Mụn do rối loạn nội tiết tố: Đặc điểm và cách điều trị tận gốc
Mụn do rối loạn nội tiết tố (mụn nội tiết) khiến bạn đau đầu cho dù đã ăn uống đúng cách và dùng các sản phẩm chăm sóc bên ngoài? Muốn diệt tận gốc loại mụn này, bạn phải tác động vào yếu tố bên trong thì mới mang lại hiệu quả.
Mụn do rối loạn nội tiết tố (mụn nội tiết) khiến bạn đau đầu cho dù đã ăn uống đúng cách và dùng các sản phẩm chăm sóc bên ngoài? Muốn diệt tận gốc loại mụn này, bạn phải tác động vào yếu tố bên trong thì mới mang lại hiệu quả.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng mụn trứng cá. Nếu mụn hình thành do rối loạn nội tiết tố từ thì bạn cần phải dùng đến những giải pháp sau để đối phó với chúng từ bên trong.
Mụn do rối loạn nội tiết tố là gì?
Mụn do rối loạn nội tiết tố (hay mụn nội tiết) xuất hiện do tình trạng tăng – giảm bất thường của lượng nội tiết tố trong cơ thể.
Thông thường, rối loạn nội tiết tố xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì, nhưng bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Theo thống kê, có khoảng 50% nữ giới ở độ tuổi từ 20 tới 29 bị mụn do rối loạn nội tiết tố. Ở phụ nữ từ 40 – 49 tuổi, con số này giảm còn 25%.
Mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố đặc biệt xảy ra ở nữ giới. Những nhân tố góp phần gây mụn bao gồm thời kỳ hành kinh và mãn kinh.
Đặc điểm của mụn do rối loạn nội tiết tố
Trong suốt giai đoạn dậy thì, mụn do rối loạn nội tiết tố thường xuất hiện ở vùng chữ T trên khuôn mặt (gồm vùng trán, sống mũi, 2 bên mũi và cằm). Mụn ở người trưởng thành lại thường xuất hiện ở phần dưới khuôn mặt, bao gồm vùng dưới cằm và xung quanh hàm. Ở một số người, mụn do nội tiết thường xuất hiện nhiều ở vùng má.
Với một số người, mụn do rối loạn nội tiết tố có thể hình thành với nhiều dạng như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc…
Nguyên nhân là thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể là do:
- Thời kỳ hành kinh
- Hội chứng đa nang buồng trứng
- Thời kỳ mãn kinh
- Sự gia tăng quá mức lượng tiết tố androgen (nội tiết tố kích thích sự tăng tiết bã nhờn)
Nếu bạn đang nổi mụn, tình trạng rối loạn nội tiết tố cũng khiến mụn nghiêm trọng hơn vì nó gây nên những vấn đề như:
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng mụn trứng cá. Nếu mụn hình thành do rối loạn nội tiết tố từ thì bạn cần phải dùng đến những giải pháp sau để đối phó với chúng từ bên trong.
Mụn do rối loạn nội tiết tố là gì?
Mụn do rối loạn nội tiết tố (hay mụn nội tiết) xuất hiện do tình trạng tăng – giảm bất thường của lượng nội tiết tố trong cơ thể.
Thông thường, rối loạn nội tiết tố xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì, nhưng bất kỳ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc phải. Theo thống kê, có khoảng 50% nữ giới ở độ tuổi từ 20 tới 29 bị mụn do rối loạn nội tiết tố. Ở phụ nữ từ 40 – 49 tuổi, con số này giảm còn 25%.
Mụn trứng cá do rối loạn nội tiết tố đặc biệt xảy ra ở nữ giới. Những nhân tố góp phần gây mụn bao gồm thời kỳ hành kinh và mãn kinh.
Đặc điểm của mụn do rối loạn nội tiết tố
Trong suốt giai đoạn dậy thì, mụn do rối loạn nội tiết tố thường xuất hiện ở vùng chữ T trên khuôn mặt (gồm vùng trán, sống mũi, 2 bên mũi và cằm). Mụn ở người trưởng thành lại thường xuất hiện ở phần dưới khuôn mặt, bao gồm vùng dưới cằm và xung quanh hàm. Ở một số người, mụn do nội tiết thường xuất hiện nhiều ở vùng má.
