Nấm Hầu Thủ – Dược Liệu QUý
Nấm Hầu Thủ Nông Lâm
+ Note: Công Dụng Của Nấm Lim Xanh
Giống Nấm Hầu Thủ Nông Lâm chịu được nhiệt độ cao (nấm tua, nấm Long tu)
Lần đầu tiên, Chen (1960, 1988) báo cáo nuôi thành công nấm Hầu thủ H.erinaceum. Sau đó, Xu và Li (1984) phát hiện được loài H.coralloides ở Changbaishan và nuôi trồng hoàn chỉnh. Nấm Tiểu thích hầu H.caputmedusae gần đây được các nhà khoa học Trung Quốc , Nhật Bản nghiên cứu sản xuất bằng công nghệ lên men trong môi trường dịch thể, tạo sinh khối hệ sợi (khuẩn ty thể), rồi chiết và tinh chế bằng nước nóng, thu được chế phẩm. Các bác sĩ ở thị trấn Trường Xuân tỉnh Cát lâm đã bào chế đuợc và bán rộng rãi trên thị trường, xem như loại thuốc trị đường ruột, dạ dày (theo Mizuno, 1994,1998). Nấm hầu thủ còn được dùng làm đồ uống có tính kích thích nhưng ko phải kiểu Doping tại Đại hội thể thao Asiad tổ chức năm 1990, nước ngọt này đã được sủ dụng làm nguồn tăng lực cho toàn thể đoàn tuyển thủ của Trung Quốc.
Giá trị thực phẩm dinh dưỡng cao của Nấm Hầu Thủ
Thành phần dinh dưỡng của nấm Hầu thủ H. erinaceum được thể hiện qua các bảng phân tích của nhóm giáo sư Mizuno, Đại học Shizuoka, Nhật bản (1998). Các dẫn liệu kiểm tra so sánh sản phẩm ở Cát Lâm (Trung Quốc) và Nagano (Nhật) chứng tỏ nấm Hầu thủ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có mức cung cấp nhiệt lượng vừa phải, cân đối về thành phần dinh dưỡng, giàu khoáng và vitamin.
Các acid béo không bão hòa trong nấm tuy chưa có thông số chính thức, song được ghi chú là có hàm lượng cao đáng kể. Đây là các thành tố có gía trị dinh dưỡng và phòng bệnh tim mạch và ung thư.
Nấm Hầu Thủ trong tự nhiên
Nấm Hầu Thủ Nông Lâm sấy khô
Nấm Hầu thủ khá phong phú nguồn khóang chất, đặc biệt có cả Ge, một kim loại cực hiếm có hoạt tính chống ung thư, đang làm nghiên cứu làm giàu vào nấm Linh Chi Ganoderma lucidum. Thành phần amino acid cũng có giá trị cân đối về dinh dưỡng, đáng chú ý là hàm lượng glutamic và tryptophan rất cao.
Các vitamin, đặc biệt B1, B2 có hàm lượng khá cao, có Niacine. Vitamin A ít, chưa phát hiện thấy C. Provitamin D có hàm lượng đặc biệt cao trong nấm khô của Nhật Bản, có khả năng chuyển hóa thành vitamin D2 khi có ánh sáng hay làm khô, chuyển hóa Calcium, cũng như có khả năng phòng chống bệnh lõang xương, yếu xương.
Công dụng của Nấm Hầu Thủ trong điều trị bệnh
Nghiên cứu khoa học gần đây đã tìm ra hợp chất trong nấm Hầu thủ có khả năng tái sinh trưởng các nơron thần kinh, giúp cải thiện và duy trì chức năng nhận thức nên có ý nghĩa quan trọng trong điều trị lão suy, bệnh Alzheimer, tăng cường trí nhớ, phục hồi chấn thương thần kinh do đột quỵ.
Theo tài liệu y học của Trung Quốc, thì nấm Hầu thủ có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phục hồi tổn thương ở niêm mạc dạ dày, chữa thủng, loét ruột, chống mệt mỏi, chống ôxy hóa, chống đột biến, làm giảm mỡ trong máu, tăng cường tuần hoàn máu, chống lão hóa, ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư. Với các tác dụng này, nấm Hầu thủ rất cần thiết trong việc hỗ trợ điều trị hậu ung thư.
– Trong lâm sàng các bác sỹ Trung Quốc đã sử dụng rộng rãi nấm đầu khỉ để điều trị các bệnh về viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm loét ruột, co thắt dạ dày và các bệnh đường tiêu hóa khác.
