Ung thư buồng trứng và những thông tin về căn bệnh bạn cần phải biết

Ung thư buồng trứng là một trong những loại ung thư phổ biến và rất nguy hiểm ở phụ nữ thường mắc phải. Số lượng mắc phải bệnh này hiện ngày càng tăng lên hàng năm. Dấu hiệu phát bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác nên hay bị bỏ qua và đến khi phát hiện thì đã quá muộn, việc điều trị lúc này cực kì khó khăn.

Vậy ung thư buồng trứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị ra làm sao? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.

Ung thư buồng trứng là gì?

Ung thư buồng trứng là gì?

Buồng trứng là một phần của cơ quan sinh sản ở giới nữ. Ở bên mỗi tử cung thì sẽ có một buồng trứng.

Ung thư buồng trứng là hiện tượng xuất hiện các khối u ác tính có chứa các tế bào ung thư ở một hoặc cả hai bên buồng trứng. Có 2 loại ung thư buồng trứng là ung thư biểu mô buồng trứng và ung thư ngoài biểu mô, trong đó thì ung thư biểu mô buồng trứng phổ biến nhất.

Ung thư buồng trứng thường phổ biến ở những người phụ nữ lớn tuổi, theo thống kê thì các ca tử vong do ung thư buồng trứng thường xảy ra ở những người trên 55 tuổi.

Vậy nguyên nhân gây ra ung thư buồng trứng là gì? Biết được nguyên nhân ung thư buồng trứng thì sẽ có những hướng phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân ung thư buồng trứng

Nguyên nhân ung thư buồng trứng

Các yếu tố nguy cơ có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư buồng trứng. Do vậy, cần phải nắm vững các yếu tố nguy cơ này để phòng và điều trị bệnh tốt nhất. Cụ thể:

+ Tuổi tác: Phần lớn thì ung thư buồng trứng thường xảy ra ở những người phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh khoảng từ trên 55 tuổi. Độ tuổi càng cao thì nguy cơ bị ung thư buồng trứng càng cao.

Bởi lúc này phụ nữ có những biến đổi về thể trạng cũng như tâm lý phức tạp nên hoạt động tiết chế của buồng trứng bị rối loạn và có thể là dừng hẳn gây nên sự suy giảm estrogen trong máu, từ đó gây nguy cơ ung thư buồng trứng.

+ Béo phì: Những người phụ nữ béo phì thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn người bình thường bởi lúc này lượng mô mỡ nhiều hơn sẽ tạo thành các lớp mỡ bao quanh dạ dày, từ đó sẽ sản sinh ra oestrogen và làm kích thích sự phát triển của các tế bào trứng và tạo cơ hội cho các tế bào ung thư phát triển.

+ Yếu tố di truyền: Những người nào có người thân trong gia đình có tiền sử mặc ung thư buồng trứng thì sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này rất nhiều. Do vậy, cần phải thường xuyên đi thăm khám để phát hiện sớm nguy cơ gây bệnh.

+ Không sinh con: Những phụ nữ không sinh con hay không có khả năng sinh con thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng rất cao hơn so với những người đẻ con.

+ Yếu tố khác: Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ khác gây ung thư buồng trứng ở chị em phụ nữ có thể kể tới như lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, không tập thể dục cũng làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, hay có thể là do đột biến gen BRCA1 và BRCA2 là hai loại gen đột biến gây ung thư buồng trứng…

Ung thư buồng trứng triệu chứng

Đau lưng là triệu chứng ung thư buồng trứng

Nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp cho việc điều trị được hiệu quả hơn. Do đó, khi xuất hiện một trong những dấu hiệu sau thì cần phải đi khám ngay:

+ Đau bụng và vùng xương chậu: Tình trạng này là những cơn đau kéo dài dai dẳng khác với cơn đau của chứng khó tiêu. Đặc biệt khi bạn đang không ở chu kỳ kinh nguyệt thì có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng.

+ Đau lưng dưới: Triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn bởi có nhiều nguyên nhân gây đau lưng như các bệnh về xương khớp, loãng xương…Tuy nhiên thì đây cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư buồng trứng. Nên khi xuất hiện triệu chứng này thì bạn nên đi khám ngay.

+ Khó tiêu, đầy hơi: Thường xuyên cảm thấy bị đầy hơi, dù là chưa ăn gì thì có thể là dấu hiệu ung thư buồng trứng, vì có thể tình trạng này xảy ra là do khối u phát triển và gây chèn ép vùng bụng. Do đó, nếu thấy tình trạng này xảy ra thường xuyên trong thời gian dài thì cần đi khám ngay.