Với một số người, mụn do rối loạn nội tiết tố có thể hình thành với nhiều dạng như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn mủ, mụn bọc…
Nguyên nhân là thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể là do:
- Thời kỳ hành kinh
- Hội chứng đa nang buồng trứng
- Thời kỳ mãn kinh
- Sự gia tăng quá mức lượng tiết tố androgen (nội tiết tố kích thích sự tăng tiết bã nhờn)
Nếu bạn đang nổi mụn, tình trạng rối loạn nội tiết tố cũng khiến mụn nghiêm trọng hơn vì nó gây nên những vấn đề như:
- Viêm da
- Tăng tiết bã nhờn
- Bít tắc lỗ chân lông
- Sản sinh vi khuẩn gây mụn
Điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố
Nếu tình trạng mụn nhẹ, bạn hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc cân bằng nội tiết tố trị mụn không kê đơn (OTC).
Tuy nhiên, mụn do rối loạn nội tiết tố thường là dạng mụn nang. Những vết mụn này hình thành sâu dưới da và các loại thuốc thoa thông thường khó có thể tác động đến chúng. Trong tình huống này, các loại thuốc uống có thể mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc làm sạch da và cân bằng nội tiết tố.
Thuốc ngừa thai hàng ngày
Thuốc tránh thai được dùng để điều trị mụn nội tiết thường có chứa ethinylestradiol cùng với một trong các thành phần sau:
- Drospirenone
- Norgestimate
- Norethindrone
Các thành phần này có thể cùng nhau cải thiện tình trạng mụn nội tiết ở cằm hoặc ở những vùng da khác, đặc biệt là trong những thời điểm hormone tăng cao như thời kỳ rụng trứng.
Tuy nhiên, nếu có tiền sử cao huyết áp, ung thư vú hay bệnh đông máu thì bạn không nên sử dụng biện pháp này để điều trị mụn.
Thuốc chống androgen
Các loại thuốc chống Androgen có tác dụng giảm lượng nội tiết tố nam Androgen. Nồng độ Androgen tăng cao được cho là có thể góp phần gây ra các vấn đề về mụn trứng cá thông qua việc làm tăng quá trình sản xuất dầu nhờn trên da.
Retinoid
Nếu tình trạng mụn do rối loạn nội tiết tố không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng retinoid, loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A. Rất nhiều loại kem retinoid, gel hay lotion không kê toa có công dụng trị mụn, nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng để thuốc mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tính an toàn.
Nếu quyết định sử dụng sản phẩm có chứa retinoid, bạn cần thoa kem chống nắng mỗi ngày vì retinoid sẽ làm da của bạn dễ bị bắt nắng hơn.
Các nguyên liệu tự nhiên
Một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng mụn do rối loạn nội tiết tố hiệu quả.
- Viêm da
- Tăng tiết bã nhờn
- Bít tắc lỗ chân lông
- Sản sinh vi khuẩn gây mụn
Điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố
Nếu tình trạng mụn nhẹ, bạn hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc cân bằng nội tiết tố trị mụn không kê đơn (OTC).
Tuy nhiên, mụn do rối loạn nội tiết tố thường là dạng mụn nang. Những vết mụn này hình thành sâu dưới da và các loại thuốc thoa thông thường khó có thể tác động đến chúng. Trong tình huống này, các loại thuốc uống có thể mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc làm sạch da và cân bằng nội tiết tố.
Thuốc ngừa thai hàng ngày
Thuốc tránh thai được dùng để điều trị mụn nội tiết thường có chứa ethinylestradiol cùng với một trong các thành phần sau:
- Drospirenone
- Norgestimate
- Norethindrone
Các thành phần này có thể cùng nhau cải thiện tình trạng mụn nội tiết ở cằm hoặc ở những vùng da khác, đặc biệt là trong những thời điểm hormone tăng cao như thời kỳ rụng trứng.
Tuy nhiên, nếu có tiền sử cao huyết áp, ung thư vú hay bệnh đông máu thì bạn không nên sử dụng biện pháp này để điều trị mụn.
Thuốc chống androgen
Các loại thuốc chống Androgen có tác dụng giảm lượng nội tiết tố nam Androgen. Nồng độ Androgen tăng cao được cho là có thể góp phần gây ra các vấn đề về mụn trứng cá thông qua việc làm tăng quá trình sản xuất dầu nhờn trên da.
Retinoid
Nếu tình trạng mụn do rối loạn nội tiết tố không quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng retinoid, loại thuốc có nguồn gốc từ vitamin A. Rất nhiều loại kem retinoid, gel hay lotion không kê toa có công dụng trị mụn, nhưng bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian và liều lượng sử dụng để thuốc mang lại hiệu quả cao và đảm bảo tính an toàn.
Nếu quyết định sử dụng sản phẩm có chứa retinoid, bạn cần thoa kem chống nắng mỗi ngày vì retinoid sẽ làm da của bạn dễ bị bắt nắng hơn.
