Nội dung chính trong bài [ Hiện ]
- I. Ung thư vú là gì?
- II. Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú
- III. Triệu chứng bệnh ung thư vú
- IV. Chẩn đoán bệnh ung thư vú
- Thăm khám lâm sàng
- Cận lâm sàng
- V. Các giai đoạn bệnh ung thư vú, tiên lượng sống và cách điều trị
- 1. Tiên lượng sống bệnh ung thư vú
- 2. Các giai đoạn bệnh ung thư vú
- 3. Điều trị bệnh ung thư vú
- VI. Phòng ngừa ung thư vú tái phát và mắc mới ung thư
Ngày nay số lượng bệnh ung thư vú được phát hiện ngày càng nhiều bởi đây là loại bệnh dễ gặp. Những con số thống kê cho thấy ung thư vú chiếm tỷ lệ từ 7-10% ca nhiễm bệnh ung thư ở phụ nữ. Không chỉ đến với nữ giới, ung thư vú đã được xác định có thể xảy ra ở cả nam giới, nhưng những trường hợp ung thư vú ở nam hiếm gặp hơn.
I. Ung thư vú là gì?
Ung thư vú khối u ác tính bắt nguồn từ các tế bào vú. Đây là loại ung thư thường gặp nhất và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp thời nay.
Một khối u ác tính là tập hợp các tế bào ung thư có thể phát triển xâm lấn các mô xung quanh hoặc di căn tới các mô xa hơn trong cơ thể. Ung thư vú hầu hết xảy ra ở phụ nữ, tuy nhiên nam giới hiện nay cũng đã có thể mắc bệnh.
Ung thư vú là loại bệnh rất phức tạp mà trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân, bệnh sinh và điều trị.
Các loại ung thư vú:
- Ung thư biểu mô tuyến vý (tại chỗ và xâm lấn): phổ biến nhất
- Ung thư biểu mô tiểu thùy vú (tại chỗ và xâm lấn)
- Ung thư vú thể viêm
- Ung thư vú thể nhầy
- Ung thư vú hỗn hợp
II. Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú
Khoa học vẫn chưa thể lý giải nguyên nhân đích xác dẫn đến căn bệnh ung thư vú, nhưng người ta đã tìm ra được những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tiền căn thai sản: Phụ nữ chưa từng sinh con hoặc mang thai lần đầu sau 30 tuổi có nguy cơ mắc phải ung thư vú gấp đôi so với phụ nữ đã có con trước 30 tuổi.
Phơi nhiễm bức xạ vùng ngực: Ung thư là một loại bệnh đột gen, mà những tia bức xạ năng lượng cao đã được minh chứng rằng có thể làm thay đổi gen ở con người.
Chế độ ăn uống và tình trạng thừa cân: Số lượng calori đưa vào cơ thể càng cao, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng tăng. Phụ nữ có chế độ ăn calori có nguy cơ mắc bệnh gấp đôi người phụ nữ bình thường. Ngoài ra ăn quá nhiều, làm cơ thể tích tụ mỡ gây béo phì cùng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thói quen xấu: Hút thuốc, sử dụng chất kích thích quá nhiều và trong thời gian dài cũng là nguy cơ gây nên rất nhiều loại bệnh ung thư, ung thư vú là một trong số đó.
Bệnh lý tuyến vú lành tính: Phụ nữ gặp phải những bệnh lý vùng vú đã chữa khỏi có nguy cơ mắc bệnh cao bởi các bệnh lý tuyến vú lành tính rất dễ có xu hướng thay đổi và tạo nên các khối u ung thư.
Tuổi cao cũng là nguyên nhân ung thư vú.
Tuổi tác: Ung thư vú thường đến với phụ nữ có độ tuổi lớn hơn 50, còn với nam giới là 60-70 tuổi. Càng nhiều tuổi càng dễ mắc bệnh ung thư so với người trẻ.
Tiền sử gia đình: Những người có người thân từng mắc bệnh ung thư vú có nguy cơ cao mắc phải ung thư vú.
Đột biến Gen di truyền: Đột biến gen là nguy cơ ít gặp phải ở nữ giới, nhưng nam giới có nguy cơ cao hơn khá nhiều. Nam giới có đột biến trong gen BRCA2 có nguy cơ cao mắc bệnh UT vú, tỷ lệ mắc là 6/100. Đột biến BRCA1 cũng có thể gây ra bệnh ung thư vú ở nam giới, nhưng nguy cơ thấp hơn, khoảng 1/100.
