Người bệnh gout nên ăn gì và kiêng gì mau khỏi?
Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận dẫn đến thận không thể lọc axit uric trong máu khiến nồng độ axit uric trong huyết tương quá cao gây ra sự lắng đọng của các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Mặc dù chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng bệnh gout có liên quan đến chế độ ăn uống. Do đó, cần xác định được người bệnh gout nên ăn gì kiêng gì mau khỏi để xây dựng chế độ ăn hợp lý, hỗ trợ điều trị căn bệnh này.
Người bị bệnh gout nên ăn gì kiêng gì?
Bị bệnh gout nên ăn gì kiêng gì là thắc mắc chung của nhiều người. Do bệnh có liên quan đến chế độ ăn chứa nhiều purin như lòng đỏ trứng, gan, thận, tôm, cua, nấm… Vì thế, người bệnh phải xây dựng chế độ ăn nghiêm ngặt, xác định được các thực phẩm cần tránh để không làm các triệu chứng đau nhức, sưng tấy do viêm khớp gây ra trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm tốt cho người bệnh gout
Chế độ ăn uống của người bệnh gout có vai trò vô cùng quan trọng, có thể giúp hạ nồng độ axit uric trong máu bằng cách hạn chế đưa nhân purin vào cơ thể. Các thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị mà người bệnh nên ăn bao gồm:
1. Thực phẩm có chức năng đào thải axit uric
Người mắc bệnh gout nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm, thảo dược có khả năng tăng cường đào thải axit uric trong máu ra ngoài như:
- Cherry
Anh đào hay cherry là loại trái cây có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gout gây ra. Cherry giàu chất chống oxy hóa, có đặc tính kháng viêm có tác dụng làm giảm lượng axit uric trong máu, từ đó giúp làm giảm cơn đau của bệnh gout. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Arthritis & Rheumatism, những bệnh nhân sử dụng quả cherry trong 2 ngày liên tục có nguy cơ tái phát bệnh thấp hơn 35% so với những người không sử dụng.
Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng phát hiện ra rằng, sử dụng anh đào hoặc chiết xuất anh đào có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Nếu sử dụng anh đào tăng dần lên đến ba phần ăn trong ngày có thể làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh gout cho người bệnh.
- Dâu tây
Dâu tây cũng là một trong những loại quả mọng tốt cho người mắc bệnh gout. Loại trái cây này giàu dưỡng chất và đặc biệt là rất giàu chất chống oxy hóa, giàu vitamin C có tác dụng kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ làm giảm chứng viêm tại khớp. Theo một nghiên cứu tại Mỹ, ăn 16 quả dâu tây mỗi ngày trở lên trong tuần có thể giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể khoảng 14%. Hơn nữa, ăn dâu tây cũng giúp điều chỉnh huyết áp giảm mức cholesterol có hại, phòng chống viêm, chống cao huyết áp, phòng ngừa ung thư…
- Cải bẹ xanh
Theo Đông y, cải bẹ xanh không chứa purin, là loại rau tính kiềm có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể. Cải bẹ xanh còn có tác dụng lợi tiểu, hỗ trợ đào thải axit uric trong máu qua đường nước tiểu, có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh gout. Ngoài ra, cải bẹ xanh chứa nhiều vitamin A, B, C, K, albumin, acid nicotic, carotene… có tác dụng rất tốt với sức khỏe người bệnh. Bạn có thể thêm cải bẹ xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày hoặc dùng cải bẹ xanh nấu nước uống, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lít.
2. Thực phẩm giàu vitamin C
Theo một cuộc nghiên cứu của Đại học Y khoa Boston, với mỗi lần tăng 500mg vitamin C, người bệnh có thể giảm 17% nguy cơ mắc bệnh gout. Vitamin C có tác dụng hỗ trợ chống lại bệnh gout bằng cách giảm nồng độ axit uric trong máu. Tuy nhiên, cần sử dụng với liều lượng 500mg mỗi ngày, vitamin C liều nhỏ sẽ không thể làm giảm nồng độ axit uric đến một mức độ đáng kể.
