Cách ngăn ngừa rụng tóc ở nam và nữ giới
Rụng tóc là một trong những vấn đề gây đau đầu ở cả nam giới và nữ giới. Tình trạng này có thể xảy ra tạm thời nhưng cũng có thể kéo dài dai dẳng từ năm này sang năm khác nếu như bạn không có các biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.
Khi nào rụng tóc được xem là bất thường
Số lượng tóc trên da đầu của mỗi người trong chúng ta là khác nhau. Tùy theo đặc điểm di truyền, chủng tộc và nhiều yếu tố khác mà số lượng tóc trên da đầu dao động từ 1 – 3 triệu sợi tóc. Rụng tóc là một trong những đặc tính sinh lý của cơ thể, tương tự như hiện tượng da bong tróc các mảng tế bào chết. Tuy nhiên cần phân biệt rõ tình trạng rụng tóc bình thường (rụng tóc sinh lý) và rụng tóc không bình thường.
Rụng tóc sinh lý
Rụng tóc sinh lý được hiểu là tình trạng tóc rụng do vòng đời của chúng đã kết thúc. Vòng đời của tóc bao gồm các giai đoạn:
- Tóc non mọc lên.
- Tóc phát triển dài ra.
- Tóc yếu đi theo thời gian.
- Tóc rụng đi khi vòng đời của tóc chấm dứt.
Sau khi tóc cũ đã rụng đi thì những sợi tóc mới sẽ được sinh từ nang tóc để thay vào vị trí tóc cũ. Mỗi ngày, quá trình lão hóa và thay thế tóc đều xảy ra nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng để ý. Ở một người bình thường, trung bình mỗi ngày có thể rụng một lượng tóc từ vài chục đến khoảng 100 sợi. Nếu hiện tượng rụng tóc nằm trong khoảng này là bình thường.
Rụng tóc bất thường
Nếu tình trạng rụng tóc có một số đặc điểm dưới đây thì được xem là bất thường và bạn cần chú ý thăm khám sớm:
- Số lượng tóc rụng vượt quá 100 sợi mỗi ngày, thậm chí tóc rụng nhiều, dễ nhận biết.
- Hiện tượng rụng tóc trên da đầu diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian dài.
- Tóc yếu và dễ rụng kể cả khi có các hoạt động bình thường như chải đầu, vuốt tóc,…
Một số cách ngăn ngừa rụng tóc ở nam và nữ giới
Rụng tóc bất thường, rụng tóc kéo dài có mức độ cực kỳ phổ biến. Thống kê cho thấy có đến 1/3 dân số thế giới gặp phải tình trạng này. Để cải thiện tình trạng rụng tóc, bạn có thể tham khảo một số giải pháp giúp cho da đầu khỏe mạnh hơn.
1. Sử dụng dầu gội trị gàu
Gàu là một trong những tác nhân khiến tóc và da đầu không khỏe mạnh, mất đi độ bền tự nhiên. Do đó sử dụng dầu gội trị gàu là một trong những giải pháp giúp lấy lại da đầu khỏe mạnh, giảm đáng kể tình trạng rụng tóc. Cách này cũng giúp bạn ngăn ngừa được nguy cơ nhiễm trùng trên da đầu do các bệnh nấm da đầu. Khi sử dụng các loại dầu gội trị gàu, nên ưu tiên các sản phẩm dịu nhẹ để hạn chế nguy cơ kích ứng trong trường hợp bạn là người có da đầu nhạy cảm.
2. Lưu ý khi chải tóc
Khi đang ướt, tóc sẽ yếu hơn nhiều so với bình thường, đặc biệt là đối với tóc dài. Do đó bạn cần chú ý tránh chải tóc khi còn ướt vì có thể làm cho nguy cơ rụng tóc tăng lên. Bạn chỉ nên dùng tay vuốt nhẹ nhàng khi tóc còn ướt.
Ngoài ra, với người có tóc yếu, dễ gãy rụng cần tránh các loại lược có răng khít mà nên ưu tiên lược có răng rộng để hạn chế làm cho tóc bị tổn thương. Khi chải tóc cũng cần chú ý thực hiện nhẹ nhàng để hạn chế tổn thương cho tóc và da đầu.