Hội chứng Klinefelter: Hội chứng này thường gặp ở nam giới. Ở những nam giới mắc phải hội chứng này sẽ có sự thay đổi trong nhiễm sắc thể là có một nhiễm sắc thể Y cộng với ít nhất 2 nhiễm sắc thể X (hoặc nhiều hơn). Điều này khác với thông thường là tế bào nam giới có một nhiễm sắc thể X cùng với một nhiễm sắc thể Y. Do đó đây được gọi là căn bệnh bẩm sinh. So với những người đàn ông khác, họ có hàm lượng nội tiết tố androgen (kích thích tố nam) thấp hơn và nhiều estrogen (hormone nữ).
III. Triệu chứng bệnh ung thư vú
Ung thư vú đa dạng về triệu chứng, nhưng nhìn chung, người ta xác định được 6 triệu chứng chung cho cả nam và nữ như sau:
Khối u ở vú: Hầu hết các bệnh lý ở vú đều có thể hình thành khối u trong vú. Vì vậy, khi phát hiện vú có khối u bệnh nhân đến đến bệnh viện thăm khám, nhờ bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán. Một số bệnh gây khối u ở vú tăng sinh tiểu thùy tuyến vú, u xơ tuyến vú là các nguyên nhân gây khối u thường gặp nhất, những nguyên nhân khác có thể là viêm tuyến vú, hoặc u mỡ tuyến vú.
Đầu vú chảy dịch: Đầu vú có dịch tràn ra bất thường, chất lỏng chảy có màu như máu hoặc dịch trong
Thay đổi hình dạng đầu vú: Vì hầu hết khối u ung thư thường xuất hiện ở bên dưới núm vú nên làm đầu vú bị thay đổi hình dạng. Vú có thể bị lún vào trong hoặc trở nên dẹt hơn.
Vú bị sưng, đỏ: Ngực nóng, tấy, đỏ, hoặc có màu tím, vú bị sưng, mẩn ngửa, da sần sùi có thể là biểu hiện của ung thư vú dạng viêm. Vú bị sưng đau có thể có sốt đi kèm do khối u đẩy vào chèn ép các khối mô làm vú vị sưng, đau,
Đau lưng, vai: Khối u phát triển đến xương sườn và xương sống tạo ra các cơn đau ở lưng, bả vai.
Nách có hạch là dấu hiệu cần quan tâm.
Nách có hạch: Vuốt từ bầu ngực lên theo đường hõm nách phát hiện có hạch ở nách, đây là biểu hiện đầu của căn bệnh ung thư vú.
Càng về cuối, người bệnh sẽ càng cảm nhận rõ ung thư vú đang ở trong cơ thể mình với những biểu hiện và triệu chứng rõ rệt. Một số biểu hiện và triệu chứng của người bệnh ung thư vú giai đoạn cuối:
- Đau xương
- Tràn dịch màng phổi
- Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mất cảm giác ngon miệng
- Giảm cân, khó thở, cơ bắp yếu
- Ho nhiều, vàng da
IV. Chẩn đoán bệnh ung thư vú
Hiểu rõ được các yếu tố tiên lượng, các phương pháp chẩn đoán đi kèm với việc sử dụng thuốc hợp lý đã làm củng cố vững chắc niềm tin chữa trị được bệnh thời gian trở lại đây.
Thăm khám lâm sàng
Đây là yếu tố đầu tiên để chẩn đoán. Khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ có thể quan sát:
- Độ di động của nhân trong tuyến vú.
- Dấu hiệu sần da cam của ung thư vú
Ngoài ra, các bác sỹ có thể sờ các hố nách để tìm các hạch bệnh lý, ở vú và nách đối bên.
Cận lâm sàng
Chụp X-quang tuyến vú
Chụp X-quang là phương pháp phổ biến nhất, các bác sỹ dùng tia X để quan sát các cấu trúc của vú. Phương pháp này mang ý nghĩa khẳng định chẩn đoán khối u ác tính.
Chụp Xquang tuyến vú.
Xét nghiệm tế bào
Xét nghiệm tế bào là yếu tố bổ sung cho chẩn đoán ác tính, không chỉ ở u mà cũng có thể thực hiện ở hạch nách và cung cấp tư liệu về hình thái học cần thiết trước khi thực hiện các bước điều trị bệnh nhân ung thư vú.
Sinh thiết bằng kim
Phương pháp này cho phép lấy được một mảnh tế bào vừa đủ để thực hiện xét nghiệm giải phẫu bệnh lý. Sinh thiết bằng kim đặc biệt cần thiết trong trường hợp u không được chỉ định phẫu thuật. Trên thực tế, phương pháp này cho phép chẩn đoán giải phẫu bệnh lí và đo hàm lượng các yếu tố nhận cảm hocmon.
