Bệnh VIÊM DẠ DÀY – Triệu chứng và cách chữa hiệu quả nhất KHÔNG NÊN BỎ QUA
Viêm dạ dày là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Hiện nay tình trạng bệnh ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa do ảnh hưởng từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy, triệu chứng nào giúp nhận biết bệnh viêm dạ dày và làm sao để điều trị tận gốc tình trạng này? Hãy tìm hiểu qua những thông tin chuyên khoa hữu ích dưới đây.
Viêm dạ dày tá tràng – Tổng quan kiến thức bệnh cần nắm bắt
Trước khi tìm hiểu về cách chữa bệnh dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tham khảo các kiến thức tổng quan về bệnh viêm dạ dày. Từ đó có căn cứ xác định phương pháp điều trị bệnh để đạt kết quả tốt nhất.
Viêm dạ dày tiếng anh là gì?
Dạ dày là một bộ phận quan trọng thuộc hệ tiêu hóa, có chức năng tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, đào thải loại bỏ chất cặn bã dư thừa..
Bệnh viêm dạ dày trong tiếng anh được gọi là GASTRITIS. Khái niệm này dùng để chỉ tình trạng niêm mạc dạ dày (stomach lining or gastric mucosa) bị viêm.
Bệnh khởi phát do tác động của vi khuẩn, virus, đặc biệt là xoắn khuẩn HP hoặc một số nguyên nhân khác gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày. Lâu dần sinh ra các ổ viêm, cản trở hoạt động tiêu hóa thức ăn, gây đau và các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Theo thống kê, viêm dạ dày là bệnh lý có tỷ lệ người mắc rất cao trên thế giới. Riêng ở Việt Nam, có đến hơn 80% dân số gặp phiền toái với căn bệnh này. Người bệnh cần sớm tìm ra nguyên nhân và NHANH CHÓNG KHẮC PHỤC để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của bản thân.
Nguyên nhân chính gây bệnh cần tránh
Cũng giống như nhiều bệnh lý khác, viêm dạ dày hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, đáng chú ý là một số nguyên nhân dưới đây:
Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ bị viêm dạ dày cao do lớp niêm mạc mỏng dần theo thời gian. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm HP miễn ở người cao tuổi cao hơn so với người trẻ.
Dạ dày nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Vi khuẩn HP tiết ra chất urease có khả năng tấn công, gây tổn thương niêm mạc. Đây là loại vi khuẩn dễ lây nhưng khó xử lý dứt điểm nếu không được điều trị đúng cách.
Sử dụng thuốc chống viêm (NSAIDs), giảm đau trong thời gian dài: Chúng sẽ làm niêm mạc dạ dày bị bào mỏng, dễ bị tổn thương dẫn đến viêm loét
Sử dụng rượu, bia quá nhiều: Đồ uống chứa cồn có khả năng làm kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dễ bị tổn thương bởi dịch tiêu hóa.
Căng thẳng (stress) kéo dài: Căng thẳng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, rối loạn các chức năng tiêu hóa và có thể dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp.
Ngoài ra, viêm dạ dày còn do một số nguyên nhân như: Ngộ độc thực phẩm, chế độ ăn uống không hoa học, chấn thương,…
Một số triệu chứng nhận biết viêm dạ dày điển hình không nên chủ quan
Việc lắng nghe biểu hiện của cơ thể sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện ra những bất thường, từ đó chủ động trong việc thăm khám, điều trị để có kết quả tốt nhất, phòng tránh nguy cơ tái phát về sau.
Đau vùng thượng vị (trên rốn, dưới ức xương sườn)
Đau vùng thượng vị là triệu chứng đặc trưng, dễ nhận biết nhất khi bị viêm đau dạ dày. Người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng nóng rát, đau quặn với mức độ âm ỉ hoặc có thể quặn thắt từng cơn tùy vào vị trí viêm, loét. Các cơn đau thường xuất hiện trong hoặc sau khi sử dụng đồ ăn cay, nóng, chiên, rán, sử dụng rượu bia.
Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn
Khi dạ dày bị tổn thương, hoạt động co bóp, tiêu hóa thức ăn sẽ bị thay đổi, không hoạt động như bình thường. Vì vậy, người bệnh thường có dấu hiệu đầy bụng, khó tiêu và có cảm giác nôn nao, khó chịu và có thể nôn ra thức ăn.
Trào ngược, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị
Dạ dày tồn đọng lượng thức ăn nhiều dẫn đến tình trạng bị ợ hơi, ợ chua sau bữa ăn và có thể khiến cho vùng thượng vị bị bỏng rát cực kì khó chịu. Đây cũng là triệu chứng xuất hiện do tình trạng dư thừa dịch vị axit quá mức trong dạ dày.
Rối loạn tiêu hóa: Một số trường hợp viêm dạ dày xuất hiện tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón do hệ tiêu hóa không ổn định.
Lưu ý: Những triệu chứng của viêm dạ dày trên đây cơ bản giống với các bệnh lý về dạ dày khác. Chính vì thế nếu chỉ dựa vào cảm nhận chủ quan thì rất dễ nhầm lẫn. Để có kết quả chính xác nhất, bệnh nhân nên tìm các cơ sở y tế thăm khám bằng NỘI SOI, SINH THIẾT, XÉT NGHIỆM. Từ đó sẽ thấy rõ HÌNH ẢNH VIÊM TRỢT trong niêm mạc, biết mức độ tổn thương của dạ dày. Đồng thời xác định được đúng tình trạng NHIỄM KHUẨN HP và có cách xử lý phù hợp.
Viêm dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Viêm dạ dày RẤT NGUY HIỂM nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh càng để lâu càng khó điều trị dứt điểm. Thậm chí có thể dẫn đến các BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM như: Loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, polyp dạ dày. Nặng hơn có thể dẫn đến xuất hiện các khối u trong dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, ung thư dạ dày.
Nếu phát hiện sớm và tìm được cách chữa phù hợp thì việc xử lý tận gốc vấn đề viêm dạ dày không phải là điều quá khó khăn. Bệnh hoàn toàn CÓ THỂ CHỮA KHỎI khi người bệnh nghiêm túc tuân thủ phác đồ điều trị từ chuyên gia.
Trong giai đoạn đầu, bệnh rất dễ khỏi. Tuy nhiên, khi đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn, tình trạng viêm chuyển thành xuất huyết, có dấu hiệu đi ngoài ra máu thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn hơn. Lúc này, bệnh nhân cần điều trị bằng phác đồ đặc hiệu, theo đúng chỉ dẫn.
ĐỪNG CHỦ QUAN ĐỂ VIÊM DẠ DÀY BIẾN CHỨNG KHÓ ĐIỀU TRỊ – HÃY CAN THIỆP LOẠI BỎ BỆNH CÀNG SỚM CÀNG TỐT
Các trường hợp bệnh thường gặp – Phân biệt đúng để chữa trị hiệu quả
Các BS chuyên khoa cho biết, bệnh viêm dạ dày còn được chia nhỏ ra nhiều thể bệnh khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ viêm cũng như các biểu hiện cụ thể.
Viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương do tác động từ nhiều nguyên nhân. Bệnh diễn ra trong thời gian dài không được điều trị dứt điểm. Thông thường nguyên nhân là do vi khuẩn Helicobacter pylori xâm nhập và gây ra.
Viêm dạ dày mạn tính có nguy cơ cao nhất dẫn đến ung thư nếu không có biện pháp xử lý cẩn thận.
Viêm dạ dày ruột cấp
Viêm dạ dày ruột là bệnh do hệ thống tiêu hóa bị nhiễm trùng và viêm gây nên. Nguyên nhân bắt nguồn từ virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, độc tố có hại, hóa chất và tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y.
