Cây vòi voi chữa vảy nến có hết không? Cách dùng
Các triệu chứng của bệnh vảy nến dần được thuyên giảm nếu người bệnh biết đến bài thuốc từ cây vòi voi. Đây là một bài thuốc dân gian quen thuộc được nhiều người biết đến và áp dụng cải thiện bệnh lý. Tuy nhiên, trong một số tài liệu ghi nhận, loại thảo dược này có ẩn chứa một số độc tố có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng và luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trong quá trình áp dụng.
Vảy nến là một trong những bệnh lý ngoài da xuất hiện khá phổ biến ở người lớn và trẻ nhỏ. Căn bệnh này thường gây tổn thương ở các chi, da đầu hoặc lan rộng cả toàn thân. Biểu hiện bệnh thường gặp là tình trạng da bị khô, nứt nẻ, bong tróc, thậm chí có thể chảy máu nếu có tác động bên ngoài,… Căn bệnh này không chỉ gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà còn có khả năng cao gây mất thẩm mỹ.
Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng hệ lụy của bệnh vảy nến mang lại không hề nhỏ, làm ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, người bệnh nên tiến hành điều trị bệnh ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. Khi đó, phương pháp điều trị đơn giản, thời gian hồi phục nhanh chóng.
Trong số những giải pháp chữa bệnh vảy nến có sự xuất hiện của loại cây vòi voi – đây là cây thuốc nam quen thuộc, được nhiều bệnh nhân biết đến và áp dụng sử dụng.
Công dụng của cây vòi voi trong việc chữa bệnh vảy nến
Cây vòi voi còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Cẩu vĩ trùng, Dền voi, Nam độc hoạt, Đại vĩ đạo,… thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae) với danh pháp khoa học là Heliotropium indicum. Đây là một loại cây mọc dại, xuất hiện khá nhiều ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Đa phần, các bộ phận của loại cây này đều có tính chất dược tính nên được sử dụng để bào chế thành thuốc chữa bệnh.
Một báo cáo khoa học gần đây cho biết, trong cây vòi voi có chứa nhiều hoạt chất acid cyanhydric, ancaloit, heliotropin, indixin và indixin N – oxyd. Đây đều là những thành phần hoạt chất có khả năng ức chế các khối u, phòng ngừa các bệnh ung thư.
Trong khi đó, theo sự ghi nhận của Y học cổ truyền, cây vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi cay, tính mát, được quy vào kinh Tỳ, Thận và Đại trường. Loại cây này có tác dụng chống viêm, sát khuẩn, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm đau, giảm sưng tấy và hỗ trợ điều trị các tổn thương ngoài da.
Với những thành phần và đặc tính trên, cây vòi voi thích hợp nằm trong danh sách các thảo dược dân gian chữa bệnh vảy nến dễ kiếm, dế tìm lại rẻ tiền. Loại thảo này này giúp làm dịu các cơn ngứa ngáy, giảm đau đớn từ những tổn thương ngoài da. Đồng thời, giảm thiểu các tác nhân khiến bệnh tình trở nặng và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Ngoài công dụng chữa bệnh vảy nến, cây vòi voi còn được ông bà ta sử dụng để chữa một số bệnh lý khác như: á sừng, viêm da cơ địa, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm xoang mũi, viêm khớp,…
Hướng dẫn cách dùng cây vòi voi chữa vảy nến hiệu quả
Việc sử dụng cây vòi voi chữa bệnh vảy nến được thực hiện khá đơn giản. Chỉ cần vài nắm cây vòi voi cùng với một số nguyên liệu khác có thể giúp làm nhẹ các triệu chứng do bệnh gây ra. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dưới đây và áp dụng thực hiện ngay tại nhà:
1. Đắp cây vòi voi chữa bệnh vảy nến
Về bản chất, cây vòi voi đã có công dụng chữa bệnh vảy nến. Do đó, có thể trực tiếp loại cây này để chữa bệnh mà không nhất thiết kết hợp với các nguyên liệu khác. Và đây cũng chính là bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng cây vòi voi thông dụng, đơn giản.
