Bệnh nấm Candida là gì? Dấu hiệu nhiễm nấm và cách điều trị
Nấm Candida là một phần của hệ vi sinh tự nhiên trong cơ thể người. Nấm có thể được tìm thấy trong đường tiêu hóa, miệng và âm đạo.
Trong hầu hết các trường hợp nấm Candida là vô hại. Tuy nhiên, khi nấm phát triển quá mức có thể gây nên một số bệnh lý nhiễm trùng nấm. Tùy theo vị trí nhiễm nấm mà bệnh có biểu hiệu và cách điều trị khác nhau. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu thêm thông tin về bệnh nhiễm nấm Candida và cách điều trị thông qua bài viết bên dưới.
Nhiễm nấm Candida là gì?
Nấm Candida, đặc biệt là Candida Albicans có thể gây ra một số bệnh lý nhiễm trùng trong cơ thể. Thông thường, Candida được kiểm soát bởi vi khuẩn có lợi trong cơ thể và hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên môi trường vi khuẩn trong cơ thể đôi khi bị rối loạn bởi thuốc kháng sinh, độ ẩm hoặc các tác nhân khác. Điều này sẽ khiến nấm men phát triển quá mức, bám vào các cơ quan và gây bệnh.
Nhiễm Candida có thể không gây ra các triệu chứng cụ thể ở người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu một người có hệ thống miễn dịch của suy yếu do bệnh tật (đặc biệt là AIDS hoặc tiểu đường), nấm Candida có thể gây ra các triệu chứng rõ ràng hơn.
Nhiễm nấm có thể gây ra nhiều khó chịu, tuy nhiên hiếm khi bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng. Các trường hợp nghiêm trọng là do nấm đã xâm nhập vào máu và không được điều trị kịp lúc. Do đó, tìm hiểu dấu hiệu nhiễm Candida là cách tốt nhất để điều trị và phòng ngừa bệnh.
Các loại nhiễm nấm Candida và dấu hiệu nhận biết
Nấm Candida có thể ảnh hưởng đến bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Dưới đâu là một số vị trí nhiễm nấm và dấu hiệu nhận biết, người bệnh có thể tham khảo:
1. Nhiễm Candida tiết niệu
Nấm Candida là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu do nấm. Nhiễm trùng Candida có thể xảy ra ở phần bên dưới của đường tiết niệu, trong một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến thận và gây suy thận.
Một số tác nhân làm tăng khả năng nhiễm nấm Candida đường tiết niệu bao gồm:
- Sử dụng kháng sinh điều trị bệnh trong một thời gian tương đối dài.
- Có một thiết bị y tế đưa vào cơ thể, điển hình là ống thông tiểu.
- Mắc bệnh tiểu đường.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu.
Các triệu chứng nhiễm Candida đường tiết niệu thường không có dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên.
- Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Đau bụng hoặc có cảm giác rát ở vùng chậu.
- Trong nước tiểu xuất hiện máu hoặc dịch màu hồng nhạt.
2. Nhiễm nấm men sinh dục
Nấm Candida là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiễm trùng nấm men sinh dục. Thông thường, một loại vi khuẩn có tên Lactobacillus sẽ giữ cho lượng nấm Candida trong vùng sinh dục được kiểm soát. Tuy nhiên khi nồng độ Lactobacillus suy giảm vì một lý do nào đó sẽ dẫn đến việc nấm Candida phát triển quá mức và gây nhiễm trùng.
Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm Candida sinh dục bao gồm:
- Có cảm giác nóng rát khi quan hệ tình dục hoặc khi đi tiểu.
- Ngứa hoặc đau bên trong hoặc xung quanh âm đạo.
- Xung quanh âm đạo hoặc dương vậy bị đỏ, kích thích hoặc sưng.
- Tiết dịch âm đạo bất thường.
- Nổi mề đay mẩn ngứa ở bộ phận sinh dục.
Các loại nấm Candida cũng có thể lây nhiễm và gây bệnh ở bộ phận sinh dục nam. Tuy nhiên điều này không phổ biến và đa số các trường hợp nhiễm nấm là do lây từ âm đạo của bạn tình. Nhiễm nấm ở dương vật không có các triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nam giới có thể cảm thấy ngứa ngáy hoặc nhận thấy các phát ban hoặc rát xung quanh đầu của dương vật.