– Nấm đầu khỉ có tác dụng tốt trên bệnh Alzeimers, ngăn cản quá trình lão hóa và phục hồi các neuron thần kinh, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại ung thư phổi di căn. Polysaccharide chiết từ nấm đầu khỉ có hiệu quả trên ung thư dạ dày, thực quản…
– Nâng cao năng lực đề kháng với tình trạng thiếu oxy, chống mệt mỏi, chống oxy hóa, chống đột biến, làm giảm mỡ máu, xúc tiến việc tuần hoàn máu, chống lão hóa.
– Trong y học cổ truyền Trung Quốc, sử dụng nấm đầu khỉ sấy khô và chiết bằng nước nóng giúp tăng sức tiêu hóa và làm cho cơ thể cường tráng.
– Các thí nghiệm về độc tính đó được nghiên cứu kỹ và cho thấy cả quả thể lẫn sợi nấm đều không hề có độc tính gỡ đối với người.
Nấm Hầu Thủ được xem là loại nấm quý của vùng cao nguyên Đà Lạt, thích hợp với khí hậu lạnh. Loại nấm này ít được biết đến do nguồn cung quý hiếm. Ngày nay với kỹ thuật và công nghệ cấy ghép kỹ sư Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã nuôi trồng được Nấm Hầu Thủ Nông Lâm chịu được nhiệt độ cao hơn và giá trị dược tính cao. Nấm Hầu Thủ Nông Lâm là chủng loại Nấm đã được nghiên cứu phân tích là loại Nấm Hầu thủ chất lượng uy tín trên thị trường.
Nấm Hầu Thủ vừa là nấm ăn (nấm tươi, khô) , vừa dùng làm thuốc (nấm khô). Các vận động viên điền kinh Trung Quốc đã được sử dụng loại nấm này như một loại thực phẩm tạo năng lượng và giảm sự mệt mỏi của cơ bắp.
Trong y học nấm Hầu Thủ được sử dụng để hỗ trợ các chứng bệnh liên quan đến dạ dày, đường ruột và ức chế khối u.
Linh Chi Nông Lâm nhận cung cấp số lượng lớn nấm Hầu Thủ, Nấm Linh Chi đỏ, Nấm Lim Xanh, Nấm Thượng Hoàng, Nấm Vân Chi theo đơn đặt hàng dạng thô số lượng lớn dùng cho các doanh nghiệp kinh doanh Nấm Linh Chi, các cơ sở đông dược, các doanh nghiệp dược có nhu cầu sử dụng Nấm Linh Chi số lượng lớn dùng bào chế thuốc đông dược. Các Doanh nghiệp có nhu cầu làm Đại lý phân phối Nấm Linh Chi, Nấm Vân Chi, Nấm Thượng Hoàng, Nấm Vân Chi, Nấm Hầu Thủ mang thương hiệu Linh Chi Nông Lâm thành viên Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp công nghệ Nông Lâm vui lòng liên hệ Linh Chi Nông Lâm để được tư vấn.
LINH CHI NÔNG LÂM
ƯƠM TẠO TẠI TRUNG TÂM DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
Số 14, Đường N1, Kp. 6, P. Linh Trung , Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
(Bên trong Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)
ĐT: 028. 7107 6668 – 0938 877 743
Xem thêm các bài viết hay khác của Linh Chi Nông Lâm tại chuyên mục Nấm với sức khỏe mỗi ngày!
Cordycepin trong Đông Trùng Hạ Thảo được FDA Mỹ chấp thuận để sản xuất thuốc điều trị Covid
Bài viết liên quan
Xem thêm: Cách phát hiện sớm bệnh tiểu đường
Tin mới nhất
- [Góc Review] Người bệnh viêm xoang, viêm họng nói gì về bài thuốc tai mũi họng Đỗ Minh Đường?
- Nhiễm trùng đường tiểu (tiết niệu) – Nguyên nhân & Điều trị
- Sự kỳ diệu của miso
- 15 câu hỏi về ung thư cổ tử cung: Đọc hiểu và Phòng tránh
- Mất ngủ sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất
- Những triệu chứng nhận biết của bệnh ung thư thận
- Lạc nội mạc tử cung
- Viêm dạ dày mạn tính là gì? Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
- Tăng axit uric máu
- Táo bón (bón) là gì? Cách trị táo bón như thế nào?