Bệnh tiểu đường tuýp 2: Nguyễn nhân và cách điều trị tốt nhất
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng đường trong máu quá cao và chủ yếu khởi phát ở người lớn. Khi gặp thể bệnh này, cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin (một hormone giúp glucose có thể đi vào và nạp năng lượng cho tế bào). Từ đó, người bệnh tiểu đường có thể phải đối mặt với rất nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Thế nào là bệnh tiểu đường tuýp 2?
Tên gọi khác của tiểu đường tuýp 2 là bệnh đái tháo đường trung niên và người già khi đối tượng mắc bệnh dao động từ 40 trở lên. Ngoài ra, nó còn được gọi là tiểu đường của lối sống vì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ thói quen sinh hoạt hoặc chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là tình trạng rối loạn chuyển hóa nội tiết mãn tính có đặc trưng là lượng đường huyết cao, thiếu insulin tương đối và kháng insulin. Đa số các cách chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 là xét nghiệm chỉ số đường huyết lúc đói, xét nghiệm HbA1c và xét nghiệm dung nạp glucose đường uống.
Nguyên nhân gây nên tiểu đường tuýp 2
Cho tới thời điểm hiện tại, trên thế giới đã có gần 400 triệu người được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 2. Lý do khiến bệnh lý trở nên phổ biến là bởi các yếu tố như:
- Lối sống: Chế độ ăn uống không hợp lý, béo phì, ít hoạt động thể chất, thiếu ngủ, thức khuya, mệt mỏi, căng thẳng…
- Ô nhiễm không khí, môi trường khói bụi, nhiễm một số hóa chất độc hại.
- Di truyền: Theo các nhà khoa học, có một số lượng gen nhất định trong cơ thể người truyền lại cho thế hệ sau liên quan tới bệnh tiểu đường type 2. Vì vậy, đối tượng có người thân trong gia đình mắc bệnh có nguy cơ bị đái tháo đường cao hơn người khác.
Bên cạnh đó, đái tháo đường tuýp 2 cũng sẽ phát triển nặng bởi những yếu tố như:
- Ít vận động: Các hoạt động thể chất sẽ kiểm soát cân nặng nên việc sử dụng glucose giống như một nguồn năng lượng giúp các tế bào nhạy cảm hơn với insulin.
- Chủng tộc: Người da đen, gốc Tây Ban Nha, người Mỹ và người Mỹ gốc Á là những đối tượng có khả năng mắc bệnh ở mức cao.
- Tuổi tác: Những người có tuổi càng cao, tỷ lệ mắc tiểu đường càng lớn.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: đây là tình trạng phổ biến đặc trưng của thời kỳ kinh nguyệt không đều, béo phì, tóc mọc nhanh khiến nguy cơ mắc bệnh gia tăng.
- Huyết áp cao: Huyết áp trên 140/90 (mm/Hg) có mối liên hệ với việc gia tăng tiểu đường tuýp 2.
- Cholesterol và triglyceride bất thường: Nếu có ít lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL) hoặc cholesterol “tốt” thì nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 càng gia tăng.
Triệu chứng của bệnh lý
Một trong những cách nhận biết tiểu đường type 2 sớm nhất và chính xác nhất là khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ đo chỉ số đường huyết và đánh giá nguy cơ. Bởi lẽ, dấu hiệu nhận biết bệnh lý tương đối mơ hồ. Một số tình trạng bất thường được cho là triệu chứng của bệnh gồm:
- Mắt mờ, suy giảm thị lực, loét da, viêm da, tê bì chân tay, loét da…
- Sau khi đi tiểu thấy nước tiểu có kiến bâu.
- Số lần đi tiểu nhiều bất thường
- Thường xuyên cảm thấy đói và khát dù ăn uống đầy đủ…
Bệnh tiểu đường tuýp 2 nguy hiểm như thế nào?
Tiểu đường type 2 không phải bệnh lý đơn giản để bạn có thể bỏ qua. Tình trạng glucose trong máu kéo dài có thể gây ra sự chuyển hóa và làm tổn thương tới nhiều cơ quan khác nhau.
Biến chứng cấp tính:
- Hạ Glucose máu: Cử chỉ, lời nói chậm chạp, cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, vã mồ hôi, cồn cào…
- Tăng Glucose ở mức quá cao: khát nước, yếu cơ, chuột rút… có thể dẫn đến hôn mê.
