Nội soi đại tràng
Tìm hiểu chung
Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là gì? Đây là một thủ thuật dùng một ống nhựa có gắn camera và đèn ở đầu ống, đưa vào ruột già để quan sát các cấu trúc bên trong của ruột già. Nội soi đại tràng là một thủ thuật rất hiệu quả trong việc tìm ra các bất thường trong ruột và đôi khi có thể được dùng để điều trị một số bất thường nhỏ. Chẳng hạn như nếu trong quá trình nội soi bác sĩ phát hiện ra có một polyp (khối u thịt nhỏ nằm trên thành đại tràng), bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ.
Khi nào cần nội soi đại tràng?
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nội soi đại tràng để:
- Tìm nguyên nhân của các dấu hiệu và triệu chứng đường ruột: Nội soi đại tràng có thể giúp bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn lại bị đau bụng, chảy máu trực tràng, táo bón kéo dài, tiêu chảy kéo dài và các vấn đề về đường ruột khác.
- Tầm soát ung thư đại tràng: Nếu bạn ở độ tuổi 50 hoặc lớn tuổi hơn và có nguy cơ ung thư đại tràng ở mức trung bình – ngoài ra bạn không có yếu tố nguy cơ nào khác trừ lớn tuổi – bác sĩ có thể khuyên bạn nên nội soi đại tràng 10 năm một lần hoặc đôi khi sớm hơn để tầm soát ung thư đại tràng. Đây là một xét nghiệm tốt để sàng lọc ung thư đại tràng. Hãy thảo luận với bác sĩ để có lời khuyên thích hợp nhất cho trường hợp của bạn.
- Xem xét xem bạn có polyp đại tràng hay không: Nếu bạn đã có polyp từ trước, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện nội soi theo dõi để tìm và loại bỏ bất kỳ polip mới xuất hiện. Điều này được thực hiện để làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng là gì? Đây là một thủ thuật dùng một ống nhựa có gắn camera và đèn ở đầu ống, đưa vào ruột già để quan sát các cấu trúc bên trong của ruột già. Nội soi đại tràng là một thủ thuật rất hiệu quả trong việc tìm ra các bất thường trong ruột và đôi khi có thể được dùng để điều trị một số bất thường nhỏ. Chẳng hạn như nếu trong quá trình nội soi bác sĩ phát hiện ra có một polyp (khối u thịt nhỏ nằm trên thành đại tràng), bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ.
Khi nào cần nội soi đại tràng?
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên nội soi đại tràng để:
- Tìm nguyên nhân của các dấu hiệu và triệu chứng đường ruột: Nội soi đại tràng có thể giúp bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân tại sao bạn lại bị đau bụng, chảy máu trực tràng, táo bón kéo dài, tiêu chảy kéo dài và các vấn đề về đường ruột khác.
- Tầm soát ung thư đại tràng: Nếu bạn ở độ tuổi 50 hoặc lớn tuổi hơn và có nguy cơ ung thư đại tràng ở mức trung bình – ngoài ra bạn không có yếu tố nguy cơ nào khác trừ lớn tuổi – bác sĩ có thể khuyên bạn nên nội soi đại tràng 10 năm một lần hoặc đôi khi sớm hơn để tầm soát ung thư đại tràng. Đây là một xét nghiệm tốt để sàng lọc ung thư đại tràng. Hãy thảo luận với bác sĩ để có lời khuyên thích hợp nhất cho trường hợp của bạn.
- Xem xét xem bạn có polyp đại tràng hay không: Nếu bạn đã có polyp từ trước, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện nội soi theo dõi để tìm và loại bỏ bất kỳ polip mới xuất hiện. Điều này được thực hiện để làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Điều cần thận trọng
Trước khi nội soi đại tràng bạn cần biết gì?
Trước khi nội soi đại tràng bạn cần biết gì?
Nếu thấy kết quả nội soi có vẻ không chính xác do máy móc không tốt hay do trong lòng đại tràng có quá nhiều phân làm che khuất tầm nhìn, bác sĩ có thể đề nghị nội soi lại lần nữa hoặc chờ một thời gian sau mới nội soi lại. Nếu sau khi soi lại vẫn không thể nhìn rõ toàn bộ hình ảnh đại tràng, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang có bơm chất cản quang chứa bari vào trực tràng hoặc nội soi đại tràng kỹ thuật số để khám đại tràng của bạn.
Ngoài nội soi, có một số thủ thuật khác thay thế để khám đại tràng như chụp ảnh đại tràng có cản quang hoặc chụp đại tràng cắt lớp điện toán (chụp CT).