+ Nhanh no và chán ăn gây sụt cân: Khi mắc ung thư buồng trứng thì người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, ăn không ngon miệng và ăn một ít là đã thấy no. Từ đó gây nên hiện tượng bị sụt cân quá nhiều. Có tình trạng này thì cần phải đi gặp bác sĩ ngay.

+ Đi tiểu thường xuyên: Bạn hay đi tiểu thường xuyên, nhiều hơn 3, 4 lần trong vòng 1 giờ và không kiềm chế được cơn buồn tiểu cũng có thể là dấu hiệu của u buồng trứng đang lớn dần và gây ảnh hưởng tới bàng quang.

+ Chảy máu âm đạo bất thường: Không phải trong chu kỳ kinh nguyệt những bạn thấy có máu chảy ra từ âm đạo kèm theo đau đớn thì cần phải đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh.

+ Đau khi quan hệ tình dục: Khi ung thư buồng trứng phát triển thì sẽ bị đau khi quan hệ. Cơn đau đó thường xuất hiện ở bên phải hoặc bên trái xương chậu. Dù là cơn đau khi quan hệ từ nguyên nhân gì thì tốt nhất bạn cũng nên đi khám càng sớm càng tốt.

Các giai đoạn của ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Ung thư buồng trứng giai đoạn 1

Hay còn được gọi là ung thư buồng trứng giai đoạn đầu, lúc này thì các khối u mới xuất hiện ở buồng trứng. Giai đoạn này được chia thành 3 giai đoạn nhỏ là giai đoạn 1A, 1B, 1C.

+ Giai đoạn 1A: Lúc này khối u ở một buồng trứng, không có dấu hiệu bang bụng, không có bướu trên mặt ngoài buồng trứng, vỏ bao buồng trứng còn nguyên.

+ Giai đoạn 1B: Khối u xuất hiện ở cả 2 buồng trứng, vẫn không bị bang bụng, không bị bướu trên mặt ngoài, vỏ bao buồng trứng còn nguyên.

+ Giai đoạn 1C: Lúc này ung thư xuất hiện ở cả 2 buồng trứng hoặc ống dẫn trứng với những dấu hiệu có thể là các mô xung quanh khối u bị vỡ làm các tế bào ung thư lan vào vùng bụng và xương chậu, sau đó xuất hiện ung thư trên bề mặt buồng trứng, và xét nghiệm thấy tế bào ung thư trong dịch từ bụng.

Ung thư buồng trứng giai đoạn 2

Ở giai đoạn này thì khối u có thể nằm ở 1 hoặc 2 bênh buồng trứng và có thể lan sang vùng chậu. Được chia thành 2 giai đoạn nhỏ là ung thư buồng trứng giai đoạn 2A, 2B

+ Giai đoạn 2A: Lúc này khối u đã di căn sang tử cung hoặc vòi trứng hoặc là cả 2

+ Giai đoạn 2B: Khối u lúc này đã lan sang các mô khác của vùng chậu như bàng quang, đại tràng hoặc trực tràng.

Ung thư buồng trứng giai đoạn 3

Đây là giai đoạn các khối u đã ở một hoặc cả hai buồng trứng sau đó đã lan tới ruột non, hay di căn mạc nối trong vùng chậy hoặc trong phúc mạc, các hạch sau phúc mạc, hạch bẹn và di căn về bề mặt gan.

+ Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư đã phát triển ở một hoặc cả hai buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, có thể đã lây lan sang các cơ quan lân cận ở trong khung chậy, các hạch bạch huyết sau phúc mạc nhưng chưa ảnh hưởng đến các cơ quan ở xa

+ Giai đoạn 3B: Khối u đã lan đến các cơ quan lân cận khung chậu, có thể được tìm thấy ở bên ngoài của gan hoặc lá lách. Tế bào ug thư có thể đã lan đến các hạch bạch huyết những chưa vào gan hoặc lá lách cũng như các cơ quan ở xa.

+ Giai đoạn 3C: Các khối u đã lớn hơn 2cm và đã lan tới bên ngoài gan và lá lách. Nhưng vẫn chưa ở trong gan hoặc lá lách và chưa ảnh hưởng tới các cơ quan xa.

Ung thư buồng trứng giai đoạn 4

Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Hay còn được gọi là ung thư buồng trứng giai đoạn cuối, là giai đoạn muộn nhất. Lúc này thì các tế bào ung thư đã lan vào trong các cơ quan gan, phôi hoặc các cơ quan nằm bên trong phúc mạc.

Qua đây, có thể thấy với mỗi giai đoạn khác nhau thì sẽ có những triệu chứng khác nhau cùng với sự nguy hiểm và các cách điều trị khác nhau. Vậy ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi không?

