17 mẹo chữa đau dạ dày từ thiên nhiên tại nhà an toàn, hiệu quả
Thỉnh thoảng, chúng ta đều có thể bắt gặp những cơn đau dạ dày, đầy bụng hoặc khó tiêu sau khi ăn uống. Tình trạng này thường không gây ra nhiều lo ngại và thường có thể điều trị các triệu chứng bằng cách khắc phục tại nhà. Nếu bạn không có bất kì triệu chứng nào trong số những triệu chứng dưới đây, hãy thử mẹo chữa đau dạ dày từ thiên nhiên tại nhà, bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn trong thời gian ngắn.
- Cơn dau dạ dày không tốt hơn sau vài giờ.
- Đau rất dữ dội
- Chóng mặt
- Nôn mửa kéo dài hơn một hoặc hai ngày
- Đi ngoài phân đen hoặc có lẫn máu tươi
17 mẹo chữa đau dạ dày từ thiên nhiên tại nhà
Các loại nước uống, đồ ăn
1. Uống nước
Mất nước có thể làm tăng khả năng đau dạ dày bởi cơ thể cần nước để tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Mất nước hoặc uống không đủ nước làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn, từ đó làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày.
Nhìn chung, các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng:
- Phụ nữ nên uống khoảng 2,7 lít nước/ngày
- Đàn ông nên uống khoảng 3,7 lít nước/ngày.
Khoảng 20% trong số ngày sẽ đến từ thực phểm, phần còn lại đến từ đồ uống. Vì thế đối với hầu hết chúng ta, người lớn cần uống khoảng 8 cốc nước mỗi ngày, trẻ nhỏ thì cần ít nước hơn.
Đặc biệt đối với những người có vấn đề về tiêu hóa, nôn mửa hoặc tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước rất nhanh nên những người có triệu chứng này buộc phải tìm cách bổ sung đủ nước.
2. Nước cốt chanh + baking soda + nước
Hỗn hợp nước cốt chanh + backing soda + nước tạo ra axit cacbonic, có thể giúp giảm khí và khó tiêu. Nó cũng cải thiện sự bài tiết của gan và nhu động ruột. Đồng thời, axit trong chanh còn có tác dụng giúp tiêu hóa và hấp thục chất béo, rượu, trung hòa axit mất và giảm độ axit trong dạ dày.
Bạn có thể làm hỗn hỗn hợp này theo công thức sau:
- 1 muỗng canh nước cốt chanh tươi
- 1 muỗng cà phê baking soda
- 250 ml nước
3. Nước ép lô hội (nha đam)
Trong lô hội có các chất có khả năng làm giảm đau dạ dày, bằng cách:
- Giảm axit dư thừa trong dạ dày
- Kích thích đi tiêu loại bỏ độc tố
- Cải thiện tiêu hóa protein
- Cân bằng vi khuẩn tiêu hóa
Uống 10 ml nước ép nha đam mỗi ngày trong vòng 4 tuần có thể cải thiện tốt triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, đường tiêu hóa (GERD), bao gồm:
- Ợ nóng, ợ hơi, đầy hơi
- Buồn nôn và nôn
- Axit và thực phẩm trào ngược
4. Nước dừa
Nước dừa có hàm lượng magie cao, là một chất giúp giảm đau, giảm các cơn co thắt dạ dày. Nước dừa cũng rất hữu ích trong việc bù nước và là một lựa chọn tốt hơn các loại đồ uống thể thao.
Bạn có thể nhấm nháp 2 ly nước dừa mỗi 4-6 giời để giảm các triệu chứng đau dạ dày.
5. Gừng
Gừng từ lâu đã nổi tiếng là một phương thuốc tự nhiên giúp làm giảm khó tiêu và khó chịu của dạ dày. Trong gừng có chứa shogaols giúp làm tăng tốc độ co thắt của dạ dày, điều này giúp thực phẩm di chuyển và tiêu hóa qua dạ dày nhanh hơn. Các chất khác có trong gừng cũng làm giảm buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy.
Vì thế, những người đau dạ dày có thể thử thêm gừng vào bữa ăn hoặc uống trà gừng. Trà gừng có sẵn ở các siêu thị và cửa hàng online.
6. Bạc hà
Ngoài việc giúp hơi thở thơm tho hơn, tinh dầu bạc hà còn có tác dụng ngăn ngừa nôn mửa, tiêu chảy, giảm co thắt cơ trong ruột. giảm đau dạ dày. Bạc hà chính là một phương thuốc điều trị đau dạ dày truyền thống cho chứng khó tiêu, đầy hơi và tiêu chảy ở Iran, Pakistan, Ấn Độ.
Lá bạc hà sống hoặc nấu chín đều có tác dụng chữa đau dạ dày. Thông thường, bạn có thể đun sôi lá bạc hà với bạch đậu khấu để pha trà. Hoặc dùng nước ép lá bạc hà trộng với các loại trà, đồ uống khác hoặc các loại thực phẩm
Kẹo bạc hà cũng là một cách khác để giúp giảm đau, giảm ợ nóng.
