Đừng chủ quan với các triệu chứng sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là một trong những bệnh đường tiết niệu khá phổ biến. Nếu sỏi không được xử lý sớm, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm bàng quang, viêm thận, suy thận, thậm chí là ung thư bàng quang. Hiểu về triệu chứng sỏi bàng quang sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Sỏi bàng quang là một trong những bệnh đường tiết niệu khá phổ biến. Nếu sỏi không được xử lý sớm, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm bàng quang, viêm thận, suy thận, thậm chí là ung thư bàng quang. Hiểu về triệu chứng sỏi bàng quang sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang. Sỏi bàng quang thường có hình tròn, ít khi có hình xù xì hoặc có góc cạnh. Sỏi bàng quang thường xảy ra khi bạn không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài, lâu ngày nước tiểu kết cụm lại với nhau và tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, những viên sỏi thận kích thước nhỏ có thể trôi xuống bàng quang qua niệu quản và trở thành sỏi bàng quang nếu không được loại bỏ sớm.

Vậy triệu chứng sỏi bàng quang là gì và làm thế nào để phòng ngừa bệnh? Mời bạn cùng tìm hiểu lời giải trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi bàng quang khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân chính hay gặp là:

  • Sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang.
  • Các tình trạng khiến nước tiểu bị ứ đọng như túi thừa bàng quang, viêm, nhiễm trùng, khối u…có nguy cơ gây hình thành sỏi bàng quang
  • Tình trạng cổ bàng quang bị chít hẹp do u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt mạn tính ở nam giới sẽ đè cổ bàng quang gây ứ đọng nước tiểu.
  • Sa bàng quang: Ở phụ nữ, thành bàng quang có thể yếu và sa xuống âm đạo; điều này làm chặn dòng chảy của nước tiểu và hình thành sỏi bàng quang.
  • Một số trường hợp dị vật ở bàng quang có thể gây ứ đọng nước tiểu, ứ đọng cặn tạo sỏi.
  • Bổ sung quá nhiều chất khoáng, canxi, photpho… trong khi đó lại uống ít nước có thể dẫn đến sỏi bàng quang cũng như các triệu chứng của chúng.
  • Các dụng cụ y tế được đặt trong bàng quang của bạn như ống thông tiểu, thiết bị tránh thai cũng có thể gây hình thành sỏi
  • Ngoài ra, sỏi bàng quang còn có thể hình thành do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và hay nhịn tiểu (thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp vùng chậu, bại liệt, tai biến mạch máu não…).
  • Uống ít nước, ít ăn rau khiến nước tiểu không đào thải được các chất cặn ra ngoài cũng là một trong những yếu tố gây nên sỏi bàng quang.

Triệu chứng sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang có thể không gây ra triệu chứng gì nếu chúng còn nhỏ và có thể được loại bỏ ra ngoài thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, các viên sỏi bàng quang lớn hơn sẽ gây ảnh hưởng đến thành bàng quang, gây đau dữ dội, chảy máu và khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu. Các triệu chứng sỏi bàng quang thường gặp bao gồm:

Sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng xuất hiện trong bàng quang. Sỏi bàng quang thường có hình tròn, ít khi có hình xù xì hoặc có góc cạnh. Sỏi bàng quang thường xảy ra khi bạn không tiểu hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài, lâu ngày nước tiểu kết cụm lại với nhau và tạo thành các tinh thể khoáng chất gọi là sỏi. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, những viên sỏi thận kích thước nhỏ có thể trôi xuống bàng quang qua niệu quản và trở thành sỏi bàng quang nếu không được loại bỏ sớm.

Vậy triệu chứng sỏi bàng quang là gì và làm thế nào để phòng ngừa bệnh? Mời bạn cùng tìm hiểu lời giải trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây sỏi bàng quang

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi bàng quang khác nhau. Trong đó, một số nguyên nhân chính hay gặp là:

