Bệnh lao phổi có chữa được không? – Giải đáp thắc mắc
Lao phổi là một trong những dạng bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm, có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng cao. Ước tính, mỗi năm số người chết vì lao phổi trên toàn thế giới khoảng 3 triệu người. Vậy, thực tế bệnh lao phổi có chữa được không để giảm thiểu con số tử vong do bệnh gây ra? Mời bạn đọc cùng đi tìm lời giải đáp ngay sau đây!
Lao phổi là gì?
Để giải đáp thắc mắc: Bệnh lao phổi có chữa được không? Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu cơ bản về dạng bệnh lý này là gì và nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh này nhé!
Theo các chuyên gia y tế, lao phổi là một dạng bệnh viêm nhiễm ở nhu mô phổi. Quá trình hình thành bệnh là do vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể theo đường máu, bạch huyết cư trú và phát triển gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào trong cơ thể, trong đó có phổi.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh lao phổi chủ yếu là trực khuẩn lao Mycobateriae tuberculosis, vi khuẩn lao bò khi chúng ta uống sữa bò chưa được tiệt trùng.
Lao phổi thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ người già, người bệnh tiểu đường, người nghiện rượu,… Biến chứng của bệnh có thể gây ho ra máu, u nấm phổi, xơ phổi, giãn phế quản, tràn khí màng phổi và suy hô hấp nặng.
Cách nhận biết lao phổi thường dựa vào triệu chứng như ho có đờm, ho ra máu, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, sụt cân và kém ăn,…
Bệnh lao phổi có chữa được không?
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành về bệnh lao cho biết, lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng thuốc, đúng phương pháp và cơ thể đáp ứng với thuốc điều trị.
Hiện nay, có 2 quan điểm điều trị bệnh lao phổi là:
- Đối với thầy thuốc chuyên khoa lao
Các trường hợp bị lao phổi do nhiễm trực khuẩn Mycobateriae tuberculosis (BK) dương tính sẽ được điều trị theo chương trình chống lao quốc gia. Với trường hợp BK âm tính sẽ quản lý, điều trị theo tỷ lệ quy định trong chương trình chống lao.
- Với thầy thuốc không chuyên khoa lao
Điều trị bệnh lao phổi theo chẩn đoán lâm sàng như nguồn lây; hình ảnh tổn thương phổi trên X-Quang,… và cũng tuân thủ theo chương trình chống lao chung.
Lý giải các trường hợp bị lao phổi nặng không thể điều trị dứt bệnh, khả năng gặp biến chứng và tử vong cao; các chuyên gia y tế cho biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng đáng tiếc này là vì:
- Khả năng nhận thức về bệnh lao phổi của người bệnh còn hạn chế.
- Bệnh nhân mắc lao phổi không tuân thủ theo đúng sự chỉ định điều trị của các bác sỹ chuyên khoa.
- Một số bác sỹ ít kinh nghiệm chẩn đoán bệnh sai sang các bệnh lý hô hấp khác như bệnh phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi hoặc ung thư phổi cũng là nguyên nhân làm bệnh nhân bị lao phổi nặng.
Phác đồ điều trị lao phổi
Khi biết được bệnh lao phổi có chữa được không, cùng tham khảo phác đồ điều trị lao phổi theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lao” của Bộ y tế năm 2015 ngay sau đây nhé!
Nguyên tắc điều trị lao phổi
Dùng phối hợp nhiều loại thuốc chữa lao phổi, phù hợp với từng giai đoạn bênh. Thường tối thiểu là 2 loại thuốc.
- Uống đúng thời gian, số lượng và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống thuốc đều đặn.
- Tuân đúng thời gian điều trị từ 6 – 20 tháng.
Chỉ định và phác đồ điều trị lao phổi
Phương pháp điều trị thường được sử dụng cho bệnh nhân lao phổi là dùng các loại thuốc tấn công trực tiếp trực khuẩn lao; kìm hãm sự phát triển và loại bỏ mầm bệnh, đồng thời phục hồi tổn thương đang có.
Quá trình điều trị lao phổi chia thành các giai đoạn khác nhau; có thể là 3 – 6 giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại chia thành 2 giai đoạn nhỏ là tấn công và duy trì.
Phác đồ IA: 2RHZE(S)/4RHE
Dùng cho người bệnh là người lớn mới mắc lao phổi; đã từng điều trị dưới 1 tháng hoặc chưa từng điều trị.