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Nếu thấy kết quả nội soi có vẻ không chính xác do máy móc không tốt hay do trong lòng đại tràng có quá nhiều phân làm che khuất tầm nhìn, bác sĩ có thể đề nghị nội soi lại lần nữa hoặc chờ một thời gian sau mới nội soi lại. Nếu sau khi soi lại vẫn không thể nhìn rõ toàn bộ hình ảnh đại tràng, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang có bơm chất cản quang chứa bari vào trực tràng hoặc nội soi đại tràng kỹ thuật số để khám đại tràng của bạn.
Ngoài nội soi, có một số thủ thuật khác thay thế để khám đại tràng như chụp ảnh đại tràng có cản quang hoặc chụp đại tràng cắt lớp điện toán (chụp CT).
Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Nội soi đại tràng xuất hiện vài rủi ro. Các triệu chứng sau khi nội soi đại tràng gồm:
- Phản ứng dị ứng với thuốc
- Khó thở và tim đập không đều
- Mờ mắt
- Nhiễm trùng
- Thủng thành trực tràng
- Chảy máu
- Thủ thuật không thể thực hiện thành công.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Liệu có biến chứng nào có thể xảy ra hay không?
Nội soi đại tràng xuất hiện vài rủi ro. Các triệu chứng sau khi nội soi đại tràng gồm:
- Phản ứng dị ứng với thuốc
- Khó thở và tim đập không đều
- Mờ mắt
- Nhiễm trùng
- Thủng thành trực tràng
- Chảy máu
- Thủ thuật không thể thực hiện thành công.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Quy trình thực hiện
Trước khi nội soi đại tràng cần làm gì?
Trước khi nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ cho làm sạch ruột già của bạn. Quá trình này rất cần thiết vì các chất cặn bã trong đại tràng có thể che khuất tầm nhìn của đại tràng và trực tràng của bạn trong quá trình kiểm tra. Để làm sạch đại tràng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm những việc sau đây:
- Bạn không được ăn thức ăn rắn ngày trước khi nội soi. Bạn có thể không ăn hay uống bất cứ thứ gì sau nửa đêm của đêm trước khi xét nghiệm.
- Bác sĩ có thể đề nghị uống thuốc nhuận tràng dưới dạng thuốc viên hoặc dạng lỏng.
- Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải sử dụng bộ bơm trực tràng (hay còn gọi là thụt tháo đại tràng) để làm sạch đại tràng vào đêm trước hoặc vài tiếng trước khi khám.
Bạn nên báo cho bác sĩ của bạn biết các loại thuốc bạn dùng ít nhất một tuần trước khi nội soi – đặc biệt là nếu bạn có bệnh đái tháo đường, cao huyết áp hoặc các vấn đề tim hoặc nếu bạn dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa sắt.
Bạn có thể cần phải điều chỉnh liều hoặc ngưng dùng thuốc tạm thời.
Quy trình thông thường của nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng thường mất 30 – 45 phút.
Nếu cần thiết, các bác sĩ nội soi có thể cung cấp cho bạn một thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau.
Bác sĩ sẽ đưa một ống nhựa dẻo có gắn camera và đèn vào hậu môn của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ bơm không khí vào ruột già để làm cho cả đoạn ruột phồng ra, nhờ vậy có thể quan sát các cấu trúc bên trong ruột rõ hơn. Bác sĩ nội soi sẽ tìm kiếm các tổn thương như viêm hoặc polyp. Khi quan sát thấy bất thường, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết và chụp ảnh để giúp cho việc chẩn đoán.
Trước khi nội soi đại tràng cần làm gì?
Trước khi nội soi đại tràng, bác sĩ sẽ cho làm sạch ruột già của bạn. Quá trình này rất cần thiết vì các chất cặn bã trong đại tràng có thể che khuất tầm nhìn của đại tràng và trực tràng của bạn trong quá trình kiểm tra. Để làm sạch đại tràng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm những việc sau đây:
- Bạn không được ăn thức ăn rắn ngày trước khi nội soi. Bạn có thể không ăn hay uống bất cứ thứ gì sau nửa đêm của đêm trước khi xét nghiệm.
- Bác sĩ có thể đề nghị uống thuốc nhuận tràng dưới dạng thuốc viên hoặc dạng lỏng.
- Trong một số trường hợp, bạn có thể cần phải sử dụng bộ bơm trực tràng (hay còn gọi là thụt tháo đại tràng) để làm sạch đại tràng vào đêm trước hoặc vài tiếng trước khi khám.
Bạn nên báo cho bác sĩ của bạn biết các loại thuốc bạn dùng ít nhất một tuần trước khi nội soi – đặc biệt là nếu bạn có bệnh đái tháo đường, cao huyết áp hoặc các vấn đề tim hoặc nếu bạn dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa sắt.