  • Sỏi thận, sỏi niệu quản rơi xuống bàng quang.
  • Các tình trạng khiến nước tiểu bị ứ đọng như túi thừa bàng quang, viêm, nhiễm trùng, khối u…có nguy cơ gây hình thành sỏi bàng quang
  • Tình trạng cổ bàng quang bị chít hẹp do u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt mạn tính ở nam giới sẽ đè cổ bàng quang gây ứ đọng nước tiểu.
  • Sa bàng quang: Ở phụ nữ, thành bàng quang có thể yếu và sa xuống âm đạo; điều này làm chặn dòng chảy của nước tiểu và hình thành sỏi bàng quang.
  • Một số trường hợp dị vật ở bàng quang có thể gây ứ đọng nước tiểu, ứ đọng cặn tạo sỏi.
  • Bổ sung quá nhiều chất khoáng, canxi, photpho… trong khi đó lại uống ít nước có thể dẫn đến sỏi bàng quang cũng như các triệu chứng của chúng.
  • Các dụng cụ y tế được đặt trong bàng quang của bạn như ống thông tiểu, thiết bị tránh thai cũng có thể gây hình thành sỏi
  • Ngoài ra, sỏi bàng quang còn có thể hình thành do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động và hay nhịn tiểu (thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp vùng chậu, bại liệt, tai biến mạch máu não…).
  • Uống ít nước, ít ăn rau khiến nước tiểu không đào thải được các chất cặn ra ngoài cũng là một trong những yếu tố gây nên sỏi bàng quang.

Triệu chứng sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang có thể không gây ra triệu chứng gì nếu chúng còn nhỏ và có thể được loại bỏ ra ngoài thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, các viên sỏi bàng quang lớn hơn sẽ gây ảnh hưởng đến thành bàng quang, gây đau dữ dội, chảy máu và khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu. Các triệu chứng sỏi bàng quang thường gặp bao gồm:

Nước tiểu có màu bất thường

Sỏi bàng quang có thể gây nhiễm trùng và khiến cho nước tiểu có màu đục, đậm màu hơn bình thường. Một số trường hợp, các viên sỏi nhỏ cọ sát vào đường tiểu cũng có thể dẫn tới tình trạng chảy máu và gây ra hiện tượng tiểu ra máu.

Tiểu rắt, tiểu nhiều lần

Một trong những triệu chứng sỏi bàng quang phổ biến mà bạn có thể gặp phải là tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Nguyên nhân là do các viên sỏi làm tắc nghẽn đường nước tiểu, từ đó khiến người bệnh liên tục cảm thấy mắc tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần khá ít và đôi khi rất khó đi.

Tiểu ngắt quãng là triệu chứng sỏi bàng quang

Biểu hiện rõ nhất của tình trạng sỏi bàng quang là hiện tượng tia nước tiểu bị tắc đột ngột khi người bệnh đi tiểu, nước tiểu không ra kèm theo đau buốt ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, khi người bệnh thay đổi tư thế lại đi tiểu bình thường. Dấu hiệu sỏi bàng quang này thường biểu hiện nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân đi lại, vận động nặng và cải thiện khi nghỉ ngơi.

Đau bụng dưới

Đau bụng dưới là triệu chứng sỏi bàng quang xuất hiện ở cả nam và nữ. Khi sỏi di chuyển trong bàng quang sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau ở vùng bụng dưới và lan dần tới bộ phận sinh dục. Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào kích thước của sỏi và sự di chuyển, vận động của người bệnh.

Các triệu chứng sỏi bàng quang khác do nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài các dấu hiệu sỏi bàng quang kể trên, khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, tiểu buốt, nước tiểu đục và có mùi bất thường. Ngoài ra, nếu vi khuẩn phát triển quá mức có nguy cơ phá hủy các mô ở đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng bệnh nhân.

Thay đổi lối sống giúp hạn chế sỏi bàng quang và các triệu chứng của bệnh

Một vài thay đổi quan trọng trong lối sống có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sỏi bàng quang như:

Nước tiểu có màu bất thường

Sỏi bàng quang có thể gây nhiễm trùng và khiến cho nước tiểu có màu đục, đậm màu hơn bình thường. Một số trường hợp, các viên sỏi nhỏ cọ sát vào đường tiểu cũng có thể dẫn tới tình trạng chảy máu và gây ra hiện tượng tiểu ra máu.

Tiểu rắt, tiểu nhiều lần

Một trong những triệu chứng sỏi bàng quang phổ biến mà bạn có thể gặp phải là tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Nguyên nhân là do các viên sỏi làm tắc nghẽn đường nước tiểu, từ đó khiến người bệnh liên tục cảm thấy mắc tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần khá ít và đôi khi rất khó đi.

Tiểu ngắt quãng là triệu chứng sỏi bàng quang

Biểu hiện rõ nhất của tình trạng sỏi bàng quang là hiện tượng tia nước tiểu bị tắc đột ngột khi người bệnh đi tiểu, nước tiểu không ra kèm theo đau buốt ở bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, khi người bệnh thay đổi tư thế lại đi tiểu bình thường. Dấu hiệu sỏi bàng quang này thường biểu hiện nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân đi lại, vận động nặng và cải thiện khi nghỉ ngơi.