3. Hạn chế sấy tóc
Sấy là biện pháp làm khô tóc bằng cách sử dụng nhiệt để giúp tóc khô t
rong thời gian ngắn. Do đặc tính tiện lợi nên nhiều người thường ưa chuộng cách này. Tuy nhiên khi tóc và da đầu tiếp xúc nhiều với nguồn nhiệt có thể dẫn đến suy yếu chân tóc, làm mất protein tóc. Điều này cũng khiến cho bạn đối mặt với nguy cơ gãy rụng tóc nhiều hơn. Chính vì vậy cần chú ý hạn chế thói quen này.
4. Lưu ý khi vệ sinh tóc và da đầu
Khi vệ sinh tóc, nên lựa chọn nước ấm, tránh dùng nước nóng vì có thểt khiến tóc dễ bị hư tổn hơn. Nhiệt độ cao sẽ khiến cho tóc trở nên thô ráp hơn, làm cho lớp dầu tự nhiên trên tóc bị trôi đi và thiếu hụt. Không chỉ gây ra tình trạng gãy, rụng tóc, nước nóng còn khiến cho tóc trở nên xơ rối về lâu dài, mất đi sự suôn mượt và khó có thể phục hồi trở lại.
Sau khi vệ sinh tóc và da đầu, để tóc khô tự nhiên là biện pháp an toàn nhất để ngăn ngừa tóc rụng, tuy nhiên cần có nhiều thời gian. Các biện pháp làm tóc khô hư dùng khăn chà xát, sấy,… tuy tiết kiệm thời gian nhưng có thể khiến tóc thương tổn do xoắn, vặn hoặc do ảnh hưởng từ nhiệt.
5. Giữ da đầu khô thoáng
Mồ hôi là một trong những yếu tố khiến cho da đầu dễ bị ngứa tích tụ vi khuẩn, sinh ra gàu và làm tăng nguy cơ tóc yếu, gãy rụng. Đặc biệt, những trường hợp người có da dầu thì tình trạng khó chịu càng nghiêm trọng hơn.
Để giữ da đầu khô thoáng, nên lựa chọn mũ nón rộng rãi, thoải mái, không bị chật, uống nhiều nước, hạn chế các hoạt động khiến cơ thể ra mồ hôi quá mức. Hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng, oi bức.
6. Chọn kiểu tóc phù hợp
Đối với tóc khỏe, có thể lựa chọn nhiều kiểu tóc khác nhau. Tuy nhiên với những người thường xuyên bị rụng tóc thì cần hạn chế để một số kiểu tóc như:
- Tóc đuôi ngựa.
- Tóc thắt bím.
- Các kiểu tóc buộc chặt.
Đa phần những kiểu tóc này đều cần phải xoắn, vặn, kéo, buộc,… để tạo kiểu như mong muốn. Tuy nhiên do tính chất tóc vốn yếu, dễ gãy rụng nên hành động này càng khiến cho tóc hư tổn nhiều hơn. Nếu muốn cải thiện tình trạng gãy rụng tóc, bạn nên chuyển sang những kiểu tóc xõa tự nhiên, tóc ngắn hoặc một số kiểu tóc đơn giản.
7. Bổ sung vitamin
Vitamin B, vitamin E là một trong những giải pháp hữu hiệu cho da và tóc. Tác dụng chính của vitamin E là giúp da đầu lưu thông máu tốt hơn. Đây là một trong những giải pháp giúp tóc và da đầu khỏe mạnh từ bên trong, hạn chế tình trạng tóc gãy rụng. Ngoài ra, việc cung cấp đầy đủ vitamin E, vitamin B cũng giúp cho tóc giữ được màu sắc tự nhiên, tránh được tình trạng tóc bạc sớm.
8. Bổ sung protein
Protein là một trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên tóc của bạn. Thiếu hụt protein cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tóc dễ gãy, rụng, thương tổn đồng thời khiến cho tóc mọc lại chậm hơn. Nếu cảm thấy tóc yếu đi do thiếu hụt protein, bạn nên thêm vào khẩu phần ăn của mình các loại thực phẩm như:
- Thịt gà, cá, thịt heo, bò,…
- Sữa, trứng, các loại thực phẩm chế biến từ sữa.