Các nguyên liệu tự nhiên
Một số nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng mụn do rối loạn nội tiết tố hiệu quả.
Dầu tràm trà, thường xuất hiện trong các loại sữa rửa mặt, mặt nạ hay kem dưỡng, là một nguyên liệu kháng viêm hiệu quả. Một nghiên cứu cho thấy, sử dụng dầu tràm trà nồng độ 5% có khả năng cải thiện tình trạng mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình.
Alpha hydroxy acid (AHA) là loại axit thực vật có nguồn gốc chủ yếu từ trái cây họ cam quýt. AHA có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Nhờ đó AHA cũng có thể giảm thiểu nguy cơ sẹo do mụn trứng cá. Cũng như retinoids, AHA có thể làm tăng độ nhạy cảm của da đối với ánh nắng mặt trời nên bạn nên sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
Trà xanh cũng là một nguyên liệu có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể uống một vài tách trà xanh mỗi ngày để chăm sóc da ngay từ bên trong. Ngoài ra, các loại kem và gel dưỡng da có chứa ít nhất 2% chiết xuất trà xanh cũng có ích trong quá trình điều trị mụn.
Chế độ dinh dưỡng ngừa mụn
Một số thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, đặc biệt là các thực phẩm chống viêm giàu chất chống oxy hóa. Axit béo omega-3 cũng có thể làm giảm viêm da và đẩy nhanh quá trình điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố.
Để ngăn ngừa mụn do rối loạn nội tiết bạn nên hạn chế các thực phẩm như:
- Đường
- Các sản phẩm từ sữa
- Tinh bột tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng và mì ống
- Thịt đỏ
Quá trình điều trị mụn nội tiết sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, nên bạn đừng vội bỏ cuộc chỉ sau vài ngày điều trị mà chưa thấy kết quả trên da. Hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh và tuân theo lời khuyên từ bác sĩ để sớm tạm biệt các nốt mụn xấu xí bạn nhé.
Dầu tràm trà, thường xuất hiện trong các loại sữa rửa mặt, mặt nạ hay kem dưỡng, là một nguyên liệu kháng viêm hiệu quả. Một nghiên cứu cho thấy, sử dụng dầu tràm trà nồng độ 5% có khả năng cải thiện tình trạng mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình.
Alpha hydroxy acid (AHA) là loại axit thực vật có nguồn gốc chủ yếu từ trái cây họ cam quýt. AHA có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Nhờ đó AHA cũng có thể giảm thiểu nguy cơ sẹo do mụn trứng cá. Cũng như retinoids, AHA có thể làm tăng độ nhạy cảm của da đối với ánh nắng mặt trời nên bạn nên sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
Trà xanh cũng là một nguyên liệu có tác dụng giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể uống một vài tách trà xanh mỗi ngày để chăm sóc da ngay từ bên trong. Ngoài ra, các loại kem và gel dưỡng da có chứa ít nhất 2% chiết xuất trà xanh cũng có ích trong quá trình điều trị mụn.
Chế độ dinh dưỡng ngừa mụn
Một số thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, đặc biệt là các thực phẩm chống viêm giàu chất chống oxy hóa. Axit béo omega-3 cũng có thể làm giảm viêm da và đẩy nhanh quá trình điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố.
Để ngăn ngừa mụn do rối loạn nội tiết bạn nên hạn chế các thực phẩm như:
- Đường
- Các sản phẩm từ sữa
- Tinh bột tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng và mì ống
- Thịt đỏ
Quá trình điều trị mụn nội tiết sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, nên bạn đừng vội bỏ cuộc chỉ sau vài ngày điều trị mà chưa thấy kết quả trên da. Hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh và tuân theo lời khuyên từ bác sĩ để sớm tạm biệt các nốt mụn xấu xí bạn nhé.
Xem thêm: Rò luân nhĩ
Tin mới nhất
- Top 6 cách chữa bệnh đau dạ dày bằng thuốc Nam tại nhà đơn giản
- Định lượng canxi
- 8 loại hình phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay
- Chữa yếu sinh lý bằng mật ong – Giúp quý ông tìm lại “bản lĩnh”
- Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không? (Cẩm nang mẹ bầu)
- Top 7 loại thuốc cường dương của Đức hiệu quả nhất hiện nay
- 4 Dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung – Bạn cần phải đi khám ngay
- Những triệu chứng của một cơn đột quỵ ở thùy trán là gì?
- Nổi mề đay khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị an toàn mẹ bầu nên biết
- Khám phá liệu pháp thảo dược đánh bại suy giảm trí nhớ để minh mẫn và tập trung