Sưng bao quy đầu ở trẻ em: Nguyên nhân và cách chữa
Tình trạng sưng bao quy đầu ở trẻ em là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm hoặc hẹp bao quy đầu. Nếu như không can thiệp sớm, tình trạng sưng bao quy đầu có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng sẽ tác động xấu đến chức năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành.
Sưng bao quy đầu ở trẻ em là gì?
Bao quy đầu là lớp da mỏng bao bọc quanh đầu dương vật. Khi trẻ mới sinh, lớp da quy đầu sẽ trùm kín phần đầu của dương vật. Cho đến khi trẻ trưởng thành, lớp da này sẽ tư tác ra khỏi quy đầu và di chuyển lên xuống linh hoạt. Tuy nhiên đối với những trẻ bị hẹp bao quy đầu, bao quy đầu dài sẽ phủ và ôm chặt lấy quy đầu bên trong.
Sưng bao quy đầu ở trẻ em là hiện tượng viêm nhiễm gây sưng ở đầu dương vật. Quy đầu dễ bị xâm nhập bởi tạp khuẩn, vi khuẩn tấn công nếu như người bệnh không biết cách vệ sinh đúng cách . Những biểu hiện kèm theo tình trạng sưng bao quy đầu ở trẻ em là đầu dương vật sưng đỏ, đi tiểu buốt, nóng rát,… Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện sưng bao quy đầu, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sớm để được chẩn đoán và khắc phục. Nếu như tình trạng này tiếp tục diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ, sau đó là những ảnh hưởng bất lợi đến sinh hoạt vệ sinh, sinh sản và tình dục sau này.
Phụ huynh nên cảnh giác nếu bao quy đầu của trẻ bị sưng và kèm theo bọng nước. Xảy ra tình trạng này có thể là do nam giới không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, do trẻ mặc quần áo chật chội, ẩm ướt, hoặc cũng có thể là do dị ứng với các chất tẩy rửa, trẻ dị ứng với dung dịch vệ sinh, sữa tắm,… Trong một số trường hợp dị ứng chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày rồi tự khỏi mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào.
Đối với những trường hợp bao quy đầu bị sưng mọng nước, trẻ bị đau rát, ngứa ngáy vùng kín nghiêm trọng, dịch niệu đạo bất thường, có mùi hôi,… Đây có thể là dấu hiệu cho thấy viêm nhiễm đã đi sâu vào niệu đạo, dấu hiệu viêm bao quy đầu hoặc do dài hẹp bao quy đầu gây ra.
Nguyên nhân gây sưng bao quy đầu ở trẻ
Như đã đề cập, sưng bao quy đầu ở trẻ là dấu hiệu nhiễm trùng và tổn thương ở bao quy đầu. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, phổ biến là do vấn đề sinh lý hoặc do vệ sinh không sạch sẽ. Cụ thể những nguyên nhân được xác định như sau:
Trẻ bị viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu là nguyên nhân chính gây sưng bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Khi trẻ mới sinh, lớp da bao quy đầu sẽ bao bọc quy đầu, dính với dương vật để bảo vệ dương vật khỏi các ma sát bên ngoài. Tuy nhiên điều này cũng dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc vệ sinh vùng kín cho bé. Thực tế tình trạng dài hay hẹp bao bao quy đầu là cơ sở chính gây viêm nhiễm ở quy đầu, bao quy đầu có nhiều kẽ nên không thể tránh khỏi tình trạng đóng cặn bã, nước tiểu, chất bẩn tích tụ lại tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Khi bị viêm bao quy đầu trẻ sẽ có những biểu hiện như, lỗ niệu đạo sưng tấy do viêm nhiễm, hẹp lỗ niệu đạo, giảm khả năng dẫn máu đến dương vật kém đi. Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn nếu như bao quy đầu bị phủ do viêm bao quy đầu gây sưng phù, khi lộn bao quy đầu gây đau rát, khó chịu cho bé.
Nghẹt bao quy đầu
Sưng bao quy đầu do nghẹt bao quy đầu thường xảy ra khi phụ huynh cố gắng lộn bao quy đầu của trẻ nhưng gặp sự cố, hay trong lúc quan hệ tình dục bao quy đầu bị tuột xuống và bị nghẹt lại. Thông thường ở những trẻ có bao quy đầu dài có nguy cơ nghẹt bao quy đầu cao hơn những trẻ khác.