Nguyên liệu cần
chuẩn bị:
- Cây vòi voi …………………. 1 nắm
- Muối sạch …………………… 1 thìa
Cách thực hiện:
- Làm sạch một nắm cây vòi voi bằng nước sạch hoặc ngâm cùng với nước muối pha loãng để loại bỏ lớp đất cát, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Giã nát toàn bộ cây vòi voi đã được làm sạch cùng với một ít muối;
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị vảy nến rồi dùng khăn bông khô lau ráo nước;
- Đắp một lượng hỗn hợp vừa đủ lên vùng bị tổn thương. Sử dụng băng gạc để cố định vết thương qua đêm;
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì áp dụng cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.
2. Chữa bệnh vảy nến từ cây vòi voi ngâm rượu
Bài thuốc cần có những nguyên liệu sau:
- Cây vòi voi …………………….. 1 nắm
- Rượu trắng ……………………. 500ml
Cách thực hiện:
- Làm sạch toàn bộ cây vòi voi vừa được chuẩn bị bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn;
- Vớt ra để ráo nước;
- Cho toàn bộ cây vòi voi đã được làm sạch vào bình thủy tinh;
- Đổ rượu trắng ngập phần cây vòi voi rồi đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời;
- Sau 10 ngày ngâm là có thể sử dụng. Mỗi lần sử dụng một lượng vừa đủ để xoa bóp lên vùng da bị vảy nến;
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần và kiên trì áp dụng mỗi ngày.
3. Dùng cây vòi voi và giấm gạo chữa bệnh vảy nến
Những nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá cây vòi voi ………………. 1 nắm
- Giấm ăn …………………………. 2 thìa
Cách thực hiện:
- Đem một nắm lá cây vòi voi rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra để ráo nước;
- Cho toàn bộ lá cây vòi voi vào cối để giã cho nát;
- Cho 2 thìa giấm ăn vào phần lá vòi voi đã được giã nát, trộn đều rồi đem đi sao nóng. Tiến hành đun cho đến khi lá vòi voi ngả sang màu xanh là được;
- Cho hỗn hợp vào miếng khăn sạch mỏng, đợi nguội dần rồi tiến hành chườm lên vùng da bị vảy nến khoảng 20 – 30 phút;
- Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần và liên tục trong nhiều ngày.
4. Tắm lá cây vòi voi chữa bệnh vảy nến
Nếu tình trạng tổn thương xuất hiện toàn thân thì các bài thuốc đắp có lẽ không dễ thực hiện. Vì thế, người bệnh cũng có thể sử dụng loại lá cây dân gian này để nấu nước tắm cùng với một ít quả ké.
Cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- Cây vòi voi tươi ……………… 300 gram
- Quả ké đầu ngựa …………… 200 gram
Cách thực hiện:
- Làm sạch toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rồi vớt ra để ráo;
- Cho toàn bộ nguyên liệu đã được làm sạch vào trong nồi cùng với 5 lít nước lọc. Tiến hành đun cho đến khi các tinh chất có trong thảo dược ra hoàn toàn;
- Đổ nước ra thau, đợi nước nguội dần và sử dụng để tắm;
- Mỗi ngày tắm khoảng 2 lần và sử dụng liên tục trong 1 – 2 tuần.
Với 4 cách trên, người bệnh có thể lựa chọn cho mình một cách để thực hiện và cải thiện bệnh lý. Hoặc có thể luân phiên thay đổi giữa các cách để tăng công dụng. Bên cạnh đó, các đối tượng mắc bệnh á sừng cũng có thể áp dụng các bài thuốc từ cây vòi voi (cách thực hiện như trên) để giảm nhẹ các triệu chứng cho bệnh lý gây ra.