Các triệu chứng bệnh thường gặp là: Chuột rút bụng, tiêu chảy và nôn mửa kéo dài. Người bệnh vì thế dễ bị mất nước dẫn đến mệt mỏi. Tuy nhiên, đây cũng là căn bệ
nh dễ điều trị nhất và nên điều trị sớm, tránh để dai dẳng dẫn đến viêm nặng hơn về sau.
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh lý xảy ra do tình trạng acid trong dạ dày dư thừa kết hợp cùng sự xâm nhập phá hủy của vi khuẩn làm tổn thương niêm mạc.
Đây là bệnh lý phổ biến, sau thời gian dài không điều trị, lớp cấu trúc bên dưới thành dạ dày hoặc ruột bị lộ ra viêm loét nghiêm trọng.
Bệnh viêm loét dạ dày trải qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn cấp tính, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện đột ngột và diễn tiến rất nhanh. Tuy nhiên, giai đoạn này thường không để lại di chứng hoặc để lại rất ít và có thể chữa khỏi được.
- Giai đoạn mãn tính: Các triệu chứng bệnh kéo dài, diễn tiến chậm nhưng điều trị khó khăn, khó có thể triệt để và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Việc chẩn đoán đúng và phân biệt chính xác các vấn loại bệnh này cũng phụ thuộc phần lớn vào kết quả nội soi hoặc thăm khám trên căn cứ khoa học.
HÃY THĂM KHÁM NGAY ĐỂ NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI
Gợi ý các cách điều trị bệnh viêm dạ dày hiệu quả nhất
Có rất nhiều cách xử lý bệnh viêm dạ dày, tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn những phương pháp khoa học, dựa trên cơ sở hướng dẫn từ chuyên gia, BS để có hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Những phương pháp dân gian lành tính
Khi bị viêm dạ dày ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị dân gian sau:
Nghệ tươi – Bài thuốc dân gian chữa dạ dày tại nhà
Curcumin là hoạt chất quý có nhiều trong nghệ tươi. Hoạt chất này có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm loét, chống oxy hóa tế bào, giúp quá trình tiêu hóa trở nên thuận lợi hơn, cản trở hình thành vết loét và giảm đau dạ dày hiệu quả.
Người bệnh có thể áp dụng theo 2 cách sau đây:
- Cách 1: Nghệ tươi cắt thành từng miếng và mật ong nguyên chất. Ngâm tất cả nguyên liệu vào lọ thủy tinh, đem bảo quản khoảng 2 tuần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 15ml nghệ ngâm mật ong pha cùng 100ml nước ấm khuấy đều rồi sử dụng..
- Cách 2: Bột nghệ và mật ong nguyên chất. Cho 2 thìa mật ong và bột nghệ vào trong cốc nước ấm và khuấy đều cho tan. Dùng nước nghệ mật ong để uống hàng ngày cho đến khi hết bệnh.
Sử dụng gừng tươi giảm triệu chứng viêm dạ dày
Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, công dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Y học hiện đại cho rằng trong gừng chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau, cải thiện các triệu chứng bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Cách sử dụng:
- Gừng tươi cạo bỏ vỏ, đem rửa sạch ép lấy nước cốt.
- Sau đó cho nước ép gừng vào cốc nước ấm, thêm một lát chanh và mật ong vào khuấy đều.
- Sử dụng nước gừng, chanh và mật ong vào mỗi buổi sáng giúp loại nhanh các triệu chứng bệnh.
Dùng hạt bưởi trị viêm dạ dày
Trong hạt bưởi chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là glucoxit có khả năng chống viêm, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh đau dạ dày.
Cách sử dụng:
- Lấy khoảng 100g hạt bưởi rửa sạch rồi cho vào cốc thủy tinh sạch.