Tình trạng nghẹt bao quy đầu kéo dài khiến quy đầu của trẻ có dấu hiệu sưng thành cục, thậm chí tụ máu bầm không thoát được. Đây là một dấu hiệu cần được xử lý kịp thời để tránh gây hoại tử vùng da này và tạo cơ hội thuận lợi cho tác nhân gây hại xâm nhập gây viêm nhiễm. Đồng thời ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của dương vật trong tương lai.
Do vệ sinh chưa đúng cách
Cơ quan sinh dục của trẻ rất nhạy cảm và dễ tổn thương trong những năm đầu đời. Chính vì vậy nếu như phụ huynh vệ sinh vùng kín của trẻ quá mạnh hoặc vô tình làm trầy xước quy đầu sẽ gây sưng và nhiễm trùng. Vệ sinh không sạch sẽ, không đúng cho trẻ khiến chất cặn bã, bựa sinh dục không được loại bỏ. Môi trường vùng kín luôn ẩm ướt, điều này sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi vi khuẩn sinh sôi và gây viêm, sưng bao quy đầu ở trẻ nhỏ.
Trong một số trường hợp, phụ huy sử dụng các loại chất tẩy rửa có nồng độ axit hoặc kiềm tính cao vệ sinh cho trẻ cũng gây mất cân bằng pH tại đây. Ngoài ra sử dụng khăn lông có sợi bông, hoặc dùng tay rửa và cọ sát, hoặc vệ sinh quá kỹ khu vực quy đầu cũng dễ gây ra những kích thích nhạy cảm khiến dương vật bé sưng tấy.
Tuột bao quy đầu bị dài và hẹp
Nhiều phụ huynh nôn nóng tuột bao quy đầu của trẻ khi bé còn quá nhỏ có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu, trong đó là tình trạng viêm nhiễm phổ biến thường gặp. Sưng bao quy đầu ở trẻ cũng có thể là hệ quả từ việc người bệnh tuột bao quy đầu quá mạnh, hay do bao quy đầu bị dài và hẹp.
Ban đầu bao quy đầu của trẻ sơ sinh thường có biểu hiện dài và hẹp, tuy nhiên đây là biểu hiện ở biếm ở 90% bé trai mới sinh. Đa số bao quy đầu sẽ trở về bình thường vào trước tuổi dậy thì, chỉ một số ít là có biểu hiện bị dài và hẹp bao quy đầu rõ rệt ở tuổi trưởng thành. Do đó phụ huynh không nên tuột bao quy đầu cho trẻ sớm, vì quy đầu của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng, nhiễm trùng trong giai đoạn này.
Viêm đường tiết niệu
Trẻ em bị sưng bao quy đầu còn có thể là do viêm đường tiết niệu. Viêm đường tiết niệu còn gọi là triệu chứng viêm đường tiểu, đây là triệu chứng phổ biến xảy ra khi phụ huynh không chăm sóc vệ sinh cơ quan sinh dục của trẻ đúng cách. Nếu như không điều trị kịp thời sẽ gây ra bệnh viêm bàng quang, sỏi thận, viêm thận, vỡ thận.
Đối với những trẻ lớn, viêm đường tiết niệu mãn tính cũng là nguyên nhân gây ra bệnh suy thận, đái rắt, tiểu buốt, bệnh viêm niệu đạo sưng tấy. Trẻ bị viêm đường tiểu cũng bị sa sút về sức khỏe trước những ảnh hưởng của triệu chứng như đau bụng, quấy khóc, biếng ăn, sụt cân…
Dấu hiệu viêm bao quy đầu ở trẻ em
Phụ huynh cần theo dõi để can thiệp đúng lúc tình trạng sưng bao quy đầu ở trẻ. Đối tượng sưng bao quy đầu là trẻ nhỏ nên tình trạng viêm nhiễm, tổn thương có thể xảy ra rất nhanh. Cần có hướng khắc phục sớm, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các biểu hiện cụ thể mà phụ huynh nên cảnh giác sau đây:
- Quy đầu sưng phồng, có thể có dịch bên trong.
- Trẻ quấy khóc, la hét mỗi khi đi tiểu tiện, những trẻ lớn có thể kêu đau hoặc sợ hãi khi đi tiểu.
- Khi vệ sinh vùng kín trẻ cảm thấy đau buốt khó chịu.
