Bị viêm da cơ địa ở vùng kín nên lưu ý những điều này

Bệnh viêm da cơ địa ở vùng kín khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát và gặp rất nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vì vị trí phát bệnh đặc biệt nên việc điều trị khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu không chữa trị sớm bệnh dễ tiến triển nặng, dẫn đến nhiễm trùng vùng kín nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách điều trị an toàn bằng thảo dược mời theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm da cơ địa ở vùng kín có thể gây nhiều khó khăn cho cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh

Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa vùng kín

Viêm da cơ địa vùng kín là tình trạng viêm nhiễm có tính cơ địa tại vùng da xung quanh bộ phận sinh dục. Căn bệnh này có thể nhận biết dễ dàng thông qua những dấu hiệu như:

  • Ngứa ngáy nghiêm trọng tại vùng da quanh vùng kín.
  • Da vùng kín khô, có thể bong tróc.
  • Nổi mẩn đỏ hoặc các nốt mụn đỏ gây ngứa.
  • Da sần, rất nhạy cảm, có thể tổn thương do gãi nhiều.

Liên hệ với bác sĩ ngay nếu người bệnh nhận thấy các triệu chứng viêm da cơ địa ở vùng kín kèm các dấu hiệu như:

  • Các nốt mẩn ngứa tiết dịch hoặc mủ.
  • Dương vật hoặc âm đạo tiết ra chất nhờn, dịch bất thường.
  • Sốt trên 38,3 độ C.
  • Khó đi tiểu hoặc đau rát khi đi tiểu.
  • Đau bụng dưới.
  • Đau hoặc sưng tinh hoàn, âm đạo.

Người bệnh cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng một tuần. Bác sĩ có thể đánh giá các triệu chứng, tư vấn và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm.

Đôi khi bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa chỉ bằng cách nhìn vào các triệu chứng bên ngoài. Tuy nhiên, nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường khác, bác sĩ có thể cạo một mẫu nhỏ trên da ở vùng kín để mang đi kiểm tra ở phòng thí nghiệm.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở vùng kín

Hiện nay nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở vùng kín chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tình trạng này có thể liên quan đến một số yếu tố sau:

  • Hóa chất trong sữa tắm, xà phòng, chất tẩy rửa, dầu tắm, và nước.
  • Chất liệu quần áo, đặc biệt là quần lót. Các loại vải như polyester hoặc len có thể gây kích ứng da. Ngoài ra, quần áo bó sát cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các bệnh viêm da.
  • Nhiệt độ cao và môi trường ẩm ướt dễ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc.
  • Những chất có thể bị dị ứng như thực phẩm hoặc bất kỳ chất nào khác mà da có thể tiếp xúc, chẳng hạn như latex trong bao cao su.

Cách tốt nhất để điều trị viêm da cơ địa ở vùng kín là tránh xa các tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên việc điều trị có thể gặp một số khó khăn do đặc điểm khu vực bệnh.

Viêm da cơ địa ở vùng kín có lây không?

Bệnh viêm da cơ địa ở vùng kín không truyền nhiễm. Điều này có nghĩa là bạn không thể lây bệnh viêm da cơ địa thông qua việc quan hệ tình dục hoặc bằng cách chạm vào vùng kín của người bệnh. Tuy nhiên, việc quan hệ tình dục khi viêm da cơ địa ở vùng kín có thể gây khó chịu, ngứa ngáy và khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, nếu vùng kín xuất hiện tình trạng nhiễm trùng thì hoàn toàn có thể lây lan sang bạn tình. Do đó, nếu cần quan hệ tình dục trong lúc điều trị viêm da cơ địa ở vùng kín, người bệnh nên có biện pháp bảo vệ để tránh các trường hợp không mong muốn.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để phòng bệnh là không quan hệ tình dục trong suốt quá trình điều trị viêm da cơ địa ở vùng kín.