Giai đoạn tấn công: điều trị trong 2 tháng; gồm 4 loại thuốc là R, H, Z, E hoặc có thể thay E bằng S
Giai đoạn duy trì: điều trị trong 4 tháng sau đó; gồm 3 loại thuốc là H, E và R dùng hàng ngày.
Phác đồ IB: 2RHZE/4RH
Bệnh nhân là trẻ em mới mắc lao phổi; chưa từng điều trị hoặc điều trị dưới 1 tháng
Giai đoạn tấn công: điều trị trong 2 tháng; gồm 4 loại thuốc là R, H, Z và E.
Giai đoạn duy trì: điều trị trong 4 tháng; gồm 2 loại thuốc là H và R.
Phác đồ II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE hoặc 2SRHZE/1RHZE/5R3H3E3
Dùng cho bệnh nhân bị lao tái phát, đã từng điều trị nhưng thất bại, không rõ tiền sử điều trị
Giai đoạn tấn công: điều trị 3 tháng. 2 tháng đầu dùng 5 loại thuốc chống lao thiết yếu S, R, H, Z, E dùng hàng ngày, 1 tháng sau dùng 4 loại thuốc lá R, H, Z, E dùng hàng ngày.
Giai đoạn duy trì: điều trị trong 5 tháng; gồm 3 loại thuốc R, H và E dùng hàng ngày. Hoặc dùng cách quãng 3 lần/tuần.
Phác đồ III A: 2RHZE/10RHE
Dùng cho bệnh nhân lao màng não và lao xương khớp người lớn
Giai đoạn tấn công: điều trị trong 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E và dùng hàng ngày.
Giai đoạn duy trì: điều trị trong 10 tháng; gồm 3 loại thuốc là R, H, E dùng hàng ngày.
Phác đồ III B: 2RHZE/10RH
Áp dụng cho bệnh nhân lao màng não và lao xương khớp trẻ em
Giai đoạn tấn công: điều trị trong 2 tháng; gồm 4 loại thuốc R, H, Z, E và dùng hàng ngày.
Giai đoạn duy trì: điều trị trong 10 tháng, gồm 2 loại thuốc là R, H dùng hàng ngày.
Phác đồ IV: Theo hướng dẫn Quản lý lao kháng thuốc
- Giai đoạn tấn công: điều trị trong 8 tháng. Gồm 6 loại thuốc Z E Km (Cm) Lfx Pto Cs (PAS) – Cm, PAS được sử dụng thay thế cho trường hợp cơ thể người bệnh không dung nạp Km,Cs; dùng hàng ngày.
- Giai đoạn duy trì dùng 5 loại thuốc hàng ngày.
- Tổng thời gian điều trị: 20 tháng.
Các biện pháp phòng ngừa lao phổi
Để phòng ngừa bệnh lao phổi tốt nhất bạn nên:
- Tiêm chủng vacxin BCG
- Cách ly với người được chẩn đoán lao phổi bằng cách không dùng chung vật dụng cá nhân như bát, đĩa,… Khi nói chuyện cần đeo khẩu trang.
- Khi có dấu hiệu ho có đờm hay ho khan, đau tức ngực, sốt, sụt cân,.. phải tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xét nghiệm kịp thời.
- Điều trị lao phổi theo đúng hướng dẫn của bác sỹ cho đến khi khỏi hẳn.
Qua những phân tích cơ bản trên, hi vọng rằng bài viết sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: Bệnh lao phổi có chữa được không? Và từ đó có hướng điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả tốt nhất.
Nguồn: https://viemphequan.net/
Xem thêm: Thuốc nam hỗ trợ chữa ung thư gan
Tin mới nhất
- Thực đơn cho người đau dạ dày giúp tránh những cơn đau bất chợt
- Gai đôi cột sống là gì? Cách nhận biết và phương pháp điều trị
- Loét thực quản
- Tổng quan những điều cần biết về ung thư đại trực tràng
- Tác hại của việc nghiện thuốc lá
- Dấu hiệu sảy thai 2 tuần tuổi Nguy cơ sảy thai nếu không chú ý
- Đau nhức cánh tay là biểu hiện của bệnh gì? Liệu có nguy hiểm?
- Tiểu không tự chủ ở nam giới do đâu? Có nguy hiểm không? Cách khắc phục hiệu quả
- Ung thư niệu quản: Mọi điều cần biết về căn bệnh này
- Dùng nấm lim xanh có hỗ trợ điều trị được bệnh ung thư hay không?