Biến chứng mạn tính:
- Tim mạch: Có thể gây tử vong nếu không có biện pháp can thiệp từ sớm. Người bệnh dễ gặp phải một số bệnh lý khác như huyết áp cao, động mạch vành, cholesterol trong máu cao, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
- Thần kinh: Ngứa, đau, nhiễm trùng, mất cảm giác, chân bị chấn thương nặng.
- Nhiều khả năng bị suy thận.
- Suy giảm thị lực, mỏi mắt, mờ mắt, mù lòa.
Biến chứng thai kỳ: Thai quá cân, trẻ bị phơi nhiễm glucose máu cao, rất dễ mắc bệnh tiểu đường, chấn thương, trẻ sau sinh bị hạ đường huyết đột ngột.
Phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 2
Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp nào giúp điều trị khỏi hẳn bệnh tiểu đường type 2. Đa số các cách chữa hiện nay đều hướng tới mục tiêu kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa nguy cơ bệnh phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn có thể phát hiện và kiểm soát kịp thời thì có thể hỗ trợ ngăn chặn bệnh lý hiệu quả. Có thể kể đến các cách điều trị sau:
Điều trị bằng thuốc
Với đối tượng mắc tiểu đường type 2, tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu chuyển hóa glucose. Đó là lý do nếu người bệnh muốn kiểm soát tốt đường huyết thì phải bổ sung thêm insulin cho cơ thể.
Bác sĩ sẽ tùy thuộc vào hiện trạng bệnh lý của từng đối tượng để kê toa thuốc uống hay tiêm insulin trực tiếp. Những loại thuốc trị tiểu đường tuýp 2 được sử dụng gồm: Metformin, Empagliflozin, Dapagliflozin, Sitaglyptin, Gliclazid.
Thuốc bổ sung insulin ở dạng tiêm hay uống đều phải cẩn thận trong quá trình điều trị. Nếu dùng insulin không đúng cách, người bệnh có thể bị tụt đường huyết quá mức và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.
Bên cạnh việc bổ sung insulin, bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc khác với mục đích phòng ngừa biến chứng phát sinh để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Thông thường để điều trị tăng huyết áp, chuyên gia có thể kê nhóm thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể đặc biệt khi có protein, phổ biến là losartan, irbesartan… Trường hợp rối loạn lipid máu được chỉ định rosuvastatin hoặc atorvastatin.
Áp dụng bài thuốc dân gian
Các bài thuốc chữa bệnh tại nhà được áp dụng theo công thức đơn giản nhưng có thể mang tới hiệu quả cao. Có thể điểm danh một số bài thuốc dân gian như;
Chữa tiểu đường từ chuối hột
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là 1 củ chuối hột đã được gọt vỏ bên ngoài và rửa sạch.
- Thái chuối thành từng miếng và ép lấy nước cốt.
- Mỗi ngày uống 100ml nước ép củ chuối.
Sử dụng hạt quả vải
- Phơi khô 8 – 10 hạt quả vải rồi dùng dao thái nhỏ.
- Sắc chỗ hạt này với khoảng 500ml nước cho tới khi chúng cô đặc.
- Rửa sạch tay rồi nén lại thành viên nhỏ có trọng lượng 0,3g.
- Chia thuốc thành 3 lần/ ngày, mỗi ngày uống 4 – 5 viên.
Cách chữa bằng lá ổi
- Rửa sạch và vò thật nát một nắm lá ổi non.
- Sắc lá ổi với nước
- Mỗi ngày uống thuốc 2 – 3 lần để phòng ngừa biến chứng không mong muốn.
Bài thuốc Đông y trị bệnh
Đông y quan niệm căn nguyên gây ra bệnh tiểu đường là bởi âm hư, thận âm suy hư, ăn uống kém điều độ, ngũ tạng nhu nhược, phế vị táo nhiệt. Do vậy, Đông y hướng tới dưỡng âm thanh nhiệt, dưỡng âm sinh tân dịch, dưỡng âm nhuận phế… Từ đó, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống để đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng nguy hiểm.