V. Các giai đoạn bệnh ung thư vú, tiên lượng sống và cách điều trị
1. Tiên lượng sống bệnh ung thư vú
Tiên lượng của bệnh phụ thuộc vào giai đoạn mà bệnh ung thư được phát hiện. Cũng như các loại ung thư khác, ung thư vú được phân chia ra thành từng giai đoạn, mỗi giai đoạn được đánh dấu bằng số hiển thị sự phát triển cũng như sự nghiêm trọng của các khối u.
Thống kê chung không chỉ riêng với nữ giới mà còn cả nam giới cho thấy rằng: đa số người bị ung thư vú được chẩn đoán giai đoạn sớm nếu được điều trị tốt thì có thể có tuổi thọ gần như bình thường.
Tỉ lệ sống sót được tính dựa trên việc bao nhiêu người vẫn còn sống sau khi họ được chẩn đoán bệnh vài năm. Tỷ lệ sống sót sau năm năm thường được báo cáo, cũng như tỷ lệ sống sót trong vòng mười năm.
2. Các giai đoạn bệnh ung thư vú
Các giai đoạn ung thư vú.
Ung thư vú được chia làm 4 giai đoạn dựa trên cơ sở về mức độ xâm lấn và kích thước khối u. Đối với giai đoạn đầu nếu được khám sức khỏe định kỳ có thể phát hiện sớm và điều trị khỏi. 4 giai đoạn của ung thư vú bao gồm:
Giai đoạn I: Các tế bào ung thư bắt đầu hình ở vùng mô vú, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu ung thư vú như núm vú thay đổi màu sắc, kích thước ngực 2 bên bắt đầu có sự chênh lệch rõ ràng, đau tức vú thường xuyên, vùng da xung quanh xuất hiện dấu hiệu nhăn nheo.
Khối u có đường kính khoảng 2cm, chưa có dấu hiệu xâm lấn ra các mô xung quanh hoặc các cơ quan lân cận khác.
- Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh ở giai đoạn này là 100% nếu phát hiện và điều trị tích cực.
Giai đoạn II: Các tế bào ung thư đã hình thành và có dấu hiệu xâm lấn. Các triệu chứng ở giai đoạn I trở nên rõ ràng hơn, thậm chí núm vú có thể loét, chảy dịch.
Các khối u có đường kính trên 5 cm chưa xâm lấn đến các bạch huyết vùng nách, các khối u nhỏ hơn có đường kính trên dưới 2cm bắt đầu tiến đến các hạch bạch huyết vùng nách.
- Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ở giai đoạn này được chẩn đoán đạt tỷ lệ 86 – 91%.
Giai đoạn III: Các tế bào ung thư xân lấn rộng hơn không chỉ ở ngực mà có thể lây lan qua nhiều bộ phận khác như hạch bạch huyết. Ở giai đoạn này, dùng tay sờ có cảm giác có các khối u trong vú và khu vực gần nách, bệnh nhân mệt mỏi nhiều hơn.
Khối u có kích thước trên 5cm và đã lan đến hạch bạch huyết nách, những khối u nhỏ hơn, đường kính dưới 5cm có các tế bào ung thư phát triển tới nách và tạo thành mô, hoặc khối u có kích thước dưới 5cm với tế bào ung thư xâm lấn đến hạch bạch huyết xương đòn.
- Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân đạt tỷ lệ 54 – 67%
Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn cuối của bệnh ung thư vú, lúc này các tế bào ung thư đã di căn, lan rộng khắp cơ thể.
- Ở giai đoạn này có hy vọng chữa trị dứt điểm. và chỉ có thể kéo dài thời gian sống. Tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ đạt dưới 20%.
3. Điều trị bệnh ung thư vú
Phẫu thuật
Hiện nay phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị bệnh ung thư vú hiệu quả và cho tác dụng triệt để. Hầu hết những ca mắc bệnh, các bác sỹ đều khuyên bệnh nhân nên sử dụng phương pháp điều trị này kết hợp với một số liệu pháp khác nhằm nâng cao khả năng chữa khỏi.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư vú.
Một số loại phương pháp phẫu thuật ung thư vú:
- Lumpectomy: Cách phẫu thuật chỉ lấy cục u ở vú ra với một vòng mô bình thường chung quanh. Tùy trường hợp mà bệnh nhân có thể cùng lúc cắt bỏ rồi thử nghiệm hạch bạch huyết dưới nách để xem xét coi ung thư có lan vào hạch hay chưa.