- Thêm khoảng 200ml nước sôi vào cốc rồi đậy kín
và ủ trong 3 giờ để các chất nhầy của hạt bưởi tan ra trong nước. - Mỗi ngày uống 1 lần, kiên trì sử dụng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Lưu ý: Những cách chữa viêm dạ dày từ dân gian trên đây chỉ nên áp dụng trong trường hợp BỆNH NHẸ vì dược tính các thảo dược được sử dụng khá nhẹ, không thể loại bỏ căn nguyên bệnh bên trong.
Đồng thời cần thời gian lâu mới thấy có tác dụng. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên lạm dụng quá. Hãy ngừng ngay và tham khảo ý kiến chuyên gia để được hướng dẫn phác đồ đặc trị hơn khi không thấy bệnh biến chuyển hoặc có những dấu hiệu bất thường phát sinh.
Phác đồ điều trị viêm dạ dày – Lời khuyên từ BS Tây y
Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng phác đồ điều trị nội khoa. Đó là sử dụng các loại thuốc có tác dụng ức chế tiết dịch acid trong dạ dày, ngăn ngừa viêm nhiễm và nhanh chóng làm lành tổn thương.
Các loại thuốc điều trị acid dạ dày
- Thuốc kháng acid: Maalox, Mylanta ở dạng lỏng hoặc viên, tác dụng kháng acid và trung hòa acid giúp giảm đau nhanh chóng.
- Thuốc ức chế histamin H2: Khi thuốc kháng acid không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng Cimetidine (Tagamet), nizatidine (Acid), ranitidine (Zantac) hoặc famotidine (Pepcid) thay thế.
- Thuốc ức chế bơm proton: Các loại thuốc thường được chỉ định bao gồm Omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), Esomeprazole (Nexium) và Rabeprazole (Aciphex).
Các loại thuốc để điều trị HP
Trường hợp bệnh do vi khuẩn HP gây ra, người bệnh có thể được chỉ định kết hợp sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton. Trong một số trường hợp có thể thêm bitmut (Pepxo-Bismol) vào. Thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt các vi khuẩn, các chất ức chế bơm proton làm giảm tình trạng đau và buồn nôn, giảm viêm và có thể giúp tăng hiệu quả của thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên vi khuẩn HP thường dễ dàng kháng thuốc kháng sinh, vì vậy trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ
Lưu ý: Việc dùng thuốc Tây điều trị viêm dạ dày là lựa chọn phổ biến của đại đa số người bệnh vì hiệu quả nhanh, tác dụng mạnh nhưng đây cũng là giải pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ GÂY TÁC DỤNG PHỤ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Trong một số trường hợp, chúng có thể phản tác dụng, làm rối loạn tiêu hóa, cản trở chức năng đào thải của gan, thận.
Xét về hiệu quả lâu dài, đây không hẳn là cách chữa tối ưu vì khả năng bệnh tái phát rất cao. Người bệnh nên cân nhắc thay thế bằng giải pháp thích hợp, tối ưu hơn.
Dùng Đông y chữa viêm dạ dày – Bật mí bài thuốc được chuyên gia khuyên dùng
Các bài thuốc Đông y sử dụng nguồn dược liệu tự nhiên nên đảm bảo dược tính giúp hồi phục nhanh các triệu chứng viêm đau dạ dày. Vì vậy, sử dụng Đông y được đánh giá là giải pháp giúp điều trị bệnh dạ dày an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Bài thuốc 1: Điều trị viêm dạ dày do thể khí uất
Chuẩn bị: Diên hồ sách, Hương phụ, Ô dược, Sa nhân, Cam thảo và Trần bì.
Cách thực hiện:
- Đập dập vị thuốc đã chuẩn bị, sau đó cho lên bếp đun cùng 1,5 lít nước, đun đến khi còn khoảng 150ml.