Khi sử dụng vitamin C để cải thiện bệnh gout, nếu muốn dùng với liều lượng hơn 1.000mg thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì nếu dùng với liều cao có thể gây sỏi tiết niệu, sỏi thận… Nên dùng các thực phẩm giàu vitamin thay vì sử dụng viên uống vitamin C. Các thực phẩm này có thể kể đến như cam, chanh, ổi, đu đủ, bông cải xanh, dứa, rau bina, rau dền…
3. Các loại rau ít purin
Người bệnh gout có thể thoải mái ăn các loại rau củ vì lượng purin trong chúng rất ít, chỉ khoảng 20 – 25mg purin. Các loại rau ít purin tốt cho người bệnh gout có thể kể đến như:
- Rau cần
Rau cần thuộc nhóm rau có tính kiềm, rau cần nước vị ngọt, tính mát có công dụng lợi thủy, thanh nhiệt. Trong khi đó, rau cần cạn có vị đắng ngọt, tính mát, có công dụng khu phong, lợi thấp, thanh nhiệt. Cả hai loại rau cần này đều tốt cho người mắc gout ở giai đoạn cấp tính. Loại rau này giàu vitamin và khoáng chất có thể hỗ trợ đào thải axit uric, hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương khớp, hạn chế các tổn thương do bệnh gout gây ra.
- Bắp cải
Bắp cải hầu như không chứa nhân purin, rất giàu vitamin C và đặc biệt rau bắp cải còn chứa vitamin U. Vitamin U là muối của Metyl Methionin Sunfonium, được tìm thấy trong lá của bắp cải tươi. Sử dụng bắp cải có thể giúp xoa dịu tình trạng sưng đau, nóng đỏ tại khớp. Không chỉ vậy, bắp cải giàu chất xơ, kali, canxi giúp hỗ trợ trung hòa axit uric dư thừa, bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, cải thiện khả năng hệ miễn dịch. Bạn có thể dùng bắp cải luộc, nấu canh để ăn hoặc mỗi ngày uống 1 ly nước ép bắp cải.
- Bí xanh
Bí xanh cũng là một trong những loại rau có tính kiềm, độ pH trong bí xanh cao nên có thể hỗ trợ hòa tan và đào thải axit uric trong cơ thể ra ngoài theo đường nước tiểu. Bởi lẽ axit uric dễ hòa tan trong nước, độ pH trong nước tiểu có ảnh hưởng đến sự hòa tan axit uric nếu độ pH cao thì khả năng đào thải axit uric càng tốt.
Ngoài ra, trong bí xanh còn chứa kali có tác dụng lợi tiểu, tăng khả năng đào thải của thận, tăng khả năng bài tiết của cơ thể giúp cho lượng axit uric trong cơ thể được đào thải tốt hơn qua đường tiết niệu. Bí xanh vị ngọt, tính mát, chứa ít gốc purin, nếu người bệnh sử dụng thường xuyên sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, bí xanh còn giúp thanh nhiệt, giải độc, làm đẹp da, hỗ trợ trị tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm thận, cao huyết áp…
- Dưa chuột
Theo Đông y, dưa chuột hay dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa phù thũng, sưng trướng, hỗ trợ bài tiết axit uric ra ngoài cơ thể theo đường tiết niệu. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, dưa chuột chứa ít nhân purin, có đến 95% là nước nên có thể giúp cơ thể đào thải axit uric ra ngoài cơ thể mà không gây ảnh hưởng đến thận.
Một số thực phẩm khác
Một số loại rau chứa ít nhân purin tốt cho người mắc bệnh gout mà người bệnh có thể thêm vào khẩu phần ăn như:
- Súp lơ: Tính mát, có tác dụng thanh nhiệt
- Các loại cà (nhất là cà tím): Giảm tích tụ axit uric, giảm cholesterol trong máu, hạ đường huyết
- Cải xanh: Có tác dụng nhuận tràng, thuộc nhóm rau có tình kiềm, có thể giúp trung hòa axit uric
- Bí đỏ: Vị ngọt, tính ấm, hỗ trợ ngăn ngừa tăng huyết áp, chữa rối loạn mỡ máu..