- Các loại thực phẩm khô như đậu và các loại hạt.
9. Tránh các loại hóa chất mạnh
Ngoài việc nuôi dưỡng tóc từ bên trong, cần tránh cho tóc bị thương tổn bởi các yếu tố bên ngoài. Hóa chất cũng là một trong những yếu tố có thể gây thương tổn nặng nề cho tóc của bạn. Người đang bị rụng tóc cần lưu ý tránh xác các loại hóa chất như:
- Dầu xả, dầu gội chứa nhiều chất tẩy.
- Các sản phẩm chăm sóc da đầu chứ nhiều hương liệu.
- Những loại hóa chất nhuộm tóc.
10. Kiểm soát căng thẳng
Stress, căng thẳng là một trong những nguyên nhân có thể làm cho tóc dễ thương tổn và gãy rụng hơn. Để hạn chế căng thẳng có thể áp dụng nhiều giải pháp khác nhau như:
- Ngủ đủ giấc.
- Trò chuyện với mọi người.
- Áp dụng chế độ tập luyện nhẹ nhàng.
- Đọc sách, nghe nhạc, xem phim,…
11. Chú ý một số loại thuốc
Rụng tóc ở một số người có thể liên quan đến các loại thuốc điều trị. Tình trạng rụng tóc do thuốc có thể xem là một tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng này bao gồm:
- Các loại thuốc trị mụn có dẫn xuất retinoid.
- Một số thuốc chống đông máu như warfarin, heparin.
- Thuốc kháng virus như acyclovir, indinavir, ritonavir, lopinavir.
- Một số thuốc điều chỉnh hormone.
- Các thuốc ức chế miễn dịch như tacrolimus, mycophenolate mofetil, leflunomide.
- Nhóm thuốc dùng trong hóa trị cho bệnh nhân ung thư.
Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị và xuất hiện tình trạng rụng tóc, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ. Phần lớn trường hợp rụng tóc do thuốc chỉ xảy ra tạm thời, sau khi ngưng sử dụng thuốc điều trị, tóc sẽ bắt đầu giảm rụng và hồi phục. Mức độ rụng tóc do ảnh hưởng của thuốc có thể
khác nhau, một số thuốc mạnh như thuốc điều trị ung thư có thể khiến tóc rụng toàn bộ.
12. Tránh xa các chất kích thích
Phần lớn các chất kích thích đều gây ra những ảnh hưởng xấu cho tóc và da đầu của bạn. Trong đó ảnh hưởng thường gặp nhất là sự giảm phát triển của tóc, khiến cho tóc dễ rụng, da đầu khó hồi phục trở lại. Đặc biệt, người hút thuốc còn có thể khiến cho lượng máu cung cấp cho da đầu không đều, gây ra tình trạng tóc mọc thưa. Do đó khi đang bị rụng tóc, nên tránh sử dụng các thức uống kích thích có chứa cồn, không hút thuốc.
Thông tin trong bài viết mang tín chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị và toa thuốc của bác sĩ.
Xem thêm: Dùng sản phẩm thiên nhiên chăm sóc gia đình: Tại sao không?
Tin mới nhất
- Cẩm nang 15 câu hỏi về chữa trị và phòng tái phát ung thư vú
- Viêm loét dạ dày ăn gì? Món ăn tốt cho người bệnh
- Viêm da dầu cánh mũi và cách xử lý tận gốc, hiệu quả cao
- Bệnh lao phổi có chữa được không? – Giải đáp thắc mắc
- Đa u tủy (U tủy)
- Cơ chế bệnh tiểu đường và tìm hiểu thông tin về bệnh
- Rối loạn cương dương là gì? Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị
- Nghệ sĩ Kim Xuyến “thoát khỏi” viêm xoang sau 2 năm giờ ra sao?
- Cây xạ đen tác dụng gì? Uống nước sắc xạ đen mỗi ngày có tốt không?
- Xét nghiệm T3