Các cách điều trị viêm da cơ địa ở vùng kín

Viêm da cơ địa ở vùng kín dù không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vì thế bệnh nhân nên điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển thành mãn tính và có thể gây ra nhiễm trùng. Một số cách điều trị viêm da cơ địa ở vùng kín phổ biến như:

Chữa viêm da cơ địa vùng kín bằng Tây y

Với phương pháp Tây y, bác sĩ thường kê đơn thuốc giúp bệnh nhân giảm ngứa và khắc phục các triệu chứng khác của bệnh. Một số loại thuốc thường dùng như:

  • Thuốc ức chế Calcineurin: Những loại thuốc này thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Elidel và Protopic.
  • Kem bôi trị ngứa Hydrocortison 1%: Bạn có thể băng vùng da bệnh lại sau khi thoa thuốc nếu cảm thấy cần thiết. Tuy nhiên, không sử dụng kem Hydrocortisone 1% lâu hơn 7 ngày trừ khi bạn nhận được sự đồng ý và chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.
  • Thuốc chống dị ứng nhẹ như Benadryl hoặc Zyrtec nếu tình trạng viêm da có liên quan đến các tác nhân dị ứng. Tuy nhiên đa số các loại thuốc chống dị ứng đều có thể gây buồn ngủ. Do đó không sử dụng thuốc nếu cần lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Corticosteroid đường uống: Như Deltasone để hỗ trợ điều trị viêm và cắt giảm các cơn ngứa.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu người bệnh bị tổn thương da, trầy xước hoặc có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ kê toa một kháng sinh như Floxapen hoặc Erythromycin để điều trị trong vòng 2 tuần.
  • Tiêm thuốc điều trị: Phương pháp này thường chỉ được sử dụng cho những trường hợp viêm da cơ địa ở vùng kín đặc biệt nghiêm trọng và các phương pháp không có hiệu quả điều trị. Loại thuốc phổ biến nhất là Dupixent, tuy nhiên nó khá đắt.

⛔ Một số trường hợp viêm da cơ địa vùng kín nặng có thể can thiệp thêm bằng phương pháp quang trị liệu. Đây là phương pháp điều trị sử dụng tia cực tím chiếu trực tiếp vào da của người bệnh để điều trị các triệu chứng. Tỷ lệ thành công của quang trị liệu khá cao. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra một số tổn thương nhất định trên da và làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi thực hiện liệu pháp.

Mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa vùng kín

Nếu các triệu chứng không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tự khắc phục bệnh bằng một số phương pháp đơn giản như:

  • Chườm lạnh bằng cách bọc một viên đá lạnh trong một miếng vải mỏng rồi chườm nhẹ nhàng lên vùng da bị ảnh hưởng bởi viêm da cơ địa trong khoảng 20 phút mỗi lần. Áp dụng biện pháp nhiều lần mỗi ngày hoặc bất cứ khi nào cảm thấy cần thiết.
  • Ngâm mình trong bồn tắm có chứa bột yến mạch xay mịn. Người bệnh có thể cho thêm khoảng một chén bột yến mạch vào bồn nước ấm để giúp giảm ngứa. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thoa hỗn hợp bột yến mạch vào vùng kín và để yên trong 20 phút để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa.
  • Ngâm rửa với lá trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch rồi đun sôi với chút muối. Ngâm rửa vùng kín với nước lá trầu không ngày 2 lần.

⛔ Những mẹo dân gian kể trên chủ yếu chỉ làm giảm bớt phần nào triệu chứng ngứa ngáy cho bệnh nhân. Với những trường hợp viêm da cơ địa vùng kín nặng nếu chỉ áp dụng các cách này sẽ không mang lại hiệu quả. Do đó tốt nhất bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phác đồ điều trị thích hợp nhất.

Tình trạng viêm da cơ địa vùng kín có thể được điều trị bằng cách tự chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng thuốc

Chữa viêm da cơ địa bằng bài thuốc thảo dược an toàn, hiệu quả

Theo Y học cổ truyền, viêm da cơ địa ở vùng kín là một dạng đặc biệt của bệnh viêm da cơ địa thông thường. Căn nguyên gây ra bệnh là do hoạt động của các tạng phủ trong cơ thể rối loạn, khiến gan, thận đào thải độc tố kém, hệ miễn dịch suy yếu. Vùng kín lại là khu vực ẩm ướt, khu trú nhiều vi khuẩn, vi nấm. Khi sức đề kháng cơ thể suy giảm sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố ngoại tà thường trực xâm nhập, kết hợp với độc tố tích tụ trên da gây ra bệnh. Để điều trị hiệu quả viêm da cơ địa vùng kín, Đông y chú trọng tác động vào căn nguyên gây bệnh bên trong cơ thể, từ đó khắc phục triệu chứng và phòng ngừa tái phát.

