Nội dung chính trong bài [ Hiện ]
- Nguyên nhân ung thư bàng quang thường gặp
- Triệu chứng cảnh báo ung thư bàng quang không nên bỏ qua
- Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư bàng quang
- Các giai đoạn của ung thư bàng quang
- Các phương pháp thường sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang
Theo các bác sĩ chuyên khoa trong nước và quốc tế, ung thư bàng quang là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm, không trừ một ai. Tuy nhiên bệnh có thể điều trị được hoàn toàn nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Vậy làm thế nào phát hiện được những dấu hiệu của bệnh, các phương pháp nào được sử dụng trong quá trình điều trị? Những kiến thức tổng quan về ung thư bàng quang sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.
Nguyên nhân ung thư bàng quang thường gặp
Ung thư bàng quang là một trong các bệnh ung thư thường gặp ở đường tiết niệu. Nó là sự tăng trưởng bất thường và không kiểm soát được sự nhân lên của các tế bào trong lớp niêm mạc của bàng quang.
Một số hóa chất (chất gây ung thư) có thể là nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến việc phát triển của khối u trong bàng quang. Đồng thời nếu bạn đang có những thói quen hay các yếu tố sau đây bạn có thể có nguy cơ mắc phải căn bệnh này
Hút thuốc lá : Hút thuốc là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra làm rối loạn quá trình phân chia tế bào, dẫn đến việc hình thành khối u ung thư trong bàng quang.
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây nên ung thư bàng quang.
Tiếp xúc với hóa chất tại nơi làm việc: Nếu bạn thường xuyên làm việc với các hóa chất hoặc trong một số ngành công nghiệp bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với dân số nói chung. Hóa chất hữu cơ được gọi là amin thơm, được sử dụng trong ngành công nghiệp nhuộm. Các ngành công nghiệp khác liên quan đến ung thư bàng quang bao gồm chế biến cao su và da, dệt may, nhuộm tóc, sơn và in.
Chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo: Nếu bạn yêu thích một chế độ ăn uống bao gồm một lượng lớn thịt chiên và chất béo động vật, cùng thói quen không uống đủ nước mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ bị kích ứng niêm mạc dẫn đến hình thành khối u trong bàng quang.
Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Theo hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), sử dụng các thuốc điều trị tiểu đường pioglitazone ( Actos ) trong hơn một năm có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u ung thư ở bàng quang.
Viêm bàng quang mãn tính: viêm nhiễm bàng quang thường xuyên và các vấn đề về đường niệu khác kích thích bàng quang có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u ung thư trong lớp niêm mạc của bàng quang.
Nhiễm trùng ký sinh trùng: schistosomiasis, có thể làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang. Ký sinh trùng Schistosomiasis rất phổ biến ở Ai Cập, châu Phi và Trung Đông, nó cũng có thể được bắt gặp ở các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam.
Di truyền học và lịch sử gia đình: Một số hội chứng di truyền có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang, bao gồm các khuyết tật trong gen võng mạc nang (RB1), bệnh Cowden và hội chứng Lynch.
Nếu bạn đang nằm trong nhóm nguy cơ có thể mắc ung thư bàng quang, bạn nên chú ý đến sức khỏe và đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Vì đó có thể là điều cơ thể đang cảnh báo bạn về một chứng bệnh nguy hiểm đang tàn phá sức khỏe.
Triệu chứng cảnh báo ung thư bàng quang không nên bỏ qua
Bệnh bắt đầu phát triển từ lớp niêm mạc của bàng quang. Vì vậy ở giai đoạn đầu, các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài chưa rõ ràng. Tuy nhiên có một số triệu chứng không cần thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa, cũng có thể nhận biết được bằng mắt thường:
Nước tiểu có lẫn máu: Trong nước tiểu có lẫn máu màu hồng hoặc đỏ là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư bàng quang. Nguyên nhân có thể do khối u lớn dần, chèn ép gây tổn thương và chảy máu ở lớp niêm mạc bàng quang. Dẫn đến việc trong nước tiểu có lẫn máu.