Bài thuốc thể ứ huyết
Triệu chứng: Huyết quản tim mạch não, chấm ứ, ban ứ, mạch tế sác, chất lưỡi tối.
Thảo dược:
- Ô dược: 6g.
- Xuyên khung: 9g.
- Hồng hoa: 9g.
- Đan bì: 9g.
- Chỉ xác: 9g.
- Đào nhân: 9g.
- Diên hồ sách: 9g.
- Đương quy: 12g.
- Ngũ linh chi: 15g.
Cách thực hiện:
- Đổ 1 lít nước để ngập các thảo dược.
- Sắc nước thuốc cho tới khi cạn còn 300ml và chia làm 3 lần uống.
Bài thuốc thể phế tạo vị nhiệt
Triệu chứng: Cơ thể gầy còm, thường xuyên khát nước, miệng ráo lưỡi khô, mạch hoạt sác.
Thảo dược
- Cam thảo: 6g
- Mạch đông: 12g
- Sa sâm: 15g
- Tri mẫu: 15g
- Thiên hoa phấn: 15g
- Ngọc Trúc: 15g
- Đẳng sâm: 15g
- Sinh địa: 30g
- Sinh thạch cao: 60g
Cách thực hiện: Thuốc được dùng dưới dạng sắc để lấy nước uống.
Bài thuốc thể âm dương đều hư
Triệu chứng: Đi tiểu nhiều và nước tiểu vẩn đục, mắt xám đen hoặc trắng bệch, mạch trầm tế vô lực, lưỡi nhạt rêu trắng.
Thảo dược:
- Nhục quế: 3g
- Phụ tử: 6g
- Đan bì: 9g
- Trạch tả: 9g
- Sơn thù du: 15g
- Phục linh: 15g
- Thục địa: 30g
- Sơn dược: 30g
Cách thực hiện: Thuốc được mang đi sắc và chắt lấy nước cốt để uống.
Nhận thấy dược liệu trong bài thuốc đông y đều đến từ tự nhiên nên sức khỏe người bệnh sẽ được đảm bảo trong thời gian dài. Dẫu vậy, bệnh nhân vẫn phải điều trị theo chỉ dẫn khắt khe của y, bác sĩ vì hiện nay có rất nhiều người mua thuốc không rõ nguồn gốc khiến tiểu đường không những không được chữa khỏi mà còn sinh thêm bệnh mới.
Lưu ý khi điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả nhất
Thuốc điều trị tiểu đường có tác dụng loại bỏ triệu chứng và đẩy lùi căn nguyên rất tốt. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ uống thuốc mà không kết hợp với chế độ dinh dưỡng, bệnh sẽ lâu khỏi hơn hoặc tái phát nhiều lần. Một số lưu ý dành cho người bị tiểu đường type 2 là:
- Bên cạnh điều trị, người bệnh cần kiểm tra đường huyết bằng máy do thường xuyên ngay tại nhà để có thể nắm rõ và kiểm soát lượng đường huyết của bản thân.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp, không dồn lượng thức ăn quá nhiều vào bữa chính.
- Người bệnh nên chia nhỏ từng bữa ăn phụ để giúp quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể diễn ra thuận lợi.
- Tập thể dụng hàng ngày nhằm kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin và cân bằng đường huyết.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 dễ phát sinh biến chứng đặc biệt nguy hiểm nếu người bệnh không tìm đúng cách điều trị. Do đó, nếu cảm thấy cơ thể có các triệu chứng nghi ngờ đái tháo đường, bạn đừng chần chừ mà nên đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
Xem thêm: Viêm màng phổi
Tin mới nhất
- U xơ tử cung khi mang thai và những điều mẹ bầu cần biết
- Viêm khớp gối
- Trung tâm ĐYVN: Địa chỉ tin cậy trong điều trị YHCT, đánh “bay” lời đồn “rác thuốc”
- Các bài thuốc đông y điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
- Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị
- Nấm lim xanh loại 1 là gì và giá bán nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1kg?
- Khám phụ khoa: 5 lưu ý quan trọng cần nhớ
- Viêm khớp dạng thấp là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
- Bệnh gút – “Nhân tố bí ẩn” âm thầm rút cạn bản lĩnh tình dục phái mạnh
- Nấm lim xanh chữa bệnh gì và tác dụng của nấm lim xanh tự nhiên