Việc chữa khỏi được ung thư buồng trứng hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể tới như: thời gian phát hiện bệnh là ở giai đoạn nào, mức độ bệnh hiện nay là thế nào, sức khỏe của người bệnh ra làm sao….

Ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không?

Tuy nhiên, về cơ bản thì thời gian phát hiện sớm bệnh càng sớm thì khả năng điều trị thành công sẽ càng cao. Đặc biệt nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ điều trị thành công có thể lên tới 94%.

Bệnh ung thư buồng trứng được phát hiện ở người trẻ thì tỷ lệ điều trị vẫn tốt hơn bởi người trẻ thường có sức khỏe tốt hơn, đáp ứng được điều trị tốt hơn…do đó, tỷ lệ điều trị thành công và sống thêm của người trẻ sẽ cao hơn rất nhiều so với người già.

Một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong việc điều trị ung thư buồng trứng đó chính là tâm lý của người bệnh. Nếu người bệnh giữ vững được tâm lý thì việc điều trị sẽ đem lại kết quả cực kì tốt.

Cùng với đó, sự phát triển của khoa học công hiện nay đang mở ra nhiều cơ hội sống cho người bệnh ung thư buồng trứng. Một số phương pháp thường được sử dụng trong điều trị ung thư buồng trứng là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Phẫu thuật là phương pháp dùng để cắt bỏ các khối u ác tính, bằng việc cắt tử cung cùn với buồng trứng, vòi dẫn trứng hai bên. Thông thường thì các bác sĩ còn cắt bỏ mạc nối và hạch trong ổ bụng.

Hóa trị là phương pháp thường được sử dụng và đem lại hiệu quả cao. Đây là phương pháp dùng hóa chất tiêm vào tĩnh mạch hoặc có cả dạng uống để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể.

Xạ trị là phương pháp ít được áp dụng trong bệnh ung thư này và thường chỉ sử dụng khi ung thư đã di căn. Tùy vào mức độ thì sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Ung thu buồng trứng sống được bao lâu?

Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?

Thời gian sống của ung thư buồng trứng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng là thời gian phát hiện ra bệnh. Nếu phát hiện ra bệnh sớm ở giai đoạn đầu và điều trị ngay thì cơ hội điều trị thành công là rất cao.

Nếu phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu thì lúc này khối u ác tính vẫn chỉ nằm ở trong buồng trứng và chưa di căn ra cơ quan khác nên có thể phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Tỷ lệ sống trên 5 năm nếu được phát hiện ở giai đoạn này có thể lên tới 92%.

Phát hiện bệnh ở giai đoạn thứ 2 và thứ 3, thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn so với giai đoạn đầu, tuy nhiên thì khả năng sống thêm 5 năm lần lượt sẽ rơi vào khoảng là 70%, 50%.

Còn nếu phát hiện bệnh ung thư buồng trứng khi đã ở giai đoạn cuối thì lúc này các tế bào ung thư đã lan ra các cơ quan khác gây nên những triệu chứng đau đớn cho người bệnh. Lúc này thì người bệnh có thể gặp nguy hiểm và tử vong bất cứ lúc nào nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tỷ lệ sống thêm 5 năm của người bệnh ở giai đoạn này thì chỉ còn khoảng 20%. Do đó, nếu phát hiện bệnh muộn thì việc điều trị cực khó khăn và thời gian sống cũng rất ít.

Bên cạnh thời gian phát hiện ra bệnh thì yếu tố tâm lý, tinh thần cũng ảnh hưởng rất nhiều tới thời gian sống của người bệnh. Có nhiều trường hợp bệnh đã ở giai đoạn cuối nhưng do có một tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh mà thời gian sống của họ còn vượt trên 5 năm.

Do đó, có thể thấy có rất nhiều yếu tố quyết định thời gian sống của người bệnh. Người bệnh cần phải luôn giữ một tinh thần lạc quan, ý chí vững vàng chiến đấu với người bệnh để đem lại một kết quả điều trị tốt nhất.

Qua bài viết, đã giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về căn bệnh ung thư buồng trứng, hiểu hơn về căn bệnh. Từ đó, sẽ có những cách phòng và điều trị sao cho bệnh hiệu quả nhất. Hãy bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình một cách tốt nhất nhé!

Mọi thắc mắc, bạn đọc vui lòng để lại số điện thoại để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ nhanh nhất!




*Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

<!– Facebook Comment

–>

Nguồn: http://tuvanbenhungthu.com/ung-thu-buong-trung-va-nhung-thong-tin-ve-can-benh-ban-can-phai-biet.html

Xem thêm: Những điều bạn nên biết về ung thư máu

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!