nhiều muối, đồ ăn nhanh, chế biến sẵn,…
  • Tham khảo ý kiến các chuyên gia để lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với tình trạng bệnh lý. Bên cạnh đó, bạn cần dưỡng da thường xuyên giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da, đồng thời chú ý bảo vệ da, che chắn cẩn thận khi ra đường.
  • Vệ sinh sạch da sau khi luyện tập tiết nhiều mồ hôi hoặc từ bên ngoài về nhà. Điều này giúp làm sạch các bụi bẩn và tuyến bã nhờn trên da, ngăn ngừa các triệu chứng viêm da tiết bã tiến triển nghiêm trọng.
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt hợp lý, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ người, duy trì luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và bổ sung nhiều nước.
  • Các trường hợp viêm da tiết bã, đặt biệt là viêm da tiết bã da dầu cần gội đầu thường xuyên, tránh sử dụng các sản phẩm chứa hóa chất vì có thể khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể tham vấn bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm phù hợp với da đầu.
  • Tránh cào gãi, chà xác lên vùng da bị viêm hay thường xuyên đưa tay lên mặt. Những thói quen này sẽ khiến bệnh lý trở nên nặng nề hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

Trên đây là tổng hợp 9 loại thuốc + kem bôi trị viêm da tiết bã phổ biến tốt nhất. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh viêm da tiết bã, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và chỉ định các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Nguồn: https://vimed.org/thuoc-kem-boi-tri-viem-da-tiet-ba-12729.html

Xem thêm: Viêm da cơ địa ở người lớn: Dấu hiệu và cách điều trị bệnh hiệu quả

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!