- Chia nước thuốc thành 4 phần và dùng để uống hết trong 1 ngày. Kiên trì
sử dụng, bài thuốc này giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
Bài thuốc 2: Chữa bệnh do thể hỏa uất
Chuẩn bị: Thược dược, chi tử, đan bì, trạch tả, bối mẫu, trần bì và thanh bì.
Cách thực hiện:
- Đem các vị thuốc đã chuẩn bị sắc cùng với 1,7 lít nước.
- Sắc đến khi còn khoảng 250ml nước thì chia thành 5 phần uống khi nguội và uống hết trong 1 ngày. Sử dụng sau 5 – 7 ngày các triệu chứng bệnh viêm dạ dày sẽ giảm dần.
Những bài thuốc kê đơn truyền thống thường tiêu tốn nhiều thời gian và công sức đun sắc hơn nên trong thời kỳ hiện đại, đa số người bệnh đều e ngại lựa chọn phương pháp này. Để thuận tiện nhất, bệnh nhân có thể tham khảo lựa chọn bài thuốc đã được sắc sẵn hoặc tối ưu dưới các hình thức sử dụng hiện đại hơn.
Bài thuốc 3: Sơ can bình vị tán
Sơ can bình vị tán là bài thuốc dạ dày Đông y sử dụng các loại thảo dược như: Bố chính sâm, Ô tặc cốt, Tam thất, Bạch thược, Quán chúng, Cam thảo, Nghệ đen, Thanh bì, Chuối hoa rừng, Sài hồ và một số thảo dược quý khác.
Bài thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi các chuyên gia hàng đầu, hiện đang ứng dụng độc quyền tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Sơ can Bình vị tán đã được ứng dụng công nghệ khoa học để bào chế dưới dạng sắc sẵn, cao mềm, viên hoàn. Nhờ đó đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh, thích hợp với những bệnh nhân luôn bận rộn, phải di chuyển nhiều, không có thời gian đun sắc thuốc.
Với sự an toàn, lành tính của nguồn thảo dược sạch cùng liệu trình đa tác dụng, giải pháp có thể áp dụng điều trị cho mọi trường hợp bệnh, bao gồm cả trẻ em, người cao tuổi, bệnh nhân đã dùng nhiều thuốc trước đó nhưng không có hiệu quả.
Bài thuốc Sơ can Bình vị tán có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng bệnh đau dạ dày, bảo vệ và tăng cường sức khỏe dạ dày. Kiên trì sử dụng bài thuốc từ 1 – 3 tháng còn giúp thanh nhiệt, giải độc, lưu thông khí huyết, bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nhờ kết hợp 3 chế phẩm đặc trị cùng sử dụng trong 1 liệu trình để đi sâu tác động từ trong ra ngoài, vừa ngăn chặn triệu chứng hình thành, vừa loại bỏ HP cùng các nguyên nhân gây hại, Sơ can Bình vị tán có thể ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC các chứng viêm đau dạ dày.
Điều này đã được chứng minh bằng nhiều kiểm nghiệm lâm sàng cũng như hiệu quả điều trị thực tế. Hơn 10 năm ứng dụng, giải pháp đã giúp chữa khỏi cho hơn 4000 lượt bệnh nhân đau dạ dày mỗi năm, nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Bài thuốc cũng được giới thiệu nhiều trên các trang mạng, báo chí, truyền thông, đặc biệt là chương trình truyền hình cầu nối sức khỏe hoặc VTV2 Vì sức khỏe người Việt.
Nguồn thông tin trên các báo đã được kiểm duyệt và xác thực chính xác. Bài thuốc trước khi được đưa vào ứng dụng đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành. Thuốc dân tộc cũng là một trong những đơn vị được đông đảo người dân tin tưởng lựa chọn, là cơ sở y tế kiểu mẫu có nhiều thành tự trong khám chữa bệnh cho người dân bằng YHCT. Vì thế, bệnh nhân có thể an tâm tìm hiểu và lựa chọn.