Tiểu buốt hoặc có cảm giác đau: khi khối u xuất hiện nó sẽ chèn ép vào lớp niêm mạc và thành bàng quang khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc có cảm giác đau buốt, khó chịu.
Thường xuyên đi tiểu, đi tiểu có máu là những triệu chứng không thể bỏ qua.
Thường xuyên đi tiểu ít: cảm giác thường xuyên buồn tiểu, tuy nhiên lại không thể đi tiểu được hoặc có hiện tượng tiểu rắc.
Đau ở phần lưng dưới quanh thận ( đau bên sườn ): triệu chứng này có thể xuất hiện khi ung thư bàng quang tiến vào giai đoạn sau. Khi đó khối u đã phát triển lớn có thể chèn ép gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan xung quang hoặc lan rộng và ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan khác trong cơ thê như thận, gây cảm giác đau phần lưng dưới và đau ra phía sau lưng.
Nếu bạn không có các yếu tố nguy cơ, để chủ động ngăn ngừa hoặc phát hiện sớm các khối u ung thư trong bàng quang chúng ta nên chú ý đặc biệt đến các triệu chứng tiết nước tiểu hoặc thay đổi thói quen đi tiểu. Nếu nhận thấy các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày, hãy đến chuyên gia chăm sóc sức khoẻ, bác sĩ chuyên khoa ngay để thăm khám và đánh giá.
Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư bàng quang
Giống như tất cả các bệnh ung thư, ung thư bàng quang có thể được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Các biện pháp sau đây có thể làm tăng cơ hội phát hiện sớm:
Xét nghiệm sàng lọc: Các xét nghiệm sàng lọc thường được thực hiện định kỳ hàng năm. Các xét nghiệm sàng lọc được sử dụng rộng rãi nhất là phỏng vấn y khoa, tiền sử bệnh học, khám lâm sàng , xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm tế bào nước tiểu, và xét nghiệm nội soi .
Xét nghiệm nước tiểu: là một tập hợp các xét nghiệm về những bất thường trong nước tiểu của bạn như máu, protein và đường (glucose). Nếu phát hiện sự gia tăng bất thường của hàm lượng các chất trong nước tiểu và nghi ngờ có tế bào ung thư, bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Xét nghiệm nước tiểu.
Xét nghiệm tế bào học trong nước tiểu: Các tế bào niêm mạc trong bàng quang thường xuyên bị bong ra và bị lơ lửng trong nước tiểu và bài tiết qua cơ thể trong quá trình đi tiểu. Trong thử nghiệm này, một mẫu nước tiểu được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm các tế bào bất thường có thể cho thấy sự xuất hiện của tế bào ung thư.
Nội soi ổ bụng: Đây là một loại nội soi được sử dụng để kiểm tra bên trong bàng quang để tìm những bất thường như khối u.
Các xét nghiệm sau đây có thể được thực hiện nếu nghi ngờ bị ung thư bàng quang:
Sinh thiết: Các mẫu nhỏ của thành bàng quang của bạn được lấy ra. Được nuôi cấy và quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện sự xuất hiện của tế bào ung thư hoặc để đánh giá, chẩn đoán đó là khối u lành tính hay ác tính.
Siêu âm : để kiểm tra bàng quang và các cấu trúc khác trong khung chậu. Điều này có thể cho thấy kích thước của một khối u và có thể cho thấy nếu nó đã lan đến các cơ quan khác hay chưa
Phim X-quang ngực : đôi khi có thể cho thấy khối u ung thư ở bàng quang đã di căn và lan sang phổi hay không.
CT scan: Kỹ thuật này được sử dụng để phát hiện các căn bệnh di căn trong phổi, gan , bụng, hoặc vùng chậu, cũng như để đánh giá xem có cản trở các hoạt động chức năng của thận hay không. PET / CT, một loại CT đặc biệt, có thể hữu ích trong việc đánh giá xem khối u ung thư tại bàng quang đã bắt đầu di căn và lan rộng sang hệ bạch huyết và các cơ quan khác hay không.
MRI ( chụp cộng hưởng từ ) cũng là một thử nghiệm khác để xem xét thận, niệu quản, bàng quang và phát hiện những bất thường khác bên trong bàng quang.