3. Nấm Candida ở miệng
Nấm Candida Albicans là một phần bình thường của hệ vi sinh vật trong miệng. Tuy nhiên, nếu nấm phát triển quá mức sẽ dẫn đến việc nhiễm trùng nấm men. Nấm có thể lan đến Amidan gây viêm Amidan và làm tổn thương khu vực ở phía sau cổ họng. Các trường hợp nặng, nấm có thể tấn công thực quản của người bệnh.
Nhiễm nấm Candida ở miệng sẽ gây ra bệnh tưa miệng. Các triệu chứng bệnh cơ bản bao gồm:
- Có đốm trắng trong miệng, đôi khi có thể bị chảy máu khi chạm vào.
- Miệng có cảm giác nóng rát hoặc đau đớn.
- Khó khăn trong việc ăn uống hoặc nuốt.
- Mất vị giác.
Nhiễm nấm ở miệng cần được điều trị ngay khi nhận ra các triệu chứng. Trì hoãn điều trị có thể dẫn đến việc nhiễm nấm toàn thân, đặc biệt là ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
4. Nhiễm nấm Candida trên da
Nấm Candida có thể xâm nhập vào bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, bao gồm cả da. Các khu vực ấm áp, ẩm ướt, nhiều mồ hôi như: Nách, bẹn, kẽ giữa các tay, chân và bên dưới ngực là môi trường rất tốt để nấm men phát triển.
Bệnh nấm da do Candida thường gây ra các mảng mẩn đỏ tại khu vực bị tổn thương. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện các nốt mụn nước. Da cũng có thể xuất hiện nhiều đốm màu trắng có hình dạng gần giống như sữa đông.
5. Nhiễm nấm Candida trong máu
Đôi khi nấm Candida có thể xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng nghiêm trọng. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến các tế bào máu và cơ quan nội tạng trong cơ thể. Những người thường có nguy cơ nhiễm Candida đường máu bao gồm:
- Bệnh nhân từng trải qua hóa trị hoặc xạ trị ung thư.
- Người bệnh bạch cầu hoặc có vấn đề về tủy xương.
- Người bệnh suy giảm bạch cầu hoặc có hệ miễn dịch suy yếu.
- Từng trải qua các cơ phẫu thuật lớn.
Các triệu chứng nhiễm nấm Candida ở máu bao gồm:
- Sốt cao hoặc sốt lặp lại nhiều lần.
- Suy thận
6. Nhiễm nấm Candida ở nội tạng
Nấm Candida cũng có thể tấn công các cơ quan nội tạng, gây nhiễm trùng lớp lót, màng nhầy,…Nếu tình trạng này xảy ra, người bệnh có nguy cơ tử vong khá cao. Một số bệnh lý nhiễm nấm ở cơ quan nội tạng bao gồm:
- Viêm nội tâm mạc: Là tình trạng nhiễm nấm ở mặt trong lớp lót của tim bao gồm buồng tim và van tim. Có 24 – 46% bệnh nhân tử vong khi bị viêm nội tâm mạc do nấm.
- Viêm màng não: Là tình trạng viêm các mô quanh tế bào não và tủy sống. Viêm màng não do nấm Candida thường gây đau đầu, cứng cổ, buồn nôn hoặc khiến người bệnh nhạy cảm với ánh sáng.
- Nấm Candida ở ổ bụng: Còn được gọi là viêm phúc mạc do nấm Candida, là trạng niêm mạc bụng bị viêm do nhiễm trùng nấm.
- Viêm xương hoặc viêm khớp: Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra, tuy nhiên nhiễm nấm ở khớp có thể khiến người bệnh bị đau, sưng, sốt đi kèm cảm giác ớn lạnh. Viêm khớp do nấm thường khó điều trị hơn.
- Bệnh nội tiế
t: Nấm Candida có thể tấn công hệ nội tiết và dẫn đến tình trạng mất thị lực tạm thời. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến hình thành mủ trong các mô mắt và mù lòa.
Các bệnh nhiễm nấm men Candida cần được điều trị để tránh nguy cơ nhiễm trùng đến các cơ quan nội tạng. Do đó, nếu nhận thấy dấu hiệu nhiễm nấm hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Chẩn đoán tình trạng nhiễm nấm Candida
Để chẩn đoán nhiễm nấm Candida, bác sĩ có thể dựa vào lịch sử y tế của người bệnh. Một số bệnh lý bao gồm tiểu đường, HIV, ung thư hoặc một số bệnh mãn tính khác có thể làm tăng nguy cơ nhiễm Candida. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh liệt kê danh sách các món ăn hoặc các loại thuốc đang sử dụng để làm tăng tính chính xác của chẩn đoán.