Đau bụng dưới

Đau bụng dưới là triệu chứng sỏi bàng quang xuất hiện ở cả nam và nữ. Khi sỏi di chuyển trong bàng quang sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau ở vùng bụng dưới và lan dần tới bộ phận sinh dục. Những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào kích thước của sỏi và sự di chuyển, vận động của người bệnh.

Các triệu chứng sỏi bàng quang khác do nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài các dấu hiệu sỏi bàng quang kể trên, khi bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, tiểu buốt, nước tiểu đục và có mùi bất thường. Ngoài ra, nếu vi khuẩn phát triển quá mức có nguy cơ phá hủy các mô ở đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng bệnh nhân.

Thay đổi lối sống giúp hạn chế sỏi bàng quang và các triệu chứng của bệnh

Một vài thay đổi quan trọng trong lối sống có thể làm giảm nguy cơ hình thành sỏi hoặc giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sỏi bàng quang như:

  • Uống nhiều nước. Uống tối thiểu 2-2,5 lít nước/ngày để giúp pha loãng nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi. Đối với những viên sỏi nhỏ, uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ các viên sỏi này qua đường nước tiểu. Người bệnh có thể thay nước lọc bằng các loại nước trái cây như cam, chanh, việt quất,…
  • Ưu tiên các món ăn nhiều chất xơ và thanh đạm. Bạn nên tăng cường lượng chất xơ và vitamin từ rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế tối đa nguồn đạm động vật trong khẩu phần ăn.
  • Hạn chế thức ăn có nhiều muối. Đặc biệt lưu ý lượng muối tối đa mỗi ngày không quá 2,3g, bởi vì ăn nhiều muối có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, gây hình thành sỏi và khiến bạn dễ gặp các triệu chứng khó chịu do sỏi bàng quang gây ra.
  • Cân đối hai nhóm dưỡng chất chứa canxi và oxalat để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Người bệnh nên bổ sung canxi với lượng 800-1.200mg/ngày từ các thực phẩm hàng ngày như tôm, cua, cá, sữa,… Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa oxalat (khoai lang, khoai tây, cà phê, rau bó xôi,…) trong cùng một bữa ăn, tốt nhất là kết hợp với các thực phẩm chứa canxi.
  • Giảm thiểu việc hút thuốc lá và tiêu thụ các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…
  • Tránh ngồi lâu một chỗ. Người bệnh nên tăng cường vận động hàng ngày và kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Không nên nhịn tiểu vì bất kỳ lý do gì.

Sỏi bàng quang nếu không sớm điều trị có thể gây nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, nếu phát hiện bất cứ triệu chứng sỏi bàng quang nào, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

  • Uống nhiều nước. Uống tối thiểu 2-2,5 lít nước/ngày để giúp pha loãng nước tiểu, giảm nguy cơ hình thành sỏi. Đối với những viên sỏi nhỏ, uống nhiều nước có thể giúp loại bỏ các viên sỏi này qua đường nước tiểu. Người bệnh có thể thay nước lọc bằng các loại nước trái cây như cam, chanh, việt quất,…
  • Ưu tiên các món ăn nhiều chất xơ và thanh đạm. Bạn nên tăng cường lượng chất xơ và vitamin từ rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế tối đa nguồn đạm động vật trong khẩu phần ăn.
  • Hạn chế thức ăn có nhiều muối. Đặc biệt lưu ý lượng muối tối đa mỗi ngày không quá 2,3g, bởi vì ăn nhiều muối có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu, gây hình thành sỏi và khiến bạn dễ gặp các triệu chứng khó chịu do sỏi bàng quang gây ra.
  • Cân đối hai nhóm dưỡng chất chứa canxi và oxalat để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Người bệnh nên bổ sung canxi với lượng 800-1.200mg/ngày từ các thực phẩm hàng ngày như tôm, cua, cá, sữa,… Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chứa oxalat (khoai lang, khoai tây, cà phê, rau bó xôi,…) trong cùng một bữa ăn, tốt nhất là kết hợp với các thực phẩm chứa canxi.
  • Giảm thiểu việc hút thuốc lá và tiêu thụ các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, rượu, bia,…
  • Tránh ngồi lâu một chỗ. Người bệnh nên tăng cường vận động hàng ngày và kiểm soát cân nặng hợp lý.
  • Không nên nhịn tiểu vì bất kỳ lý do gì.

Sỏi bàng quang nếu không sớm điều trị có thể gây nhiều biến chứng khó lường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, nếu phát hiện bất cứ triệu chứng sỏi bàng quang nào, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Khô miệng

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!