Các xét nghiệm chẩn đoán trên giúp bác sĩ phát hiện vị trí, kích thước đưa ra đánh giá tính chất của các khối u trong bàng quang và trong các hệ cơ quan khác của cơ thể. Từ đó đưa ra chẩn đoán về giai đoạn phát triển và phương án điều trị cho từng bệnh nhân .
Các giai đoạn của ung thư bàng quang
Có năm giai đoạn của ung thư bàng quang. Giai đoạn được chẩn dựa trên vị trí và kích thước của khối u và khả năng di căn của nó.
Ung thư bàng quang.
Giai đoạn 0: khối u khởi phát tại lớp niêm mạc bàng quang, chưa có dấu hiệu xâm lấn sâu vào thành bàng quang hoặc các mô xung quanh.
Giai đoạn I: Ung thư đã phát triển thành lớp mô liên kết dưới lớp lót của bàng quang nhưng chưa đến lớp cơ trong thành bàng quang. Ung thư không lan rộng tới các hạch bạch huyết hoặc đến các vị trí khác của cơ thể.
Giai đoạn II: Ung thư đã phát triển thành lớp cơ của bàng quang. Khối u ung thư chưa có dấu hiệu ăn sâu và lan rộng tới các hạch bạch huyết, hoặc đến các vị trí xa trong cơ thể.
Giai đoạn III: Ung thư đã phát triển thành lớp mô mỡ bao quanh bàng quang. Nó có thể đã lan ra tuyến tiền liệt, tử cung, hoặc âm đạo (đối với phụ nữ), nhưng nó chưa phát triển tới thành khung chậu hoặc vùng bụng. Ung thư không lan rộng tới các hạch bạch huyết hoặc đến các vị trí xa.
Giai đoạn IV: kết quả xét nghiệm cho thấy một trong các điều sau đây, khối u ung thư đã chuyển sang giai đoạn IV.
Ung thư đã phát triển qua thành bàng quang và vào thành vách bụng nhưng không có dấu hiệu lan rộng tới các hạch bạch huyết hoặc đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận nhưng không đến các vị trí xa và các cơ quan khác.
Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết xa hoặc đến các vị trí như xương, gan hoặc phổi (di căn).
Việc xác định được giai đoạn và sự phát triển của khối u ung thư giúp các bác sĩ xây dựng được phác đồ điều trị và đưa ra tiên lượng, tỷ lệ thành công cho mỗi bệnh nhân. Điều này góp phần quan trọng trong việc bình ổn tâm lý người bệnh và gia tăng tỷ lệ điều trị thành công và ngăn ngừa ung thư tái phát sau điều trị.
Các phương pháp thường sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang
Hiện nay, tại Việt Nam, các bác sĩ thường sử dụng đơn lẻ một phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình điều trị, xử lý khối u ung thư khởi phát tại bàng quang.
Phẫu thuật: Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau trong điều trị ung thư bàng quang. Các phương án được lựa chọn thường phụ thuộc vào giai đoạn và cấp độ của bệnh. Các lựa chọn phẫu thuật điều trị căn bệnh này bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u bàng quang: Đối với những người bị u lành tính, phẫu thuật cắt bỏ khối u và vùng mô bị ảnh hưởng xung quanh có thể loại bỏ ung thư. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị bổ sung để giảm nguy cơ ung thư trở lại, chẳng hạn như hóa trị hoặc liệu pháp miễn dịch. Đối với những khối u ung thư, cần điều trị bổ sung bằng phương pháp xạ trị.
- Cystectomy. Cystectomy cấp tính là loại bỏ toàn bộ bàng quang và có thể là các mô và cơ quan lân cận. Đối với nam giới, tuyến tiền liệt và niệu đạo cũng có thể được loại bỏ. Đối với phụ nữ, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng và phần âm đạo có thể được loại bỏ. Ngoài ra, các hạch bạch huyết trong khung chậu cũng được cắt bỏ cho cả nam giới và phụ nữ. Đây được gọi là phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết khung chậu.