7. Quế
Các chất có trong quế có khả năng giúp giảm khí và chứng đầy hơi. Ngoài ra, trong quế còn chứa một số chất chống oxy hóa giúp giảm tiêu và giảm nguy cơ kích thích, tổn thương ở đường tiêu hóa. Quế cũng giúp trung hòa axit trong gdj dày để làm giảm chứng ợ nóng.
Nếu gặp các cơn đau dạ dày, bạn có thể thử thêm 1 muỗng cà phê quế chất lượng tốt hoặc thêm một thanh quế khoảng 3 cm vào bữa ăn của mình. Hoặc không bạn có thể thử trộn quế với nước để pha trà. Thực hiện hai đến ba lần mỗi ngày.
8. Đinh hương
Đinh hương có các chất giúp làm giảm khí trong dạ dày và tăng tiết dịch vị, điều này giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày. Nó cũng giúp làm giảm buồn nôn và ói mửa.
Đối với chứng đau dạ dày, bạn có thể thử trộn 1-2 thìa bột đinh hương hoặc đinh hương xay với 1 muỗng cà phê mật ong rồi ăn mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ. Với chứng ợ nóng và buồn nên, bạn có thể kết hợp đinh hương với 250 ml nước nước sôi để uống 1-2 lần mỗi ngày.
9. Hạt cumin (hạt thì là)
Hạt cumun chứa các thành phần hoạt tính rất hữu ích trong việc:
- Giảm chứng khó tiêu và axit dư thừa trong dạ dày
- Giảm khí
- Giảm viêm ruột
- Hoạt động như một chất kháng sinh
Nếu bị đau dạ dày, bạn có thể thử trộng 1-2 muỗng cà phê bột cumin xay vào bữa ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm 1 vài thìa hạt cumin hoặc bột cumin vào nước sôi để pha trà.
Một số bác sĩ gợi ý rằng có thể nhai một hoặc hai hạt cumin thô hoặc bột để giảm chứng ợ nóng.
Có thể mua hạt cumin tại các của hàng trực tuyến.
10. Quả sung
Quả sung có chứa các chất có khả năng hoạt động như thuốc nhuận tràng giúp giảm táo bón, kích thích đi tiêu lành mạnh. Các chất trong quả sung cũng có thể giúp làm giảm chứng khó tiêu.
Một người bị đau dạ dày có thể thử ăn 1 quả sung một vài lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Ngoài ra, cũng có thể pha trà bằng 1-2 lá sung để thay thế cho quả.
Nếu bị tiêu chảy, cần tránh tiêu thụ sung.
11. Gạo
Gạo có tác dụng hữu ích cho nhiều loại bệnh đau dạ dày, như:
- Tăng khối lượng phân
- Hấp thụ chất lỏng chứa độc tố trong dạ dày
- Giảm đau và chuột ruột do nồng độ magie và kali cao
Những người bị tiêu chảy hoặc nôn mửa có thể ăn nửa bát cơm chín. Tốt nhất là ăn sau lần nôn mửa cuối cùng vài giờ. Sau đó tiếp tục ăn cơm trắng trong 24–48 giờ cho đến khi tiêu chảy chấm dứt.
Gạo cũng là một phần của chế độ ăn uống BRAT mà các bác sĩ thường khuyên dùng.
12. Chuối
Trong chuối có vitamin B6, kali và folate. Đây là những chất có khả năng giúp giảm đau và co thắt cơ. Người bị đau dạ dày có thể ăn 1 quả chuối chín sau bữa ăn 20-30 phút và tuyệt đối không ăn khi đói.
Điều cần lưu ý với người bị dạ dày khi ăn chuối là nên ăn khi bụng no và ăn sau bữa ăn cơm khoảng 20 – 30 phút, tuyệt đối không ăn chuối khi bụng đói.
13. Chế độ ăn uống BRAT
Những người bị đau dạ dày và tiêu chảy có thể ăn uống theo chế độ BRAT. BRAT là viết tắt của Bananas (chuối), Rice (gạo), Apple (táo) và Toasted bread (bánh mì nướng).
Đây là những thức ăn có chứa nhiều tinh bột, chúng kết hợp với nhau giúp phân săn chắc hơn, giảm bớt tiêu chảy. Ngoài ra, đây cũng là các loại thực phẩm nhạt, chúng không chứa các chất kích thích dạ dày, cổ họng hay ruột. Vậy nên nó cũng thích hợp dể làm dịu kích ứng mô do các axit trong nôn mửa.
Các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống BRAT cũng giúp bổ sung những chất bị thiếu hụt và mất đi khi tiêu chảy và ói mửa.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày ăn gì?
Hành động
14. Tránh nằm xuống
Nếu bạn nằm xuống sẽ tạo điều kiện cho axit trong dày đi ngược lại và di chuyển lên trên, có thể faay ợ nóng. Vì thế ta nên tránh nằm xuống khi bị đau dạ dày hoặc tránh đi ngủ ít nhất vài giờ cho đến khi cơn đau đi qua. Nếu cần phải nghỉ, bạn nên tựa đầu và cổ lên một chiếc gối cao, lý tưởng ở góc 30 độ.
