Ngứa khắp người không nổi mẩn là dấu hiệu của bệnh gì? Cách chẩn đoán và chữa trị

Ngứa khắp người không nổi mẩn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như suy giảm chức năng gan thận, rối loạn tuyến giáp, bệnh về máu… Nếu chủ quan không điều trị sẽ khiến người bệnh đối mặt với nhiều rủi ro, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu ngay các nguyên nhân và cách trị ngứa toàn thân không mẩn đỏ dưới đây.

Ngứa khắp người không nổi mẩn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang nguy hại

Ngứa khắp người không nổi mẩn là gì?

Bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn đỏ là tình trạng ngứa da mà bên ngoài cơ thể gần như không có biểu hiện nào rõ rệt từ lúc mới bị. Người bệnh không bị mẩn đỏ thành mảng, sưng tấy hay nổi mụn hoặc sau một thời gian khi gãi ngứa nhiều mới có biểu hiện ngoài da.

Hiện tượng này xảy ra ở nhiều đối tượng, thường xuất hiện theo đợt và rất khó kiểm soát. Ngứa khắp người không nổi mẩn không gây mất thẩm mỹ nên khiến người bệnh chủ quan, không chữa trị sớm. Nhưng họ không ngờ rằng tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh lý nguy hiểm mà bản thân đang mắc phải.

Ngứa khắp người không nổi mẩn là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Bị ngứa khắp người nhưng không nổi mẩn khiến bạn rất lo lắng, không biết mình đang bị bệnh gì. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận định tình trạng ngứa khắp cơ thể của mình do đâu.

Ngứa khắp người không nổi mẩn do suy giảm chức năng gan, thận

Gan và thận là 2 cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc thải độc cho cơ thể. Khi chức năng gan, thận suy giảm sẽ khiến cơ thể bị ngứa. Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng ngứa không nổi mẩn này.

Mật được sản xuất ra từ gan, đi qua tuyến tụy và làm sạch ruột non, loại bỏ chất thải, giúp cơ thể hấp thu chất béo. Khi dòng chảy của mật bị tắc nghẽn thì tình trạng ứ mật xảy ra. Lúc này, nồng độ mật trong máu tăng cao, quá trình thải độc của cơ thể bị ảnh hưởng. Bề mặt da do đó bị ngứa mà không nổi mẩn.

Người bệnh ngứa khắp người không nổi mẩn do suy giảm chức năng gan hầu như không bị tổn thương ngoài da. Hiện tượng này bùng phát theo đợt và tự biến mất mà không cần chữa.

Nguyên nhân khác

Ngoài vấn đề về gan, thận gây ngứa da mà không nổi mẩn, tình trạng này còn xuất hiện do các yếu tố sau:

Bị bệnh tiểu đường có thể khiến bạn ngứa da
  • Rối loạn tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động không bình thường khiến các tế bào tái tạo da không ngừng hoạt động, làm cho da khô và ngứa.
  • Dị ứng da ngứa toàn thân: Một vài trường hợp bị dị ứng thời tiết, khói bụi, thức ăn nhưng không nổi mẩn. Khi người bệnh gãi ngứa liên tục với lực mạnh mới khiến da mẩn đỏ lên.
  • Ngứa khắp người không nổi mẩn do mắc bệnh về máu: Những người bị bệnh đa hồng cầu, rối loạn sản tủy, tăng đường, histamin trong máu… đều làm cho mạch máu bị tổn thương, gây ra hiện tượng ngứa khắp người.
  • Bị bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng vượt ngưỡng bình thường khiến cho da bị ngứa nhưng không có dấu hiệu mẩn đỏ.
  • Ung thư hạch bạch huyết: Khi bị bệnh này, các tế bào bạch cầu sẽ giải phóng ra cytokine. Đây là một loại protein làm ngứa ngáy toàn thân, gây viêm nhưng không mẩn.
  • Thiếu sắt: Thiếu sắt trong máu có thể làm tổn thương tế bào da và làm ngứa da khắp cơ thể.

Triệu chứng ngứa da không nổi mẩn

Ngứa da không nổi mẩn hình thành đột ngột mà không có nhiều dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên, bạn có thể nhận biết tình trạng này từ những biểu hiện sau đây:

  • Ngứa không rõ nguyên nhân trong nhiều ngày liên tục và không giảm.
  • Mới đầu bị ngứa râm ran ở lòng bàn tay, bàn chân, rồi đến ngực và lan ra toàn thân, gồm cả đầu.
  • Da khô ngứa toàn thân, bong tróc vảy trắng.
  • Người bị ngứa luôn trong trạng thái mệt mỏi, kém ăn.
  • Sau khi gãi hoặc một vài ngày, bề mặt da bắt đầu mẩn đỏ rải rác, hoặc nổi thành vùng. Một số người có biểu hiện sưng môi.
  • Trên da có nhiều đốm mờ nổi trên vùng mạch máu.
  • Cân nặng bị thay đổi thất thường nhưng người bệnh khó điều chỉnh do chán ăn.
  • Thiếu ngủ, mất trí nhớ, hay quên, không tập trung làm việc được.

Chẩn đoán ngứa khắp người không nổi mẩn

Khi bị ngứa toàn thân không nổi mẩn, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ngoài việc quan sát và tìm hiểu tiền sử bệnh lý về da của bệnh nhân, các chuyên gia sẽ tiến hành một số xét nghiệm dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm xác định nồng độ mật trong máu, kiểm tra chức năng gan.
  • Chụp CT, MRI hoặc siêu âm: Kiểm tra các tổn thương trong gan (nếu có).
  • Sinh thiết gan: Lấy mẫu tế bào ở gan để phân tích, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.

Căn cứ vào các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân gây ngứa mà không nổi mẩn. Từ đó kê thuốc trị bệnh cho từng trường hợp.

Cách trị ngứa khắp người mà không nổi mẩn

Ngứa khắp người không nổi mẩn xuất hiện do nhiều nguyên nhân. Tùy vào lý do gây bệnh và mức độ ngứa mà bạn nên sử dụng các thuốc khác nhau.

Thuốc Tây trị ngứa toàn thân không nổi mẩn

Tây y có các thuốc chuyên dùng để điều trị ngứa da, bao gồm trường hợp ngứa không nổi mẩn như sau:

Ngứa dưới da không mẩn đỏ uống thuốc Tây chữa trị
  • Thuốc kháng histamin.
  • Thuốc mỡ bôi tại chỗ.
  • Kem Hydrocortison.
  • Thuốc tiêm giảm ngứa.

Nếu đã gãi ngứa nhiều, làm da bị tổn thương, bạn có thể dùng thuốc kháng viêm, sản phẩm có chứa corticoid…

Chữa ngứa khắp người bằng thuốc dân gian

Việc sử dụng thuốc Tây để điều trị ngứa khắp người không nổi mẩn có thể làm chức năng gan, thận suy giảm mạnh hơn. Vì vậy, nhiều người bị ngứa toàn thân do suy gan thận lựa chọn uống thuốc Đông y hoặc dân gian để trị bệnh.

Một số thuốc có tác dụng thải độc, làm mát gan, cải thiện chức năng thận được người dân sử dụng khi bị ngứa toàn thân cho hiệu quả cao.

  • Lá rau má: Giã lấy nước uống để thải độc, trị ngứa da.
  • Lá diếp cá: Giã lấy nước uống hoặc đắp lên da toàn thân.
  • B
    ột sắn dây:
    Pha nước uống để giải độc, thanh nhiệt cơ thể, giảm ngứa da.
  • Cây mã đề: Giã lấy nước uống giúp thanh nhiệt, giảm ngứa nhanh chóng.
  • Nhân trần: Đun nước uống giải khát, giải độc gan, thận.
Cây mã đề có tác dụng thanh nhiệt rất tốt

Chữa ngứa khắp người không nổi mẩn bằng phương pháp dân gian thường không phải kết hợp nhiều loại thuốc nên khá dễ thực hiện. Tuy nhiên, cách làm này thường không đem lại hiệu quả cao nhưng dùng thuốc Đông y hoặc Tây y.

Cách chữa ngứa da toàn thân bằng Đông y

Đông y lấy nguyên lý chữa bệnh từ gốc làm nguyên tắc cho mọi trường hợp. Vì vậy, chữa ngứa da toàn thân bằng Đông y cũng là cách trị theo nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc trị ngứa nhưng không nổi mẩn bằng Đông y.

Bài thuốc số 1: Sử dụng các dược liệu:

  • Cúc tần, ngải cứu.
  • Sơn cúc cùng, bách bộ.
  • Cây chó đẻ răng cưa.

Rửa sạch số thuốc trên rồi sắc với khoảng 2 lít nước cho đến khi nước cạn ⅓ thì đổ ra uống, trị ngứa da.

Bài thuốc này có tác dụng giải quyết các độc tố trong gan, thông mật, hỗ trợ lưu thông máu. Từ đó là hết ngứa da toàn thân.

Bài thuốc số 2: Sử dụng các dược liệu:

  • Hoa kim ngân, cây diếp dại.
  • Đơn đỏ, thương nhĩ tử.

Sắc uống hàng ngày để giải độc gan, ngăn ngừa dị ứng và viêm da, bảo vệ cơ địa.

Sắc thuốc Đông y trị bệnh ngứa khắp người không nổi mẩn

Các bài thuốc này thường rất hiệu nghiệm với các trường hợp ngứa râm ran ở tay và chân sau đó ngứa toàn thân. Người bệnh bị ngứa da mặt, ngứa khắp người không nổi mẩn đều có thể sử dụng bài thuốc này. Các liều lượng thuốc phụ thuộc vào mức độ ngứa da của từng người.

Bị ngứa râm ran khắp người khi nào cần đến bệnh viện?

Ngứa dưới da không nổi mẩn kéo dài khoảng 2 tuần trở lên không dứt là tình trạng bệnh nặng. Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị tình trạng bị ngứa khắp người này. Ngoài ra, nếu thấy các triệu chứng này khi bị ngứa mà không nổi mẩn, bạn cũng cần đến cơ sở y tế ngay.

  • Ngứa da mặt nhưng không nổi mẩn.
  • Đầu ngứa râm ran suốt cả ngày, gãi liên tục, càng gãi càng ngứa.
  • Da bị ngứa nhưng không nổi mẩn ở vùng nhạy cảm như vùng kín.
  • Khi bị ngứa dưới da, người bệnh cảm thấy mệt, cơ thể dã dời, sụt cân, thay đổi giờ giấc đi vệ sinh…
  • Tái phát đột ngột, không xác định được yếu tố ảnh hưởng.

Ngứa khắp người không nổi mẩn là biểu hiện không bình thường của cơ thể. Nó cho thấy nhiều cơ quan trong cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Bạn không nên chủ quan, xem nhẹ hiện tượng này mà cần đi khám bác sĩ ngay để tìm hướng giải quyết, phòng ngừa tái phát.

ĐỌC THÊM:

  • Da nhiễm corticoid có nguy hiểm không? Phục hồi bằng cách nào?
  • Ngứa tay chân: Nhận biết dấu hiệu và cách điều trị
  • Ngứa lưng phải làm sao? Những thông tin cần biết

Xem thêm: Bắt đầu tìm hiểu về ăn chay

Rate this post

Tin Liên quan

error: Content is protected !!