Tuy nhiên, việc không có bàng quang có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, việc cân nhắc lựa chọn phương án giữ lại toàn bộ hoặc một phần bàng quang cho bệnh nhân luôn được các bác sĩ quan tâm.
Đối với một số bệnh nhân ung thư bàng quang, phương pháp điều trị kết hợp thường sử dụng hóa trị liệu và xạ trị có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế hiệu quả cho phương pháp phẫu thuật cắt bỏ bàng quang.
Hóa trị: Hoá trị liệu là việc sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư, thường là bằng cách ngăn chặn khả năng phát triển và phân chia của các tế bào ung thư. Một bệnh nhân có thể nhận được 1 loại thuốc cùng một lúc hoặc kết hợp các loại thuốc khác nhau. Phác đồ hóa trị phổ biến nhất đối với ung thư bàng quang là:
- Cisplatin và gemcitabine
- Carboplatin (Paraplatin) và gemcitabine
- MVAC, kết hợp 4 loại thuốc: methotrexate (nhiều thương hiệu), vinblastine (Velban, Velsar), doxorubicin, và cisplatin
- Liều lượng (DD) -MVAC
Hóa trị ung thư bàng quan.
Tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào từng cá nhân và liều dùng. Một số dấu hiệu thường gặp nhất là bao gồm mệt mỏi, nguy cơ nhiễm trùng, buồn nôn và nôn mửa, rụng tóc, ăn mất ngon, và tiêu chảy. Những phản ứng phụ này thường giảm dần sau khi điều trị xong.
Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp miễn dịch, còn được gọi là liệu pháp sinh học, được thực hiện để thúc đẩy cơ chế tự vệ của cơ thể để chống lại bệnh ung thư. Loại thuốc miễn dịch chuẩn cho bệnh ung thư bàng quang là một loại vi khuẩn đã bị suy yếu gọi là Bacillus Calmette-Guerin (BCG), tương tự như vi khuẩn gây bệnh lao. BCG được đặt trực tiếp vào bàng quang qua ống thông. Đây được gọi là liệu pháp nội khoa. BCG gắn vào lớp niêm mạc bên trong bàng quang và kích thích hệ thống miễn dịch tự nhiên của ơ thể tiêu diệt khối u. BCG có thể gây triệu chứng giống cúm, ớn lạnh, sốt nhẹ, mệt mỏi, cảm giác nóng trong bàng quang, và xuất huyết bàng quang.
Liệu pháp bức xạ: liệu pháp xạ trị thường không được sử dụng như là phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư bàng quang, nhưng nó có thể được kết hợp với hóa trị liệu. Một số người không thể được hóa trị liệu chỉ có thể sử dụng phương pháp xạ trị. Tác dụng phụ của xạ trị có thể bao gồm mệt mỏi, kích ứng da nhẹ và vận động ruột lỏng. Đối với việc điều trị khối u ác tính trong bàng quang, các phản ứng phụ thường xảy ra nhất ở vùng chậu và vùng bụng và có thể bao gồm đi tiểu thường xuyên trong thời gian điều trị, và xuất huyết trong bàng quang hoặc trực tràng. Hầu hết các phản ứng phụ sẽ biến mất ngay sau khi điều trị xong.
Ung thư bàng quang có thể điều trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm và áp dụng các phương pháp điều trị y khoa tiên tiến hiện đại. Bên cạnh đó để ngăn ngừa ung thư tái phát và phục hồi sức đề kháng tự nhiên của cơ thể sau điều trị, bạn nên bổ sung thêm các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên giàu chất oxi hóa và giúp phục hồi hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát như tảo nâu Fucoidan Nhật Bản.
Các bác sỹ ở những bệnh viện chuyên khoa ung bướu hàng đầu như bệnh viện K, 108 hay Bạch Mai thường khuyên bệnh nhân trước, trong và sau quá trình điều trị bệnh ung thư sử dụng Fucoidan Nhật Bản chứa hoạt chất Fucoidan hỗ trợ điều trị bệnh ung thư bàng quan, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa ung thư tái phát.
Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website https://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069 hoặc số ngoài giờ hành chính 02439963961