- Khoai tây: Tính kiềm, giàu muối kali có tác dụng đào thải các chất độc trong cơ thể qua đường tiết niệu
- Củ cải: Vị ngọt, tính mát, công dụng lợi quan tiết, trừ tà nhiệt, trừ phong thấp, nhiều nước, có tính kiềm
4. Nhóm thực phẩm giàu omega-3
Các thực phẩm chứa nhiều omega-3 rất tốt cho sức khỏe, là loại axit béo không no cần thiết cho cơ thể. Có tác dụng kháng viêm, cải thiện chức năng thần kinh, bảo vệ thành mạch, giúp làm giảm hiện tượng co cứng, sưng đau ở khớp, cải thiện giấc ngủ. Mỗi tuần, bạn nên bổ ăn từ 3 – 4 bữa có các thực phẩm giàu omega-3 để hỗ trợ điều trị viêm nhiễm ở khớp giúp giảm thiểu các bệnh lý về xương khớp.
Các thực phẩm thuộc nhóm này là:
- Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá cơm…
- Các loại rau củ như rau bó xôi, rau bina, cải xoăn…
- Một số loại dầu như dầu gan cá, dầu óc chó, dầu hạt lanh, dầu đậu nành, dầu canola…
5. Sữa ít béo
Sữa ít béo cũng là một trong những thực phẩm mà người bệnh gout nên ăn. Uống sữa ít béo mỗi ngày có thể giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, hỗ trợ phục hồi các mô tổn thương tại khớp, giúp giảm axit uric trong máu.
Sữa ít béo giàu canxi, giúp bổ sung lượng lớn canxi cho cơ thể, làm tăng mật độ xương, giúp nâng cao sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, chất đạm trong sữa cũng được chuyển hóa thành năng lượng giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể uống 1 – 2 ly sữa ít béo hoặc các loại sữa đã được tách béo hoàn toàn để cung cấp năng lượng cho cơ thể, tránh tăng cân, không gây gánh nặng cho xương khớp.
6. Tỏi đen
Tỏi có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh gout, tuy nhiên, tỏi đen vẫn tốt hơn tỏi trắng. Tỏi đen có hoạt chất kháng viêm, chứa flavonoid, alkaloid, glycosides… có tác dụng hỗ trợ ức chế các uric trong máu, hạ nhiệt và đào thải các độc tố ra ngoài. Tỏi đen cũng giàu vitamin C, vitamin K, vitamin B2, B6, kẽm, sắt và các chất chống oxy hóa, không chỉ giúp điều trị bệnh gout mà còn có tác dụng tốt trong hỗ trợ ngăn ngừa tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao…
Khi sử dụng tỏi đen để điều trị bệnh gout, bạn có thể dùng 1 – 3 củ tỏi đen mỗi ngày. Không nên dùng quá nhiều để tránh nóng trong, táo bón, gây dư thừa dưỡng chất. Nếu không có tỏi đen, có thể dùng 2 – 3 tép tỏi sống hoặc thêm tỏi vào bữa ăn để hỗ trợ điều trị gout.
7. Tinh bột và thực phẩm giàu carbohydrate
Đây là nhóm thực phẩm rất tốt với người bệnh gout vì cung cấp năng lượng cho cơ thể lại chứa ít nhân purin. Đặc biệt, các thực phẩm này có chức năng làm giảm, hỗ trợ hòa tan axit uric trong nước tiểu. Bạn có thể thoải mái ăn các thực phẩm như phở, bún, mì, bánh mì, gạo, ngũ cốc, khoai…
8. Các loại thịt trắng
Khi bị gout, người bệnh có thể ăn các loại thịt trắng để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Tuy nhiên, nên chọn các loại thịt ít nhân purin để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Cụ thể:
- Thịt cá sông: Giàu đạm, ít nhân purin, rất tốt cho sức khỏe người bệnh, có thể kể đến như cá hồi, cá trắm cỏ, cá quả, cá diêu hồng
- Thịt ức gà: Thịt gà ít nhân purin, chứa selenium có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa quá trình kết tủa của axit uric. Tuy nhiên, chỉ nên dùng ức gà và mỗi ngày nên sử dụng tối đa 110 – 170g mỗi ngày. Nếu đã dùng thịt gà thì không sử dụng thêm bất cứ loại thịt nào khác trong bữa ăn.
- Thịt heo: Chứa hàm lượng purin ít hơn thịt đỏ, nhưng chỉ được ăn từ 30 – 50g mỗi ngày, chỉ ăn 2 – 3 lần/tuần.
9. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm cholesterol và axit uric trong máu. Ngoài ra, các loại ngũ cốc còn giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, có thể kể đến như yến mạch, vừng đen, hạt kê, gạo lứt, lúa mạch, các loại hạt, bơ…
10. Các loại trái cây
Với thắc mắc người bệnh gout nên ăn gì kiêng gì thì câu trả lời là người bệnh nên tăng cường các loại trái cây như:
- Quả nho
Nho, nhất là nho đen, nho đỏ chứa ít nhân purin và rất giàu vitamin A, B, C, K và các chất chống oxy hóa. Có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa sự tích tụ axit uric trong máu, được xem là phương thuốc kháng viêm an toàn cho người bệnh. Bạn có thể uống mỗi ngày 1 ly nước ép nho hoặc ăn nho với các loại hoa quả như chuối, bưởi, dứa, dâu tây để làm giảm triệu chứng do bệnh gout gây ra.
- Dưa hấu
Dưa hấu tính mát, không chứa nhân purin có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hỗ trợ đào thải một phần axit uric trong máu ra ngoài cơ thể qua đường tiết niệu. Ngoài ra, dưa hấu giàu kali, vitamin C,photpho và nước có khả năng đẩy nhanh quá trình hồi phục tại khớp, giảm sưng đau và cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh gout.
- Quả táo
Táo có tính kiềm, giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ đào thải axit uric, ngăn ngừa các triệu chứng và cơn đau của bệnh gout. Bạn có thể sử dụng mỗi ngày 1 – 2 quả táo mỗi ngày để trị bệnh gout.
- Quả lê
Lê cũng là một trong những loại quả có tính kiềm, có tác dụng trung hòa lượng axit uric dư thừa trong máu. Quả lê cũng giàu vitamin B, C, K, mangan, folate giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe xương khớp.
Người bệnh gout nên kiêng ăn gì?
Bệnh cạnh việc xác định bị bệnh gout nên ăn gì, người bệnh cũng cần xác định được những thực phẩm cần kiêng. Nếu không muốn bệnh ngày một nghiêm trọng hơn, bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm sau đây:
1. Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ là loại thịt có màu sắc đỏ tươi khi còn sống, sau khi chế biến thì nó cũng không chuyển sang màu trắng. Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, chứa nhiều nhân purin, rất không tốt cho người mắc bệnh gout. Sử dụng thịt đỏ nhiều sẽ gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, gây ung thư đại tràng, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và là thủ phạm gây béo phì. Các loại thịt đỏ mà người bệnh cần tránh bao gồm thịt bò, thịt dê, thịt nai…
2. Nội tạng động vật
Thực phẩm từ nội tạng động là một trong những thủ phạm khiến bệnh gout nghiêm trọng hơn rất nhiều. Các bộ phận nội tạng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, nếu ăn nhiều sẽ làm tăng mỡ trong máu,có hại cho tim mạch, có thể gây tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì. Các thực phẩm này là tim, gan, thận, não…
3. Thịt chứa nhiều nhân purin
Sự gia tăng nhân purin sẽ làm nồng độ axit uric trong máu nghiêm trọng hơn. Các thực phẩm này là:
- Thịt vịt: Cứ 100g thịt vịt thì chứa tới 138mg purin, do đó, bạn nên hạn chế ăn loại thịt này vì nó chứa hàm lượng purin cao quá ngưỡng an toàn.
- Thịt gà tây, ngỗng: Chứa hàm lượng nhân purin cao, nên thay thế bằng thịt gà, khi ăn cần bỏ da và ưu tiên ăn ở phần ức.
- Thịt cá mòi: Cá mòi cũng chứa nhiều nhân purin, cứ 100g cá mòi thì có đến 110 – 345mg purin.
4. Một số loại rau
Một số loại rau sau đây rất không tốt cho sức khỏe của người bệnh gout có thể kể đến như:
- Rau muống
Rau muống là một loại rau quen thuộc, thường xuất hiện trong các bữa ăn của người Việt. Loại rau này rất bổ dưỡng, giàu canxi, photpho và đặc biệt là nhiều chất xơ. Tuy nhiên, rau muống lại không tốt cho người mắc bệnh gout vì dễ gây đau nhức xương khớp dữ dội, khiến các tổn thương do viêm khớp gây ra lâu lành hơn.