- Đầu dương vật sưng đỏ, lở loét, có dấu hiệu bị dính nổi mụn nước, trẻ gãi và quấy khóc.
- Đầu dương vật bị dính, lỗ sáo xuất hiện bựa sinh dục bất thường
- Nước tiểu của trẻ có màu vàng đục, mùi khai nồng, màu vàng sẫm hoặc nâu.
- Trẻ bỏ ăn, thường hay quấy khó cơ thể mệt mỏi, ít vận động, sốt cao…
Những triệu chứng trên có thể xuất hiện khi trẻ bị viêm nhiễm quy đầu. Một số biểu hiện khác không được nhắc đến, phụ huynh cần chủ động theo dõi để kịp thời can thiệp tránh để bệnh tiến triển xấu hơn.
Sưng bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không?
Nếu các bậc cha mẹ không phát hiện sớm và điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em kịp thời sẽ khiến cơ quan sinh sản của trẻ bị ảnh hưởng trong quá trình trưởng thành. Nguy hiểm hơn đối với những trường hợp nặng có thể bị hoại tử dương vật hoặc ung thư dương vật, triệu chứng vô cùng nguy hiểm. Viêm và sưng bao quy đầu ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả sau:
- Gây nhiễm trùng: Nhiễm trùng là biến chứng phổ biến nhất khi trẻ bị sưng bao quy đầu. Hiện tượng viêm bao quy đầu ở trẻ em còn dẫn đến nhiều biến chứng khác như viêm đường tiết niệu, viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm đường ống dẫn tinh… xảy ra do vi khuẩn viêm nhiễm lây lan ngược dòng.
- Ảnh hưởng đến sinh sản: Biến chứng này cũng có khả năng phát triển khi trẻ không được điều trị sớm trong thời gian mới phát triển bệnh. Nếu như viêm nhiễm lâu dài do chất dịch gây viêm có trong bao quy đầu chảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng tinh trùng, tăng nguy cơ gây vô sinh trong tương lai.
- Đau và đỏ bao quy đầu: Tình trạng này kéo dài có thể gây sang chấn tâm lý cho trẻ những khi bé đi vệ sinh. Các nguyên nhân phổ biến bao gồm rút lại cưỡng bức, các chất kích thích như tắm bong bóng hoặc tã bẩn. Tình trạng nhiễm trùng niệu đạo phổ biến nhất bao gồm viêm sau và viêm balan.
- Nhiễm trùng mãn tính: Có thể gây viêm loét đầu dương vật, nguy hiểm hơn là nguy cơ ngoại tử nếu vi khuẩn hoặc nấm lây lan rộng. Nhiễm trùng mãn tính cũng gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và hoạt động bài tiết của trẻ.
- Tình trạng Phimosis: Là hiện tượng bao quy đầu bị bó chặt bất thường, khiến nó không thể co rút lại. Đối với trẻ nhỏ, sưng bao quy đầu do phimosis sẽ cản trở sự phát triển về kích thước của dương vật. Lâu dần sẽ gây ra hội chứng Paraphimosis – rút bao quy đầu vĩnh viễn
- Khối u quy đầu: Nếu như không xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng sưng bao quy đầu, lâu ngày nhiễm trùng sẽ phát triển thành các khối u tự do. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng trong một số trường hợp, khối u là ung thư ( cực kì hiếm) tác động xấu đến chức năng sinh sản và sức khỏe trẻ sau này.
- Chấn thương dây kéo – bao quy: dây kéo bao quy đầu còn gọi là dây hãm bao quy đầu. Đây là một cơ quan rất quan trọng trong bộ phận sinh dục của bé trai. Nếu dây hãm bao quy đầu bị sưng và tổn thương, chức năng sinh lý và sinh sản của trẻ sau này sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Điều trị sưng bao quy đầu ở trẻ
Theo khuyến cáo của bác sĩ, tình trạng sưng bao quy đầu ở trẻ cần điều trị càng sớm càng tốt. Phụ huynh phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi dấu biểu hiện bất thường ở quy đầu, điều này giúp
trẻ tránh khỏi tổn thương, khó chịu do viêm nhiễm gây ra. Ngoài ra phương pháp can thiệp sớm cũng giúp hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, sức khỏe của trẻ sau này.
Phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện khám nếu nhận thấy những bất thường ở bao quy đầu của trẻ như sưng, đau , đỏ, có dấu hiệu viêm… Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Sau đây là một số phương pháp điều trị phổ biến đối với triệu chứng này:
Thuốc bôi viêm bao quy đầu ở trẻ em
Sử dụng thuốc bôi là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong điều trị chứng sưng và viêm bao quy đầu. Thuốc bôi phù hợp với những trường hợp viêm nhiễm thông thường, viêm ở mức độ nhẹ. Thông thường thuốc cũng được sử dụng trong trường hợp trẻ cần được điều trị với kháng sinh, kháng viêm dạng uống, dạng bôi. Đồng thời, sử dụng nước rửa với độ sát khuẩn vừa phải.
Do trẻ nhỏ có thể gặp phải một số kích ứng khi điều trị bằng thuốc. Vì thế phụ huynh cần lưu ý không tùy tiện sử dụng thuốc. Thay vào đó, các bậc phụ huynh cần cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hoặc phụ huynh không nên tự ý đổi thuốc, ngưng thuốc vì có thể gặp những tác dụng phụ không mong muốn.
Phương pháp can thiệp ngoại khoa
Trẻ bị sưng bao quy đầu không nhất thiết phải điều trị ngoại khoa nếu chưa thật sự cần thiết. Điều trị ngoại khoa được áp dụng với những trẻ trên 8 tuổi. Đặc biệt là những trẻ bị sưng bao quy đầu do viêm bao quy đầu thường xuyên do dài hoặc hẹp bao quy đầu.
Trước khi được thực hiện thủ thuật, nếu trẻ bị viêm nhiễm sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh chữa viêm trước. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa bằng thủ thuật cắt bao quy đầu. Từ đó ức chế được tình trạng viêm nhiễm không còn tái phát, dương vật phát triển bình thường.
Vệ sinh bao quy đầu đúng cách
Phương pháp điều trị đơn giản tại nhà để cải thiện triệu chứng sưng bao quy đầu là vệ sinh bao quy đầu cho bé. Vệ sinh bao quy đầu nói chung là không phức tạp, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phụ huynh phải biết cách chăm sóc vùng kín của trẻ một cách cơ bản.
Trước tiên phụ huynh nên làm sạch bên dưới bao quy đầu khi bạn tắm, nhẹ nhàng rút lại bao quy đầu và rửa sạch bằng nước ấm mỗi khi bạn tắm. Cha hoặc mẹ không nên lau rửa đầu dương vật bằng tăm bông, không xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn, cồn để vệ sinh. Chỉ cần sử dụng nước sạch và xà phòng để rửa bên ngoài là đủ.
Lộn bao quy đầu
Phương pháp lộn bao quy đầu (nong bao quy đầu) được áp dụng cho những trẻ bị sưng bao quy đầu do hẹp bao quy đầu gây viêm. Tỷ lệ 90% bé trai từ một đến bốn tuổi sẽ có bao quy đầu tách ra mà không cần lộn bao quy đầu. Tuy nhiên, đối với một số trẻ, việc chia tay có thể không xảy ra cho đến tuổi dậy thì. Nếu như tình trạng bao quy đầu bám sát vào dương vật bé, vệ sinh không đúng cách có thể gây ra tình trạng hiếm gặp gọi là phimosis – bao quy đầu sẽ không bao giờ rút lại.
Do dương vật và bao quy đầu tách ra một cách tự nhiên, thường có vết đỏ hoặc đau khi đi tiểu (có một chút). Đây là một biểu hiện bình thường và thường trở nên tốt hơn sau một đến hai ngày. Khi sự phân tách này diễn ra, các tập hợp nhỏ của các cục trắng / vàng (smegma) có thể tích lũy. Những biểu hiện này hoàn toàn bình thường và không có gì phải lo lắng.
Phương pháp lộ bao quy đầu không được áp dụng cho những trẻ dưới 1 tuổi, hoặc trẻ đang bị nhiễm trùng. Đối với những trẻ có bao quy đầu đã lộn hoàn toàn, phụ huynh nên chú ý khâu chăm sóc. Trong giai đoạn này quy đầu của trẻ rất dễ bị nhiễm trùng. Cụ thể những bước vệ sinh đúng cách cho quy đầu sau khi lộn là:
- Bước 1 : Nhẹ nhàng kéo bao quy đầu ra xa khỏi đầu dương vật.
- Bước 2 : Rửa sạch bên dưới bao quy đầu bằng xà phòng và nước ấm.