15. Tắm nước ấm hoặc sử dụng túi sưởi ấm
Hơi nóng từ nước có thể làm giãn cơ bắp, giảm căng thẳng và giảm bớt chứng khó tiêu. Bạn có thể tắm nước ấm hoặc sử dụng một chiếc túi nước nóng để chườm lên bụng khỏng 20 phút.
16. Tránh hút thuốc và uống rượu
Hút thuốc làm tăng các cơn đau dạ dày. Nếu bị nôn mửa, hút thuốc lá có thể gây kích ứng thêm các mô mềm đã bị viêm trong dạ dày.
Rượu khó tiêu hóa và có hại cho gan cũng như niêm mạc dạ dày.
Chính vì thế, những người bị đau dạ dày cần tránh hút thuốc và uống rượu ít nhất là đến khi cảm thấy khỏe hơn.
17. Tránh các loại thực phẩm khó tiêu hóa
Một số loại thực phẩm khó tiêu hóa hơn những loại thực phẩm khác, và nó làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày. Vì thế, bất cứ ai bị đau bụng, đau dạ dày nên tránh các loại thực phẩm sau:
- Đồ chiên hoặc béo
- Đồ ăn cay
- Đồ ăn mặn
- Đồ ăn được bảo quản quá nhiều
Tìm hiểu thêm về những vấn đề nên kiêng nếu bị đau dạ dày: Đau dạ dày kiêng gì?
Thuốc không theo đơn
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn nếu gặp chứng đau dạ dày
- Đối với cơn đau do khí, thuốc có thành phần simethicone (Mylanta, Gas-X) có thể giúp loại bỏ nó.
- Đối với chứng ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hãy thử dùng thuốc kháng axit (Pepcid AC, Zantac 75).
- Đối với táo bón, có thể sử dụng chất làm mềm phân mềm hoặc thuốc nhuận tràng
- Đối với chuột rút do tiêu chảy, các loại thuốc có loperamide (Imodium) hoặc bismuth subsalicylate (Kaopectate hoặc Pepto-Bismol) có thể khiến bạn cảm thấy khỏe hơn.
- Đối với các loại đau khác, acetaminophen (Aspirin Free Anacin, Liquiprin, Panadol, Tylenol ) có thể hữu ích. Nhưng tránh xa các thuốc chống viêm không steroid ( NSAID ) như aspirin, ibuprofen ( Advil, Midol, Motrin ), hoặc naproxen ( Naprosyn, Aleve, Anaprox, Naprelan). Chúng có thể kích thích dạ dày của bạn.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Những người có vấn đề về dạ dày nghiêm trọng, thường xuyên hoặc dai dẳng nên nói chuyện với bác sĩ. Ngoài ra, nếu gặp những triệu chứng dưới đây, bạn cần lập tức tới bệnh viện:
- Nôn mửa liên tục hoặc không kiểm soát được tiêu chảy
- Táo bón mãn tính
- Sốt
- Phân đẫm máu
- Không loại thải các khí trong dạ dày
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Đau cánh tay
- Giảm cân không chủ ý
- Sờ thấy một khối u ở bụng hoặc dạ dày
- Khó nuốt
- Tiền sử thiếu máu do thiếu sắt hoặc các điều kiện liên quan
- Đau khi đi tiểu
Trên đây là các mẹo chữa đau dạ dày tại nhà, chúng tôi liệt kê các vấn đề mà từng phương pháp có thể giải quyết để bạn xác định được phương pháp nào là phù hợp với mình. Mọi thông tin chi tiết về bệnh đau dạ dày, các bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ tới số điện thoại của chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn giải đáp thêm.Tìm hiểu thêm về vi khuẩn HP, loại vi khuẩn duy nhất có thể sống sót trong điều kiện axit của dạ dày và là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày lên tới 10 lần: Vi khuẩn HP dương tính là gì?
Xem thêm: Cây rau dền gai chữa gai cột sống có tốt không và cách thực hiện?
Tin mới nhất
- Kiểm soát dị ứng thịt gà như thế nào? Những điều bạn nên lưu ý
- Bệnh tiểu đường kiêng gì và nên ăn gì tốt cho sức khỏe?
- Chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
- 5 lợi ích sức khỏe của chocolate bạn cần biết
- Chẩn đoán, điều trị và biến chứng của bệnh suy gan cấp
- 12 bệnh da liễu thường gặp ở nam giới bạn nên cẩn thận
- Tác dụng của nấm gỗ lim xanh chữa suy nhược thần kinh thế nào?
- Đừng chủ quan với các triệu chứng sỏi bàng quang
- X-quang ngực
- Sau đốt lộ tuyến cổ tử cung có biểu hiện gì? Lưu ý cần biết
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Bị viêm da cơ địa ở vùng kín nên lưu ý những điều này
- TIN TỨC UNG THƯ Đau cổ – Nguyên nhân, chẩn đoán & cách khắc phục, điều trị
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ 11 Cách chữa xuất tinh sớm không dùng thuốc đơn giản tại nhà
- CHĂM SÓC NGƯỜI UNG THƯ Bị bệnh á sừng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để chóng khỏi?