Một số lưu ý khi chữa bệnh vảy nến bằng cây vòi voi
Tuy cây vòi voi là thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên và có nhiều tác dụng chữa các bệnh lý khác nhau, không riêng gì bệnh vảy nến. Tuy nhiên, trong loại cây này có chứa một ít độc tố có thể làm ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể nếu sử dụng quá nhiều và liên tục trong nhiều ngày. Chính vì vậy, khi sử dụng cây vòi voi chữa bệnh vảy nến, người bệnh nên chú ý nhiều hơn đến liều lượng và cách sử dụng.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cây vòi voi chữa bệnh vảy nến, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
- Nên lựa chọn những cây vòi voi xanh, tươi, không bị sâu đục, mọc dại. Tuyệt đối, không sử dụng cây mọc ở những nơi thường phun thuốc trừ sâu, bởi điều này có thể làm gia tăng độc tố làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng;
- Chỉ sử dụng lá cây vòi voi để chữa bệnh vảy nến. Tránh sử dụng bộ phận rễ và hoa, bởi độc tố của cây thường tập trung ở bộ phận này;
- Không sử dụng cây vòi voi để sắc lấy nước uống mà chỉ nên sử dụng ngoài da;
- Không sử dụng cây vòi voi trị bệnh vảy nến cho trẻ nhỏ, người già hay các đối tượng có tỳ vị hư hàn, tiêu hóa kém;
- Thận trọng khi áp dụng bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng cây vòi voi cho các đối tượng có vấn đề về gan thận. Bởi vì, theo sự ghi nhận của giới khoa học gần đây cho biết, trong cây vòi voi có chứa alcaloid nhân pyrolizidin – đây là một hợp chất làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Đồng thời, chúng còn có khả năng ức chế hoạt động của tế bào mô. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm độc diễn ra từ từ và khó nhận thấy;
- Hiệu quả của bài thuốc chữa bệnh vảy nến thường có tác dụng khá dụng (so với thuốc Tây y). Do đó, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian dài và có thể áp dụng thêm một số phương pháp khác để rút ngắn thời gian lành bệnh;
- Bài thuốc chữa bệnh vảy nến từ cây vòi voi chỉ nên áp dụng cho các trường hợp nhẹ hoặc giai đoạn khởi phát. Các trường hợp bệnh trở nặng, hầu như bài thuốc không phát huy các công dụng. Tốt nhất, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên gia để được thăm khám và tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp;
- Nếu cảm thấy bản thân xuất hiện một số triệu chứng bất thường, người bệnh cần tạm ngưng sử dụng và kết hợp theo dõi chặt chẽ. Nếu triệu chứng có biến chứng trở nặng, bạn cần nhanh chóng
tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ.
Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc những bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng cây vòi voi và một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn đọc biết thêm một phương pháp cải thiện bệnh lý đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Mặt khác, bạn cần luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu trước và trong quá trình sử dụng loại thảo dược này.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Có thể bạn đọc quan tâm:
- Cách chữa bệnh vảy nến bằng cây thuốc nam quanh nhà
- Các loại lá tắm chữa bệnh vảy nến được nhiều người sử dụng
Xem thêm: Các bài thuốc trị đau khớp gối hiệu quả cao, dễ thực hiện
Tin mới nhất
- Nhìn thấy quầng sáng/chói mắt
- Tinh bột nghệ nano là gì, công dụng, cách dùng và giá bán mới nhất
- Đau cột sống cổ tê tay là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách điều trị
- Trẻ em có uống được xạ đen không? Tác dụng phụ của cây xạ đen
- Sơ can Bình vị tán : Thuốc chữa dạ dày cho mọi lứa tuổi
- 7 kẹo ngậm đau họng (dạng thuốc thảo dược) hiệu quả nhanh
- GIẢI ĐÁP: Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu có nguy hiểm không
- Đau dạ dày buồn nôn do đâu, làm sao để chữa trị?
- Giá bán của nấm lim xanh ở Trà Vinh nấm lim Quảng Nam mua ở đâu
- 7 cách giảm đau dạ dày hiệu quả nhanh, cấp tốc tại nhà
Video
- Bài viết mới Nhận biết dấu hiệu và kiểm tra chứng đau mắt cá chân
- TIN TỨC UNG THƯ Tổng quan ợ chua buồn nôn: Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất
- TIN TỨC UNG THƯ Bị nổi mẩn đỏ ở lưng không ngứa là bệnh gì? Cách điều trị thế nào?
- TIN TỨC UNG THƯ Bí Kíp Thon Dáng – Đẹp Da Cực Kì Đơn Giản Với Nấm Linh Chi