- Rau mồng tơi
Mồng tơi cũng là một trong những thực phẩm người bệnh gout nên tránh sử dụng. Mồng tơi tính hàn, tuy có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu nhưng lại không tốt cho người bệnh. Do trong loại rau này có chứa axit oxalic và chứa nhiều nhân purin. Do đó, nếu sử dụng rau mồng tơi trong bữa ăn sẽ làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu khiến các triệu chứng đau nhức, sưng tấy của bệnh gout thêm nghiêm trọng hơn.
- Măng
Người bệnh gout tuyệt đối không ăn măng vì thực phẩm này thuộc nhóm tăng trưởng nhanh, làm tăng khả năng tổng hợp axit uric trong cơ thể khiến nồng độ axit uric trong máu tăng nhanh. Sử dụng măng sẽ khiến tình trạng đau nhức khớp trở nên dữ dội hơn.
- Rau mầm
Cũng giống nhưng măng, giá đỗ và các loại rau mầm đều không tốt cho người bệnh gout. Các loại rau này có hàm lượng purin cao, khi dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển đổi thành axit uric làm các cơn đau của bệnh gout bùng phát và khó kiểm soát.
- Đậu hà lan
Có thể làm tăng chuyển hóa chất đạm, khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, không tốt cho người mắc bệnh gout.
5. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Ăn nhiều chất béo, nhất là các chất béo bão hòa sẽ gây tăng cân, tăng sức ép đến xương khớp. Theo các nghiên cứu khoa học, ở người thừa cân mắc bệnh gout, sử dụng các thực phẩm giàu chất béo sẽ làm tăng axit uric. Các chuyên gia cũng khẳng định, có sự liên quan chặt chẽ giữa cân nặng của cơ thể với nguy cơ mắc bệnh gout. Do đó, chế độ ăn uống của người mắc bệnh gout không nên nhiều hơn 10% calo từ chất béo mỗi ngày.
Các thực phẩm giàu chất béo không tốt cho sức khỏe mà người bệnh nên tránh xa gồm:
- Thịt mỡ động vật
- Thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên
- Các món chiên xào
Ngoài ra, thay vì chế biến các món ăn theo phương thức chiên xào, rán thì tốt nhất bạn nên tăng cường ăn các món hấp, luộc để hạn chế tiêu thụ chất béo.
6. Thực phẩm giàu đạm
Người bị gout cũng cần tránh xa các thực phẩm giàu đạm. Với người bình thường, đạm không gây hại đến sức khỏe, tuy nhiên, với người bệnh gout điều này lại hoàn toàn ngược lại. Do cơ thể người bệnh không có khả năng loại bỏ hàm lượng axit uric trong cơ thể. Nếu hấp thụ đạm quá nhiều sẽ làm tích trữ axit uric trong máu khiến bệnh gout thêm nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm giàu đạm này bao gồm:
- Một số loại cá biển như cá trích, cá tuyết, cá mòi… Trong các loại cá này có chứa từ 50 – 150 nhân purine, nếu sử dụng chỉ nên dùng với một lượng nhỏ để tránh ảnh hưởng đến cơ thể.
- Các loại hải sản như tôm, cua, động vật có vỏ như nghêu, hến, sò… Theo khuyến cáo, người bệnh chỉ được ăn dưới 110g hải sản trong ngày, một tuần không ăn quá 2 lần.
7. Thực phẩm nhiều đường
Tránh xa đồ ngọt, nhất là các thực phẩm chứa nhiều đường đơn vì chúng gây kích thích cơ thể sản sinh ra các tinh thể muối lắng đọng tại khớp khiến tình trạng viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Theo các nghiên cứu, nam giới tiêu thụ nhiều nước ngọt, đồ ngọt sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn thông thường.
Ngoài ra, đồ ngọt còn làm tăng phản ứng viêm tại khớp,làm lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến tuần hoàn máu khiến các tổn thương chậm hồi phục. Không chỉ vậy, sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường khiến khả năng hấp thu canxi của cơ thể suy giảm, làm xương khớp yếu đi và dễ gặp biến chứng khi mắc bệnh gout. Nếu dùng thuốc điều trị gout là corticoid thì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
8. Không uống rượu bia
Khi bị bệnh gout, bạn nhất định không được uống rượu vì khi xâm nhập vào cơ thể, rượu cần được chuyển hóa trong các mô gan. Rượu sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu, khiến các axit này xâm nhập vào mô tạo tinh thể muối ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Trong khi đó, mặc dù bia chứa ít nhân purin nhưng các chất trong bia sẽ được chuyển đổi thành purin khi đưa vào cơ thể. Do đó, khi bị gout, tốt nhất người bệnh không nên uống rượu bia.
9. Một số thực phẩm khác
Bên cạnh các nhóm thực phẩm trên, người bệnh cũng nên:
- Không uống cà phê, chè
- Không dùng thực phẩm (rau củ quả) có vị chua để tránh làm tăng axit máu
- Không dùng nước sườn, nước luộc thịt, cá hộp, thịt hộp…
- Không sử dụng các chế phẩm có chocolate, cacao…
- Không nên ăn các loại nấm, hạn chế ăn trứng gia cầm
- Không ăn thực phẩm tái, sống như sashimi, gỏi, tiết canh
Một số lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho người bệnh gout
Ngoài việc nắm được người bệnh gout nên ăn gì kiêng gì, khi xây dựng chế độ ăn, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần cân đối chất dinh dưỡng trong cơ thể, cung cấp các thành phần sinh năng lượng theo tỷ lệ: Tinh bột 70%; chất béo có lợi 15 – 20%; Đạm < 10%.
- Tổng lượng đạm trong khẩu phần ăn chỉ nên ở mức thấp hơn 150g, cụ thể như sau: 100g thịt = 100g cá = 70g đậu phộng = 180g đậu phụ = 100g tôm.
- Uống nhiều nước, tốt nhất đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước khoáng, nước rau
- Nên đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
- Có thể áp dụng các biện pháp như ngâm chân với lá lốt, lá trầu không, nước ấm pha muối loãng trước khi đi ngủ để giúp bạn có giấc ngủ ngon và hạn chế cơn đau giữa đêm
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C, nếu muốn dùng vitamin C liều cao thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ
- Nếu bạn đang gặp tình trạng thừa cân thì nên giảm cân vì thừa cân sẽ khiến cơ thể không thể loại bỏ đường và axit uric trong máu
- Luyện tập thể thao đều đặn, xây dựng chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học để nâng cao sức đề kháng, không nên ép cân quá mức để tránh phản tác dụng.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc người bệnh gout nên ăn gì kiêng gì để hỗ trợ phục hồi, tránh tình trạng các triệu chứng bệnh trở nặng. Gout là bệnh có liên quan đến chế độ ăn uống, do đó người bệnh cần xây dựng chế độ ăn nghiêm ngặt, hạn chế ăn nhiều đạm và chất béo cùng các thực phẩm chứa nhiều nhân purin để không làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Có thể bạn quan tâm:
- 10 Loại thuốc hỗ trợ và điều trị bệnh gout phổ biến hiện nay
- Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh gout nên thực hiện
Xem thêm: Mách bạn cách chọn hộp đựng thức ăn an toàn cho sức khỏe
Tin mới nhất
- Chế độ dinh dưỡng DASH trong điều trị bệnh cao huyết áp
- Tiểu không tự chủ ở trẻ em là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
- Lo ngại về ung thư? Đã có hệ bạch huyết!
- Khoét chóp cổ tử cung
- Ăn cá sống phải biết cách mới tốt cho sức khỏe
- Khoai tây chiên: Ngon nhiều mà hại cũng lắm
- Các loại hạt tốt cho bà bầu, thai nhi và lưu ý khi ăn
- Màu sắc của tinh trùng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm
- Đau dạ dày ở trẻ em do đâu? Triệu chứng và hướng điều trị
- Trà nấm lim xanh chữa bệnh thế nào với cách dùng trà nấm lim xanh
Video
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Mất ngủ tuổi trung niên: Nguyên nhân, hệ lụy, cách cải thiện
- TIN TỨC UNG THƯ Co thắt dạ dày là hiện tượng gì, nguy hiểm không & cách chữa
- TIN TỨC UNG THƯ Bị viêm âm đạo nên kiêng ăn gì tốt cho sức khỏe?
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 7 Sản phẩm bổ sung canxi cho bà bầu tốt nhất được nhiều chị em chia sẻ