- Segemental Mastectomy: Chỉ cắt bỏ khối u cùng với màng mô bình thường xung quanh nó, có khi thêm một ít da, mô lót của bắp thụt ngực ngay dưới khối u.
- Total Mastectomy: Cắt bỏ toàn thể vú nhưng các hạch ở dưới nách thường không bị cắt bỏ. Phương pháp này dùng trị ung thư vú ở giai đoạn các tế bào chưa đi xâm lấn.
- Modified Radical Mastectomy: Cách giải phẫu này cắt bỏ toàn bộ vú, bao gồm cả các hạch dưới nách và phần mô lóp quan bắp thịt ngực.
- Lymph Node Dissection (Giải phẫu hạch bạch huyết) Cắt bỏ các hạch bạch huyết đã bị xâm lấn ở dưới nách.
- Reconstruction Surgery (Giải phẫu tạo hình) Tạo lại hình dáng của vú sau khi vú thật bị cắt bỏ hoàn toàn hay một phần gây ra sự dị dạng của vú.
Xạ trị
Phương pháp trị liệu sử dụng năng lực quang tuyến X cao độ để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này được dùng để ngăn chặn ung thư tăng trưởng trước khi phẫu thuật, hoặc tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau cuộc giải phẫu.
Xạ trị có một số phản ứng phụ tới cơ thể bệnh nhân như phỏng nhẹ, lột da.
Hóa trị
Hóa trị sử dụng những dược liệu đặc biệt để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường được kết hợp sử dụng với phẫu thuật, xạ trị hay được dùng để chống ung thư trước khi nó tái phát, lây lan.
Hóa trị có thể làm khối u nhỏ hơn để hỗ trợ việc phẫu thuật, hay có thể giúp bệnh nhân giữ được ngực bằng cách mổ một phần thay vì toàn phân.
Điều trị kích thích tố
Rất nhiều ung thư vú tăng trưởng dưới sự kích thích của các kích thích tố nữ, nếu ta chế ngự được sự kích thích này các tế bào ung thư có thể ngưng phát triển hay bị tiêu hủy. Phương pháp này có hiệu quả cho các ung thư vú nhạy cảm với kích thích tố nữ.
VI. Phòng ngừa ung thư vú tái phát và mắc mới ung thư
Với việc xuất hiện ngày càng nhiều, ung thư vú đang dần trở thành mối lo ngại thường trực đối với bất cứ ai, cả nam lẫn nữ. Việc phòng ngừa tái phát và mắc mới ung thư vú cần được mỗi người quan tâm lưu ý, tránh trường hợp phát hiện bệnh khi đã quá muộn.
Phòng ngừa ung thư vú
Một số biện pháp phòng ngừa:
- Duy trì thể trọng: béo là nguyên nhân phát bệnh bệnh ung thư vú, vì vậy một chế độ ăn ít béo và có phương án giảm cân nếu đang bị bệnh béo phì.
- Duy trì tâm lý ổn định: Trầm cảm, căng thẳng hay thường xuyên bị stress sẽ làm cho mỡ máu tăng cao, một trong những nguyên nhân gây bệnh.
- Sử dụng ít chất kích thích: Rượu là tác nhân gây ung thư hàng đầu, đặc biệt nguy hiểm nếu người sử dụng là phụ nữ. Café có chứa chất cafein, xanthine có thể thúc đẩy làm cho tuyến vú gia tăng liên quan trực tiếp đến sự phát sinh ung thư vú.
- Luyện tập thường xuyên: Thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra việc đi bộ trong không khí trong lành có thể làm giảm đáng kể khả năng phát triển ung thư vú ở phụ nữ trên 50 tuổi, giai đoạn có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
- Tầm soát định kỳ: Thăm khám định kỳ và thường xuyên quan tâm đến những dấu hiệu trên cơ thể là biện pháp phòng ngừa cho bệnh ung thư vú.
Ngoài ra với công nghệ y học hiện đại, ngày nay các bệnh nhân còn có thể phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bằng việc sử dụng các loại thực phẩm được điều chế từ tự nhiên có sở hữu thành phần ngăn chặn và tiết chế ung thư.
Trong quá trình điều trị, người bệnh được khuyên là nên sử dụng các sản phẩm Fucoidan từ Okinawa Nhật Bản có chứa hoạt chất Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư vú có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triền của các tế bào ung thư, kích thích tế bào ung thư tự chết, tăng cường sức đề kháng, hoạt động của hệ miễn dịch, chống hình thành khối u,…
Để tìm mua và lựa chọn được sản phẩm Fucoidan tốt nhất hỗ trợ điều trị ung thư vú mời bạn gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính 02439963961 để được tư vấn miễn phí.