Thông thường, việc chẩn đoán nấm Candida thường dựa vào kiểm tra triệu chứng cơ bản. Tuy nhiên, nếu để chắc chắn hơn bác sĩ có thể lấy một ít tế bào để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy để xác nhận tế bào nấm.
Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ người bệnh nhiễm nấm Candida ở máu, thực quản hoặc nội tạng, việc chẩn đoán có thể cần thực hiện bằng thiết bị nội soi hoặc xét nghiệm máu.
Biện pháp điều trị nấm Candida
Việc điều trị nhiễm nấm Candida cần phụ thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số phương pháp điều trị phổ biến bao gồm:
- Nhiễm nấm Candida ở da: Thường được điều trị bằng các loại thuốc chống nấm hoặc kem bôi. Ngoài ra, khu vực bị ảnh hưởng cần được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo và tránh khỏi các tổn thương, khô, nứt nẻ.
- Viêm thực quản: Được điều trị bằng thuốc chống nấm đường uống, phổ biến là Fluconazole.
- Nấm Candida âm đạo: Được điều trị bằng thuốc kháng nấm được bôi trực tiếp vào âm đọa hoặc dạng viên nén, thuốc mỡ, thuốc đạn đặt âm đạo. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh việc lây nhiễm cho bạn tình. Các loại thuốc phổ biến bao gồm: Femstat, Clotrimazole, Miconazole, Mycostatin,…
- Bệnh tưa miệng (Candida ở miệng): Được điều trị bằng thuốc bôi, thuốc chống nấm như Mycostatin và Clotrimazole. Đối với các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh ngậm chất lỏng Nystatin hoặc Fluconazole cho các trường hợp nặng hơn.
- Nhiễm nấm Candida trong máu hoặc cơ quan nội tạng: Thường được điều trị bằng thuốc tiêm tĩnh mạch chẳng hạn như Voriconazole. Những người có số lượng bạch cầu thấp có thể sử dụng một số loại thuốc chống nấm thay thế khác như Caspofungin hoặc Micafungin.
- Viêm khớp do nấm: Được điều trị bằng thuốc chống nấm như Amphotericin B và Fluconazole.
- Nấm Candida ở ổ bụng: Được điều trị bằng Amphotericin B, Caspofungin, Micafungin.
- Viêm màng não: Được điều trị bằng thuốc chống nấm Amphotericin B kết hợp với Flucytosine.
Biện pháp phòng ngừa nhiễm nấm Candida
Nói chung, người bệnh có thể ngăn ngừa các trường hợp nhiễm nấm Candida bằng cách giữ cho có thể sạch sẽ và khô ráo. Những người bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý tự miễn khác nên sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Mặc đồ lót bằng vải cotton để da thoáng khí, tránh tích tụ độ ẩm. Không mặc quần áo ướt hoặc ẩm, bên cạnh đó người bệnh cần sử dụng quần áo thích hợp khi luyện tập thể dục thể thao, tránh quần áo bó sát người.
Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Không nên lạm dụng thuốc, bởi vì điều này tăng nấm men trong cơ thể và gây ra một số hệ quả không mong muốn. Nếu bạn đã có tiền sử nhiễm trùng nấm men thì việc sử dụng kháng sinh cần thận trọng hơn.
Thông thường, ở những người khỏe mạnh, nhiễm nấm Candida có thể điều trị được và không gây các biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp tái nhiễm nấm, người bệnh có thể cần một đợt sử dụng kháng sinh kéo dài để điều trị. Ở những người mắc bệnh mãn tính hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu, việc điều trị nấm có thể gặp nhiều khó khăn. Trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để có biện pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp.
Xem thêm: Xạ trị ung thư tuyến giáp: Mục đích và cách giảm tác dụng phụ hiệu quả
Tin mới nhất
- Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày giúp nhanh khỏi bệnh
- Bà bầu có nên ăn dưa hấu? Đọc ngay để tìm câu trả lời nhé!
- Rễ thần kinh cổ (Bệnh lý rễ tủy cổ)
- Tiểu rắt ở nam giới nguyên nhân do đâu? Cách điều trị dứt điểm bệnh
- 18 tác dụng kì diệu của mật ong sẽ khiến bạn bất ngờ
- Tiểu buốt và đau lưng là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả
- Bệnh lý thần kinh tự trị
- Bạn đã biết về các thuốc điều trị COPD?
- 7 loại thực phẩm bạn chớ nên dùng lò vi sóng
- 12 cách trị á sừng tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh