Đau họng uống gì để giảm nhanh triệu chứng khó chịu?
Đau họng uống gì nhanh khỏi nhất? Mặc dù đau họng là triệu chứng không nguy hiểm nhưng thường gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Chứng đau rát cổ họng không chỉ khiến người bệnh khó ăn uống mà còn gặp khó khăn trong giao tiếp bằng giọng nói. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh đau họng nhanh chóng mà người bệnh nên tham khảo.
Đau họng uống gì cho nhanh khỏi?
Khi bị đau họng tức là lớp niêm mạc họng đang bị tổn thương, sưng viêm và tấy đỏ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hầu hết là do bệnh viêm họng, viêm amidan, cảm cúm…Muốn điều trị đúng đắn, triệt để nhất thì bạn đọc bạn đọc cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra triệu chứng này. Sau đó lựa chọn cách điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe nhất.
Có rất nhiều thức uống chữa viêm họng, viêm amidan rất hay. Hầu hết thành phần của những thức uống này có sự góp mặt của những “thần dược tự nhiên” như gừng, quế, tía tô, mật ong… Dược tính của chúng đã được cả y học hiện đại và y học cổ truyền chứng minh và được ứng dụng nhiều trong bào chế thuốc. Các nguyên liệu này nếu không có tính cay, vị ấm thì sẽ có tính hàn, vị chua, giúp thanh nhiệt, kháng viêm, tiêu sưng, hỗ trợ diệt khuẩn.
Bạn đọc có thể tham khảo một số thức uống chữa đau họng mang lại hiệu quả cao dưới đây:
Trà gừng
Gừng là một trong những loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Gừng chứa ít calo nhưng nhiều tinh dầu.
Đây cũng là một loại củ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: Vitamin C, thiamin, niacin… Những chất này có tác dụng hấp thu các gốc tự do, bảo vệ tế bào tránh khỏi tổn thương.
Ngoài ra, gừng còn có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn rất tốt nên đã được ông bà ta sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh, trong đó có chữa viêm họng.
Theo đó, người bị viêm họng đem gừng thái thành lát mỏng, hãm cùng với nước sôi trong khoảng 10–15 phút tạo thành trà. Có thể thêm mật ong vào để uống ngon hơn. Mỗi ngày dùng 1-2 tách trà gừng, kiên trì thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.
Sữa quế
Quế là một loại thảo dược quen thuộc trong đông y. Với đặc tính cay, nóng, quế có thể giúp thông mũi họng đồng thời kháng virus, vi khuẩn, giảm thiểu tình trạng viêm, sưng tại vùng họng.
Sự ấm nóng của quế cũng sẽ giúp tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái hơn giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn với những triệu chứng của viêm họng.
Để pha chế sữa quế trị viêm họng, ta lấy bột quế pha cùng với nước ấm vừa đủ, đổ thêm sữa. Mỗi ngày uống khoảng 1-2 cốc thì chứng đau họng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng quế trị viêm họng vì đặc tính của loại thảo dược này có thể khiến người bệnh bị nóng trong, phản tác dụng.
Trà tía tô
Tía tô cũng là một loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy lá tía tô ở bất cứ đâu.
Không chỉ là loại rau thơm làm tăng gia vị thơm ngon trong mỗi bữa ăn hàng ngày, tía tô còn giúp giải quyết hiệu quả các triệu chứng viêm họng.
Người bệnh có thể tham khảo mẹo dùng lá tía tô chữa viêm họng. Lá tía tô sau khi rửa sạch thì xay nhuyễn hoặc giã nát, bỏ phần bã và chắt lấy nước cốt uống. Nếu cảm thấy khó uống thì có thể pha loãng cùng một ít nước sôi. Mỗi ngày uống 1-2 cốc.
Trà chanh mật ong
Chanh từ lâu đã nổi tiếng là một loại quả giàu vitamin C. Nhờ vậy chanh có khả năng giải độc, thanh nhiệt đồng thời hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Bên cạnh đó, trong chanh còn có hàm lượng acid citric cao có tác dụng làm loãng dịch đờm, giảm đau rát tại cổ họng.
Mật ong thì đã được công nhận khả năng kháng viêm, diệt khuẩn tuyệt vời. Vì vậy khi kết hợp mật ong và chanh, ta có được một thức uống vừa thơm ngon vừa có thể đẩy lùi các biểu hiện khó chịu của tình trạng viêm họng.