Bạn có thể cần phải điều chỉnh liều hoặc ngưng dùng thuốc tạm thời.
Quy trình thông thường của nội soi đại tràng là gì?
Nội soi đại tràng thường mất 30 – 45 phút.
Nếu cần thiết, các bác sĩ nội soi có thể cung cấp cho bạn một thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau.
Bác sĩ sẽ đưa một ống nhựa dẻo có gắn camera và đèn vào hậu môn của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ bơm không khí vào ruột già để làm cho cả đoạn ruột phồng ra, nhờ vậy có thể quan sát các cấu trúc bên trong ruột rõ hơn. Bác sĩ nội soi sẽ tìm kiếm các tổn thương như viêm hoặc polyp. Khi quan sát thấy bất thường, bác sĩ sẽ thực hiện sinh thiết và chụp ảnh để giúp cho việc chẩn đoán.
Hồi phục sức khỏe
Bạn nên làm gì sau khi khi nội soi?
Sau khi thực hiện thủ thuật này, thường sẽ mất 1 giờ để các tác dụng của thuốc an thần bắt đầu giảm đi. Bạn cần phải nhờ ai đó đưa về nhà sau khi phẫu thuật bởi vì tác dụng của thuốc an thần vẫn còn kéo dài đến 1 ngày. Và bạn cũng không nên lái xe hoặc đi làm sau khi đã trở về nhà trong vòng 1 ngày sau thủ thuật.
Nếu bác sĩ có thực hiện cắt polyp, bác sĩ sẽ khuyên bạn ăn một chế độ ăn đặc biệt trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thủ thuật, bác sĩ có bơm hơi vào ruột của bạn, nên bạn sẽ cảm thấy bụng hơi bị phình lên, trướng bụng và sẽ trung tiện nhiều. Bạn có thể làm giảm cảm giác khó chịu bằng cách đi bộ.
Đôi khi bạn có thể bị chảy máu sau thủ thuật. Đây là điều bình thường, bạn không cần phải lo lắng. Nhưng nếu máu chảy ra kéo dài và có máu đông, đồng thời bạn bị đau bụng và sốt hơn 37,8ºC, thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Bạn nên làm gì sau khi khi nội soi?
Sau khi thực hiện thủ thuật này, thường sẽ mất 1 giờ để các tác dụng của thuốc an thần bắt đầu giảm đi. Bạn cần phải nhờ ai đó đưa về nhà sau khi phẫu thuật bởi vì tác dụng của thuốc an thần vẫn còn kéo dài đến 1 ngày. Và bạn cũng không nên lái xe hoặc đi làm sau khi đã trở về nhà trong vòng 1 ngày sau thủ thuật.
Nếu bác sĩ có thực hiện cắt polyp, bác sĩ sẽ khuyên bạn ăn một chế độ ăn đặc biệt trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện thủ thuật, bác sĩ có bơm hơi vào ruột của bạn, nên bạn sẽ cảm thấy bụng hơi bị phình lên, trướng bụng và sẽ trung tiện nhiều. Bạn có thể làm giảm cảm giác khó chịu bằng cách đi bộ.
Đôi khi bạn có thể bị chảy máu sau thủ thuật. Đây là điều bình thường, bạn không cần phải lo lắng. Nhưng nếu máu chảy ra kéo dài và có máu đông, đồng thời bạn bị đau bụng và sốt hơn 37,8ºC, thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Xem thêm: 10 điều bạn không nên làm trước khi ngủ
Tin mới nhất
- CÁC BÀI THUỐC BÌNH CAN CHỨNG – PHẦN 2
- Mất vị giác và khứu giác: Cảnh báo sớm của COVID-19
- Trĩ chảy máu có nguy hiểm hay không?
- Mật Ong- Phong Phú Công Dụng Chữa Bệnh
- Những bệnh về phổi phổ biến bạn nên biết
- Cây mật nhân: Tác dụng chữa bệnh và cách sử dụng làm thuốc
- Khoai môn “đồng hành” trong việc bảo vệ sức khỏe chúng ta như thế nào?
- Điều trị nhiễm Helicobacter pylori trong tình hình kháng thuốc hiện nay
- Mua bán nấm lim xanh tại Hà Nội TP Hồ Chí Minh đúng giá nấm tốt
- 6 bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp bạn đỡ mỏi mệt
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Yếu sinh lý ở nam giới: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách điều trị
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Đau nhức xương khớp cảnh bảo bệnh nguy hiểm gì? Cách nhận diện và phương hướng điều trị hiệu quả với mọi lứa tuổi
- TIN TỨC UNG THƯ [Tổng hợp] – Top 8+ thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ tốt nhất
- TIN TỨC UNG THƯ Các vị trí đau bụng và cách đoán bệnh chính xác nhất