Nắm vững nguyên lý điều trị của Y học cổ truyền, Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang giúp điều trị hiệu quả căn bệnh viêm da cơ địa ở vùng kín và phòng ngừa tái phát.

➡️ Thanh bì Dương can thang kế thừa toàn diện những tinh hoa Y học cổ truyền, dựa trên nghiên cứu khoa học chuyên sâu mang đến bộ 3 chế phẩm gồm: Thuốc ngâm rửa, Thuốc bôi ngoài và Bài thuốc uống.

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chữa viêm da cơ địa

➡️Sự kết hợp hoàn hảo của 3 chế phẩm theo công thức tỉ lệ vàng với cơ chế tác động kép “trong uống, ngoài bôi” đã đi sâu vào giải độc, tiêu viêm, tăng cường chức năng các tạng can, thận để điều hòa hoạt động nội tiết bên trong cơ thể, tăng sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh, phòng ngừa tái phát. Đồng thời bài thuốc còn tạo tác động bên ngoài da, giúp giảm ngứa nhanh chóng, kiểm soát các triệu chứng viêm da cơ địa tại vùng kín.

➡️ Với thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên lành tính, đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP-WHO, bài thuốc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người bệnh. 

Bài thuốc đã được nhiều đầu báo uy tín biết đến và đưa tin như:

BÁO CHÍ NÓI VỀ THANH BÌ DƯỠNG CAN THANG

  • Báo VTV: Bệnh viêm da cơ địa – Dấu hiệu và cách chữa từ tinh hoa Y học cổ truyền
  • Báo Soha: Chữa bệnh viêm da cơ địa tới cơ sở Y học cổ truyền uy tín hàng đầu
  • Báo 24h: Bệnh viêm da cơ địa – Dấu hiệu và cách chữa một đi không trở lại từ thảo dược

Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu tới hàng triệu khán giả truyền hình là giải pháp hiệu quả và an toàn, giúp đẩy lùi từ gốc căn bệnh viêm da cơ địa và hạn chế tái phát.

>> Xem chi tiết: Phần giới thiệu về Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2

Bệnh viêm da cơ địa ở vùng kín cần lưu ý gì?

Các triệu chứng viêm da cơ địa ở vùng kín thường kéo dài trong vài ngày. Tuy nhiên, để giảm bớt khó chịu cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tìm hiểu nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở vùng kín. Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến dị ứng, hãy trao đổi với bác sĩ để thực hiện các bài kiểm tra chất gây dị ứng.
  • Không nên quần áo quá chật, đặc biệt là quần lót. Mặc quần lót rộng rãi, thoải mái, tránh kích ứng da. Ngoài ra, quần lót nên chọn chất liệu bằng cotton hoặc lụa để tránh việc đổ mồ hôi quá nhiều. Môi trường ẩm ướt và nóng có thể làm tăng khả năng sinh nấm mốc và kích thích vùng kín.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ hai lần mỗi ngày để giữ cho làn da có độ ẩm phù hợp và ngăn ngừa tổn thương da.
  • Tắm bằng xà phòng không gây kích ứng da hoặc có nguồn gốc
    từ thiên nhiên. Bên cạnh đó, tắm bằng nước mát hoặc nước ấm. Nước quá nóng có thể làm da bị khô và gây
    mề đay mẩn ngứa. Lau khô người bằng khăn sạch sau khi tắm xong.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ ẩm cho không khí và ngăn ngừa khô da.

Điều trị viêm da cơ địa ở vùng kín cần kết hợp với việc giữ vệ sinh khu vực da luôn khô ráo, sạch sẽ và giữ ẩm hàng ngày. Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào có liên quan vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa hoặc nhân viên y tế có chuyên môn. Bác sĩ Lệ Quyên – Trưởng khoa Da liễu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc sẽ trực tiếp giải đáp thắc mắc của bệnh nhân về các vấn đề liên quan đến viêm da  cơ địa nói riêng và bệnh da liễu nói chung.

Xem thêm: Người bị bệnh chàm kiêng ăn gì, bổ sung gì mau khỏi?

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!