Cụ thể, hãy dùng một nửa qua chanh pha cùng nước ấm và thêm mật ong vừa đủ, khuấy đều tạo thành trà. Mỗi ngày uống 2-3 lần, uống tốt nhất là vào buổi sáng, trước khi ăn sáng khoảng 30 phút.
Nước ép cà rốt
Cà rốt là một loại củ giàu dinh dưỡng, đặc biệt là beta-carotene, chất xơ, vitamin K, kali và các chất chống oxy hóa.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, cà rốt góp phần giảm nồng độ cholesterol trong máu, tăng cường sự tinh tường cho đôi mắt, thậm chí còn giúp giảm nguy cơ ung thư.
Đế chữa viêm họng bằng thức uống làm từ cà rốt, ta làm theo các bước sau. Cà rốt đem xắt nhỏ rồi xay thành nước ép. Mỗi ngày uống 1 cốc trước khi đi ngủ, thực hiện liên tục cho đến khi tình trạng viêm họng giảm thiểu.
Nước ép củ cải
Ăn củ cải giúp giảm nguy cơ ung thư, hạn chế khả năng mắc bệnh béo phì, tiểu đường hay các bệnh lý về tim mạch và máu.
Củ cải chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như: Canxi, vitamin A, vitamin C, vitamin K, sắt… Đặc biệt, trong củ cải có choline – thành phần giúp giảm viêm một cách hiệu quả.
Củ cải trắng sau khi gọt vỏ, rửa sạch thì đem xay thành nước ép. Nếu bạn cảm thấy khó uống, có thể thực hiện cách khác là ăn củ cải trắng luộc, uống cả phần nước canh, thực hiện hàng ngày để chữa viêm họng.
Rau diếp cá và nước vo gạo
Diếp cá có đặc tính thanh nhiệt, giải độc. Nhờ vậy nó đã được ông bà ta sử dụng trong nhiều mẹo chữa bệnh.
Nước vo gạo thì chứa nhiều vitamin B1, B2, B5 và PP. Trong đó, vitamin PP trong nước vo gạo sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi khoang miệng, giảm thiểu tác động tiêu cực tới vùng hầu họng.
Khi bị các triệu chứng của viêm họng hành hạ, bạn có thể kết hợp rau diếp cá và nước vo gạo tạo thành một loại thức uống hàng ngày.
Theo đó, lấy khoảng 200g rau diếp cá rửa sạch, đun cùng với 500ml nước vo gạo đã được lọc bỏ sạn, bụi, bẩn. Sau khi hỗn hợp sôi thì chắt lấy phần nước cốt, chia thành 2-3 phần để uống trong ngày.
Nước ép hoa quả
Các loại hoa quả rất giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C – thành phần có khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Một số loại quả giàu vitamin C là: Chanh, cam, ổi, bưởi, xoài, chuối…
Khi đang bị các dấu hiệu của viêm họng hành hạ, bạn có thể uống nước ép của các loại quả kể trên. Vừa cung cấp vitamin, chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch từ đó xoa dịu hiện tượng đau rát họng, tiêu diệt vi khuẩn và tái tạo lại các tế bào tại niêm mạc họng.
Bạn rửa sạch chanh, cam rồi vắt lấy nước. Nên pha loãng với nước ấm rồi uống.
Đối với ổi, bưởi, bạn có thể ép lấy nước uống còn với xoài, chuối thì nên xay sinh tố kèm một chút sữa cho thơm ngon và dễ uống hơn.
Không chỉ khi bị viêm họng bạn mới nên uống các loại thức uống kể trên mà ngay khi khỏe mạnh, bạn cũng nên thỉnh thoảng uống nước ép, trà thảo mộc để giúp cơ thể thư giãn, phòng chống các căn bệnh.
Những loại thức uống kể trên có tác dụng khá tốt khi chứng viêm họng mới chớm xuất hiện. Nếu tình trạng đã trở nên nghiêm trọng thì chúng cũng sẽ hỗ trợ để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu, giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Viêm đau họng không nên uống gì?
Bên cạnh những đồ uống nên uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị chứng viêm họng, người bệnh đừng quên lưu ý tránh xa những thức uống dưới đây.
Thức uống chứa cồn
Những thức uống chứa cồn tiêu biểu như rượu, bia sẽ làm tình trạng kích ứng ở niêm mạc họng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó khi uống quá nhiều rượu, bia, người bệnh có thể bị say khiến hô hấp trên mất kiểm soát, dịch nhày tiết ra nhiều gây bít tắc tại mũi, họng, thậm chí khiến người bệnh phải thở bằng miệng.