Xem thêm: [Phóng Sự] Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Điều Tra Về Cách Chữa Dạ Dày Hàng Ngàn Người Tin Dùng
Nếu đang gặp các vấn đề về bệnh dạ dày, đây cũng sẽ là giải pháp đặc hiệu mà người bệnh tuyệt đối KHÔNG NÊN BỎ QUA. Mọi thông tin chi tiết, bạn đọc có thể tìm đến Thuốc dân tộc thăm khám hoặc liên hệ trực tiếp để nhận tư vấn và hướng dẫn từ chuyên gia.
Tìm hiểu chi tiết: Thông tin bài thuốc Sơ can Bình vị tán – Giải pháp đặc trị đau dạ dày, viêm dạ dày từ gốc
Lời khuyên hữu ích cho người bệnh để có hiệu quả điều trị cao
Bên cạnh việc lựa chọn đúng cách chữa, người bệnh cũng cần lưu ý một số lời khuyên hữu ích từ chuyên gia dưới đây để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời biết chủ động phòng tránh, bảo vệ sức khỏe dạ dày:
- Ngăn ngừa một số nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh bằng cách vệ sinh đúng cách, rửa tay thường xuyên, sử dụng thực phẩm được làm sạch, ăn chín uống sôi,…
- Kiêng các loại thực phẩm không tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày như: Thực phẩm có nồng độ acid cao; thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa muối, hành…); thức ăn chế biến sẵn (giăm bông, xúc xích, lạp xưởng,…);
- Không sử dụng gia vị cay nóng, đồ lạnh và các chất kích thích gây kích thích niêm mạc dạ dày.
- Nên bổ sung các thực phẩm như: Thực phẩm giàu omega 3, giàu vitamin, protein, giàu chất xơ,… Đặc biệt cần bổ sung các loại rau củ quả tươi xanh.
- Rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học: Làm việc nghỉ ngơi đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, không nên bỏ bữa hoặc ăn quá no cùng một lúc,… Loại bỏ những thói quen xấu trong sinh hàng ngày gây áp lực không tốt cho dạ dày.
- Tích cực tập thể dục thể thao hàng ngày và giữ cho tình thần luôn thỏa mái, không bị stress, mệt mỏi kéo dài.
- Dùng thuốc điều trị đúng phác đồ theo chỉ dẫn từ BS chuyên khoa, không tự ý đổi thuốc, bỏ thuốc.
Bệnh viêm dạ dày có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm, vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Ngay từ khi phát hiện ra các triệu chứng ban đầu, hãy đến ngay cơ sở y tế thăm khám để xác định tình trạng cụ thể và điều trị đúng cách. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức chuyên khoa và gợi ý thích hợp để lựa chọn trong quá trình chiến đấu với bệnh tật. Từ đó nhanh chóng chấm dứt mọi đau đớn và phiền toái do viêm dạ dày gây nên.
Xem thêm: Ợ chua tiêu chảy là bệnh gì? Cách điều trị và những lưu ý cho bệnh nhân
Tin mới nhất
- Dày sừng nang lông là gì, chữa được không, bằng cách nào?
- Ăn tỏi có tác dụng gì cho nam giới?
- Viêm khớp vai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Gợi ý hô biến mái tóc bết trở nên bồng bềnh quyến rũ
- Tác dụng của nấm lim xanh với bệnh gan từ cách dùng nấm lim rừng
- 10+ thuốc trị vi khuẩn HP tốt nhất hiện nay (Bác sĩ khuyên dùng)
- Sữa lạc đà: Bổ dưỡng và tốt hơn sữa bò thông thường
- Cảnh báo thoái hóa cột sống dân văn phòng và cách phòng tránh
- U xơ tiền liệt tuyến nên ăn gì có lợi cho sức khỏe?
- Giá nấm lim xanh bao nhiêu 1kg nơi mua nấm lim rừng thật ở đâu