- Bước 3 : Kéo bao quy đầu trở lại dương vật
Ngoài ra giữ đồ lót sạch hoặc thay tã lót thường xuyên cho trẻ cũng là cách vệ sinh bao quy đầu đúng cách. Nếu để vùng kín của trẻ ẩm ướt sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn và nấm men phát triển mạnh, từ đó dẫn đến nhiễm trùng nấm men. Ưu tiên chọn các loại vải tự nhiên, chẳng hạn như cotton thay vì tổng hợp cho trang phục bên trong của bé.
Những lưu ý khi điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ
Trong quá trình chăm sóc cho trẻ, sẽ có ít nhất 1 lần phụ huynh nhận thấy quy đầu của bé bị sưng. Cha mẹ không nên chủ quan, vì rất có thể bé đã bị viêm bao quy đầu. Tình trạng sưng bao quy đầu ở trẻ nhỏ là biểu hiện đầu tiên khi
bị viêm. Tình trạng này có thể xảy ra từ các phản ứng của vùng niêm mạc da quy đầu với sự phát triển quá mức của các vi sinh vật gây viêm
Thông thường nếu sau 2 – 3 ngày mà bao quy đầu không có cải thiện sưng viêm, bé sẽ được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Trong quá trình chữa bệnh, các phụ huynh cũng cần lưu ý những vấn đề dưới đây để giúp bé được điều trị hiệu quả, phòng bệnh tái phát:
- Không sử dụng thuốc tự ý khi chưa nhận được sự cho phép của bác sĩ.
- Vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày. Phụ huynh thể dùng nước muối sinh lý để rửa nếp gấp và bên trong bao quy đầu.
- Tránh ngâm hoặc rửa vùng kín của trẻ quá sâu, đặc biệt là những trẻ đang có dấu hiệu sưng viêm quy đầu.
- Phụ huynh không nên sử dụng tăm bông để vệ sinh bao quy đầu. Sợi bông có thể gây viêm nhiễm nặng nề hơn.
- Trong quá trình vệ sinh, phụ huynh không nên xối nước quá mạnh vào bao quy đầu vì có thể khiến mầm bệnh vào sâu bên trong.
- Chọn những bộ quần áo chất liệu thoáng mát cho trẻ, tránh mặc đồ quá chật
- Phụ huynh lưu ý không lột bao quy đầu cho trẻ nếu trẻ chưa đủ tuổi vì có thể gây viêm nghiêm trọng hơn.
- Phụ huynh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị viêm bao quy đầu cho trẻ.
Bài viết đã tổng hợp những nguyên nhân gây sưng bao quy đầu ở trẻ em cũng như cách điều trị phù hợp. Nếu như biểu hiện sưng nhẹ, cha mẹ có thể chăm sóc vệ sinh tại nhà. Khi triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện, trẻ cần được đưa đến bác sĩ thăm khám và điều trị sớm.
Tin mới nhất
- Cách điều trị “viêm dạ dày hp dương tính”
- 5 quy tắc chuẩn để chăm sóc âm đạo
- Ung thư buồng trứng – dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị các giai đoạn
- Phác đồ điều trị ung thư dạ dày theo tiêu chuẩn Bộ Y tế
- Cách dùng nấm lim trị bệnh hiệu quả và tác dụng rượu nấm lim xanh
- Viêm phổi do nhiễm trùng bào tử Pneumocystis
- Tác dụng của cây xạ đen Hòa Bình chữa được bệnh gì? Cách uống xạ đen
- Ngứa gan bàn chân – Nguyên nhân và khắc phục
- Nấm lim mua ở đâu tốt tại Thanh Hóa và cách bảo quản nấm lim xanh
- Tiểu ra máu khi mang thai liệu có nguy hiểm cho mẹ và con?
Video
- TIN TỨC UNG THƯ Hóa trị ung thư buồng trứng khi nào? Điều cần biết
- TIN TỨC UNG THƯ Sự nguy hiểm không ngờ đến từ trà túi lọc
- TIN TỨC UNG THƯ Trẻ bị rụng tóc nhiều có phải do mắc bệnh? Giải pháp điều trị như thế nào?
- TIN TỨC UNG THƯ Bỏ thói quen dùng thuốc Tây, mẹ bỉm sữa 9X đã vượt qua bệnh trào ngược dạ dày sau sinh như thế nào?