Khi thở bằng miệng, không khí đi thẳng qua họng mà không được lọc bỏ bụi bẩn sẽ khiến tình trạng viêm họng ngày càng trầm trọng.
Cà phê
Cà phê đã trở thành một thức uống quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, nếu đang bị viêm họng, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa khuyên không nên uống cà phê.
Nguyên nhân vì sao? Đó là do khi bị viêm họng, cơ thể đang rất mệt mỏi, khó chịu. Chất cafein trong cà phê lại khiến tinh thần căng thẳng quá mức làm cơ thể ngày càng cảm thấy mệt mỏi.
Ngoài ra, cà phê còn có thể gây kích ứng khiến cổ họng đau rát hơn.
Như vậy bên cạnh những thức uống giàu vitamin và khoáng chất cần tăng cường thu nạp vào cơ thể mỗi ngày, người bệnh bị viêm họng cũng nên ghi nhớ hạn chế những nhóm đồ uống kể trên.
Những lưu ý quan trọng khi chữa viêm đau họng
Trong quá trình điều trị chứng viêm họng, người bệnh cần lưu ý một số điểm để đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây kích thích đến cổ họng như đồ chua, cay, nóng, quá nhiều dầu mỡ.
- Bảo vệ cổ họng khỏi những tác nhân có hại như khói bụi, hóa chất, thuốc lá…
- Luôn luôn giữ ấm cổ họng và vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên lấy nước muối sinh lý súc miệng, súc họng.
- Uống đủ nước hàng ngày.
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch và họng như thực phẩm chứa vitamin A, C, E; ăn đồ dạng mềm, lỏng.
- Đến gặp bác sĩ khi xuất hiện thêm các triệu chứng khác ngoài đau họng: ho khan, ho có đờm, sốt cao, khó thở…
- Lựa chọn những loại thảo dược, rau củ còn tươi ngon, không sâu bệnh, sơ chế và rửa sạch trước khi ép thành nước uống.
- Không sử dụng mật ong với trẻ em dưới 1 tuổi vì có thể gây ra hiện tượng ngộ độc.
Ngoài ra, có khá nhiều người thắc mắc viêm họng nên uống nước nóng hay nước lạnh? Theo Hiệp hội Chỉnh hình Mỹ, nước nóng giúp làm chất nhày long ra từ đó giúp làm dịu cổ họng.
Bên cạnh đó, nước lạnh cũng rất tốt với người viêm họng bởi vì đã có các nghiên cứu chỉ ra rằng đá lạnh, kem hay nước đá sẽ làm giảm thiểu tình trạng kích ứng và viêm tại vùng họng.
Như vậy đang bị viêm họng, bạn có thể uống cả nước ấm và nước lạnh tuy nhiên không nên lạm dụng bất cứ điều gì vì nó có thể phản tác dụng.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc “đau họng uống gì”. Đau họng có thể chỉ xuất phát từ cảm cúm thông thường. Nhưng đôi khi là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường khác ngoài đau họng, bạn đọc hãy đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và được chẩn đoán nguyên nhân.
XEM NHIỀU:
- Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì để cho hiệu quả ngăn ngừa bệnh tốt nhất?
- Cách chữa viêm họng nhanh nhất nào tốt, hiệu quả triệt để hiện nay?
Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bệnh tiểu đường uống nước mía được không?
Tin mới nhất
- TOP 16 cách chữa nghẹt mũi tại nhà hiệu quả, an toàn nhất
- Lưng nổi mẩn đỏ ngứa là bị gì? Dấu hiệu và cách trị
- Thuốc trị thoái hóa cột sống lưng tốt nhất năm 2020 (Chia sẻ chi tiết)
- Mất vị giác và khứu giác: Cảnh báo sớm của COVID-19
- NHỮNG THÔNG TIN gì bạn NÊN và CẦN BIẾT về bệnh ung thư răng miệng
- 7 cách ăn uống của người Nhật giúp bạn sống thọ hơn
- 10 thuốc nhuận tràng tốt nhất 2021 – Lưu ý khi dùng
- Thoái hóa đốt sống cổ uống thuốc gì? 11 loại thuốc phổ biến nhất
- Nhồi máu cơ tim
- Mách bạn các cách tẩy giun an toàn và hiệu quả